Chuyện phiếm đọc trong tuần sau lễ Chúa Về Trời 08-5-2016
Cầm tay ta hát,
hát khúc ca yêu đời cho người vui.
Với tình ta chan chứa,
bao la trong bước đi trên đường đời.”
(Văn
Phụng – Vui đời Nghệ Sĩ)
(Thư
1 Tim 2: 7-12)
Nay
hướng về, buổi diễn-trình kỷ-niệm 10 năm “Hát Cho Nhau” ở Sydney vào giữa năm
2016, hát sĩ họ Vũ vui vẻ hát các câu ca/điệu nhạc rất “Vui đời nghệ sĩ”, ai cũng thấy có cái gì đó đã và đang reo vui
trong lòng người rất nghệ-sĩ, lại khiến người nghe nhung-nhớ rất nhiều điều. Có
một điều, khiến bần đạo nhớ nhiều nhất, lại cũng là câu nói hoặc ca-từ này/khác,
có thể làm người hát và người nghe “Vui Đời
Nghệ Sĩ”, hoặc “đau đớn can tràng”, đến suốt đời.
Nhớ
nhiều hơn cả, lại là ca-từ thân-thương được bạn đạo hát thêm, như sau:
“Ơ
kìa! chàng thi sĩ
đang
miên man đi tìm bao vần thơ.
Ơ kìa! nàng ca sĩ
đang
say sưa cung đàn cho đời mơ.
Tính tính tang tang tình
lời
thơ và ý nhạc
Thắm thiết gieo cho người
một
ý niệm yêu đời
Còn chi vui hơn đời nghệ sĩ chúng ta?
Nguồn vui phơi phới
trên
đôi môi xinh hồng bên ngàn hoa.
Chứ dù mưa hay nắng
ta
vui ca bên nhau bao lời thơ.”
(Văn Phụng – bđd)
Vâng.
Đúng thế. “Dù mưa hay nắng, ta vui ca bên
nhau bao lời thơ” để nhớ mà sống cho vui đời.
Vâng.
Cứ “vui ca lên nào anh em ơi”! Ca cho nhiều, dù mưa hay nắng, rồi ra chắc chắn
lời ca của ta cũng sẽ thành thơ/thành nhạc, rất vui đời.
Vâng.
Đúng thế và sẽ còn đúng hơn thế nữa, nếu lời giảng/sẻ chia ở nhà thờ không còn
những câu hỏi “chĩa xuống” bạn đạo là người nghe ở ghế dưới có những câu hỏi rất
khó trả lời. Bởi, giảng-giải lời Chúa hay còn gọi là “chia sẻ (chứ không phải
là “băm xẻ”) Lời Ngài” đâu là lời hỏi han hoặc hỏi/đáp tự bao giờ mà sao bạn trẻ
đấng “lờ-mờ” (lm) lại cứ hỏi thay vì giảng!
Cứ hỏi
han hoặc hỏi/đáp mãi, khiến bần đạo lại nhớ câu chuyện tiếu-lâm chay, từng giúp
bần đạo từ nay chỉ dám mở miệng có chừng mực, như sau:
“Có ông khách nọ
tới hàng bán chim chóc, tức những chim không chọc và thú nuôi trong nhà. Bà bán
chim ra tiếp bèn quảng cáo hết lời rằng: chim bà nói được nhiều thứ tiếng, rất
trôi chảy.
Ông khách thấy hay hay, bèn hỏi
một con chim rất đẹp bằng tiếng Pháp:
-Comment allez-vous?"
Chim trả lời ngay lập tức:
-C,a va bien, merci."
Ông khách lại hỏi tiếp bằng tiếng
nước khác:
-How are you?
Chim đẹp lại đáp gọn:
-I'm fine, thank you.
Ông khách quay sang hỏi tiếng Tây
Ban Nha của người Mễ:
-Como estas?
Không chút do dự, Chim ta trả lời
liền:
-Muy bien.
Ông khách thấy vậy bèn hỏi thử bằng
tiếng Việt:
-Mày khoẻ không?
Chim
ta trả lời nhiều quá, thấy mệt bèn lên tiếng:
-Ấy ấy! Ông hỏi gì mà lắm thế, chim đây
biết đâu mà trả lời trả vốn chứ!”
Ấy đấy!
Thực tế cuộc đời người, có nhiều thứ/nhiều sự do từ cái miệng của con người cứ
hay hỏi-han và/hoặc thích hỏi/đáp ngoài nhà thờ, khiến cho người và mình không
mấy vui như ca-từ nhạc-bản “Vui đời nghệ-sĩ”
đến như thế!
Đấy
kìa! Thực-tại đời đi Đạo và sống Đạo trong đời, cũng có nhiều sự/việc không mấy
dễ hiểu và dễ chịu như nhiều người tưởng hoặc nghĩ. Nghĩ hoặc tưởng, nhiều lúc
không đúng sự thật. Trong Đạo-vào-đời, có nhiều sự/việc xảy ra ở đây đó, mới
đây thôi như :
“Nhật-báo The Guardian ở Anh, mới đây có tường-trình về sự-việc xảy ra ở Bàn Quỳ Nhà Thờ, bằng
một khảo-sát/nghiên-cứu về “lòng sốt-sắng giữ đạo” ở nhiều nơi trên thế-giới
(khoảng 84 nước) và gửi các tôn-giáo khác nhau, cả về giới-tính.
Theo tường-trình này, vấn-đề “Cách-biệt
Giới-tính trong Tôn-giáo”, thì: hầu hết nữ-giới lại có lòng sốt-sắng/đạo-đức
nhiều hơn phái nam. Có đến 83.4% nữ-giới trên khắp thế-giới được định-danh là
thuộc nhóm/phái có lòng tin, trong khi đó thì phái nam chỉ có mỗi 79/9% như thế
mà thôi…
Về chuyện những người được liệt chung
vào cùng nhóm/phái có tín-ngưỡng và đến nơi thờ-phượng sinh-hoạt đạo-giáo, thì
nữ-giới Đạo Chúa đến nhà thờ đông hơn nam-nhân. Tuy nhiên, với người Hồi-giáo
và Do-thái-giáo chính-tông, thì phái nam đến hội-đường hoặc đền-thờ nhiều hơn nữ-giới
do luật đạo phán/bảo như thế. Về cầu nguyện, thì nữ-giới cũng làm thế mỗi ngày
ít là một lần nhiều hơn nam-nhân.
Trong số 84 quốc-gia nhận được khảo-sát,
chỉ có nước Israel có tỷ-lệ nam-nhân mỗi ngày cầu nguyện nhiều hơn nữ-giới. Khảo-sát
trên cho biết: ở Mỹ, có 64% nữ-giới và 47% nam-nhân bảo rằng họ đọc kinh cầu
nguyện mỗi ngày. Trong khi tại Pháp, con số tương đương chỉ tính được là 15% nữ-giới
và 9% nam-nhân làm được thế…” (Xem
Marcus Roberts, Women are more
religiously devout than men, MercatorNet 05/4/2016)
Xét việc
xảy ra trong đời đi Đạo mà lại tỏ-lộ như thế không biết có đúng thật hay không?
Thật ra thì, có thật hay không, điều đó cũng khó biết. Phần đông mọi người chỉ
biết một điều, là: khi xưa làm người đi Đạo, thật không dễ. Chí ít là làm thân
nữ-phụ mà lại muốn giữ Đạo cho tốt/lành, chắc cũng phải nhớ lời dặn-dò của đấng
thánh mọi thời là Phaolô, từng chỉ thị như sau:
“Vậy tôi
muốn rằng
người đàn
ông hãy cầu nguyện ở bất cứ nơi nào,
tay giơ
lên trời, tâm hồn thánh thiện,
không
giận hờn, không xung khắc.
Cũng thế,
tôi muốn
người đàn bà phải ăn mặc đoan trang,
đồ trang
điểm phải kín đáo, giản dị:
không
phải là những kiểu tóc cầu kỳ,
vàng bạc,
ngọc trai hay quần áo đắt tiền,
nhưng là
những việc lành;
như thế
mới thích hợp
với những
người đàn bà xưng mình có lòng đạo đức.
Khi nghe
lời dạy dỗ,
đàn bà
phải thinh lặng và hết lòng phục tùng.
Tôi không
cho phép đàn bà giảng dạy,
hay thống
trị đàn ông,
trái lại
họ phải thinh lặng…”
(1 Tim 2: 7-12)
Đành
rằng, muốn giữ Đạo Chúa rất Công-giáo, thì phải như thế. Thế nhưng, đó là chuyện
thời xa xưa. Chứ, thời nay mà bàn-bạc hoặc bàn-luận như thế, bọn trẻ nghe thấy
chắc khó tin, hoặc khó hiểu. Bởi, giới trẻ bây giờ (ít ra là ở ngpoại-quốc) đâu
có “huởn” để đặt những vấn-đề lỉnh-kỉnh như thế mà làm gì!
Đám
“trẻ-người-non-dạ” ngày nay, vẫn thường đặt nặng những chuyện gì đó “ra tiền”
hoặc “có lợi” về vật-chất, sức khoẻ thôi. Trẻ-người-non-dạ rất nhiều đám, hôm
nay chỉ đề ra các vấn-đề đại-loại muốn vấn-nạn bà con đi Đạo bằng những hỏi-han
hoặc hỏi/đáp như thể bảo, rằng:
“Lại có vấn-đề lịch-sử Giáo-hội chuyên
kình-chống người Do-thái-giáo để cứ thế mà khai-thác nhiều thứ mình muốn làm. Đướng-lối
sống rất báng-bổ này, vẫn cứ tồn tại ở Trung Đông và nhiều nơi trên thế-giới,
suốt nhiều thời. Và, nay thì những người như thế trong Giáo-hội nhiều nơi vẫn sử-dụng
Kinh Sách cách đều đều theo xu-hướng củng-cố chuyện báng-bổ…
Thêm vào vấn-đề Đồng-tính luyến-ái và kình-chống
người Do-thái-giáo, lại có cả chuyện nữ-giới bị đối-xử chèn-ép, rất không đẹp
trong lịch-sử Giáo-Hội được gọi là thánh. Hiện có hai Giáo-hội Đạo Chúa lớn nhất
thế-giới, là: Đạo Công-giáo La Mã và truyền-thống Chính-thống-giáo liên-tục chối-bỏ
việc truyền-chức linh-mục cho nữ-giới.
Và nhiều giáo-hội Thệ-phản thủ-cựu,
cũng tiếp-tục tranh-cãi nhau về điều mà họ gọi là “Tư-cách Thủ-trưởng”, có ý nói: với tư-cách là phái yếu, nữ-giới sẽ
không bao giờ có quyền-hành gì trên nam-nhân, hết…
Tính-chất tiêu-cực đáng sợ ấy lại đã tấn-kích
mọi chương-trình kế-hoạch-hoá gia-đình để rồi kéo theo sau tác-động tai-hại lên
môi-sinh đặc biệt là vấn-đề nạn nhân-mãn, tất cả đều có gốc-nguồn từ quyền-uy của
Kinh Sách ngõ hầu tạo tính-chất tiêu-cực lên niềm tin của người đi Đạo.
Tiếng nói của Kitô-hữu trong thế-giới
ta sống vẫn tiếp-tục sử-dụng ngôn-ngữ khác nhau để bộc-lộ không gì khác ngoài
tính kiêu-căng/tự-mãn đối với đạo khác để rồi coi tín-đồ của bất cứ đạo nào
khác với mình là đối-tượng rất xứng-hợp không phải để đối-thoại mà để chiêu-dụ
họ quay trở về với Đạo mình.
Động-thái này thường được củng-cố bằng
việc trích-dẫn các lý lẽ rút từ Kinh Sách để bảo rằng truyền-thống đặc-trưng
trong đạo mình sở-đắc tính chắc-chắn rút từ Thiên-Chúa-là-Sự-thật mà chỉ nhìn
thoáng lúc ban đầu đã thấy đó là niềm tin mù-quáng, về sau chắc chắn trở thành
động cơ thúc-đẩy một bách-hại tôn-giáo.
Đó là những gì mà tôi mạo-muội gọi tên
là “Các Bản-văn rất Đáng sợ ở Kinh Sách”, nhưng sau đổi lại thành “Các Lỗi Phạm
của Thánh Kinh”… (X. TGm John Shelby Spong, The Sins of Scripture, HarperCollinsPublishers 2005, tr. ix-xvi)
Trong
đời người, nhiều lúc thấy cái miệng làm hại cái thân của ta và của người, khiến
ta và người điêu đứng/tức bực, chỉ vì câu nào đó, giống hệt truyện kể ở bên dưới
để minh-hoạ, như sau:
“Ngày nọ, tôi đi qua một cửa hàng mua sắm, người
không đông lắm, có một nhóm người tập trung ở quầy tính tiền. Tôi tiến về phía
trước, nhìn thấy một cô gái trẻ ăn mặc chỉnh tề đứng đầu tiên, cô gái quét thẻ
nhiều lần, thế nhưng chiếc máy dường như lần nào cũng “cự tuyệt” cô gái.
Có vẻ như đó là một thẻ phúc lợi”, người đàn ông
phía sau tôi lẩm bẩm: “Trẻ, khỏe mạnh
như thế, mà lại dựa vào phúc lợi để sống, tại sao không như người trẻ khác tìm
việc làm đi?”
Cô gái trẻ quay đầu lại theo tiếng nói, ánh mắt cô
như muốn tìm xem đó là ai. “Đúng,
chính là tôi nói đó”, người đàn ông phía sau tôi chỉ tay vào chính mình.
Cô gái trẻ đỏ bừng mặt, nước mắt cứ thể chảy xuống,
cô ném cái thẻ đi, rồi chạy nhanh ra khỏi cửa hàng, và rất nhanh chóng biến mất
trong cái nhìn soi mói của mọi người. Vài phút sau, một thanh niên bước vào cửa
hàng, cậu đi vào cửa hàng hỏi cô thu ngân rằng có biết cô gái kia đâu không,
thu ngân cửa hàng nói rằng cô ấy đã quăng thẻ rồi chạy đi rồi.
-Tôi là bạn
của cô ấy, đã xảy ra chuyện gì vậy ạ?”, cậu thanh niên lo lắng hỏi.
Người đàn ông phía sau tôi nói: “Tôi
không may nói ra những lời ngủ xuẩn, mỉa mai cô ấy dùng thẻ phúc lợi, đáng lẽ
tôi không nên nói ra, thật xin lỗi!”
-Ôi, hỏng
bét rồi. Hoàn cảnh cô ấy rất đáng thương, anh trai cô đã bị giết chết ở
Afghanistan hai năm trước, để lại đằng sau ba đứa em. Cô ấy chỉ 21 tuổi mà phải
lo cuộc sống cho 3 đứa em. Thật không ngờ, hôm nay lại xảy ra việc thế này”,
người thanh niên lo lắng không yên.
-Đây là
những món hàng cô bé kia mua sao?”, người đàn ông phía sau tôi hỏi
thu ngân.
-Đúng ạ,
nhưng tiếc là thẻ của cô ấy không sử dụng được”, thu ngân nói.
Trong cửa hàng bỗng nhiên trở nên im lặng.
-Cậu chắc
chắn biết cô gái đó ở đâu chứ?”, người đàn ông hỏi cậu thanh niên
trẻ, rồi ông chen lên phía trước, lấy ra thẻ tín dụng của mình đưa cho thu
ngân: “Lấy thẻ của tôi tính tiền đi”.
Thu-ngân-viên nhận thẻ và bắt đầu tính tiền những
mặt hàng cô gái đã mua.
-Đợi một
chút”, người đàn ông quay người lấy một hộp sữa bò bỏ vào trong túi đồ
của cô gái.
-Chúng ta
nên giúp đỡ ba đứa bé kia nhiều hơn một chút chứ”, một người phụ nữ đi
tới, đem một con gà bỏ vào túi của cô gái, sau đó mọi người lặng lẽ lấy đồ của
mình bỏ vào túi đồ của cô gái.
-Chú, cảm
ơn chú! Chú là một người tốt, chàng thanh niên nói.
Dù cho chính mắt bạn nhìn thấy, nhưng có lẽ chân
tướng sự việc có thể không phải là như vậy. Như lời một triết gia người Hy Lạp
từng nói: “Mỹ
đức lớn nhất mà nhân loại cần phải học chính là khống chế được cái miệng của
chính mình”.
Lan
man một luận-phiếm lai-rai/dài dài, thì như thế. Như thế, tức: chỉ tản-mạn hoặc
mạn-đàm “lấy lệ” chứ không nhằm mục-đích thuyết-phục ai cả, đó là ý chính hôm
nay bần đạo đây muốn bày-tỏ để bà con mình thông cảm.
Thông-cảm
rồi, ta sẽ “cứ thế” mà mạn đàm thêm dăm ba phút nữa với những chuyện phiếm/tiếu-lâm
chay/mặn cho qua ngày đoạn tháng, rất thường tình. Rào trước đón sau thế rồi,
nay mời bạn/mời tôi, ta đi vào vùng trời truyện kể “vui đời nghệ-sĩ” với những
đoản-khúc lăng-nhăng, ngăn-ngắn rất làm vì như sau:
“Một ông
béo phì, không có thì giờ thể dục, bèn đi bác sĩ khám xin thuốc giảm cân. Bác
sĩ cho lọ thuốc màu hồng, dặn uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
Uống thuốc đều đặn mỗi đêm, cứ đi ngủ là ông lại mơ thấy lạc vô hoang đảo, trên
đảo có bầy tiên nữ không mặc đồ, ông bèn rượt bắt, nhưng chẳng bao giờ bắt
được. Cứ rượt bắt lòng vòng trên đảo như vậy suốt đêm đến sáng. Thức dậy hai
chân mỏi nhừ, mồ hôi vã ra, thở hổn hển. Đêm nào cũng rượt bắt, cũng mỏi nhừ.
Ba tháng sau sút cả chục ký.
Ông bạn thân nghe mách vậy cũng
tới ông bác sĩ đó khám, xin thuốc để làm ốm bớt. Bác sĩ cho lọ thuốc màu xám,
dặn uống mỗi tối. Uống thuốc đều đặn, đêm nào ông này lại cũng mơ thấy lạc vô
hoang đảo, trên đảo có đám thổ dân ăn thịt người. Bị thổ dân rượt, ông chạy
trối chết, suýt bị tóm trúng mấy lần, nhưng rồi lại thoát. Cứ chạy trốn quýnh quáng
lòng vòng trên đảo suốt đêm đến sáng.
Thức dậy hai chân mỏi nhừ, mồ hôi
vã ra, thở hổn hển. Đêm nào cũng chạy trốn, cũng mỏi nhừ. Ba tháng sau sút cả
chục ký. Nhưng ông này bực lắm, đi bác sĩ khiếu nại:
-Tại sao bạn tui cũng khám chỗ
bác sĩ thì lại có giấc mơ đẹp, còn giấc mơ của tui hãi quá. Chưa kể thỉnh
thoảng còn suýt bị thổ dân tóm được nữa chứ, có bực không nào! Bác sĩ thủng
thỉnh đưa giấy tờ ra giải thích:
-Bạn anh khám trả tiền mặt, còn
anh thì xài thẻ “Medicare” hoặc “MediAid”, sao bì được!” (Trích truyện kể chuyển trên mạng rất mỗi ngày)
Kể thế
rồi, nay lại muốn mời tôi và mời bạn, ta “cứ thế” cất cao bài hát “Vui Đời Nghệ Sĩ” của nghệ-nhân âm-nhạc
rất Văn Phụng có những ca-từ đầy thúc-giục làm kết-đoạn mà về nhà, như sau:
“Cầm
tay ta hát,
hát
khúc ca yêu đời cho người vui.
Với tình ta chan chứa,
bao
la trong bước đi trên đường đời.
Ơ
kìa! chàng thi sĩ
đang
miên man đi tìm bao vần thơ.
Ơ kìa! nàng ca sĩ
đang
say sưa cung đàn cho đời mơ.
Tính tính tang tang tình lời thơ và ý nhạc,
Thắm thiết gieo cho người một ý niệm yêu đời
Còn chi vui hơn đời nghệ sĩ chúng ta?
Nguồn vui phơi phới
trên
đôi môi xinh hồng bên ngàn hoa.
Chứ dù mưa hay nắng
ta
vui ca bên nhau bao lời thơ.”
(Văn Phụng – bđd)
Trần
Ngọc Mười Hai
Cũng
có nhiều phút giây
Rất
Vui đời Nghệ sĩ
Nhưng
không nhiều.
No comments:
Post a Comment