Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 2 mùa
Chay năm A 12/3/2017
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”
Chọn những bông hoa và những nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
Để mắt em cười tựa lá bay.”
(Trịnh
Công Sơn – Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui)
(2P
2: 8-9)
Chọn niềm
vui? Việc ấy, vẫn còn tuỳ. Tuỳ bạn, tuỳ tôi, tuỳ mọi người. Và như thế, sẽ thấy
vui như mọi ngày. Nói chữ “tuỳ” là bởi: ai cũng muốn cho mình vui tươi hơn bao
giờ hết. Bởi, một khi mình đã vui rồi, mới có thể làm cho mọi người đều vui
lây.
Tuy nhiên,
chọn hoặc muốn là một chuyện. Còn, sự thật có xảy ra giống như thế hay không,
lại là chuyện khác. Chẳng thế mà, bạn bè/người thân muốn cho mình/cho người
được vui tươi đến như thế, nên đã gửi cho bần đạo đây một “xác quyết” để đời,
như sau:
“Tôi vừa đọc một cuốn sách cũ, tôi đã
học được nhiều bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có
thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ đôi điều mà
tôi đã học được từ cuốn sách ấy với mọi người..!
1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc,
đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn
muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là
cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn
bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật
thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể
làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn. Sẽ có lúc bạn cáu
gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình.
Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói: “Giận quá
mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn
của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi
vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người
bạn thân.
Tha thứ cho người
khác, hóa ra là đang “cởi trói” cho chính mình”Sự tha thứ không phải là những
điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy
thôi.”Câu chuyện 1: Bao khoai tây “oán…
3. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn
Chúng ta nghĩ thế
nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ
không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn
thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều
đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống
cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong
cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản
thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai
cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người
phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân
mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn
sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất
cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện
nhiều trong thời gian tới.
5. Thay thế đố kỵ bằng ngưỡng mộ
Còn đố kị thì tâm
bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của
người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để
làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm
lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở
thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình
cũng không ngờ tới.
Lời nhắn nhủ từ tận
đáy lòng của phụ nữ tuổi 40 gửi phụ nữ tuổi 30: Ai cũng nên đọc để không phải
tiếc nuối Lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng của phụ nữ tuổi 40 gửi phụ nữ tuổi 30:
Ai cũng nên đọc để không phải tiếc nuối.
Năm nay, tôi đã
bước sang cái tuổi 40. Hiện nay, tôi có hai con nhỏ và rất tự hào về gia đình
và tình hình tài chính bản thân mình. Sau một khoảng thời gian sống ở đời, đối
diện với những được, mất, thắng, thua, tôi đã tích góp được rất…
6. Nhân từ với tất thảy mọi người
Luôn luôn nhẹ nhàng
với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ
yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn
cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng
có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhân từ để yêu
thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới
thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn
đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn
dành cho người khác.
7. Tùy duyên
“Bàn tay ta vun
đắp, thành bại thuộc vào duyên, Vinh nhục ai không gặp, có chi phải ưu phiền”
Bài học sâu sắc
cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Như nhà sư đã nói,
cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi
sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu
thì hãy để tùy duyên.
Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi
chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn
đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ
nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc
sống dễ dàng hơn.
Hãy sống như hôm
nay là ngày cuối cùng. Tôi đã làm được 4/7 điều rồi và thấy đời mình nó cũng
thanh thản đi bớt phần nào. Đặc biệt, tôi thích nhất là điều cuối cùng. Tôi
cũng mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bản thân mỗi bạn..!” (Bài viết bè bạn gửi qua mạng, mới
đây thôi)
Tuỳ duyên/buông bỏ, đó là câu chuyện đời ở ngoài đời. Còn, chuyện đạo
của các vị đi đạo thì sao? Trả lời cho vấn-nạn này, tưởng không dễ. Giống như
thể, mới đây thôi, bần đạo đọc được bản tin đăng trên báo điện mang tên là MercatorNet có bài viết, rất như sau:
“Những năm gần đây, một số người
Công giáo lại để mình đắm chìm trong nỗi đắng cay đến độ họ chẳng nói điều gì
hay ho về Đức Giáo Hoàng Phanxicô đương-nhiệm. Mỗi bài diễn-thuyết, mỗi sáng
kiến tư riêng, mỗi khi bổ nhiệm ai đó, Ngài đều xem xét kỹ để giúp họ coi lấy
đó là bằng-chứng xác-nhận tính bê-bối/bội-bạc này khác.
Thế đó, còn là
tình-huống khá ngoại-thường. Các Kitô-hữu ở trời Tây, đăc-biệt là Giáo hội
Công-giáo, đang bị áp-lực nặng nề từ chủ-thuyết trần-tục thực hung-hãn. Dấu-hiệu
chống-trả lại chủ-thuyết này mạnh nhất là từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô và một số vị
đạo-đức đã nổi dậy. Hãy tưởng-tượng mà xem đội binh Hoa kỳ trong trận chính ở
Bulge khi họ bị vây hãm tứ bề và cuối cùng cũng bị kiệt sức. May có Patton kịp
đến cứu vãn tình-thế. Ông ấy đến gần càng lúc càng gần những người tham-gia
cuộc chiến ấy. Mọi người cứ tưởng ông sẽ hành-xử cách thông-thường, nhưng ông lại
đi thẳng gia-nhập nhóm binh hùng/hảo tướng người nước Đức, thế mới lạ.
Sau gần 4 năm trời
tại chức, Đức Phanxicô lại đã chứng-kiến rất nhiều lời phàn nàn ở các nơi hệt
như 95% hầu hết các lời lẽ cùng ý-kiến mà chính Luther cài đặt vào cánh cửa của
Thánh Đường Các Thánh Nam Nữ ở Wittenberg. Những lời này, là từ những người được
chính ông rửa chân cho vào Thứ Năm Tuần Thánh, để rồi chân họ cũng liên-quan
đến các vấn-đề như hiện giờ về phá-thai, để rồi các vị bèn trả lời “Tôi là ai
mà lại dám kết-án” hệt như khi phê-phán về chuyện đồng tính luyến ái, nổi lên
vào lúc ấy.
Chuyện nổi cộm hôm
nay liên quan đến đoạn văn trong tông-thư “Amoris Laetitia” bàn về các vị đã
ly-thân/ly-dị nay có được phép Rước Mình Chúa không?...
Chuyện
ly-thân/ly-dị nay đã thành chuyện thường ngày rồi, thế mà một số tín-hữu
Công-giáo không nhỏ, vẫn không hề biết là Giáo-hội của họ từng cấm-đoán chuyện
ly-dị. Một số vị khác, lại cứ tranh-cãi biện-luận rằng đám cưới lần đầu của họ
từng có hiệu-lực, không cần biết các linh-mục nói gì đi nữa. Một số khác, lại
cũng chẳng biết gì về thần-học Hoà-giải và Hiệp-thông Rước Mình Máu Chúa, hết…
Kết quả là, một số
khá lớn người Công giáo chẳng nhận được sự giúp đỡ về mặt linh-đạo từ Giáo-hội
của họ. Vì thế nên, con cái họ vẫn không được rửa tội và rõ ràng thấy mình bị
bỏ rơi. Và, tín-thư vốn được Đức Phanxicô chuyển đến, như thể bảo: “Không! Các
anh/chị không bị tống khứ khỏi Hội thánh đâu. Ta hãy tìm cách giải-quyết vấn-đề
này mà không cần hy-sinh/nhượng-bộ các giáo-huấn của Hôi-thánh.” Nhưng đó mới
là chuyện khó. Giả như những người như thế vẫn được phép rước Mình Máu Chúa, dù
muốn dù không hay sao đó, thì như thế có nghĩa là Giáo-hội vẫn chấp-nhận ly-dị
và không còn tin vào tính-cách thánh-thiêng của việc Hiệp-thông Rước Lễ nữa.
Điều mà Đức Phanxicô
đề-nghị trong tông-thư “Amoris Laetitia” là các linh-mục
và Giám-mục phải dẫn dắt mọi người một cách tế-nhị trong việc leo lên ngọn đồi
sự thật. Phương-án ngài đưa ra không có nghĩa lỏng lẻo đặt nặng đến lương-tâm riêng rẽ trên cả luật
luân-lý, nhưng về mục-vụ cốt dẫn đưa mọi người hiểu rõ, cảm-kích và cuối cùng
biết yêu thích luật đạo-đức, luân-lý. Thật sự ra, thì mọi người đều muốn được sáng-tỏ
về chuyện làm sao tháp đặt phương-án đầy lòng trắc ẩn này…
Chuyện bi-đát, là:
cuộc tranh-luận này đang làm tắt ngúm lòng nhiệt-huyết của một số bộ-phận gồm
các người Công-giáo có học cũng đạo đức/sốt-sắng với việc tái Kitô-hoá xã-hội.
Từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Giáo hoàng mình, lịch-trình mà Đức Phanxicô
đặt ra cho ngài là: tái-Phúc âm-hoá chốn sa-mạc linh-đạo của người phương Tây.
Trong tông-thư “Niềm Vui Tin Mừng” ngay sau khi đắc cử vào năm 2013, những lời
rằng:
“Tôi mơ về một
“chọn-lựa mục-vụ”, đó là: sự thôi-thúc mục-vụ khả dĩ thay-đổi được tất cả mọi sự
để rồi các thói quen của Giáo-hội, đường lối đối xử với các sự việc, thời-gian
và chương-trình, ngôn-ngữ và cơ-cấu có thể hướng tới một cách thích-hợp với
việc Phúc-Âm-hoá thế-giới hôm nay hơn là bao-quản chính Giáo-hội… Như Đức Gioan
Phaolô Đệ II từng nói với các Giám-mục thuộc Châu Đại Dương hôm ấy rằng: Tất cả
mọi cuộc cải-tân trong Hội thánh đều có sứ-vụ như mục-tiêu đặt ra nếu nó không
thành con mồi cho một thứ thu mình vào bên trong Giáo hội.”
Đây kìa, hãy xem
“sự việc thu mình vào bên trong Giáo-hội” đang miệt mài quay trở về, ít là trên
mạng vi-tính. Một lần nữa, một số người Công-giáo tốt lành và sáng chói đang tự
nhìn vào bên trong, tự coi mình như cái rốn vũ-trụ, đang trở-thành cơ-quan
kiểm-duyệt, bắt bẻ cả những chuyện nhỏ và lại có thành-kiến nữa. Và, Đức
Phanxicô đã thấy trước điều này khi ngài viết tông-thư Niềm Vui Tin Mừng, có
những câu sau đây:
“Một trong các cơn
cám-dỗ nghiêm-trọng nhất đang kềm-chế lòng quả-cảm và sốt-sắng đó là tính
chủ-bại vốn đưa ta trở-thành những người bi-quan, cáu-kỉnh và vỡ mộng, “bẳn
gắt”. Không ai có thể rời khỏi trận-chiến trừ phi người đó hoàn-toàn được
thuyết-phục trước là mình sẽ chiến thắng…”
Giống như nhà
vô-thần hay bẳn gắt như Richard Dawkins từng tiên-đoán về “cái chết thật sự của
tôn-giáo có tổ-chức hẳn-hòi” trong đời ông, thì việc tái-Phúc-âm-hoá ở thế giới
trời Tây lâu nay luôn là công việc khá gay-cấn. Điều đáng tội là những người
chỉ-trích Đức Giáo Hoàng đang làm mọi sự để vô-hiệu-hoá kế-hoạch của chính họ.”
(X. Michael Cook, The Pope is a heretic? You can’t be
serious!”, MercatorNet 05/12/2016)
Xem thế thì, hỏi rằng
Đức Phanxicô có bao giờ biết đến bài hát vừa trích-dẫn, lại có ca-từ tiếp nối hát
như sau:
“Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
Đường đến anh em đường đến bạn bè
Tôi đợi em về bàn chân quen quá
Thảm lá me vàng lại bước qua.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi.
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
Để thấy tiếng cười rộn rã bay.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi.
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi.
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi....”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Ca-từ dọi lại nhận-định trên, khiến
người đọc như tôi/như bạn hẳn sẽ liên-trưởng đến lời vàng bậc thánh-hiền khi
xưa từng bảo:
“Quả
vậy, người công chính sống ở giữa họ,
mắt
thấy tai nghe những hành vi phi pháp
ngày
ngày xâu xé tâm hồn công chính của ông.
Như
thế Chúa biết cứu những người đạo đức khỏi cơn thử thách,
và
giữ những kẻ bất chính để trừng phạt vào ngày phán xét…”
(2P 2: 8-9)
Và như thế, trong cuộc đời của
mỗi, có thể mỗi người và mọi người sẽ có chọn lựa riêng cho chính mình, để còn sống. Hệt như nghệ sĩ khi xưa từng tỏ bày lập trường mình bằng
ca-từ như sau:
“Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim !
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Cùng với nghệ-sĩ họ
Trịnh ở trên, đề nghị bạn và tôi, ta đi vào cùng trời truyện kể để sẽ thấy đời
mình cũng không đến nỗi bi-quan, bi-đát như mọi người tưởng, vì “mình vẫn sống
vui từng ngày”, với nụ cười trên môi khi nghe kể những truyện, từ tựa sau đây:
“Truyện rằng,
Có hai anh chàng thanh niên sống ở nhà
quê cùng rủ nhau lên tỉnh thành lập nghiệp vì họ thấy rằng cuộc sống ở quê nhà
chỉ vừa đủ ăn không dư giả. Sau thời gian dài phấn đấu hơn 30 năm ở tỉnh thành,
hai người đã tạo lập được một cuộc sống sung túc về vật chất. Anh A trở thành
chủ một hãng xe đò, anh B có hơn 2/3 cổ phần trong một nhà máy dệt. Vì là bạn nối
khố từ nhỏ nên sau khi thành công trên đường sự nghiệp, hai người vẫn tiếp tục
chơi thân với nhau.
Một hôm, hai người bỗng nảy ra ý định
trở về quê nhà nơi họ chôn nhau cắt rốn, trước là để thăm lại đình làng bé nhỏ
trước kia, sau là để thực hiện giấc mộng hồi hương áo gấm về làng như những
quan Trạng ngày xưa.
Khi xe hơi chở họ về đến đầu làng, cả
hai cùng rủ nhau xuống đi bộ vừa ngắm cảnh vừa chuyện trò. Đến trước đình làng,
hai người gặp một ông lão mặc áo trắng, tay cầm chiếc phèng la.
Anh A cất tiếng hỏi:
- Ông lão ơi, ông đang làm gì vậy?
Ông lão điềm nhiên trả lời:
- Ta là Thành hoàng giữ phúc phần cho
làng này, ngoài việc giữ yên ổn cho dân làng, ta cũng cai quản vấn đề sinh tử của
mọi người nữa.
Ta đến báo cho hai người biết là mạng
sống của các ngươi chỉ còn ba ngày. Ba ngày sau ta sẽ đến đón hai người về cõi
âm. Khi ta nổi một hồi phèng la thì hai người phải đi theo ta để về trình diện
ngài Diêm Vương mà không được chậm trễ.
Nói xong, ông lão biến mất, để lại hai
anh chàng đứng ngẩn người như ngây như dại. Thử tưởng tượng ngày áo gấm về làng
cũng là ngày biết được cuộc đời chỉ còn ba ngày cuối cùng thì ai không đâm ra
hoảng hốt.
Anh A thấy rằng cuộc đời nhạt nhẽo
không còn gì gọi là thú vị, 30 năm phấn đấu để cuối cùng đổi lấy cái chết cận kề
trong khoảnh khắc. Về đến nhà anh ta ăn không ngon, ngủ không yên, mà cũng chẳng
lo sắp xếp được gì cả. Đến lúc bấy giờ anh mới nghiệm ra rằng dù tiền bạc có
nhiều ức vạn đi nữa cũng không thể nào đánh đổi được sinh mạng đáng quý.
Chưa đến ba ngày thần sắc của anh bơ
phờ như một thây ma, mặt anh đầy những vết nhăn, râu ria mọc lún phún, cặp mắt
thì đờ đẫn thất thần. Ngày thứ ba anh thức dậy thật sớm, lựa ra bộ đồ sang trọng
đắt tiền nhất mặc vào người và đứng trước cửa đợi lão tử thần đến rước.
Chiều tối hôm đó, quả thật anh thấy
ông lão mặc áo trắng, tay cầm phèng la ngày hôm trước xuất hiện. Ông lão chưa kịp
gióng lên hồi phèng la thì anh A đã lăn đùng ra chết. Vì quá khẩn trương nên ba
ngày cuối cùng cuả anh đã mỏi mòn trong sự chờ đợi, do đó khi thấy thần chết xuất
hiện là anh xuất hồn đi theo ngay lập tức. Trở lại phần anh B, sau khi nghe vị
thần chết tuyên bố bản án tử hình, anh cũng thấy mủi lòng.
Thế nhưng tánh tình của anh B vốn rất
an phận, anh nghĩ rằng nếu như số mạng của anh có đi đến chỗ chấm dứt thì không
có cách nào thoát được. Vì nghĩ như vậy nên anh mang tất cả tiền bạc đã tạo dựng
trong 30 năm ra làm của bố thí. Trước hết anh cất một trường học ở quê nhà để
giúp cho trẻ em nghèo khổ có nơi học hành. Sau đó, anh giao tiền cho quý vị hội
đồng xã xây dựng một bệnh xá nhằm giúp những người dân quê không có tiền lên tỉnh
thành trị bệnh.
Của cải còn lại, anh mang ra phụ giúp
việc xây đường, dựng cầu mang lại tiện ích cho cuộc sống của người dân thôn dã.
Anh cũng trích ra một phần để giúp đỡ những gia đình đông con không đủ sống
đang cần sự trợ giúp tức thời.
Những công việc này đã tốn hết thời
gian ba ngày của anh. Anh B không còn thì giờ để nghĩ đến cái chết sắp sửa xảy
ra cho anh nữa. Những người dân nghèo khổ trong làng đột nhiên nhận được một sự
bố thí lớn lao nên họ rất lấy làm cảm kích. Những người được sự giúp đỡ đó đã tỏ
lòng biết ơn của họ bằng cách tổ chức một buổi hát bội ngoài trời, trước là để
tạ ơn thần, sau là để tri ân nhà mạnh thường quân tốt bụng.
Đoàn múa lân của trẻ em trong làng đã
đến trước nhà anh B tưng bừng múa giúp vui. Khi mọi người đang hoan hỉ đứng xem
thì ông lão tử thần xuất hiện vì đã đến giờ ông ta đến đón anh B về âm phủ. Thế
nhưng không khí trước nhà anh B lúc đó quá vui nhộn cho nên mọi người, kể cả
anh B, cũng không chú ý đến sự xuất hiện của nguời lạ mặt này.
Thậm chí có một chàng trai trong làng
thấy ông lão tay cầm phèng la đã tưỏng nhầm ông là một thành viên của đoàn múa
lân nên kéo ông ta sắp vào hàng ngũ những người đánh trống thổi kèn. Ông già tử
thần gióng thêm một hồi phèng la gọi hồn, thế nhưng vì không khí đang huyên náo
cho nên tiếng phèng la của ông bị tiếng trống múa lân át mất.
Ông già tử thần cố gắng thử thêm ba lần
nữa cũng chẳng ai thèm chú ý đến. Vì đã đến giờ nên ông buộc lòng phải ra đi.
Anh B suốt đêm hôm đó được dân làng đãi đằng ăn uống thật thịnh
soạn.
Dân chúng trong làng lâu nay mới có một
dịp cùng nhau vui vẻ cho nên ai ai cũng liên hoan cho đến sáng. Sáng ngày hôm
sau anh B cứ tiếp tục thực hiện những công việc dở-dang mà anh sắp xếp để phục
vụ cho dân trong làng.
Công việc bận rộn liên tục đã khiến
anh quên khuấy mất cái hẹn ba ngày của ông Thành hoàng. Mãi hai ba hôm sau khi
sực nhớ lại, anh lấy làm lạ tại sao đã quá kỳ hạn mà không thấy thần chết xuất
hiện. Anh đâu biết rằng ông lão có đến nhưng không ai thèm nghe hồi phèng la của
ông nên đã buộc lòng phải bỏ đi. Nhờ vậy mà anh B mới còn tiếp tục sống dài dài
ra đó.
Lời
bàn của người kể truyện: “Đây là một câu
chuyện ngụ ngôn rất có ý nghĩa, nói lên chân lý cuộc sống của con người là phải
phấn đấu từng giây mãi cho đến phút cuối của cuộc đời. Xu hướng tiến lên sẽ đưa
ta đi về đâu? Dĩ nhiên là ta sẽ đi đến chỗ ta hằng mong muốn. Phật giáo đồ sẽ
đi đến thế giới Cực Lạc, những con chiên Thiên Chúa giáo sẽ lên Thiên Đàng.
Tôi thường đặt câu hỏi với nhiều người
như thế này: “Nếu như biết rằng cuộc sống của ta chỉ còn đúng 60 giây đồng hồ
thì quý vị sẽ có một sự lựa chọn gì trước khi nhắm mắt?” Phần đông những người
được tôi hỏi câu này đều đâm ra lúng túng không biết phải trả lời như thế nào.
Hai phần ba trong số đó cho tôi câu trả lời sẽ chẳng chọn lựa hay suy nghĩ gì cả.
Lý do là quá ngắn ngủi, không đủ cho họ chuẩn bị. Nhiều người chấp nhận sự việc
đếm từng giây phút đi qua mà thôi.
Riêng tôi thì có hai sự lựa chọn, một
là mặt mày rầu rỉ để chờ đợi tử thần, hai là mỉm cười đón nhận phút cuối của cuộc
đời. Thử nghĩ, nếu như quý vị mỉm cười, bình thản ra đi thì những người thân
đưa tiễn quý vị chắc chắn sẽ nhẹ bớt phần nào nỗi đau buồn, ít ra họ cũng biết
rằng quý vị đã ra đi một cách bình yên không lo sợ. Ngay giây phút đó, biết đâu nhân sinh quan của
quý vị sẽ thay đổi hẳn và sẽ cảm thấy một sự giải thoát nhẹ nhàng.
Đời nhà Đường bên Trung Hoa, có nhà sư
Nguyên Hiểu đã nói rằng: “Tận dụng hết mọi nỗ lực của con người cũng không thể
nào chặn đứng sự héo úa của một cành hoa, vậy thì trong khi đóa hoa đang dần dần
héo úa, ta hãy ung dung ngắm nhìn và thưởng thức giây phút cuối cùng của cành
hoa đó đi.”
Sự suy nghĩ và cảnh giới giác ngộ của
nhà sư này quả thật đã lên đến một mức độ thượng thừa. Nếu như tận dụng hết mọi
nỗ lực vẫn không thể nào chặn được sự thất tình, thì trong lúc thất tình ta hãy
ung dung gặm nhấm mùi vị thất tình đó đi.
Nếu như tận dụng hết mọi nỗ lực cũng vẫn
không thể nào ngăn chặn cho cơ thể tránh được bệnh tật, vậy thì trong khi nằm
trên giường bệnh, ta hãy bình lặng hưởng thụ giây phút êm đềm yên tịnh đó đi.
Biết đâu trong thời gian yên lặng chịu đựng đó, chúng ta chẳng nghiền ngẫm ra
được nhiều triết lý để gánh vác được những đau khổ của cuộc đời hay sao? (Tác
Giả: Lâm Thanh Tuyền Đài Loan)
Vui
buồn cuộc đời, thật ra cũng do mình mà ra. Thế nên, đề-nghị bạn, đề-nghị tôi,
ta sẽ ca vang bài hát ở trên mà rằng:
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi người
Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
Để thấy tiếng cười rộn rã bay.
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi)
Hát
thế rồi, giờ đây bạn và tôi cứ hiên ngang sống vững chãi, như không có chuyện
gì xảy ra, dù có xấu đi nữa.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều khi vẫn nghĩ như thế
rất liên hồi,
một cuộc đời.
No comments:
Post a Comment