Chuyện
Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 5 mùa Thường niên năm A 05/02/2017
“Đêm, mùa trăng úa …làm vỡ hồn ta.”
Ngập ngừng xa...suối thu dồn lá úa trôi qua.
Sầu thu, sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa thu.
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng,
từng thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ.
Long lanh tiếng Nguyệt Cầm, tiếng đàn trầm.
Ai nhớ nương tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát...
chết theo nước xanh...Chết theo nước xanh...
Ôi, đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh...”
(Cung
Tiến – Nguyệt Cầm)
(Mt 10: 8-10)
“Ôi, đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh!” Chao ôi là lời hát, rất âm-nhạc! “Long lanh tiếng Nguyệt cầm, tiếng đàn trầm”,
“chết theo nước xanh”, Ối chà là thi
ca, rất ấn-tượng!
Vâng. Quả
có thế. Thi-ca và âm nhạc, bao giờ cũng gây ấn-tượng cả nơi người hát lẫn người
nghe. Chẳng thế mà, người người lại cứ mời bạn/mời tôi ta cứ nghe câu hát để
đời, tiếp theo đây:
“Long
lanh long lanh ... trăng chiếu một mình,
chơi vơi chơi vơi ... nhạc lắng tơ ngơi
Nguyệt cầm ơi! từng lệ ngân, chết từng mùa Xuân...
Đêm, ngời men nhớ...Nhạc tê ngời thuở xưa.
Trăng sầu riêng chiếc...
Trăng sầu
riêng chiếc, sầu cho tới bao giờ?
Hồn ghê bốn bề sao ngợp hồn xanh biếc trời cao.
Kià thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng,
đêm ấy
thuyền neo bến ấy.
Nguyệt Cầm nghe nấc từng câu...
Có hàng mây trắng về đâu?
Mắt chìm sâu, đêm lắng đời sâu.
Nguyệt Cầm khơi mãi tình sầu .
Khơi mãi nguồn đêm ...Mùa trăng úa làm vỡ hồn ta...
Ngập ngừng xa suối thu dồn lá úa trôi qua .
Sầu Thu sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa Thu .
Trăng Tầm Dương, lung linh bóng sáng từng thoáng lệ ngân,
mà hồn
phân vân cuồng điên nhớ.
Long lanh tiếng Nguyệt cầm, tiếng đàn trầm.
Ai nhớ! Nương Tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát,
chết theo
nước xanh.. chết theo nước xanh.
Ôi, đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh.”
(Cung Tiến – bđd)
Vâng.
Hôm nay đây, lại cũng thấy “tiếng đàn trầm”
của những “Nguyệt cầm” cũng khá buồn ở
đời và trong Đạo, được đấng bậc thuộc Giáo hội Chính thống Nga, phát biểu như
sau:
“Hôm rồi, Thượng Phụ Chính Thống Nga
đã có buổi phỏng vấn với ký-giả của “Russia Today” bàn về một số vần-đề thời-thượng,
trong đó có chuyện hôn-nhân đồng-tính và chuyện nghiêm-túc chính-trị. Đến từ đất
nước, trong đó chính quyền nhiều lần tìm cách xoá bỏ Đạo Chúa suốt 70 năm liền,
Thượng Phụ Kirill nay lại đưa ra một tầm-nhìn lịch-sử khá dài ngõ hầu đối-đầu với
giới thù-địch ở nước này. Và dưới đây, là vài trích-đoạn rút từ cuộc phỏng-vấn hiếm
có này:
Nếu hỏi tại sao các chính-trị-gia
Phương Tây lại cứ hay bài-bác chuyện chính-trị nghiêm-túc? Thì: câu trả lời, đại
loại sẽ bảo rằng: chừng như cụm từ “chính-trị nghiêm-túc” có nghĩa là hạn-chế tự-do
của người đi Đạo, không cho họ tiếp tục thực-thi niềm tin sắt đá nơi họ, mà
thôi. Người xưa cứ bảo với ta rằng: Âu Châu chịu ảnh-hưởng cả từ Hy-Lạp cổ và
La Mã xưa nữa. Điều đó, có thật. Nhưng nếu tính theo cân-lượng, thì ảnh-hưởng
này không thể so với tầm quan-yếu của các giá-trị đạo-đức ở Đạo Chúa và các luật-lệ
từ đó kéo dài hằng nhiều thế-kỷ.
Thành thử, giả như Âu-Châu nay bị cắt
đứt mọi mối liên-kết với nguồn gốc của nó, thì tự nó sẽ nảy sinh vấn-đề là nó
có bị lôi kéo vào vào một thứ chính-trị nghiêm-túc hoặc thứ gì khác không? Đó mới
là vấn-đề mà chúng là những con người lâu nay từng trải qua biết bao cuộc
bách-hại ở Liên-xô, vẫn thắc mắc. Trở về với quá-khứ khi mọi sự được giải-quyết
nhân-danh nhân-quyền và tự-do, mọi sự để lo cho một tương lai tươi sáng hơn.
Thế nhưng, chỉ những người tin-tưởng
nào ở vào tình-huống bị áp-lực mãi cho đến thời Đổi mới là cảm-thông được. Còn
thì, giới tư-bản, trưởng-giả và chủ-đất mà các lãnh-đạo người Sô-viết mới ngưng
không còn chiến-đấu chống lại tất cả những người như họ và ngay đến nền kinh-tế
Sô-viết cũng chỉ giống phân nửa nền kinh-tế thị-trường mà thôi; đó là chưa kể về
Chính-sách Kinh-tế Mới vào thập niên 1920; nhưng, họ đã chiến-đấu chống lại Đạo
Chúa mãi đến cùng. Chẳng ai hiểu tại sao họ lại làm thế.
Thành thử, chúng ta đã tỏ ra lo-lắng cả
vào khi, dưới danh-nghĩa của một “chính-trị nghiêm-túc” và mọi quyền lợi cũng
như tự-do trên hoàn-vũ, chúng ta thoáng thấy có dấu-hiệu về sự kỳ-thị chống lại
những người muốn sống cởi mở đối với các xác-tín về Đạo của họ…
Theo tôi, mẫu mã của chủ thuyết đa-sắc-tộc
hoạt-động tốt hơn triết-thuyết đa-văn-hoá của phương Tây. Do bởi nước Nga là một
quốc-gia đa-chủng, nhưng ý-tưởng về một chủ-thuyết đa-văn-hoá lại chẳng bao giờ
được đề-bạt ở đây hết, cả vào lúc đất nước của chúng tôi chìm ngập với chủ-nghĩa
Sô-viết cũng thế. Khi ấy, có người lại đã nghĩ về chuyện tuyên-bố rằng chúng
tôi từng có lai-lịch một đất nước tân-kỳ nếu giữ nguyên là những người thuộc giới
Sô-viết.
Nhưng, ai cũng đều hiểu là: người
Turks vẫn muốn giữ nguyên tình-trạng của người mình, là Turk, người Tajik cũng
thế vẫn chỉ muốn ở thế nguyên-trạng là Tajik, người Ubeks cũng vậy và người Nga
cũng không ra khỏi hiện-trạng của Nga và người Do-thái-giáo cũng thế nốt…
Được như thế, không có nghĩa bảo rằng:
chúng tôi muốn trộn lẫn sắc-tộc thành một thứ cocktail, mà mỗi người cùng mọi
người vẫn phải được ở nguyên-si là mình. Nhưng, tất cả mọi người chúng tôi đều
chung sống trong cùng một đất nước, nên chúng tôi phải tuân-giữ luật-lệ cũng
như tỏ ra tử-tế với nhau.
Và chính sách nghiêng về chuyện này phải
được nhắm đến, tức là: không được xoá bỏ đường ranh vạch giữa các nền văn-hoá
cũng như đạo-giáo khác nhau và làm nên một khối “xa-bần/hổ lốn” rút từ đó. Trái
lại, chúng ta phải đoan chắc hỗ-trợ cho nhau, để mọi người có được quyền-hạn và
tự-do ban-bố cho tất cả, mỗi người một cách để rồi mỗi nhân-vị có bất cứ niềm
tin nào dù khác nhau vẫn có thể cảm thấy thoải mái như ở nhà mình khi sống
trong đất nước của mình, chứ không như người sống cạnh người lạ…
Nếu hỏi rằng: tương-lai của Đạo Chúa tại
Âu-Châu mai ngày sẽ ra sao? Thì, câu trả lời của tôi là: Ngày nay, người đi Đạo
chỉ là thiểu-số. Các giá-trị đạo-đức lâu nay ta truyền-bá đang biến dần hoặc bị
lãng quên. Tại sao thế? Lý do, là vì ta cứ khuyến-khích mọi người hướng thượng,
leo lên đồi cao, trong khi văn-hoá của người thường lại cứ yêu-cầu mọi người đi
về hướng ngược lại, tức là: tụt xuống dưới.
Giả như có người nào đó cứ để bản-năng
của mình hướng-dẫn, và giả như văn-minh/văn-hoá nhân-loại được dựng-xây trên nền-tảng
như thế đó, thì đa số mọi người sẽ theo đường lối này, lý do là vì làm thế dễ
hơn, nó không đòi nhiều cố-gắng hoặc phải làm cho thật nhiều. Người nào cũng chỉ
muốn có đời sống dễ chịu, thôi.
Thế nhưng, Kinh thánh lại cứ bảo rằng”
con đường chật hẹp sẽ dẫn ta đi vào sự sống”. Và, con đường chật hẹp dẫn đến ơn
cứu-độ đòi phải có sự can-đảm. Nhưng, giả như con đường này biến-dạng, thì toàn-thể
nhân-loại sẽ rơi tọt xuống hố. Đức GIêsu đã không thuyết-phục mọi người bằng lời
rao giảng. Thật ra, cuộc sống của Ngài dưới trần-thế lại đã chấm-dứt trên Thập-giá
là nơi con người đóng chặt Ngài ở trên đó. Đành rằng Ngài đã trỗi-dậy khỏi cõi
chết… Thế nhưng, cũng có một số người coi là Ngài đã thất-bại.
Giả như chúng ta không tin vào sự sống
lại của Đức Kitô, thì khi đó sự sống vào cuối đời của Ngài sẽ không gây ấn-tượng
gì cho lắm, cũng chỉ như thể Ngài bị xử trảm, thế thôi. Các tông-đồ cũng như thế,
ngoại trừ thánh Gioan. Còn thì tất cả đều bị xử trảm. Thành thử, điều căn bản
xem ra tất cả đều là người thua thiệt, thua và để mất mọi sự.
Nhưng, thông-điệp của Đức Kitô và các
tông-đồ theo Ngài đã tồn-tại suốt 2000 năm, vẫn còn đó kích-động nhiều người.
Nó tạo-hứng cho các nghệ-nhân và văn-sĩ là những người sáng-tạo nhiều
công-trình tuyệt-tác dù bên ngoài vẫn tạo áp-lực ngịch-ngạo. Thế nhưng, điều
còn quan-trọng hơn là bảo rằng: Đức Kitô đã và đang đi vào tâm-can của rất nhiều
người, dù có muốn hay không, cũng vậy…” (Xem Patriarch Kirill, Russian Orthodox Patriarch on Gay Marriage, secularisation, the future
of Christianity, MercatorNet 29/11/2016)
Đọc bài phỏng-vấn đấng bậc vị vọng ở trên, bần đạo
bầy tôi đây lại nhớ đến những câu truyện kể cùng nhận-định về lập-trường sống
cho nhân-sinh-quan rất dễ thấy như sau:
“Trên
thế gian này, có một quy luật đã được định ra rất rạch ròi là: có gieo sẽ có gặt.
Dưới đây là 11 điều để bạn bắt
đầu:
1. Cho
đi một nụ cười
Nở một nụ cười và trao nó đến cho
mỗi người bạn gặp, và bạn sẽ nhận được những nụ cười đáp lại.
2. Cho
đi những suy nghĩ tích cực
Hãy đưa ra những suy nghĩ tích
cực về những người khác chung quanh bạn, và ngay cả về những thứ mà bạn
đang làm, bạn sẽ có một cuộc sống tốt và những ý nghĩ tốt đẹp cũng sẽ được dành
cho bạn.
3. Cho
đi lời tử tế
Hãy nói những điều tử tế với mọi
người và lời thân ái của bạn sẽ được đáp trả bằng những lời thân ái. Nhân chi
sơ, tánh bản thiện mà.
4. Cho
đi một thái độ lạc quan
Luôn tỏ ra lạc quan với cuộc
sống, và sự vui vẻ của bạn sẽ được hoan nghênh.
5. Cho
đi sự cảm kích
Hãy biết ơn, cảm kích, cuộc sống
của bạn sẽ có thêm những giá trị, và đến lượt bạn cũng sẽ được tưởng thưởng
xứng đáng.
6. Cho
đi sự khích lệ
Hãy khích lệ, bạn cũng tràn ngập
dũng khí tươi mới để đối mặt (với thử thách) từng ngày, và hãy chuẩn bị để thu
hút những người động viên cổ vũ bạn.
7. Cho
đi sự kính trọng
Hãy luôn kính trọng những người,
những điều xứng đáng, cho đây là điều đáng để bạn phải làm và bạn sẽ nhận được
những tràng pháo tay tán thưởng.
8. Cho
đi niềm hạnh phúc
Chia sẻ niềm hạnh phúc, đồng thời
bạn cũng sẽ cảm thấy sung sướng, và nó cũng sẽ mang lại cho bạn niềm hạnh phúc.
9. Cho
đi thời gian của bạn
Hãy dành thời gian của bạn cho
những mục tiêu lớn lao hơn mục tiêu cá nhân, và bạn sẽ nhận được những phần
thưởng mà bạn không ngờ tới.
10. Cho
đi niềm hy vọng
Hãy luôn hy vọng và hãy xem nỗi
tuyệt vọng sẽ biến mất, đức tin và niềm vui sẽ dâng lên bội phần.
11. Cho
đi lời cầu nguyện
Hãy cầu nguyện cho bạn bè của
mình, và cho cả những người mình xem là kẻ thù.
Bởi trên đời này, trong cuộc sống
này đã có quá nhiều hận thù, hiềm khích rồi.
Những lời nguyện cầu sẽ vượt
quãng đường dài để mang điều kỳ diệu đến những nơi u tối, xóa bỏ lòng thù hận.
“Cho đi lời cầu nguyện” nghe sao thấy quen quen như các dặn dò
ở Kinh Sách. Dặn dò, là vừa dặn và vừa dò để rồi hãy cứ cho đi mà chẳng cần gì
đến sự thận-trọng hoặc suy-tính rất lâu ngày. Bởi, đấng thánh nhân-hiền của Đạo
mình, vẫn luôn dặn-dò và khuyên nhủ như sau:
“Hãy đến với chiên lạc nhà Israel,
dọc đường hãy rao giảng: Nước Trời đã
gần kề.
Anh em hãy chữa lành người đau yếu,
làm cho kẻ chết sống lại,
cho người phong hủi được sạch,
và khử trừ ma quỷ.
Anh em đã không công mà được,
thì cũng hãy cho không như vậy.
Đừng chuốc lấy vàng lấy bạc hay tiền đồng
hòng vặn thắt lưng.
Không bao bị đi đàng,
cũng đừng có hai áo, giày dép, gậy gộc.
Vì làm thợ thì đáng được của nuôi thân.”
(Mt
10: 8-10)
Vâng.
Đúng thế. Thợ gặt đến với chiên nhà Israel mà còn thế, huống chi là người nghèo
chỉ cần những gì là tối thiểu cho cuộc sống. Một cuộc sống chỉ biết cho đi chứ
không biết chuốc vào người dù nhiều thứ.
Thời
hôm nay, cho đi không chỉ có nghĩa là: bố thí, vứt bỏ những gì mình có dư hoặc thừa
mứa, không dùng đến. Cho đi, còn là và vẫn là tặng ban cả những gì mình đang cần
hoặc túng bấn không biết được tương-lai mai ngày, sẽ ra sao.
Cho
đi, hôm nay, là cho mà không nghĩ chuyện đòi lại vào một ngày rất gần, dù từ
người nhận hoặc ai khác. Cho đi, hôm nay và mai rày, lại là quyết-tâm kéo dài
suốt cuộc sống, dù thiếu thốn. Cho đi, còn là và sẽ là động-thái gắn liền với
sinh-hoạt hằng ngày ở mọi nơi, vào mọi lúc cả những lúc và những thời không có
gì để cho, chỉ muốn nhận mà thôi.
Cho
đi, lại vẫn là ý-nghĩa của cuộc đời không bon chen/giành giựt, cũng rất bận. Và
cho đi, chính là mục-tiêu mọi người đều nhắm đến khi quyết-tâm thực-hiện một đổi
thay cho tương-lai con người ở trần-thế. Cho đi, còn đồng-nghĩa với sống hùng,
sống mạnh, sống viên-mãn với người nhận mà mình không biết đang ở đâu.
Nói
cách khác, cho đi là cứu-cánh của cuộc sống nơi con người ở mọi thời. Thế-trần
này, phải bao gồm toàn những người cho đi chứ không chỉ mỗi nhận vào. Đó, chính
là niềm tin của người đi Đạo. Bởi, niềm-tin đồng-nghĩa với thương-yêu, giùm
giúp, tức “cho đi.” Tin, là cho đi và cho hết cả con người mình, tinh-thần lẫn
vật-chất, chứ không chỉ mỗi của ăn nuôi dưỡng xác thể của mình.
Để
minh-hoạ cho động-thái quyết cho đi vào mọi lúc, không gì hay/đẹp và khích-lệ cho
bằng truyện kể ở đời có những lúc người đời cứ quên lãng mục-tiêu của đời người.
Thế nên, nay mời bạn và mời tôi, ta nghe thêm câu truyện kể về động-thái “cho”
làm đoạn kết cho chuyện phiếm khô-khan, nghèo-nàn ít hứng thú, như sau:
“Có ai đó
nói rằng, khi quay ngược trái tim mình lên, trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Có
phải đó là ngọn lửa của yêu thương, của tình người ấm áp ? Ngọn lửa ấm áp cho
tình yêu đến phút cuối của cuộc đời. Tôi cũng từng nghe người ta nói
rằng, tuổi trẻ thường mang trái tim màu đỏ với tình yêu đầy nhiệt huyết, có thể
cống hiến hết tất cả những gì mình có cho tình yêu và lý tưởng. Nhưng
phải chăng chính vì trái tim nhiệt huyết ấy mải mê chạy theo những đam mê hoài bão, mà vô tình quên mất đi ngọn lửa
yêu thương?
Có lần về Việt nam, tôi đã từng
chứng kiến cảnh một bà già mù lòa đi ăn xin, trong cơn mưa lạnh căm căm,
không một manh áo ấm. Nhưng đi đến đâu người ta cũng xua đuổi. Người bán
hàng sợ "xui", sợ hôi, sợ dơ, sợ cả một ngày bị bà già "ám"
mà không bán được hàng. Người qua đường thì muốn đi thật nhanh, tránh
đụng phải bà già mà sẽ bị bẩn những bộ quần áo đắt tiền. Có người còn
ra vẻ am hiểu sự đời "Thời nay người giả ăn mày không hiếm. Đừng hòng giả
dạng mà qua mặt được ta"…
Một đám đông xúm lại trên đường
quây quanh một cô gái trẻ đang bị hai thanh niên côn đồ đánh đập dã man. Cuối
cùng cô bị ngã nằm sống soài trên đường, máu bê bết, quần áo bị xé
nát tả tơi, ánh mắt cầu cứu van xin. Nhưng không ai thèm để ý. Họ tụ năm
tụm bảy tại đây không gì hơn ngoài sự hiếu kỳ. Mọi người đang thưởng thức một
bộ "phim kiếm hiệp". Người ta không muốn dây dưa, chẳng
muốn dính vào. Cả mấy chục thanh niên trai tráng bu quanh vẫn sợ hai thằng lưu
manh kia mới lạ. Không ai phí công gọi điện cho cảnh sát. Chẳng kẻ nào muốn
xắn tay đưa cô gái đến bệnh viện vì nghĩ sẽ gặp rắc rối nếu nạn
nhân chết trên đường. Có người độc miệng còn nói “ Chắc cũng là trai
gái làng chơi thanh toán với nhau thôi".
Tôi cũng đã từng trông thấy cảnh
một em bé gái mặt nhễ nhãi mồ hôi, giữa trưa nắng hè ở trước cổng trường
đại học, cầu xin sự ban ơn của các anh chị sinh viên, để có thêm chút tiền đóng
viện phí cho nhà thương, nơi ba em đang nằm điều trị. Em ngây thơ nên cứ
tin rằng các anh chị sinh viên, với trái tim thanh niên đầy tình yêu và nhiệt
huyết, sẽ có thể làm giảm bớt nỗi đau đang cào cấu ba em - nằm
chờ chết trong bệnh viện. Nhưng mọi người đứng đó nghe em trình bày rồi lại lắc
đầu bỏ đi. "Bọn lừa đảo bây giờ đâu có thiếu! Ai mà ngu đi tin những câu
chuyện "bịa đặt" như vậy kia chứ ?".
Một anh chàng giám đốc trẻ
gọi điện thoại về cho mẹ nói rằng, anh đang bận công việc tại sở làm khi được
biết tin mẹ bệnh. Có lẽ cũng còn sót lại "chút tình người", nên anh
gửi cho mẹ một số tiền để lo thang thuốc.
Nhưng sự thật phũ phàng, là anh
ta đang bận dự lễ sinh nhật của người yêu. Bữa tiệc linh đình mà anh chiêu đãi
hằng trăm bè bạn ở một nhà hàng sang trọng, để người yêu anh nở mày nở mặt. Chỉ
tiền rượu thôi cũng đã tính bằng trăm triệu. Giây phút đó, nào anh có nhớ
chính nhờ mẹ đã ban cho anh sự sống, và cũng chính nhờ có cái lưng còng của mẹ,
nên ngày nay anh mới có thể đứng thẳng nghênh mặt nhìn đời?
Có thể cuộc sống ngày nay với
những gian dối dẫy đầy, đã khiến bạn mất niềm tin vào con người, và từ đó dễ
dàng khiến chúng ta lo sợ rằng tình thương của mình sẽ cho nhầm chỗ? Nhưng đâu
phải trên thế giới này, tất cả đều là những toan tính, dối lừa ...
Bà cụ mù đi ăn xin trong trời rét
căm căm, cô gái lỡ lầm bị đánh đập không thương tiếc, bé gái trước
cổng trường đại học cầu xin ai đó giúp ba em: Họ đã lầm khi họ van xin không
đúng chỗ, để rồi họ chỉ nhận được những cái xua tay, những cái lắc đầu quây
quẩy. Họ quá ngây thơ nên cứ hy vọng mà cầu xin một "món hàng"
mà từ lâu đã trở thành "quý hiếm": Tình thương ...
Có ai đó nói gia đình là tất cả,
nhưng bạn đã làm được gì cho gia đình ấy ? Một câu nói ân cần nhắc mẹ uống
thuốc, một chén cháo nóng lúc ba đau, đó là tình yêu không lời bạn dành
cho họ. Chúng ta đã NHẬN, quá nhiều - từ gia đình, bạn bè, từ cuộc
sống, và từ cả những người không quen biết, thì cũng đến lúc mình cần phải biết
CHO đi, biết ban tặng. Bạn phải biết sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng ban
phát tình thương, như đã có rất nhiều lúc trong cuộc đời, mà bạn đã rất cần sự
chia sẻ và tình thương vậy ...
Khi xưa, thời trai tráng,
tôi cũng đã từng như các bạn trẻ ngày nay, đã từng chạy theo tình yêu mà
quên đi ba mẹ. Tôi cũng đã từng quay mặt làm ngơ trước bao cảnh thương tâm, chỉ
vì sợ bị gạt gẫm, bị chê cười. Giờ đây khi mái tóc đã lắc rắc muối tiêu, tôi
mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của hai chữ "CHO và NHẬN ". Dẫu muộn
màng, nhưng vẫn còn hơn không ...
Tuy biết rằng ngọn lửa nào rồi
cũng có lúc tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa trong trái tim chúng ta mãi
sưởi ấm - đến khi còn có thể. Đừng thắc mắc, đừng đặt quá nhiều câu hỏi. Đừng
sợ người, sợ ta, sợ thị phi, đàm tiếu. Hãy sống với trái tim mang dòng máu
đỏ đầy yêu thương và nhiệt huyết. Nguyên tắc cuộc sống vốn vô cùng đơn giản: có
CHO thì có NHẬN.
Tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện nhỏ
ngày xưa khi còn bé. Có một buổi sáng nọ, bà ngoại tôi dắt một người ăn
xin vào nhà, và đem cả một phần cơm điểm tâm ra cho người nghèo đói ấy.
"Cô bé tôi" khi ấy, mặc dù đã được ăn no căng đầy bụng, vẫn
ganh tỵ mà hỏi ngoại "Tại sao mình phải cho bà cụ đó nhiều quá vậy?
Ngoại chỉ cho một miếng bánh mì là bả đã mừng lắm rồi ". Ngoại tôi cười
móm mém "Con à, cuộc đời này có vay thì có trả, có cho thì có nhận. Mai
này lớn lên con sẽ thấy lời ngoại dạy là đúng .. "
Và vì thế mà đến giờ tôi vẫn luôn
tâm đắc với câu "châm ngôn cuộc đời" của Ngoại: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ”...
(Hoàng Thanh kể).
Kể thế rồi, nay mời bạn
và mời tôi, ta quay về với nhạc-bản ở trên hát lên đôi câu ca khiến ta hăng hái
tiến bước về phía trước để rồi sẽ quyết tâm làm việc gì đó mang ý-nghĩa của một
nhân-sinh-quan tích-cực, không bao giờ chán nản. Bởi có cho hoài và cho mãi mới
thấy cuộc đời này, đầy ý-nghĩa.
Vậy nên, ta cứ hát lên
những lời ở trên, rằng:
“Đêm mùa trăng úa làm vỡ hồn
ta...”
Ngập
ngừng xa...suối thu dồn lá úa trôi qua.
Sầu thu, sầu lên vút mịt mù, mà e nhớ hương mùa thu.
Trăng Tầm Dương lung linh bóng sáng,
từng
thoáng lệ ngân, mà hồn phân vân cuồng điên nhớ.
Long lanh tiếng Nguyệt Cầm, tiếng đàn trầm.
Ai nhớ nương tử một đêm nao trăng thanh trong lời hát...
chết theo
nước xanh...Chết theo nước xanh...
Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh...”
(Cung Tiến – bđd)
Trần Ngọc
Mười Hai
Vẫn phiếm
lai rai
nhân-sinh-quan/lập
trường
cần nhắc
mãi
với mình
và với người
để khỏi
quên.
No comments:
Post a Comment