Chuyện
Phiếm đọc trong tuần 30 thường niên năm A 29/10/2017
“Ai cho tôi tình yêu”
Của ngày thơ ngày mộng
Tôi xin dâng vòng tay mở rộng
Và đón người đi vào tim tôi
Bằng môi trên bờ môi.”
(Trúc
Phương – Ai cho tôi tình yêu)
(Mt 28: 11-15)
“Tình
yêu ngày thơ mộng”, có cho nhau nhiều lắm cũng chỉ là những “vòng tay mở rộng”, “môi trên bờ môi”, mà
thôi. Người đón-nhận tình-yêu của tôi
và của người, đâu nào biết đến câu hát tiếp theo sau, nay vẫn bảo:
“Nhưng
biết chỉ là mơ ...
Nên lòng nức nở,
thương
còn đi yêu thì chưa đến
Tên gọi tên tình chưa đỗ bến,
nẻo
mô mà tìm?
Nằm
nghe cô đơn,
thoáng
bước trong buồn
Giá buốt về tim,
sao
rơi cuối đêm
Nhà vắng mang nhiều cay đắng,
xua
hồn đi hoang
Ai cho tôi tình yêu,
để
làm duyên nụ cười
Tôi xin dâng tình tôi trọn đời
Người ơi người, xin đừng e ấp,
làm tim nghẹn ngào ....”
(Trúc Phương – bđd)
Vâng.
Sự thật, đôi lúc vẫn chỉ như thế. Như thế, cũng hệt như thể đôi ba giòng chảy của
các đấng bậc ở nhà Đạo lại cứ nói cho nhau nghe, cứ viết cho nhau đọc mà hiểu
những điều như sau:
“Gửi Ông Anthony Fisher thân mến,
Giống như nhiều tín-hữu Công giáo ở Úc,
tôi đây cảm thấy khá ư là bất-mãn về việc Ông đã gá-gẫm lập-trường riêng cá-nhân
của Ông về “hôn-nhân đồng-quyền” vào với quan-niệm chung của Giáo-hội
Công-giáo. Không ai buộc Ông phải chứng minh quyền-hạn khiến Ông có lập-trường
này khác, nhưng nhiều người đã quan-ngại không ít khi Ông gom các vị ấy lại rồi
cho phép người khác như trường-hợp các ký-giả báo chí chẳng hạn, gộp chung vào
giáo-huấn của toàn Giáo-Hội.
Với tư-cách là Tổng Giám mục, Ông hẳn biết
rõ là báo chí họ sẽ sử-dụng những điều Ông nói ra qua tư-cách người có quyền ăn
nói và còn thêm như thể “Giáo-hội Công-giáo đang tranh hùng chống lại đảng Lao-động
và những người hỗ-trợ chiến-dịch phải nói tiếng “Có” trong cuộc Trưng Cầu Dân Ý
về hôn-nhân đồng phái-tính, như tờ The
Australian hôm 14/8/2017 đã đăng tải. Có
thể, Ông cũng dính-dự cuộc “tranh-luận nóng sốt” với Đảng Lao Động và chiến-dịch
nói tiếng “Có” như thế, nhưng phần đông người Công giáo ở Úc lại không thế.
Vâng. Tôi thừa biết là: nhiều người có
cùng quan-niệm giống như Ông bày-tỏ trong thư luân-lưu mục-vụ của Hội-Đồng
Giám-Mục Úc năm 2015 có tiêu-đề là “Đừng Rối Tung với Hôn-Nhân.” Lâu nay, vẫn
có lời đồn rộng-rãi nói Ông đích-thị là tác-giả thật của tài-liệu này.
Dù có như thế, điều đáng kể là thư mục-vụ
đó chỉ chứa-đựng duy-nhất có một chỗ trích-dẫn Kinh thánh thôi, vẫn đơn giản chỉ
qui về điều hai người trở nên “một thân xác”, tôi đây vẫn hy-vọng là Ông cũng
đã “rà xét” thánh kinh để có thể chu cấp một vài nền-tảng hỗ-trợ cho quan-niệm
của Ông về hôn-nhân. Kinh-thánh là qui-tắc chuẩn-mực đối với người Công-giáo,
chắc chắn phải như thế chứ?
Nội-dung thần-học trong tài-liệu “Đừng rối tung với chuyện hôn-nhân” quá ít-oi lại không nói lên rằng hôn-nhân,
theo lịch-sử có từ trước Công-nguyên, mang-mặc nhiều hình-thức và hội-thánh Đức
Kitô chỉ can-dự vấn-đề hôn-nhân từ cuối thế-kỷ thứ Mười Một, thôi.
Trước đó, mọi người vẫn cứ tuân-theo một
số chuẩn-mực xã-hội phần lớn đặt nặng vấn-đề thừa-kế đất đai và liên-kết với phe-cánh
thị-tộc và với các điều luật còn sót từ luật dân-sự của Đế quốc La Mã.
Chỉ mới sau này, từ thế kỷ thứ Mười
Hai, từ lúc đó hôn-nhân mới được công-nhận là bí-tích và mãi cho đến buổi họp
bàn thứ 24 thuộc Công đồng Triđentinô vào năm 1563, Giáo hội mới tuyên-bố coi
đó là Bí tích. Thế nên, suốt thời kỳ kéo dài 1500 năm trong lịch-sử giáo-hội,
hôn-nhân mới có tác-dụng rộng lớn tuỳ thuộc xã-hội chứ không tuỳ thuộc tiêu-chuẩn
thần-học.
Bạn đồng chí-hướng với Ông, là Tôma
Akinô khi trước cũng quan-tâm nhiều đến hôn-nhân, nên mới bảo rằng: bàn về bản-chất
bí-tích của hôn-nhân, đó là bí-tích “vì điều đó tiêu-biểu cho “bí-nhiệm về sự
phối-kết giữa Đức Kitô và Giáo-hội”.
Nhưng, tác-giả Tôma Akinô lại tiếp-tục
nói: “nhiều lợi-lộc khác, đó là: sự thân-thiện và phục-vụ lẫn nhau mà hai vợ chồng
tỏ-bày cho nhau, thể-chế thiết-lập hôn-nhân vẫn thuộc về luật dân-sự (như
có đề-cập trong cuốn “Summa Theologica”, câu 42, đáp trả 3).
Điều này cho thấy là hôn-nhân nào
không phản-ánh sự phối-kết giữa Đức Kitô và Giáo-hội sẽ không là Bí-tích và vì
thế chỉ là vấn-đề của luật dân-sự mà thôi. Vậy thì, điều này có áp-dụng cho
hôn-nhân đồng phái-tính không thế?
Thật sự mà nói, các biện-luận đặt
trong bối-cảnh của Thư luân-lưu “Đừng Rối Tung lên với hôn-nhân” và trong sự việc
mới đây Ông dính-dự vào với truyền-thông/báo chí, thực ra là rút từ một chi-tiết
có từ đầu thế kỷ thứ 20, đó là ý-niệm trưởng-giả về hôn-nhân vốn được tìm thấy
mới đây, được diễn-tả sau Thế Chiến Thứ 2, trong gia-đình nhỏ bé thôi.
Suy-tư thần-học Công-giáo về hôn-nhân cũng
chỉ rải-rác vào lúc có Công Đồng Vatican 2 (tức: từ 1962-1965) vốn dĩ ít nhất
cũng công-nhận rằng việc hai bên đối-ứng với nhau trong yêu thương người phối-ngẫu
là một trong các “mục-tiêu” căn-bản, hoặc mục-đích mà hôn-nhân nhắm tới.
Còn, trước thời Công Đồng Vatican 2,
việc bàn-luận về hôn-nhân hầu như chỉ giới-hạn trong khuôn-khổ giáo-luật, tức:
thường tập-trung nhấn mạnh vào các vấn-đề đồng-thuận, hoàn-thành và huỷ bỏ
hôn-nhân, thôi. Ở các xã-hội chịu ảnh-hưởng luật pháp của Anh, Mỹ người người chỉ
chú-trọng đến luật-lệ về hôn-nhân giữa hai phái-tính nam-nữ, thôi.
Một điều khác nữa cần nhớ đến, đó là:
lâu nay ta thuộc về một giáo-hội chỉ có nền thần-học khiếm khuyến về thân-thể,
xác thịt và giới-tính đúng hơn là bàn-cãi về hôn-nhân giữa người đồng
phái-tính, thế nên có lẽ ta phải đưa nhiều năng-lượng cùng nghị-lực vào các
suy-tư nghiêm-túc thần-học về các đề-tài này, mới được.” (X. Paul Collins, “An Open Letter to Sydney Archbishop Anthony Fisher” johnmanadue.com
18-8-2017)
Động-thái
của Giáo hội đối với các vấn-đề nóng hổi trong đời thường, cũng rất ư là đa-dạng.
Đa dạng, chứ không đa-nguyên hoặc đa-dụng. Nói cách khác, một thần-học-gia khác
lại có các lập trường thần-học về đồng phái-tính, như sau:
“Đạo Chúa chẳng có đạo-lý nào đặc-biệt
về chuyện đồng-tính luyến-ái, hết. Đạo Chúa không có tiêu-chuẩn định-hình nào để
có thể phê-phán và kết án chuyện đồng tính, cả. Các Giám mục Hoa Kỳ, mới đây đã
phản-bác bức thư của Hồng y Ratzinger về chuyện đồng tính luyến ái. Bức thư
này, đi ngược lại nhận-thức mới mẻ về khoa-học. Có những người tự bản-chất đã
ra người đồng tính rồi. Thế nên, ta nói gì được về chuyện ấy, đây?
Hiện nay, không thể có sự “đồng tâm nhất
trí” về vấn-đề này. Nhưng, để có thể nói rằng: sự kỳ-thị trong đời sống xã-hội,
là chuyện không thể chấp-nhận được về đạo-đức, lại không là chuyện phải nói; điều
đó, đi ngược lại chủ-trương của Đạo Chúa. Nếu có ai quay về với Thánh kinh để
lên án chuyện đồng tính luyến ái, thì chuyện đó cũng không phải.
Tôi hiểu rằng, ta cần suy-tư nhiều hơn
nữa và cũng nên đề-cập vấn-đề này một cách thật cẩn-trọng. Nhưng, lên án và kỳ-thị,
đều không là đặc-tính của người tín-hữu Đức Kitô, chút nào hết. Những người anh
em, chị em của ta lâm vào cảnh ấy, đều đang đau khổ cũng rất nhiều.
Để kết-luận, ý-niệm về tính biệt-lập của
đạo-lý vốn dĩ khích-lệ ta phải “sống trong Chúa”, ở vào bối-cảnh của tín-hữu Đức
Kitô, cho đến nay, vẫn chưa được Giáo-hội công-nhiên chấp-nhận cách rõ-ràng. Điều
rất cần, là: quan-niệm của thánh Tôma Akinô là người chủ-trương một đạo-lý theo
phương-thức của Aristotle, vốn dĩ chỉ đặt căn-bản trên lý luận mà thôi.” (Lm E. Schillebeeckx, OP Thần-học-gia toại-nguyện, Thái-độ của
Giáo hội với vấn-đề Đồng Tính Luyến Ái, nxb tôn-giáo 2017)
Thế
đó, là lập-trường của thần-học-gia về vấn-đề nóng bỏng trong Đạo. Cũng thế, về
bất cứ mọi chuyện trong đời ở nhiều nơi bên trời Tây, mỗi người và mọi người đều
có quyền muốn nghĩ gì thì nghĩ, không chết một ai. Miễn là, lập trường tư-duy của
bạn và của tôi, có được ai khác đoái-hoài hoặc chiếu-cố hay không, thôi. Đó, lại
là và vẫn là chuyện thường ngày ở huyện nhà hay đâu đó, rất nước ngoài.
Đó,
còn là câu chuyện để mọi người còn bàn ra tán vào, cho qua ngày đoạn tháng,
mang tính-chất rất thời-gian hoặc không-gian, mà thôi. Cuối cùng, còn lại một
chất-vấn để hỏi bạn hỏi tôi, ta có mãn-nguyện với lập-trường mình cất giữ bấy
lâu nay, mà thôi.
Và,
đây lại cũng là mấu chốt câu chuyện đưa ta về một đoạn kết rất ngắn, để rồi mỗi
người và mọi người sẽ về lại với cuộc sống, rất hôm nay. Đồng lòng với bạn và
tôi, nay lại thêm một đề-nghị ta quay về với vòm trời truyện kể đế rút ra một
bài học để đời sống. Sống vui, sống mạnh, sống xứng-đáng với danh-xưng con người
thời-đại cũng tư-duy, cũng bàn-luận nhưng không lấn lướt lập-trường của người
khác, mỗi thế thôi.
Nghĩ
thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta về với bài ca có đầu-đề “Ai Cho Tôi Tình Yêu”, để rồi sẽ tự trả lời cho rộng đường dư luận.
Bài ca hôm trước nay có lời ngăn ngắn như sau:
“Ai cho
tôi tình yêu
Của ngày thơ ngày mộng
Tôi xin dâng vòng tay mở rộng
Và đón người đi vào tim tôi
Bằng môi trên bờ môi.
Nhưng
biết chỉ là mơ ...
Nên lòng nức nở,
thương
còn đi yêu thì chưa đến
Tên gọi tên tình chưa đỗ bến,
nẻo
mô mà tìm?
Nằm
nghe cô đơn,
thoáng
bước trong buồn
Giá buốt về tim,
sao
rơi cuối đêm
Nhà vắng mang nhiều cay đắng,
xua
hồn đi hoang
Ai cho tôi tình yêu,
để
làm duyên nụ cười
Tôi xin dâng tình tôi trọn đời
Người ơi người, xin đừng e ấp,
làm tim nghẹn ngào ....”
(Trúc Phương – bđd)
“Xua hồn đi hoang”,
“xin đừng e ấp, làm tim nghẹn ngào”… nhất nhất mỗi câu/mỗi chữ trong bài hát đều diễn-tả điều gì đó khiến
người nghe liên-tưởng đến câu truyện kể có điều gì đó khá lạ kỳ, nhưng dễ hiểu,
coi như để minh-hoạ câu chuyện đời nhiều khúc mắc, ở nhiều nơi, như sau:
Thuở xưa có một ông
vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm,
dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc
của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
- Thưa các vị giáo
chủ, hôm nay ta mời các vị tới đây bàn luận vì ta muốn chọn một Ðạo trong các
Ðạo để tôn lên làm quốc giáo. Ta đặt niềm tin nơi các vị, với sự minh triết xin
các vị hội thảo bàn luận với nhau để tìm cho ta một Ðạo nào hay nhất, đáng được
hưởng ân phúc của hoàng gia. Ðạo nào cũng được miễn sao mọi người đều đồng ý
kính phục, không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi.
Trải qua nhiều năm mà
vua vẫn chưa được trả lời, bởi vì ai cũng cho Ðạo của mình là hay nhất, nhưng
người khác lại không chịu. Cứ thế mà tranh luận giằng co từ năm này sang năm
khác. Rồi một hôm, có một hiền giả du phương ghé qua nước của nhà vua nọ. Sau
khi nghe chuyện nhà vua tìm một Ðạo hay nhất mà chưa ra, bèn đến xin yết kiến
nhà vua:
-Tâu bệ hạ, tôi có
thể chỉ cho bệ hạ một Ðạo hay nhất mà không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi được.
Vua nghe qua rất đỗi
vui mừng vì hy vọng của mình sắp được toại nguyện sau bao năm dài trông đợi.
-Thật vậy sao! Xin
hiền giả hãy nói cho ta nghe ngay lập tức. Ta đã chờ giờ phút này quá lâu rồi!
-Xin bệ hạ kiên nhẫn
một chút. Tôi sẽ tiết lộ cho bệ hạ tên của Ðạo này ở một nơi thật yên tĩnh vắng
vẻ. Ðúng trưa mai xin hẹn bệ hạ ở bờ sông Hằng, chúng ta sẽ vượt sông qua bờ
bên kia và ở đó tôi sẽ nói cho bệ hạ biết tên của Ðạo này.
Sáng ngày mai, đúng
hẹn, vua và vị hiền giả gặp nhau tại bờ sông Hằng. Vua ra lệnh cho một chiếc
thuyền đến gần để chở hai người sang bờ bên kia. Khi chiếc thuyền đến gần, vua
sửa soạn bước lên thì hiền giả chặn lại, nói rằng ông ta muốn khám xét lại
chiếc thuyền coi có tốt và bảo đảm không.
-Chiếc thuyền này
không được vì có một miếng ván bị nứt ở dưới đáy, nước có thể tràn vào. Hiền
giả thưa.
Vua lại gọi chiếc
thuyền khác đến. Sau khi khám xét, vị hiền giả tìm thấy vài miếng ván bên hông
thuyền hơi lỏng vì thiếu đinh. Nhà vua lại gọi một chiếc khác đến. Sau khi khám
xét kỹ càng, hiền giả lại từ chối vì lý do nước sơn của thuyền đã bị tróc.
Cứ như thế, vua gọi
hết chiếc thuyền này đến chiếc thuyền khác, chiếc nào hiền giả cũng moi ra được
khuyết điểm. Dần dần nhà vua mất kiên nhẫn, chiều đã qua, hoàng hôn sắp đến.
Sau cùng vua không nhịn được nữa:
-Thưa hiền giả! Từ
trưa tới bây giờ, ta đã gọi biết bao nhiêu chiếc thuyền, chiếc nào ngài cũng từ
chối hết. Xin hỏi ngài, thuyền tróc sơn một chút hoặc thiếu vài ba cái đinh thì
đã có sao? Nó vẫn có thể đưa mình qua sông được kia mà! Sao ngài lại để ý đến
những khuyết điểm nhỏ nhặt như vậy.
Lúc bấy giờ vị hiền
giả nhìn vua mỉm cười nói:
-Bệ hạ đã tự mình
nhận thấy rằng dù có vài ba khuyết điểm nhưng tất cả những chiếc thuyền kia đều
có thể đưa mình qua sông được. Cũng thế, tất cả Ðạo trong nước của bệ hạ đều
giống như những chiếc thuyền kia.
Ðạo nào cũng có thể
đưa bệ hạ đến sự thể nhập với Thượng đế. Ði tìm khuyết điểm của nhiều Ðạo khác
nhau là một điều vô ích, thiếu sáng suốt. Bệ hạ hãy trở về lo việc triều đình,
tiếp tục lấy đức trị dân và hãy bình đẳng kính trọng các Ðạo giáo xem Ðạo nào
cũng như Ðạo của chính mình vậy.
Nghe xong, vua liền
phục xuống chân vị hiền giả đảnh lễ. Và khi ngẩng lên, vua sung sướng cảm thấy
mình thực sự thấm nhuần sự minh triết. (Trích sách
Ðạo Gì - Thích Trí Siêu)
Vâng. Viết nên truyện kể chỉ để kể, chứ không
nói gì hơn thêm, có lẽ không ai bằng tác-giả đây. Thế nhưng, trong đời người có
những chuyện phiếm “Đạo vào đời” cũng chỉ để phiếm chứ người phiếm không biết
viết gì thêm. Thế nên, trước khi kết thúc câu chuyện khá phiếm này, cũng nên
mời nhau đi vào vườn hoa Lời Vàng, có những lời không chỉ để kể mà thôi đâu,
như sau:
“Các
bà đang đi,
thì có mấy người trong đội
lính canh mồ vào thành
báo cho các thượng tế biết
mọi việc đã xảy ra.
Các thượng tế liền họp với
các kỳ mục;
sau khi bàn bạc, họ cho
lính một số tiền lớn, và bảo:
"Các anh hãy nói
như thế này:
Ban đêm đang lúc chúng
tôi ngủ,
các môn đệ của hắn đã đến
lấy trộm xác.
Nếu sự việc này đến tai
quan tổng trấn,
chính chúng tôi sẽ dàn xếp
với quan và lo cho các anh được vô sự."
Lính đã nhận tiền và làm
theo lời họ dạy.
Câu chuyện này được phổ
biến giữa người Do-thái
cho đến ngày nay.”
(Mt 28: 11-15)
Kể truyện đạo cũng như phiếm chuyện đời, không
chỉ mỗi thế và như thế. Thế nhưng, đôi lúc cũng chỉ kể để mà kể thế thôi. Còn
ai hiểu được gì, thì đó là vinh hạnh dành cho người kể, chứ không phải người
viết ra.
Trần Ngọc Mười Hai
Và những câu truyện kể
Tuy rất phiếm
nhưng không lạ,
ở đời thường.
No comments:
Post a Comment