Reeeeeeeeeeeeeeng!!!.
Saturday, 16 April 2016
“Nào đâu có trăm năm, mà chờ mà đợi?”
Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau Chúa Nhật V Phục Sinh năm C 24/4/2016
“Nào đâu có trăm năm,
mà chờ mà đợi?”
Nào đâu có kiếp sau,
đâu có kiếp sau, mà đợi mà chờ?”
(Nhạc: Phạm Duy/Thơ: Lưu Trọng Văn – Trăm Năm Bến Cũ)
(1Gioan 3: 23-24)
Tư-tưởng
này, bất chợt đến với bần-đạo sau khi nghe cô em dâu hát lên lời hát của Lưu
Trọng Văn trong buổi Hát Cho Nhau Nghe hôm 5/3/2016 ở Sydney.
Tư-tưởng
này, đã trở về với bần đạo cũng, sau khi nghe tin …tức từ vị chóp bu Đạo Chúa ở
Rôma hôm rồi, rằng:
“Hôm 21-1-2016, Phòng báo chí Tòa
Thánh đã phổ biến thư của ĐTC Phanxicô gửi ĐHY Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ
Phụng Tự và kỷ luật bí tích, để thông báo quyết định về vấn đề này, và Sắc lệnh
của Bộ Phụng tự thay đổi qui luật trong sách lễ theo cùng chiều hướng trên đây.
Thư của Đức Giáo Hoàng gửi Hồng Y
Sarah ký ngày 20-12-2014 có đoạn viết: ”Sau khi suy nghĩ chín chắn, tôi đi đến
quyết định du nhập một sự thay đổi trong qui luật của Sách Lễ Roma. Vì thế, tôi
qui định thay đổi qui luật theo đó những người được chọn để được rửa chân phải
là đàn ông hoặc trẻ nam. Từ nay các vị mục tử của Giáo Hội có thể chọn những
người tham dự nghi thức rửa chân trong số tất cả các thành phần dân Chúa. Ngoài
ra, nên giải nghĩa thích đáng cho những người được chọn về ý nghĩa nghi thức rửa
chân”.
Trong Sắc Lệnh ký ngày 6-1-2016,
Hồng Y Sarah và Đức TGM Tổng thư ký Arthur Roch của Bộ nhắc lại rằng cuộc cải
tổ nghi thức Tuần Thánh với Sắc lệnh ”Maxima Redemptionis nostrae mysteria”
(Các Mầu nhiệm quan trọng nhất của ơn cứu chuộc chúng ta, ngày 30-11-1955) cho
phép cử hành nghi thức rửa chân cho 12 người đàn ông trong Thánh Lễ kỷ niệm
Chúa lập phép Thánh Thể.. Khi cử hành nghi thức ấy, các GM và LM được mời gọi
trở nên đồng hình dạng trong tâm hồn với Chúa Kitô, ”Đấng đã đến không phải để
được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mt 20,28), và được tình yêu 'đến cùng' (Ga
13,1) thúc đẩy, hiến thân cho phần rỗi của toàn thể nhân loại.
Sắc lệnh nhắc đến quyết định của
Đức Phanxicô thay đổi qui luật đó và qui định rằng ”Các mục tử có thể chọn một
nhóm như các tín hữu đại diện mỗi thành phần dân Chúa. Nhóm nhỏ ấy có thể gồm
cả đàn ông lẫn phụ nữ, người trẻ, người già, người lành mạnh và bệnh nhân, giáo
sĩ, tu sĩ và giáo dân”.
Do năng quyền Đức Giáo Hoàng ban,
Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích du nhập sự đổi mới này vào trong các sách phụng
vụ và nhắc nhớ các vị mục tử về nghĩa vụ giáo huấn thích hợp cho các tín hữu
được chọn (rửa chân) cũng như cho những người khác, để họ tham gia nghi thức
này một cách ý thức, tích cực và nhiều thành quả”. (X. Lm G. Trần
Đức Anh OP, Radio Vaticana 21.01.2016)
Đọc
tin…tức từ đấng bậc chóp bu, bần đạo bầy tôi chạnh nhớ thân phận người nữ-phụ ở
Hội thánh. Chạnh lòng rồi nhớ đến nhiều lời bình về sự việc này, trong đó có
lời của đấng bậc vị vọng như sau:
“Thánh tổ-phụ Giêrônimô có lần nói: “Khi một nữ-phụ ao-ước được phục-vụ Đức Kitô nhiều
hơn cả và thế-gian này, thì khi ấy chị sẽ thôi không còn là phụ-nữ nữa và người
ta sẽ gọi chị là nam-nhân.”
Huyền-thoại Do-thái-giáo khi xưa ta biết được là
nhờ sách Sáng Thế Ký được mở để nói rằng Kinh thánh hiểu rõ rất nhiều sự/việc.
Huyền-thoại Do-thái-giáo có mục-tiêu diễn-giải điều đó là những gì. Là bảo
rằng: nam-nhân là những người mà ta không còn ngờ-vực gì nữa, từng hun-đúc nên
các chuyện bí-nhiệm thần-thoại như thế. Để rồi, cuối cùng ra, đã ghi-chú các
sự/việc này , do bởi các nữ-phụ trong xã-hội ấy không được tiếp-cận với thứ
quyền-lực để diễn-giải mọi sự về Thiên-Chúa và/hoặc cũng chẳng có khả-năng để
viết lách và diễn-giải nữa.
Thêm vào đó, phụ-nữ xưa nay vẫn bị mọi người nghĩ rằng:
các chị không thích bon chen tìm hiểu và/hoặc hiểu/biết gì về mọi thứ và cả
những thực-tại xảy ra cùng sự thật của các sự-kiện từng xảy ra, nữa. Thế nên, phụ-nữ
nói chung không gây ảnh-hưởng nào hết cách trực-tiếp lên các trách-nhiệm
này/khác về văn-hoá. Là phụ-nữ, các chị cũng chẳng có quyết-định ban đầu nào
khả dĩ có thể tạo hình-hài cùng khuôn-thước về bản-chất của bất cứ sự gì. Các
chị cũng không tham-gia dự-phần vào bất cứ tiến-trình tạo quyết-định về sự việc
nào hết.
Thành thử, ai trong chúng ta cũng chẳng lạ gì khi
thấy các truyện-kể hoặc bài viết do nam-nhân viết hoặc tạo hình-hài ở
Kinh-thánh đều tìm câu trả lời cho thắc-mắc hỏi rằng: làm sao ác-thần/sự dữ lại
đi vào công-cuộc tạo-dựng rất tốt đẹp của Thiên-Chúa được. Câu trả lời vẫn có
thể có từ lời tuyên-bố bảo rằng: sở dĩ có chuyện đó là do lỗi của thụ-tạo “dưới-cơ
con người” do Thiên-Chúa tạo ra để thoả-mãn nhu-cầu của nam-nhân đầu đời. Và
ác-thần/sự dữ ấy có tên là nữ-nhân-đầu-đời, tên Evà…” (Xem thêm
Tgm John S. Spong, The Woman as the
Source of Evil trong The Sins of
Scripture, HarperCollinsPublishers 2005
tr. 87-93)
Nghe các
đấng bậc biện-luận với nhau như trên, bần đạo chẳng biết làm gì hơn, là: lại
quay về với nhạc-bản của nghệ sĩ họ Phạm phối nhạc cho bài thơ của Lưu Trọng
Văn, vẫn hát thêm:
“Trăm năm đầu lỗi hẹn hò,
Chứ cây đa bến cũ, con đò khác đưa…
Thôn-nữ CHỊ, đã qua cầu, thóc lép,
Thôn-nữ EM, như trăng tuột khỏi chồi tay,
Thôn-nữ ÚT, đã lên đòng, nào ai biết.
Khúc tình xưa, xưa ấy đã xưa rồi,
Con chuồn chuồn không lung nhùng trong mạng nhện.
Con bướm vàng nằm xoài dưới chân anh.
Một vùng trăng cỏ non như níu áo
Ngọn tre xanh đủng đỉnh muộn màng
Á a á a a…
A á ạ à Á à à a…
(Phạm
Duy/Lưu Trọng Văn – bđd)
Cũng
trong đêm nhạc này, trong hai bài phổ nhạc của nghệ-sĩ Phạm-Duy, bài “Cô Hái Mơ” là bài viết đầu tay của ông
và bài “Trăm Năm Bến Cũ” được viết
vào cuối đời trong đó tác-giả gói-ghém tâm-sự “Ngày trở về” sau khi đọc bài thơ
của Lưu-Trọng-Văn có đầu đề là “Nào Đâu Có Trăm Năm, Mà Chờ Mà Đợi”, rất đúng
ý.
Vâng. Ở
nhạc-bản trên, chỉ mỗi câu ngâm “Á a à à
a ..” thôi, thì tôi và bạn nghe qua cũng đã hiểu. Hiểu rất nhiều, về
thân-phận người nữ-phụ, xưa nay. Nói đúng hơn, nữ-phụ khi xưa thì như thế. Còn,
phụ-nữ hôm nay, rày đã khác. Khác rất nhiều. Khác, hơn xưa khi người người góp
mặt biểu đồng tình với người chị/người em ở thánh hội. Như, lời đấng bậc khác,
từng diễn tả như sau:
“Chuyện người nữ-phụ lấy tóc lau chân Đức Giêsu…
cho thấy một sự thật. Sự thật là, người nữ-phụ xử-sự theo cách hối-lỗi rất
thật-tình và tha-thiết, nên chị ta có được kết quả là đạt được lòng mến tràn
đầy từ Đấng có quyền thứ-tha. Ngài tha-thứ, nhưng không phô-trương uy-quyền
được Cha Ngài ban. Trái lại, sự việc cải-hối và niềm tin nơi nữ-phụ ở đây đã
đem lại cho chị ơn tha-thứ…
Xã-hội hôm nay, thấy rất nhiều người làm quấy dù
chỉ một lần trong đời, nhưng vẫn bị người đời tặng cho mình nhiều mũ-chụp, suốt
quãng đời còn lại, của chính họ, dù họ thật tình muốn chỉnh-sửa. Thiên-Chúa
không xử-sự với con người như loài người vẫn xử-sự với nhau, và cho nhau. Chúa
xử-sự với con người theo tình-thế của họ ở đây, bây giờ. Quá-khứ của con người
không quan-trọng đối với Chúa. Quan-trọng chăng, chỉ mỗi điều, là: nay ta sống
thế nào, mà thôi. Nay, ta xử-sự ra sao với các nữ-phụ dù họ có phạm lỗi hay
không. Ta có xử sự với các nữ-phụ trong tương-quan với mọi người đúng theo
tinh-thần Chúa khuyên-dạy hay không mà thôi.
Trong một thế-giới mà nam-nhân hoàn-toàn khuynh-loát
và làm chủ, thì nữ-phụ xưa nay vẫn bị chê-trách rất nhiều chuyện, kể từ ngày
chị được tác-tạo thành con người đến hôm nay. Giả như có tên du-thủ du-thực nào
đó phạm tội hãm-hiếp phụ-nữ, thì mọi người trong thế-giới nam-nhân sẽ bảo rằng:
sở dĩ có chuyện này, là vì chị ta lôi-cuốn anh ấy qua cách ăn mặc rất kích-dâm
hoặc lôi cuốn. Nếu có nam-nhân nào đó từng xách-nhiễu một nữ-phụ đơn-sơ/trong
trắng nào đó, thì họ lại cũng bảo rằng sở dĩ có chuyện này là do chị ấy gây
chuyện rồi kích-động trước, thế thôi.
Giả như ông chồng nọ quyết ly-dị vợ mình, ắt hẳn cũng
vì chị vợ nay thành loại người mà anh tự thấy mình không còn có thể chịu đựng
nổi chị ấy nữa. Giả như nữ-phụ nào có khả năng chơi được trò chơi dành cho nam-nhân,
thì chị ấy sẽ bị đè bẹp/vùi-dập bằng những lời xách-mé/xỉa xói nói cho hay cho
tốt sẽ bảo rằng: cô ấy là thứ đàn-bà trơ-tráo không biết e-thẹn là gì, hoặc tệ
hơn, lại sẽ nói: cô bé này đúng là con chó cái, thế thôi.
Và, giả như chị phải vận-dụng mọi kỹ-năng hoặc tay nghề
thực-sự mới được thế, thì thiên-hạ lại sẽ bảo là chị ta đang sử-dụng “mọi thứ
của phụ-nữ” mới đạt được điều mình mong muốn có kết-quả.
Tất cả những điều này tiếp-tục mẫu-mã dựng chuyện
cho câu truyện kể về Vườn Địa Đàng, trong đó nhân-vật Evà là nguyên-nhân gây
nên đổ-vỡ cho am-nhân. Chị là người hoàn-toàn trách-nhiệm trong việc đưa
ác-thần/sự dữ vào với thế-giới nhân-trần. Đây là truyện kể tuyệt-vời, nhưng vẫn
chỉ là: một câu truyện kể, thế thôi. Thật sự, thì: đây chỉ là truyện dụ-ngôn
qua đó bậc tiên-tổ của ta khi xưa vẫn tìm cách bắt-chộp “sự thật” về sự
hiện-hữu của các ngài, mà thôi.
Và, các truyện kể ở Kinh thánh lâu nay mang tính
thần-thoại mà nhiều người gọi là huyền-nhiệm hay bí-nhiệm để nói lên một sự
việc gì đó mà một số người gọi là “thần-học Giao-ước” giữa Thiên-Chúa và loài
người. Thần-học này, lâu nay vẫn coi nữ-giới là “kẻ cám dỗ” nam-nhân vốn dĩ là
những người đáng quí đáng trọng. Theo đó, nữ-giới vẫn bị gọi là thứ “cây rái
cấm-kỵ” kích thích lòng ham/muốn nơi cơ-thể của nam-nhân.
Vì thế nên, phụ-nữ xưa nay vẫn “bị” định-nghĩa là
người đồi-bại và làm sa-đoạ tính thánh-thiêng của người phàm. Các chị còn bị
chê-trách coi như nguyên-nhân tạo cho nam-nhân mất đi uy-quyền của chính họ. Từ
khi có truyện kể dụ-ngôn này, văn-hoá Đạo Chúa ở phương Tây bị nối-kết với
khuynh-hướng xa lánh phụ-nữ, tức: diễn-tả mọi thứ thánh-thiêng theo nghĩa không
giới-tính.
Cũng từ đó, tính trinh-trong của phụ-nữ và
khiết-tịnh ở nam-giới đã trở-thành phương-cách để mọi người tự thánh-hoá đời
sống, theo phương-cách cao hơn. Cả đến hôn-nhân cũng bị nhiều người định-nghĩa
như một châm-chước/nhượng-bộ tội-lỗi, tức: phương-án chọn-lựa dành cho những
người yếu kém về nhiều thứ.
Một trong các vị thánh từng chuyển-dịch Kinh Thánh
là thánh Giêrônimô vẫn được bảo là vị thánh từng thấy khó xử trong chuyển-dịch,
khi thấy rằng khiá-cạnh độc-nhất mang tính cứu-độ của hôn-nhân là ở chỗ việc
này “sản-xuất ra nhiều trinh-nữ hơn nữa”. Và tuyên-bố này vẫn khiến nhiều người
khó mà tin được sự việc lại có thể như thế.
Như thế, tức bảo rằng: phụ-nữ thật sự là sự
dữ/ác-thần tận cốt lõi. Đó là thông-điệp xuất tự người gửi là Hội-thánh Đức
Kitô và thông-điệp này được đặc-biệt tạo-tác xuất từ dụ-ngôn truyện kể về vườn
Địa Đàng có Evà là hiện-thân của sự dữ.” (Xem Lm Frank Doyle sj, Suy Niệm
Lời Ngài Chúa Nhật thứ 8 Mùa thường niên năm C, nxb Tôn Giáo 2012, tr. 138)
Đó, chính
là vấn-đề. Vấn-đề, là ở chỗ: ta xử-sự với các nữ-phụ có cùng kiểu, đồng quyền
và theo cùng cung-cách như vẫn làm với người khác, chí ít là những người khác
khác chính-kiến, khác lai-lịch hoặc khác cả giới-tính, nữa hay không mà thôi.
Và,
vấn-đề còn lại đặt ra cho mọi người, là: ta đối-xử với nữ-phụ trong/ngoài
Giáo-hội có theo khuôn-khổ của sự tự-do con cái Chúa, hay không? Hỏi thế, không
phải để có được một trả lời ngay tức khắc cho mình và cho người. Hỏi như thế,
tứ: chỉ hỏi để mà hỏi. Hỏi, để kiếm tìm một hình-thức sống sao cho vui tươi,
phúc hạnh và phải lẽ.
Thế nên,
để mọi người, nam cũng như nữ, được sống vui-tươi/hài hoà với nhau, tưởng cũng
nên về với truyện kể nhè nhẹ trong đó có những cử chỉ cũng nhè nhẹ nhưng
vui/đẹp của người nữ-phục đã biết nhưng chưa quen, vẫn vui sống, như sau:
“Có một chàng trai
bị bệnh ung thư. Chàng mới 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kì lúc nào vì căn
bệnh quái ác này.Suốt ngày, chàng trai phải nằm trong nhà, được sự chăm sóc cẩn
thận đến nghiêm ngặt của bố mẹ. Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài
chơi, dù chỉ một lúc cũng được.
Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ
cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc theo con phố- con phố nhà mình mà vô cùng
mới mẻ- từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Khi đi qua một cưả hàng bán CD
nhạc, chàng trai nhìn qua cửa kính và thấy một cô gái. Cô gái rất xinh đẹp với
một nụ cười hiền lành - và chàng trai biết đó là "tình yêu từ ánh mắt đầu
tiên". Chàng trai vào cửa hàng và lại gần bàn cô gái đang ngồi. Cô gái
ngẩng lên hỏi:
-Tôi có thể giúp gì được cho anh ?
Cô gái mỉm cười, và đó là nụ cười
đẹp nhất mà chàng trai từng thấy.
-Ơ...,chàng trai lúng túng.
-Tôi muốn mua một CD...
Chàng chỉ bừa một cái CD trên giá
rồi trả tiền.
-Anh có cần tôi gói lại không? Cô
gái hỏi, và lại mỉm cười.
Khi chàng gật đầu, cô gái đem
chiếc CD vào trong.
Khi cô gái quay lại với chiếc CD
đã được gói cẩn thận, chàng trai tần ngần cầm lấy và đi về.
Từ hôm đó, ngày nào chàng trai cũng
tới cửa hàng, mua một chiếc CD và cô gái bán hàng lại gói cho anh. Những chiếc
Cd đó, cháng đem về nhà và cất ngay vào tủ. Anh rất ngại, không dám hỏi tên hay
làm quen với cô gái. Nhưng cuối cùng, mẹ anh cũng phát hiện ra việc này và
khuyên anh cứ nên làm quen với cô gái xinh đẹp kia.
Ngày hôm sau, lấy hết can đảm,
chàng trai lại đến cửa hàng bán CD, rồi khi cô gái đem chiếc CD vào trong để
gói, anh đã để một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của mình lên bàn.
Rồi anh cầm chiếc CD đã được gói-
như tất cả mọi ngày- đem về. Vài ngày sau...
Reeeeeeeeeeeeeeng!!!.
Mẹ chàng trai nhấc điện thoại:
-Alô!?
Đầu dây bên kia là cô gái ở cưả
hàng bán CD. Cô xin gặp chàng trai nhưng bà mẹ òa lên khóc:
-Cháu không biết sao ? Nó đã mất
rồi...hôm qua...
Im lặng một lúc. Cô gái xin lỗi,
chia buồn rồi đặt máy.
Chiều hôm ấy, bà mẹ vào phòng cậu
con trai. Bà muốn sắp xếp lại quần áo cuả cậu, nên đã mở cửa tủ.
Bà sững người khi nhìn thấy hàng
chồng, hàng chồng CD được gói bọc cẩn thận, chưa hề được mở. Bà mẹ rất ngạc
nhiên, cầm một cái lên, mở ra xem. Bên trong lớp giấy bọc là một chiếc CD cùng
với một mảnh giấy ghi: " chào anh, anh dễ thương lắm-Jacelyn".
Bà mẹ mở thêm một cái nữa. Lại
thêm một mảnh giấy ghi: "Chào anh, anh khoẻ không? Mình làm bạn nhé? –
Jacelyn"
Một cái nữa, thêm nữa... trong mỗi
cái CD là một mảnh giấy.....”
Và, lời bàn “Mao Tôn Cương” từ người kể, vẫn bảo rằng: “Trong mỗi cử chỉ đều có thể tiềm ẩn một món
quà. Giá như chúng ta đừng ngần ngại mở tất cả những món quà mà cuộc sống đem
lại.”
Thật ra
thì, có những thứ quà không cần mở cũng biết rằng: quà ấy thật vô giá như quà
tặng Thượng Đế biếu/tặng ta trong cuộc đời người. Đó là, sự hiện-diện của mọi
nữ-phụ ở quanh ta. Nữ-phụ ấy, có thể là mẫu-thân, là vợ, người chị hoặc em gái,
con/cháu rất nữ-giới. Quà nào cũng vui cũng quý-giá như sự sống đích-thật của
mọi người.
Kể thế rồi,
nay lại cũng mời bạn và tôi, ta đi vào vùng trời có lời vàng của Đức Chúa, vẫn
nhủ/khuyên rất nhiều lần, như sau:
“Này là lệnh-truyền của Thiên-Chúa:
Ta phải tin vào Danh Con của Ngài,
Đức Giêsu Kitô,
Và, yêu mến nhau
như Ngài đã truyền lệnh cho ta.
Và, ai giữ lệnh-truyền của Ngài,
thì lưu lại trong Ngài
và Ngài ở trong kẻ ấy.
Và, điều này ta biết được, là:
Ngài lưu lại ở trong ta,
do tự Thần-Khí Ngài đã ban cho ta.”
(1Ga 3: 23-24)
Thần-Khi
Ngài ban cho ta, ở trong ta, thì làm sao ta và người lại cứ khinh-chê, coi rẻ
các nữ-phụ, trong đời. Khinh và chê, như thể họ không là người như mình. Khinh
và chê, như thể người người vẫn đối-xử với các nữ-phụ như từng đối-xử với người
hành-tinh xa lạ, chẳng có tình người của người cùng một hành-tinh.
Làm sao
chứng-thực được rằng: Thần-khí Ngài ở trong ta, khi ta đối xử với nhau không
đồng đều. Vẫn cứ tạo ranh-giới, rào cản và kỳ-thị. Kỳ-thị nam nữ rất
tranh-giành. Và, đó chính là mấu chốt của mọi đối xử rất bất-công, không đồng
đều, một đối-xử không phải của người hành-tinh, rất địa cầu này.
Vậy,
tưởng cũng nên coi lại lề-lối sống với nhau trong hài-hoà/yêu-thương không đợi
chờ gì, huống hồ là “trăm năm”.
Vâng,
quyết thế rồi, tưởng cũng nên hát lên ca-từ nay trích-dẫn để có lập-trường sống
kiên-định rằng:
“Nào đâu có trăm năm,
mà chờ mà đợi?”
Nào đâu có kiếp sau,
đâu có kiếp sau, mà đợi mà chờ?
Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang song.
Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang sông.
Trăm năm bến cũ, có còn đó không?
Còn đó không?
Cây đa bến cũ còn lưa,
Bến cũ còn lưa
O đò năm trước đi mô không về…”
(Phạm
Duy/Lưu Trọng Văn – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Và những câu hỏi
rất như thế
vẫn lảng vảng
trong đầu mình
suốt mọi ngày.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment