Chuyện
phiếm đọc trong tuần sau lễ Hiển Linh Năm A 07/01/2017
“Nếu có yêu tôi thì hãy yêu bây giờ”
Đừng
đợi ngày mai
đến lúc tôi qua đời.
Đừng đợi ngày mai
đến khi tôi thành mây khói.
Cát bụi làm sao
mà biết lụy người
(Trần Duy Đức/Ngô Tịnh Yên – Nếu Có Yêu Tôi)
(Lc 6,36)
Vâng.
Đúng là như thế. Nếu yêu tôi hay yêu ai, thì bạn “hãy yêu ngay bây giờ, đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa người…” Và
cũng thế, Có đối xử với ai, cũng nên nhớ đến ca-từ bạn và tôi đều nghe suốt, rất
như sau:
“Có
tốt với tôi
thì
tốt với tôi bây giờ.
Đừng đợi ngày mai
đến
lúc tôi xa người.
Đừng đợi ngày mai
đến
khi tôi phải ra đi.
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn.
Nếu có bao dung
thì
hãy bao dung bây giờ.
Đừng đợi ngày mai
đến
lúc tôi xa đời.
Đừng đợi ngày mai
biết
đâu tôi nằm im hơi.
Tôi chẳng làm sao
tạ
lỗi cùng người.
Rộn ràng một nỗi đau.
Nghẹn ngào một nỗi vui.
Dịu dàng một nỗi đau.
Ngậm ngùi một nỗi vui.
(Ngô Tịnh Yên/Trần
Duy Đức – bđd)
“Ngậm ngùi một nỗi vui”,
còn là nỗi-niềm buồn vui lẫn lộn, nhiều trường-hợp. Như, trường hợp xảy đến
vào buổi Đức Phanxicô tiếp-kiến Giáo Triều Rôma hôm 21/12/16 là một ví-dụ điển-hình
về một nhắn-nhủ “Nếu Có Yêu Tôi”, từ
nhiều nơi, như sau:
“Trong buổi tiếp kiến giáo triều Rôma
sáng thứ Hai ngày 21-12-2015, Đức Thánh Cha đã liệt kê một danh sách 12 cặp đức
tính cần thiết cho những người phục vụ trong giáo triều và tất cả những ai muốn
phong phú hoá đời sống thánh hiến của họ cũng như việc phục vụ của họ dành cho
Giáo Hội.
Các Hồng Y, Giám Mục và các chức sắc cấp
cao của Tòa Thánh đến chúc mừng Đức Thánh Cha nhân dịp lễ giáng sinh và năm mới.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng trong dịp gặp gỡ năm ngoái, ngài đã nói đến 15 thứ
bệnh và cám dỗ có thể xảy ra cho mỗi Kitô hữu, mỗi giáo triều hay giáo phủ, các
cộng đoàn, dòng tu, giáo xứ và phong trào Giáo Hội.
Các thứ bệnh đó đòi phải phòng ngừa, cảnh
giác, chữa trị và đôi khi có những can thiệp đau thương và kéo dài. Một vài thứ
bệnh đó, rất tiếc là đã xảy ra trong năm nay, gây đau khổ không ít cho toàn thể
thân mình và làm tổn thương bao nhiêu linh hồn”.
Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng: “Thật
là một bất công rất lớn nếu không biểu lộ lòng biết ơn sâu đạm và khích lệ đúng
phép đối với tất cả những người lành mạnh và lương thiện đang tận tụy làm việc,
với lòng trung thành và khả năng chuyên môn, cống hiến cho Giáo Hội và người kế
vị Thánh Phêrô, sự an ủi, liên đới, vâng phục cũng như kinh nguyện quảng đại của
họ”.
Rồi Đức Thánh Cha lần lượt liệt kê và
giải thích các đức tính mà những người phục vụ tại Tòa Thánh và Giáo Hội cần phải
đó. Ngài cũng kêu gọi các vị Tổng trưởng, Chủ tịch và các Bề trên hãy đào sâu
thêm và bổ túc các đức tính này cho các cơ quan liên hệ thuộc quyền.
Trong số các đức tính đó có: tinh thần
truyền giáo và mục vụ, khả năng thích hợp và tinh tế, linh đạo và tình người,
gương mẫu và trung thành, hợp lý và dễ mến, thận trọng và cương quyết, bác ái
và sự thật, lương thiện và trưởng thành, tôn trọng và khiêm tốn, quảng đại và
quan tâm, can đảm và mau mắn, đáng tín nhiệm và điều độ.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng tất cả các
đức tính trên đây có thể là một sự vắn tắt về lòng thương xót, và trong phần kết
luận, ngài nói:
“Lòng thương xót không phải là một
tình cảm chóng qua, nhưng là tổng hợp Tin Mừng, là sự chọn lựa của người muốn
có những tâm tình của Trái Tim Chúa Giêsu, của người muốn nghiêm túc bước theo
Chúa, Đấng yêu cầu chúng ta:
“Các con hãy có lòng thương xót như
Cha các con”
(Lc 6,36, Xc 5,48).
Vì vậy, “Ước gì lòng thương xót hướng
dẫn những bước đường của chúng ta, soi sáng các cuộc cải tổ và những quyết định
của chúng ta. Ước gì lòng thương xót là cột trụ nâng đỡ hoạt động của chúng ta,
dạy chúng ta khi nào chúng ta phải tiến bước và khi nào chúng ta phải bước
lui..” (X. “Thế Giới
Nhìn Từ Vatican” 24-30/11/2016 trích từ trang VietCatholics).
Lời nhắn “Nếu Có Yêu Tôi”, còn có đó ở nhiều nơi, trên thế-giới, trong đó có ý/lời của bài
hát trên, vẫn ngập-tràn nhiều khung-cảnh của đời người, và người đời hơn bao
giờ hết.
Lời
nhắn “Nếu Có Yêu Tôi”, vẫn được nghe
và được thấy rất nhiều ở một số nơi, trong đó có cả nhà Đạo, tuy vẫn nói và nhắn
theo cung-cách khác ngoài đời. Chẳng hạn, như lời nhận-định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
khi nhận được lời chỉ-trích/thắc mắc từ một số Hồng y về tông-thư “Amoris Laetitia” của ngài hôm rồi, như sau:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tự biện-hộ
trước các lời chỉ-trích ngài trong buổi phỏng-vần dài với nhật báo Công-giáo Ý có
tên là “Avvenire”. Đức Phanxicô có nói là ngài đã và đang hướng-dẫn Giáo-hội
Công-giáo đi theo đường-lối do Công-đồng Vatican 2 đề ra, tức là: ra khỏi chủ-thuyết
duy-lề-luật khả dĩ trở-thành hình-thái ý-thức-hệ nào khác.”
Dù ngoài miệng, ngài không nói rõ là
có bốn hồng y từng kêu gọi quần-chúng đề-xuất yêu-cầu Toà Thánh La Mã hãy làm sáng-tỏ
hơn thông-điệp Amoris Laetitia này, Đức Giáo Hoàng một lần nữa, lại nói thêm:
“Một số người nghĩ đến chuyện đáp-trả lại Amoris Laetitia, đã tỏ ra là mình vẫn
không hiểu gì hết.
Ngài lại đã phàn-nàn về những người chỉ-trích
ngài cứ suy-tư về các vấn-đề theo kiểu “trắng-đen” hơn là nhận-thức sự khác-biệt
ở mỗi vụ việc của cá-nhân riêng rẽ…
Đức Phanxicô còn cho biết: ngài từng bị
chỉ-trích về việc ngài tham-gia sự-kiện đại-kết, trong đó nhiều người Công-giáo
vẫn cứ sợ (nói theo lời ngài) là: ngài sẽ “Thệ-Phản-hoá” niềm tin. Nhưng ngài
cho biết là: ngài sẽ không bị lung-lạc chút nào từ những lời chỉ trích ấy…” (X. The Catholic Weekly ngày 27/11/2016
tr.7 qua bài viết “Pope dishes
questioning cardinals a serve on Amoris Laetitia: You still do not understand”)
Thật
ra thì, ở trường-hợp nào đi nữa, ta vẫn thấy lời nhắn “Nếu Có Yêu Tôi” lại cũng đơn-giản chỉ lặp đi lặp lại các ca-từ như
sau:
“Có
nhớ thương tôi
thì
đến với tôi bây giờ.
Đừng đợi ngày mai
lúc
mắt tôi khép lại.
Đừng đợi ngày mai
có
khi tôi đành xuôi tay.
Trôi dạt về đâu,
chốn
nào tựa nương.”
Nếu có yêu tôi
thì
hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai
đến
lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai
đến
khi tôi thành mây khói.
Cát bụi làm sao mà biết lụy người
Rộn ràng một nỗi đau
Nghẹn ngào một nỗi vui
Dịu dàng một nỗi đau
Ngậm ngùi một nỗi vui.
(Ngô Tịnh Yên/Trần Duy Đức
– bđd)
Thật ra
thì, các ca-từ do nghệ-sĩ đặt, cũng vẫn tương-tự ý/lời của nghệ sĩ này khác
sống cùng thời, nói với nhau những ý và lời tương-tự như:
“Sàigòn 16/11/1964
Dao Ánh,
Anh đã viết cho Ánh thư từ 1/11 cho đến 11/11 nhưng
chưa gửi. Anh đọc lại thấy chữ và ngôn-ngữ nằm im chết vô nghĩa. Anh chán nản
và đốt đi. Không có gì giải thích nổi. Không có gì buồn bã hơn. Anh thấy mình
rầu rĩ vô cớ và không muốn tham dự vào một danh sách nào. Ánh ạ, anh biết gì
hơn gì hơn. Đêm đã muộn màng, những lời nói đã trễ tràng. Có gì thật không.
Anh chưa can đảm trở về Blao, trời còn cơn bão. Anh
vừa Tự Do trở về cùng anh Cường và Bửu Ý. Anh Cung đã cạo râu, cắt tóc vào Thủ
Đức sáng nay. Rất ngán ngẫm.
Anh sẽ trở về đó nằm heo hút và sống thật bạc
nhược.
Ánh ơi, Ánh ơi,
Chúng anh đã uống rượu từ chiều đến bây giờ. Không
có gì giúp mình tìm thấy hư vô hay hơn. On trouver le vide dans le whisky (=Đi tìm sự sống rỗng trong ly rượu)
Đêm đã tràn khắp thân thể. Ánh cũng đã ngủ yên từ
bao giờ?
Ánh ạ,
Đừng buồn nghe em. Anh không thể giúp được gì cho
anh. Căn phần một người đã rào bằng vòng đai kẽm gai khắc nghiệt.
Hãy bỏ lớp mạ kền trên đời sống và thực thà với
nhau. Ngôn ngữ thường hay mang vẻ giả tạo trên đó rồi.
Ánh ơi,
Đêm đã khuya. Anh chóng mặt lắm. Anh không ao ước
gì hơn là mình được mất trí nhớ để quên bớt những điều cần quên.
Mai có lẽ anh phải trở lại Blao cho tròn nhiệm vụ của
mình. Anh hư quá phải không em.
Mùa Đông Anh hát lời ca nào đó. Tiếng hát nào cho
anh nghe rõ.
Anh không còn gì ngoài nỗi mệt mỏi trở về hư vô, hư
vô quanh mình.
Anh nhớ câu thơ buồn của anh Cường những lần trở về
chiếu chăn ẩm mốc, nghe mình rời rạc như mùa băng rã: “Buồn ơi cháy chỗ anh nằm.”
Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi. Anh sẽ gọi nghìn lần như
thế và Ánh sẽ đi ngút ngàn mất ngoài tầm mắt, tầm tay của anh. Như những gì
phải đến cho anh điều bất hạnh muôn vàn.
Tay Ánh bây giờ lạnh lắm, rồi mùa Đông ai cầm tay
đẻ đong giá rét.
Ánh ạ, khuya cũng hao mòn như nến.
Anh cần gì nữa ngoài sự chân thành phải cho nhau.
Đừng phủ lấp mình bằng son phấn. Điều cuối cùng trên những thua thiệt ở cuộc
đời này là thế.
Anh sẽ ngủ bây giờ. Mùa này hoa vang ngát những bờ
cỏ hai bên đường chạy suốt những miền cao nguyên.
Ánh mặc áo màu gì để đến trường sáng mai. Ánh ơi.
Có lẽ sáng mai anh Cường đi sớm. Không hiểu có máy
bay không.
Ánh hãy bình an sống ở đó. Một ngày nào hạnh phúc
cũng đến bình thường dù Ánh không mong ước.
Đời sống đã sắp đặt cả rồi. Mỗi người đã có một
phần ăn. Đừng bày vẽ gì thêm cho rối rắm vô ích.
Anh đang nhớ Ánh đây. Nhớ vô cùng và đã nghĩ đến
một mùa băng rã khác.
Ánh ơi, Ánh ơi.
Anh đã biết trước những ngày sắp đến của mình.
Anh chuẩn bị để không buồn phiền nhiều hơn.
Ôi ba vạn sáu nghìn ngày đốt thiêu như cỏ khô.
Anh nhớ Ánh nhớ Ánh.
Trình Công Sơn.
(x. Trịnh
Công Sơn, Thư Tình Gửi Một Người, Nhà
xuất bản Trẻ 2012, tr. 89-92)
Và thật
ra thì: giả như có ai đó nói với tôi hoặc với bạn rằng: hãy tóm tắt các ý/từ và
ý/tứ của những vị từng nói hoặc viết như trên, thì chắc tôi và bạn, cũng chỉ
tóm tắt những điều ấy bằng những ý/lời vang ca của người nghệ-sĩ từng viết những
điều cho ca sĩ hát, như sau:
“Có
tốt với tôi
thì
tốt với tôi bây giờ.
Đừng đợi ngày mai
đến
lúc tôi xa người.
Đừng đợi ngày mai
đến
khi tôi phải ra đi.
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn.
Nếu có bao dung
thì
hãy bao dung bây giờ.
Đừng đợi ngày mai
đến
lúc tôi xa đời.
Đừng đợi ngày mai
biết
đâu tôi nằm im hơi.
Tôi chẳng làm sao
tạ
lỗi cùng người.
Rộn ràng một nỗi đau.
Nghẹn ngào một nỗi vui.
Dịu dàng một nỗi đau.
Ngậm ngùi một nỗi vui.”
(Ngô Tịnh Yên/Trần
Duy Đức – bđd)
Nghe
thế rồi, hẳn là: bạn và tôi, ta đều có thể và có lẽ sẽ thay thế các động-từ hoặc
tình-từ như: “yêu”, “tốt”, “bao-dung” hoặc gì gì đó, cũng vẫn được. Miễn là ta hát và nói chỉ
để làm cho nhau vui sướng đôi giây phút trong một đời có quá nhiều ưu-tư, bức
xúc hoặc gì gì đi nữa, cũng thế thôi. Ôi cuộc đời mình và đời người, ở đây. Rất
hôm nay.
Trần
Ngọc Mười Hai
Chả
bao giờ phàn nàn
về
đời người hoặc người đời chút gì hết.
Mà
chỉ muốn hát
những
ca-từ buồn/vui như trên,
mà
thôi.
No comments:
Post a Comment