Chuyện
phiếm đọc trong tuần 10 mùa thường niên năm C 05/6/2016
“Hãy lắng tiếng nói”
vang trong tâm hồn mình người ơi”
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối.
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài,
Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai.”
(Lê Minh Bằng - Đêm Nguyện Cầu)
(Mt 6: 5-8)
“Lắng tiếng nói” ư,
dễ chừng được bao lâu? Kéo dài bao nhiêu lần trong ngày? Chắc là, ta không thể lắng
thế mãi suốt mọi ngày trong tuần, được phải không? Bởi, có làm thế thì thế-gian
này rồi cũng sẽ phong cho người ấy/vị ấy là thánh-nhân, mất thôi.
Ấy
kìa, người nghệ-sị lại hát thêm câu ca da-diết, những là: “Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối”…Ôi thôi! Một sự
thật ở trong đời. Nhưng, vấn-đề là hỏi rằng: hôm nay, bạn và tôi, ta có tìm ra
con tim hay “chim” nào được như thế, không. Đó, mới là chuyện khó. Khó thấy và
khó làm.
À
thì ra, nghệ sĩ mình có viết như thế, cũng chỉ để vinh-danh các thân-hào/nhân-sĩ
hoặc chiến-hữu từng thấy những là: “hồn
tôi mang vết thương, vết thương trần-ai!”… Thế mới biết, chiến-hữu hôm ấy
và dân con nhà Đạo bây giờ, đã biết “chắp tay nguyện-cầu” cho đất nước, cho người
khác và cả cho mình, như sau:
“Thượng Đế hỡi!
có thấu cho Việt Nam này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo
tàn.
Thượng Đế hỡi!
hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền
miên.”
(Lê
Minh Bằng – bđd)
Vâng.
Thoạt khi “rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn
khóc đến rướm máu”, là lúc mà: người chiến-hữu và/hoặc dân con nhà Đạo bắt
đầu nguyện-cầu Thuợng-Đế cho dân mình và mọi người được hạnh-phúc sống chức-năng
con người mình, thật rất đúng.
Vâng.
Đó chính là ý-nghĩa và mục-đích của động-thái nguyện-cầu nơi dân con Đạo Chúa,
xưa và nay, như đấng bậc nhà Đạo chuyên-trách mục hỏi/đáp giáo-luật/phụng-vụ trên
báo Đạo “The Catholic Weekly” từng đáp-trả
về sự/việc tín-hữu trong Đạo xưa/nay, hằng ngày vẫn có thời-giờ nguyện-cầu, rất
như sau:
“Sách Công-vụ Tông-đồ ở đoạn 3 câu 1, vẫn
từng bảo: “Một hôm, ông Phêrô và ông Gioan lên Đền Thờ, vào buổi cầu giờ thứ
chín.” Và sau đó, cũng ở sách này, lại thấy
qui-chiếu đoạn 10 câu 9, những quả-quyết: “Hôm sau, đang khi họ đi đường và
đến gần Gia-phô, thì ông Phêrô lên sân thượng cầu nguyện; lúc đó, vào khoảng giờ
thứ sáu.”
Xem thế thì, giờ thứ sáu là đúng vào
giờ ngọ, tức: 12 giờ trưa, còn giờ thứ chín là đúng ba giờ chiều. Còn giờ thứ
ba, là 9 giờ sáng. Như thế, ta có thể mường-tượng ra rằng: giờ cầu-nguyện được
tính như thế là rút từ thời-khoá-biểu nguyện cầu của Do-thái-giáo, ở thời trước.
Truyền-thống Do-thái-giáo từng chép rằng:
Tổ-phụ Abraham, Isaác và Giacóp đã dẫn-nhập thói-tục nguyện cầu những ba lần
trong một ngày, vào giờ giấc nói rõ như trên. Và, tổ-phụ Abraham lại đề-nghị
thêm một buổi cầu-nguyện vào ban sáng. Trong khi đó, ông Isaác lại đề-nghị con
dân trong Đạo hãy nguyện cầu vào buổi xế; và ông Giacóp đề-nghị bà con ta cầu-nguyện
vào ban đêm.
Thêm vào đó, mỗi đấng tổ-phụ lại có tính
đặc-thù hoặc phẩm-chất tư-riêng khiến người Do-thái-giáo quyết phải sống đích-thực
đời mình trong nguyện-cầu. Tổ-phụ Abraham phụng-sự Thượng Đế với lòng
thương-yêu, tử-tế, rất trìu-mến. Ông Isaác lại chủ-trương sống đời công-chính,
kính-trọng. Còn ông Giacóp lại thực-thi cuộc sống bằng tất cả sự thật và lòng từ-bi.
Thế nên, người Do-thái-giáo dạy con khuyên cháu hãy phụng-sự Thiên-Chúa và cầu-nguyện
lên Ngài bằng tất cả tình yêu thương, kính-trọng và lòng nhân-hậu.
Vào thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên,
sau khi chấp-nhận luật Torah qua ông Môsê, cá-nhân người theo Đạo Do-thái-giáo đều
nguyện-cầu vào bất cứ thời-gian nào trong ngày, ngay tại đền thờ Giêrusalem. Đền
thờ này, vẫn định giờ giấc để dân con mọi người có thể thực-hiện việc cúng-tế
và nguyện-cầu. Cúng-tế, được tổ-chức vào buổi sáng và xế chiều có khi kéo dài
vào ban đêm, nữa. Và, vào những ngày đặc-biệt, lại có thêm nhiều buổi cúng-tế
dâng tiến Chúa. Nhiều người Do-thái-giáo còn cầu-nguyện ba lần trong ngày, vào
giờ trên.
Vua Đavít có ghi trong thánh-vịnh 53
câu 17-18 và dạy rằng: “Phần
tôi, tôi kêu khấn Chúa Trời, Chúa sẽ thương cứu độ. Sớm trưa chiều, tôi than sầu
rên rỉ, Người sẽ nghe tiếng tôi.”
Và, vào thời lưu-lạc ở Babylon vào thế
kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, tiên-tri Đaniên cũng từng viết: “Phần tôi, tôi kêu khấn Chúa Trời, Chúa
sẽ thương cứu độ. Sớm trưa chiều, tôi than sầu rên rỉ, Người sẽ nghe tiếng
tôi.” (Đn 6-11-12)…
Ở Giáo-hội thời đầu, các thánh tông-đồ
cũng tiếp-tục nguyện-cầu vào giờ giấc kể ở trên, tức ba lần trong ngày. Đặc-biệt,
thánh Phêrô và thánh Gioan cũng làm thế. Sách Điđakê, cũng có kể chuyện này xảy
ra vào cuối thế-kỷ thứ nhất, sau Công nguyên.
Đến thế-kỷ thứ hai và ba, các tác-giả
như thánh Clêmentê ở Alexandria, thánh Origênê và Tertuliô có viết rằng: việc
nguyện-cầu được các thánh-thực-hiện sáng/chiều vào giờ thứ ba, thứ sáu và thứ
chín.
Vào thế-kỷ thứ tư, Hiến-chế Tông-đồ có
khuyên: “Hãy dâng lời
cầu-nguyện của các người vào buổi sáng, giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín, cả vào
buổi chiều và vào lúc gà gáy nữa.” (X. đoạn
VIII, câu iv, 34)
Những ai có thói quen dự các Giờ Kinh
Phụng-vụ hoặc đọc Kinh Thần-vụ sẽ thấy rằng đấy là giờ giấc thích-hợp cho việc
hát thánh-vịnh và đọc sách thánh. Theo cách này, Giáo Hội Chúa, ngang qua các
thừa-tác-viên và những vị dâng mình vào cuộc sống thánh-hiến, sẽ sống thực điều
mà thánh Phaolô từng khuyên-nhủ như thánh-nhân có viết thư gửi cộng-đoàn
Thessalônikê, những lời sau đây: “Anh
em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.
Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu.” (X.
Lm John Flader, Did early Christians have
regular times of the day to pray?, The Catholic Weekly, Question Time
24/4/2016, tr.22)
Dân
con nhà Đạo thời xa/xưa, nguyện-cầu thì như thế. Nhưng hỏi rằng: có cần cầu-nguyện
gồm lời lẽ suy-tư đầy tiếng khóc khóc đến rướm máu, như tiên-tri Đaniên, thánh
Clêmentê, Origiênê hoặc như nghệ-sĩ ngoài Đạo từng tâm-sự như sau không?
“Có
những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu.
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù,
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu.”
Lê Minh Bằng – bđd)
Nói
khác đi, thì người cầu-nguyện Thượng-Đế có tiếng khóc đến rướm máu, có sống-thực
lời cầu mình dâng lên không?
Nói
cách khác, sống đạo là thế nào? Và cầu-nguyện phải ra sao? Sống-Đạo-nguyện-cầu
chuyện vãn với Đức Chúa có buộc phải thế không? Hay, ta còn nhiều cách khác chứng-tỏ
mình là “con nhà có Đạo” rất đạo-hạnh và tin-tưởng?
Trả lời cho câu hỏi
này, xem ra cũng hơi khó. Khó, ở chỗ: mỗi người sống mỗi khác. Mỗi vị đều có
nhân-sinh-quan đạo-hạnh, cũng khác nhau.
Nếu
cứ hiểu ý-nghĩa và mục-đích đích-thực của việc nguyện-cầu và tin-tưởng vào Đức
Chúa, Đấng mà xưa nay mình vẫn tin và thờ, chắc hẳn có người cũng sẽ “khóc
thét” lên với nghệ-sĩ sáng-tác bài hát ở trên, mà hát thêm rằng:
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến
rướm máu,
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù
tội tình,
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh
bình?”
(Lê
Minh Bằng – bđd)
Nói
cho cùng, chuyện nguyện-cầu và tin tưởng, cũng tùy mình/tùy người và mỗi chư vị
trong Đạo. Có lẽ, điều nên làm lúc này là ta cùng nhau đi vào vùng trời Lời của
Chúa để nghe lại những lời dặn-dò hôm trước còn vang vọng như sau:
“Khi
cầu nguyện,
anh
em đừng làm như bọn đạo đức giả:
chúng
thích đứng cầu nguyện trong các hội đường,
hoặc
ngoài các ngã ba ngã tư,
cho
người ta thấy.
Thầy
bảo thật anh em:
chúng
đã được phần thưởng rồi.
Còn
anh, khi cầu nguyện,
hãy
vào phòng, đóng cửa lại,
và
cầu nguyện cùng Cha của anh,
Đấng
hiện diện nơi kín đáo.
Và
Cha của anh,
Đấng
thấu suốt những gì kín đáo,
sẽ
trả lại cho anh.”
(Mt 6: 5-7)
"Khi
cầu nguyện,
anh
em đừng lải nhải như dân ngoại;
họ
nghĩ rằng:
cứ
nói nhiều là được nhận lời.
Đừng
bắt chước họ,
vì
Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì,
trước
khi anh em cầu xin.”
(Mt 6: 8)
Vâng.
Nguyện-cầu trong tin-tưởng, vẫn phải như thế. Và, sống niềm tin có cầu nguyện
trong thinh-lặng, cũng như vậy. Như thế và như vậy, càng hiện rõ hơn bằng giòng
chảy đầy kể lể những câu truyện hoặc những nhận-định thân thương, nhè nhẹ, đầy
tâm-huyết.
Kể,
là kể cho nhau những câu truyện ngăn ngắn để thưởng-thức những giây phút
vui-tươi, buồn cười cho qua ngày đoạn tháng như một lời cầu cho mình và cho
nhau như sau:
Truyện, là thế này:
“Thuở xưa có chàng trai nọ con một vị Bà la
môn Ấn Độ sống dưới triều vua Pasenadi (Ba Tư), kinh thành Xá Vệ, thuộc vương
quốc Kosala. Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến
thành phố Taxila để học hành. Ahimsaka rất thông minh và biết vâng lời thầy,
nên chàng được cả thầy lẫn bà vợ thầy yêu mến. Điều này đã khiến cho các học
viên khác ganh tỵ với chàng. Vì thế họ tìm đến thầy giáo và vu cáo Ahimsaka có
mối quan hệ bất chính, trái đạo lý với bà vợ của thầy. Thoạt tiên, vị Thầy
không tin họ; nhưng sau khi nghe điều đó lập đi lập lại nhiều lần, ông nghĩ rằng
đó là sự thật và thề sẽ trả thù Ahimsaka.
Ông thầy nghĩ rằng việc giết người học
trò sẽ gây tai tiếng, sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân ông. Cơn giận dữ thúc giục
ông đã đưa ra mệnh lệnh giết người, một việc không thể tưởng tượng nổi đối với
chàng thanh niên Ahimsaka trẻ tuổi và ngây thơ kia.
Ông ta bảo cậu học trò phải giết một
ngàn người và mang về ngón tay cái của từng người để trả học phí.
Cố nhiên chàng thanh niên không muốn
nghĩ đến một việc kinh khủng như vậy và từ chối không theo mệnh lệnh kia. Vì thế
chàng đã bị tống cổ ra khỏi nhà thầy và trở về với gia đình cha mẹ.
Khi cha chàng biết được tại sao
Ahimsaka đã bị đuổi, người cha vô cùng tức giận về đứa con của mình và không chịu
nghe lời giải thích của con.
Cũng chính trong ngày ấy, lúc trời
đang đổ mưa như trút nước, người cha xua đuổi Ahimsaka ra khỏi nhà. Ahimsaka chạy
đến mẹ chàng và xin lời khuyên. Nhưng bà cũng không thể chống lại quyết định của
chồng.Sau đó Ahimsaka tìm đến nhà vị hôn thê của chàng theo cổ tục hứa hôn từ
lâu trước khi đi đến hôn nhân thực sự ở Ấn Độ. Nhưng khi gia đình này biết lý
do Ahimsaka bị đuổi ra khỏi trường, họ cũng xua đuổi chàng.
Nỗi ô nhục, giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng
của Ahimsaka đã làm cho chàng điên tiết. Trong nỗi đau đớn cùng cực đó, đầu óc
của chàng chỉ nhớ lại mệnh lệnh khắc nghiệt của người thầy, góp nhặt một ngàn
ngón tay người. Và vì thế mà chàng bắt đầu lao vào cuộc chém giết như vậy, những
ngón tay góp nhặt được chàng treo chúng lên cành cây. Nhưng chúng bị bầy quạ và
diều hâu phá hoại, sau đó chàng đã mang vào người vòng ngón tay để giữ gìn và
theo dõi số lượng.
Cũng vì điều này mà Ahimsaka dần dần
được biết qua cái tên Angulimala -người đeo vòng ngón tay và đã trở thành nổi
hãi hùng cho vùng nông thôn thành Xá Vệ này. Chính đức vua đã nghe được việc giết
hại của Angulimala và ra lệnh bắt tên sát nhân.
Khi bà Mantani, mẹ của Ahimsaka, biết
được lệnh truy nã của vua, bà vào rừng để tìm con, với những nỗ lực tuyệt vọng
để cứu đứa con của mình. Lúc ấy, vòng đeo cổ của Angulimala chỉ còn một ngón nữa
là đủ túc số một ngàn. Đức Phật biết được tình thương và nỗ lực ngăn cản của
người mẹ đối với con và nghĩ rằng nếu Ngài không can thiệp thì chắc chắn
Angulimala, đang tìm người cuối cùng để làm cho đủ số một ngàn, sẽ gặp chính mẹ
của mình và y có thể giết bà.
Trong trường hợp đó, y sẽ chịu đau khổ
còn lâu dài hơn nữa vì nghiệp ác của mình. Do lòng bi mẫn, Đức Phật đã quyết định
đi đến khu rừng kia. Sau nhiều ngày đêm mất ngủ, Angulimala rất mệt và gần như
kiệt sức, y rất nôn nóng tìm cách giết người cuối cùng để đủ số lượng một ngàn
và hoàn tất phận sự của mình, y quyết định giết người đầu tiên mà mình gặp. Khi
nhìn xuống từ nơi ẩn mình trên núi, y thấy một người đàn bà trên con đường phía
dưới. Y muốn làm trọn lời thề của mình để có đủ một ngàn ngón tay, nhưng khi đến
gần, y nhìn thấy người đó chíng là mẹ mình.
Cùng lúc ấy, Đức Phật cũng đang đi tới,
và Angulimala liền định thần quyết giết chết người tu sĩ kia để thay thế cho mẹ
mình. Y liền vung gươm bắt đầu đi theo Đức thế Tôn. Nhưng Đức Phật vẫn di chuyển
trước mặt y. Angulimala không thể đuổi kịp được Ngài. Cuối cùng, y quát lên:
-Này, tên khất sĩ kia, hãy đứng lại !
Đứng lại !", Đấng Giác Ngộ trả lời:
-Ta đã đứng lại từ lâu rồi, chỉ có
ngươi mới là người chưa dừng lại thôi !" Angulimala không thể hiểu được ý
nghĩa của những lời này.
Vì thế y lại hỏi:
-Tên khất sĩ, tại sao ông nói rằng ông
đã dừng lại, còn tôi vẫn chưa dừng, nghĩa là sao?"
Đức Phật đáp:
-Ta nói rằng ta đã dừng lại vì ta từ bỏ
việc giết hại chúng sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và ta đã
an trú vào lòng từ đối với muôn loài, lòng kham nhẫn và trí tuệ do tư duy quán
sát. Song ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại và đối xử tàn bạo với người khác
cũng như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do
đó, người vẫn là người chưa dừng lại.
Nghe qua những lời này, Angulimala như
được nhắc nhở thực tại và suy nghĩ, đây là những lời của một bậc hiền nhân. Vị
khất sĩ này hiền thiện và rất mực dũng cảm như thế chắc hẳn vị này là một nhà
lãnh đạo các khất sĩ .
Quả thực, chính Ngài hẳn là đấng Giác
Ngộ rồi đây. Hẳn ngài đến đây chỉ vì mục đích làm cho mình thấy được ánh sáng.
Suy nghĩ như vậy, y ném vũ khí và thỉnh cầu Đức Thế tôn tiếp nhận y vào giáo
đoàn khất sĩ, Đức Phật đã chấp thuận việc ấy.
Angulimala đảnh lễ dưới chân Đức Thế
TônKhi đức vua và quân lính đến bắt Angulimala, họ thấy người ấy đang ở trong Tịnh
xá Kỳ Hoàn của Đức Phật. Biết rằng Angulimala đã từ bỏ ác đạo của mình và trở
thành một vị tỳ kheo, vua và quần thần đều đồng ý để yên vị này. Suốt thời gian
ấy, Angulimala nhiệt tâm thực hành thiền định.
Vị khất sĩ Angulimala vẫn không được định
tâm vì ngay cả trong lúc thiền định tĩnh lặng, Angulimala thường nhớ lại quá khứ
cùng với những tiếng gào thét thê thảm của những nạn nhân bất hạnh.
Cũng vì ác nghiệp kia, mà một ngày nọ
trong lúc đi khất thực trên đường phố, Tôn giả đã trở thành mục tiêu trả thù của
đủ thứ gậy gộc, đá ném vào và thường trở về Tịnh xá vỡ đầu chảy máu, đầy vết
thương bầm tím, rồi lại được Đức Phật nhắc nhở:
-"Này pháp tử Angulimala, con đã
từ bỏ việc ác, hãy kham nhẫn lên. Đây là hậu quả của ác nghiệp mà con đã gây tạo.
Đáng lẽ ác nghiệp sẽ còn làm cho con khổ đau qua vô lượng kiếp, nếu như con
không có duyên gặp được ta.
Anguliama nhiệt tâm tinh cần tu tập
thiền định, không lâu sau đó, ngài đã đắc quả A-la-hán. Rồi một buổi sáng nọ,
trong lúc đang trên đường đi khất thực ở thành Savatthi, Tôn giả Angulimala
nghe tiếng ai đang kêu khóc đau đớn. Khi Tôn giả biết đó là một thai phụ đang
đau vì chuyển dạ và gặp khó khăn lúc sanh con. Tôn giả suy nghĩ tất cả chúng
sanh trên thế gian này đều phải chịu đau khổ. Động lòng từ, Tôn giả về kể lại với
Đức Phật nỗi khổ đau của người phụ nữ đáng thương kia.
Đức Phật dạy Tôn giả hãy nói lên những
lời chân thật để giúp cho người thiếu phụ, lời khai thị đó về sau này có tên là
Anggulimala Paritta, thần chú hộ mệnh. Sau đó, ngài Angulimala liền đi đến trước
mặt người sản phụ đang chịu đau đớn kia, Tôn giả ngồi xuống cách bà ấy một tấm
màn che và phát nguyện những lời sau:
-Này thưa chị, từ ngày tôi đắc quả A
la hán đến nay, Tôi chưa từng cố ý sát hại mạng sống của sinh linh nào.
Nhờ sự thật này, cầu nguyện cho chị được
an lành và đứa bé sắp sanh của chị cũng được an lành".
Ngay lập tức người sản phụ liền sanh
con một cách dễ dàng. Cả mẹ lẫn con đều được khỏe mạnh bình an. Cho đến nay nhiều
người vẫn dùng đến thần chú hộ mệnh này.
Tôn giả Angulimala thích sống độc cư
và biệt lập. Sau đó Tôn giả viên tịch một cách yên bình. Là một vị A la hán,
Tôn giả chứng đắc Niết bàn. Các Tỳ kheo thỉnh cầu Đức Phật cho biết về nơi tôn
giả Angulimala tái sanh, và khi Đức Thế Tôn đáp rằng Tôn gia Angulimala đã chứng
đắc Vô dư Niết bàn, thì đại chúng không thể tin điều đó.
Vì thế chư vị lại hỏi rằng, liệu một
người đã giết hại quá nhiều người như vậy, có thể chứng đắc Niết bàn Vô dư y
chăng. Trước câu hỏi này, Đức Phật đáp: "Này các Tỳ kheo, Angulimala đã tạo
quá nhiều ác nghiệp, vì vị ấy không có thiện hữu tri thức giúp đỡ cũng như có
những lời khuyên tốt, nhưng một khi Angulimala đã hội ngộ được với Chánh Pháp,
vị ấy đã trở nên kiên định và chuyên tâm thực hành giáo pháp và thiền định.
Như vậy, nghiệp ác của vị ấy đã được
thiện nghiệp lấn át che phủ, giải trừ và tâm của vị ấy đã hoàn toàn đoạn trừ cả
lậu hoặc. Đức Phật lại nói bài kệ về tôn giả Angulimala:
"Ai dùng các hạnh lành
Xoá mờ bao nghiệp ác
Chiếu sáng cõi đời này
Như trăng thoát khỏi mây"
Vì thế, sức mạnh của lòng từ bi bao giờ
cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào. Và đó cũng là điều kiện tuyệt đối để đạt đến
giác ngộ.
Niềm
tin nơi Đức Chúa hoặc Đức Phật, vẫn là quà-tặng đặc-biệt, gửi đến hết mọi người.
Không chỉ mỗi người đi Đạo của Chúa hay của Phật. Quà được tặng, vẫn đòi người
nhận quà một trách-nhiệm không nhỏ. Trách-nhiệm ấy, là biến lời khuyên thành hiện-thực,
trong vui sống. Sống phù-hợp với tinh-thần được diễn-tả nơi lời khuyên, câu răn
dạy.
Trách-nhiệm
của người nhận quà, còn là và phải là một cam-kết sống xứng-hợp với lời khuyên ấy.
Trách-nhiệm thực-hiện lời khuyên bằng cuộc sống còn được thấy nơi sự tương-giao
có quan-hệ nồng-thắm mà người đời thường hay dùng ngôn-từ của chính mình, để gọi
là: nguyện-cầu.
Nguyện
và cầu, hay cầu và nguyện không phải và không bao giờ là sự xin xỏ. Bởi, đã là
quà tặng cho không/biếu không, thì đâu cần chuyện xin cho được, hoặc cầu cho bằng
được. Bởi, quà tặng từ Trên được ban-phát trước cả khi cho người có nhu-cầu cần
đến, không cần người ấy/kẻ ấy phải nói lên tiếng “cầu” hoặc “xin”. Cũng chẳng cần
gì phải khẩn-khoản, van nài chi cho rách việc.
Nguyện
và cầu, như người ngoài Đạo, dù Đạo Chúa hay Đạo của Trời/của Phật, vẫn là
tâm-tình hát lên lời biết ơn, cả vào lúc trước khi xin.
Nguyện
và cầu, nhiều lúc và nhiều nơi vẫn mang dáng dấp của một lời khẩn-thiết mong mọi
sự tốt đẹp cho người trong nước, hoặc người cận lân hoặc cận thân như câu hát ở
trên được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, như sau:
“Thượng Đế hỡi!
có thấu cho Việt Nam này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo
tàn.
Thượng Đế hỡi!
hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền
miên.”
(Lê
Minh Bằng – bđd)
Xem
thế thì, hôm nay hoặc mai ngày, bạn và tôi, ta có nguyện-cầu hoặc cầu xin sao
đó, cũng đừng xin xỏ cho chính mình. Nhưng, hãy cầu mong hoặc cầu chúc cho người
khác, những người cận thân hay cận lân, đang ở trong nước hay ngoài nước, đang
“ưu-phiền”, “triền miên” được vui
tươi, sống thoải mái, để rồi họ và
ta, sẽ hát câu ca nghẹn ngào một tình-thương, rằng:
“Hãy
lắng tiếng nói”
vang
trong tâm hồn mình người ơi.
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối.
Tôi
đi chinh chiến bao năm trường miệt mài,
Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai.”
(Lê Minh Bằng - bđd)
Trần
Ngọc Mười Hai
Quyết
từ nay
Có
nguyện cầu nhiều
Cũng
đừng bao giờ xin xỏ
Mà
chỉ cầu mong, cầu chúc
Cho
mọi người mọi nơi
Được
thanh-bình, ấm êm.
No comments:
Post a Comment