Chuyện
phiếm đọc trong tuần thứ 4 mùa Vọng Năm A 18/12/2016
“LÀM SAO MÀ QUÊN ĐƯỢC”
Đời qua vút như tên
Dăm ba hạnh phúc ngắn
Sao quên được mà quên.”
(Nhạc:
Phạm Duy/Thơ: Nguyễn Tuấn Phát
Làm Sao Mà Quên Được.”
(Công Vụ Tông Đồ 6: 2-7)
Sao
quên được, có là được phép quên những gì? “Một
căn nhà nhỏ” ư? Hoạ chăng là “Một Em gái ngây thơ?” có “Đôi mắt như ngôi sao trên trời?”. Quên
gì thì quên, chứ những thừ sau đây thật rất khó, như ý/lời nhà thơ còn định rõ
như sau:
“Một
căn nhà nho nhỏ?
Một em gái ngây thơ?
Xinh tươi và bỡ ngỡ,
Như bông hoa đầu mùa.
Người hay cười e thẹn.
Miệng như trái mơ ngon.
Đôi môi màu sắc pháo.
Thơm như là quê hương.
Mái tóc em nhẹ nhàng.
Như làn sương thu sớm.
Trong khu rừng êm ái.
Chưa thoát cơn ngủ vùi.
Tiếng nói em êm đềm.
Êm như mùa thu đến.
Vốn lá bay chập chờn.
Trong khung trời thật bình yên.
Làm sao mà quên được.
Người em gái năm xưa.
Sao quên được đôi mắt.
Như ngôi sao trên trời.
“Làm sao mà quên được”
Đời qua vút như tên
Dăm ba hạnh phúc ngắn
Sao quên được mà quên.”
(Phạm Duy/Nguyễn Tuấn
Phát – bđd)
Nghe
lời trên, bần đạo bất chợt cũng nói tiếng “không
quên được” lời trần tình của là giáo-sư thần-học Kinh thánh Bart Ehrmann viết
ở phần đầu cuốn “Misquoting Jesus”, rất
như sau:
“Tôi có hơi nghi-ngại đôi điều khi ta
vẫn cứ gọi Sách thánh là “Lời Chúa” do bởi mỗi người và mọi người cứ giữ lấy
cho riêng mình cái quyền được chú-giải những gì tạo nên khẳng-định ấy. Mỗi khi
có tín-hữu đọc đoạn sách Đạo nào đó rồi phán bảo rằng: “Đó là Lời Chúa”, tất nhiên là họ muốn khẳng-định điều đó theo nghĩa rất “từng chữ” để rồi
tin rằng Kinh/Sách này được Chúa viết lên hoặc truyền cho người khác viết và vì
thế lại phán bảo thêm: những điều được viết tuyệt nhiên không sai lạc!
Đó là quan-điểm cũng rất được phổ-biến
từng được các nhà diễn-giải Kinh Sách nổi tiếng trên truyền hình Mỹ đoan-quyết.
Tuy nhiên, nhiều người nghe thế bèn tự-hỏi không biết những người từng nói hoặc
đọc lên như thế có bao giờ đọc hết toàn-bộ văn bản của Sách này hay không?
Nhiều người khác, là những người lâu
nay tìm cách có được lập-trường trung-hoà hơn lại tự cho phép có được một chút
không-gian nhiều-nhặn hơn để diễn-giải lại đã đề-xuất tuyên-bố rằng: gọi Kinh
Sách là “Lời của Chúa” đơn-giản chỉ có nghĩa là: Thiên-Chúa đã gợi-hứng cho các
tác-giả phàm-trần viết lên những điều như thế trong Kinh Sách mà thôi. Dù phần
đông ta vẫn là lời của Thiên-Chúa, nhưng nhiều chỗ vẫn được tạo ra hầu cho phép
có sai sót của người phàm ngay trong Sách gọi là thánh-thiêng.
Ít ra thì, những ai có lập-trường như
thế phải đưa ra chứng-cứ quyết được sự thể bảo rằng: họ hiểu/biết cũng khá đủ
các văn-bản của Kinh Sách để rồi không còn dám gán-ghép cho Thiên-Chúa là
tác-giả của tất cả những gì là nội-dung “ở” và “của” Sách thánh-thiêng này.
Có nhiều người khác nữa, dù theo
cung-cách cũng khác hẳn, lại vẫn bận-tâm với lập-trường của truyển-thống những
bảo rằng: Kinh Sách chứa đựng và mặc-khải “Lời của Chúa” lại cho rằng: khẳng-định
này thực-sự có nghĩa bảo rằng mọi người thuộc mọi thế-hệ vẫn tiếp-tục nghe “Lời
của Chúa” ngang qua việc đọc các văn-bản cổ xưa hoặc hướng về thời ấy.
Lập-trường này thường được những người
tiến về mép rìa cuộc sống Kitô-hữu chấp-nhận để thông qua. Điều đó, như thể những
người như thế có cảm-tưởng rằng nếu không có Kinh Sách nâng-đỡ niềm tin của họ,
thì có lẽ chẳng có gì hoặc rất ít điều giúp họ vững tin. Sự phấn-đấu bảo-vệ thẩm-quyền
của Kinh Sách vì thế vẫn luôn là vấn-đề nóng bỏng, rất quan-yếu.” (X. Bart D. Ehrman, New York Times Bestseller; Misquoting Jesus,
The Story Behind Who Changed the Bible and Why, nxb HarperOne 2005, tr. 16-17)
Câu
chuyện được trích-dẫn hôm nay, không phải để ta tranh-luận về chuyện có hay
không công-nhận tính thánh-thiêng của Kinh Sách, mà chỉ là câu chuyện tạt ngang
qua khi nghe người nghệ-sĩ ngâm nga hát những câu như:
“Làm
sao mà quên được”
Đời qua vút như tên
Dăm ba hạnh phúc ngắn
Sao quên được mà quên.”
(Phạm Duy/Nguyễn Tuấn
Phát – bđd)
Kể
chuyện “tạt ngang qua” câu hát “Làm sao
mà quên được” bần đạo bầy tôi chợt nhớ đến chuyến lãng-du Hoa Kỳ gặp người
anh rể từng đọc sách “Chuyện Phiếm Đạo Đời” có nói: “sao lúc này chú viết gì mà cao-siêu quá, tớ đây hiểu không nổi!”
Bần-đạo
nghe vậy, chỉ ú-ớ đôi câu như: “Lúc này
đàn em đây dịch nhiều hơn viết. Mà, dịch tư-tưởng của người khác, làm sao sửa đổi
hoặc hạ thấp lập-trường của họ xuống ngang tầm của tín-hữu thông-thường ở huyện
được. Theo kinh-nghiệm của em khi dịch thuật, thì ta nên đọc làm nhiều lần mới
thấm, anh ơi!”
“Làm sao mà quên được” không chỉ mỗi chuyện “Đời qua vút như tên” hoặc “Dăm ba hạnh-phúc ngắn” mà thôi đâu. Sao
quên được, còn là chợt nhớ lời bậc thày dạy thần-học hôm trước có nói: “Cuối cùng ta cũng nhận ra rằng khi ai đó cứ
nói “Đó là Lời Chúa” tức có nghĩa “Đó là lời con người nói về Chúa rồi gọi đó
là Lời của Chúa, mà thôi!” (X. Lm Edward Schillebeeckx, I am a Happy Theologian, Conversations with
Francesco Strazzari, SCM Press Ltd
1993)
“Làm sao mà quên được” , còn là lời tâm-đắc của ai đó khi bước
vào vườn hoa Lời Vàng của bậc thánh-hiền trong Đạo từng quyết rằng:
“Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các
môn đệ và nói:
"Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời
Thiên Chúa
để lo việc ăn uống, là điều không phải.
Vậy, thưa anh em,
anh em hãy tìm trong cộng đoàn
bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí
và khôn ngoan,
rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công
việc đó.
Còn chúng tôi,
chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện
và phục vụ Lời Thiên Chúa…"
Lời Thiên Chúa vẫn lan tràn,
và tại Giêrusalem,
số các môn đệ tăng thêm rất nhiều,
lại cũng có một đám rất đông các tư tế
đón nhận đức tin.”
(Cv
6: 2-7)
Với
tín-hữu Đạo Chúa, thì: “Làm sao mà quên
được” còn mang ý-nghĩa của một nhắc nhở từ các đấng bậc nhà Đạo, như lời Đức
Giáo Chủ hôm ấy có nói về vai trò và trọng-trách của giáo-dân, như sau:
“Trước hết, trên cơ sở tổng thể, Đức
Giáo Hoàng muốn thấy giáo dân tham gia nhiều hơn vào việc quản trị Giáo hội ở
Rôma. Đó là một trong những điểm ngài đề cập với tôi nhiều lần. Ngài nói:
"Ngay Hội Đồng Giáo Hoàng cho Giáo dân đã có giáo dân làm việc ngay sau
Công đồng Vatican II, họ giữ các chức vụ quan trọng tại đó.'
Người ta nghĩ đến Rosemary Goldie, một
giáo dân nữ người Úc làm việc tại Hội đồng Giáo dân bắt đầu từ năm 1967.
Đúng rồi. Sau đó, đột ngột Hội đồng lại
trở thành giáo sĩ hóa. Đức Thánh Cha muốn thay đổi chuyện này trong tất cả các
bộ. Ngài nói với tôi về tổng thể thế nào, trong Giáo Triều Rôma, Ngài muốn thấy
giáo dân ở các vị trí nổi bật hơn. Ngài muốn chắc chắn tôi sẽ làm điều đó, vì vậy
điều đó được viết vào các đạo luật.
Khi nói đến gia đình, điều ngài muốn,
và tôi cũng làm, là xem Tông huấn Niềm vui Yêu thương Amoris Laetitia là lực hướng
dẫn của Thánh Bộ đó. Thật ngạc nhiên, vì đây là tài liệu do kết quả của Thượng
hội đồng gia đình, chứ không phải tài liệu của các giám mục họp mỗi lần. Do đó,
đây là kết luận để hướng dẫn các công việc mục vụ của Giáo Hội trong tương lai.
Chúng ta đã nói chuyện về giáo dân và
gia đình. Làm thế nào để cha nhìn thấy yếu tố "sự sống" của công việc?
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều mối đe dọa
đến cuộc sống hôm nay. Tôi sẽ vui, và tôi sẽ cố gắng, để thúc đẩy sự tôn trọng
đối với đời sống con người và phẩm giá của tất cả cuộc sống con người trên khắp
thế giới trong Giáo Hội Công Giáo.
Tôi không quen thuộc lắm với những gì
mỗi phòng ban đang làm vào lúc này, vì vậy rõ ràng sẽ có một đường vòng học hỏi.
Tôi phải hiểu chính xác những gì họ làm, và tiếp tục công việc tốt họ làm. Nhấn
mạnh vào những gì cần phải được thực hiện trong tương lai. Tôi không thể nói về
những gì tôi sẽ làm cho đến khi tôi tới đó và tìm hiểu xem những gì đã được thực
hiện. Giống như tôi đã nói, tôi không am hiểu nhiều về các hoạt động bên trong
các phòng ban.” (X. Đức Phanxicô muốn nghe tiếng nói của
giáo-dân, cruxnow.com 2016-08-22
Trương Ngọc Thạch chuyển ngữ)
“Làm sao mà quên được”, đôi khi còn là lời nhắn đừng quên là
trong đời, vẫn có những truyện kể để bạn và tôi, ta nhớ đến mà ngẫm nghĩ rồi thực
thi đôi ba điều thú vị đã khám-phá ra từ truyện ấy.
“Làm sao mà quên được” những truyện kể như bên dưới có đôi ba
tình-tự cũng dễ nể để ta suy. Suy cho cùng, thì đời người vẫn thế. Vẫn như câu
chuyện ở trong sách “Giáo khoa thư” chuyên kể chuyện cổ-tích để răn đời. Chuyện
cổ-tích nước Nam khi xưa có những đối-thoại giữa loài thú rất “Sóc con”, như
sau:
“Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ nghèo
sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng
tí. Nhà nghèo, chồng mất sớm bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng
không hề phàn nàn.
Được mẹ yêu thương chăm sóc, cả ba cô
gái lớn nhanh như thổi và đều xinh đẹp như trăng rằm.Hằng ngày, cô giặt giũ, cô
nấu cơm, cô đấm bóp cho mẹ. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác đi lấy chồng,
chỉ còn bà mẹ ở nhà một mình.
Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi
ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, biết
mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa
quá. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:
– Sóc con ngoan, Sóc hãy đưa thư cho
các con ta và bảo với các con là ta đang ốm. Báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!
Sóc con nhanh nhẩu:
– Vâng ạ.
Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi
ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa
thư cho cô và nói:
– Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị
muốn gặp chị. Chị hãy về ngay gặp mẹ chị.
Nghe Sóc nói, cô cả đáp:
– Thật hả Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi!
Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng
chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.
Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:
– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ
chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.
Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến
thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai.
Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang
xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:
– Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ
chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.
Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:
– Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị
thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận
xe cho xong chỗ chỉ này đã.
Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:
– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để
xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.
Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến
thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô
đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tất tả đi
thăm mẹ ngay.
Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc
con âu yếm nói:
– Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo
nhất trong ba cô. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô
thì người nào cũng quý mến cô.” (Trích
truyện kể đăng trên mạng vi-tính rất vi vu)
“Làm sao mà quên được”, lại cũng là lời khẳng định của người
thường ở huyện lâu nay vẫn cứ nhận nhiều điện-thư ghi chép các câu châm-ngôn/lời
vàng từ đâu đó, vẫn khuyên-răn người đọc đừng quên những lời khẳng định về “sự ấm-áp”
trong xử-thế giữa người người, rất “ấm áp” như sau:
“Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa,
Mà là bên cạnh người bạn thương yêu.
Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo
Mà là khi bạn đứng trước gió lạnh,
Từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm
áo.
Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len,
Mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy.
Ấm áp không phải khi bạn dùng hay tay xuýt xoa
Mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn.
Ấm áp không phải khi bạn nói “ấm quá”,
Mà là khi có người thì thầm với bạn: “Có lạnh
không?”
Ấm áp chưa hẳn là khi bạn ôm ai đó thật chặt,
Mà là khi ai đó khoác vai bạn thật khẽ.
Và ấm áp là khi mùa thu qua,
Cái lạnh ùa về…
Có một ai đó khẽ thì thầm vào tai bạn: “Chúc ấy
một mùa đông ấm áp!” (Sưu tầm từ nhiều nơi)
Vâng. “Làm sao mà quên
được”, là câu hát được cất lên trong buổi “Hát Cho Nhau Nghe” hôm 5//7/2016
ở Sydney gồm những câu chuyện hoặc lời nói rất châm-ngôn đạo đức sưu-tầm được từ
điện-thư đây đó, để mà sống.
Và, những lời vàng khẳng-định như thế, vẫn là lời khuyên tôi,
khuyên bạn hãy sống cuộc sống ở đời, rất ấm-áp. Đẹp mãi thôi.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng có những khẳng-định
Làm sao mà quên được
Các sự việc hoặc những điều
Giống như thế.
No comments:
Post a Comment