Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 19 mùa Thường niên năm A 10-8-2014
“Sàigòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời,”
Sàigòn ơi, thôi đã hết thời-gian tuyệt
vời.
Giờ còn đây, những kỷ-niệm sống trong
tôi,
Những nụ cười nát trên môi, những giọt
lệ ôi sầu vắng.”
(Nam Lộc – Sàigòn ơi vĩnh biệt)
(Mt 10: 34-35)
Nói lời vĩnh-biệt, mà sao anh lại cứ hát: “Sàigòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về!”. Hát thế rồi, anh còn cam
kết: “Người tình ơi! Anh xin giữ trọn mãi
lời thề...” Những lời như thế, đã được ca-sĩ Khánh-Ly hát thay cho tác-giả Nam
Lộc khi cả hai vị đều có mặt vào buổi diễn ở hội-trường sân-khấu có tên gọi rất
“Belle Vue” ở Bankstown, Sydney hôm
21/6/2014 vừa qua. Nhạc sĩ Nam-Lộc điều-khiển chương-trình nhạc-hội tối hôm đó,
đã tuyên-bố: anh viết bài này, cho riêng anh và gia-đình, mà thôi.
Viết cho ai thì viết, chỉ cần biết là: anh đã hứa và đã xin “giữ trọn lời
thề”, rất như thế. Riêng bần-đạo bầy tôi đây, trước đó chừng tuần lễ, cũng được
đấng bậc vị-vọng là đương-kim Giám mục phó quản-cai giáo phận Vinh có ngỏ ý mời
về thăm quê-hương cũ để chứng-kiến xứ sở mình, nay đâu còn những “giọt lệ ôi sầu vắng”, lại vẫn là “thời-gian tuyệt vời” trên cả mức
tuyệt-diệu từ xưa nay.
Được lời như cởi tấm lòng, bần-đạo đây chợt nhớ Sàigòn rất “hoa-lệ” của mình
và của người vào những ngày thành-phố này được gọi là “Hòn ngọc Viễn-Đông”, nhưng không phải là “Nước mía Viễn-Đông” bên
hông Bộ Công Chánh thuở trước cạnh đại-lộ Lê Lợi, lúc mà quán xá chiều hôm cứ
bày bán những là phá-lấu với bò bía, gỏi bò khô... thôi thì đủ mọi món hàng ở gần
bên.
Sở dĩ bần-đạo dài giòng nhắc lại địa điểm vẫn gợi nhớ dễ như thế, là vì:
bản thân mình cũng đã hai lần “rồi đến
rồi đi, tôi vẫn xin tạ ơn đời, tạ ơn người, tạ ơn ai đã cho tôi “một thời
để nhung nhớ.
Vâng! Đã hai lần, bần đạo từng đến với Sàigòn-hoa-lệ rất “Hòn Ngọc
Viễn-Đông” một thời thuở ấy. Lần đầu, là cùng với thân-phụ ghé bến Sàigòn năm
1949 để cụ làm việc vài năm với Nhà Giây Thép Tân Định, rồi sau đó lại đã ra đi
trở về Hànội vào năm 1952 khi cụ thân-sinh qua đời. Lần thứ hai, lại cùng
thân-mẫu và gia-đình lại đến với Sàigòn năm 1954, để rồi lại đã rời xa Sàigòn
dấu yêu vào năm 1991, thật rất nhớ.
Vâng. “Rồi đến/rồi đi” như thế những 2 lần, nên lần này dù được đấng bậc
vị vọng ở xứ “Trời Đất đầy Vinh...Quang Chúa” khẩn-khoản mời da diết như thế,
bần-đạo chỉ mỗi cười trừ rồi hát tiếp:
“Dù thời-gian có là một thoáng đam mê,
Phố phường vạn ánh sao đêm,
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên.”
(Nam Lộc – bđd)
Vâng. Chính là như thế! Rồi đến rồi đi” tuy rất nhiều lần, nhưng làm sao
quên được một “Sàigòn-Hoa-Lệ” rất diễm-lệ nhưng lại không đầy những lệ châu rơi
lã chã, bao giờ cả.
Vâng, làm sao có thể hết quên rồi hát lời ca đầy hứa-hẹn, những là: “Sàigòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về”,
rồi còn chêm thêm câu tiếp theo, thật ai-oán là câu: “Người tình ơi! Tôi xin giữ trọn mãi lời thề” được, khi mà ngày mai
đây, tôi và bạn lại cũng chẳng biết được mình sẽ ra sao? Có còn “những nụ cười nát trên môi”, hoặc “những giọt lệ ôi sầu đắng...” đi chăng
nữa.
Vâng. Cũng thật khó nói lắm, giời ạ! Bởi, bần-đạo đây, bây giờ, cũng giòng
giống như tác giả bài ca ai oán ở trên, lại vẫn hát câu âu sầu, tiều-tụy rằng:
“Tôi giờ như con thú hoang lạc-đàn,
Từng ngày qua, từng kiếp sống quên thời
gian
Kiếp tha hương lắm đau thương, lắm chua
cay,
Tôi gọi tên ai mãi thôi...”
(Nam Lộc – bđd)
Vâng. Đúng ra, thì cũng y như thế. Nghĩa là: tâm-trạng của bần-đạo không
khác là bao cùng một tâm-trạng của tác-giả là nhạc-sĩ Nam Lộc, có viết nhiều nhạc-bản
hoặc có làm thật nhiều câu thơ thật hay, cũng chỉ để viết cho riêng mình. Tức:
một mình mình hiểu, một mình mình vui, mà thôi. Hoạ hoằn, được ai thân-thương
thông-cảm, cũng coi đó như ân-huệ Trời cho rất to đùng, oai hùng như biển Đông,
đáng ghi nhớ.
Vâng. Bần-đạo đây vẫn nhớ như in, rằng: hôm ấy chính mình còn chẳng dám
hát hoặc nói lời gì để đời như: “Sàigòn
ơi! Tôi xin hứa rằng tôi trở về” với đấng bậc vị vọng là Đấng vị vọng rất
Giám mục ở trên, mà chỉ dám cười trừ rồi lắc lư cái đầu như thể “lắc lư con tầu
đi”, đi mãi không biết có ngày nào đó đến được bến bờ đại dương có “hòn ngọc
viễn đông” năm nào, hay không nữa. Có cười trừ hay thêm vào lời hát nhái, hát
đại và hát mãi hay không, cũng chẳng nhớ. Chỉ nhớ có mỗi điều như người viết
nhạc từng viết những điều khi xưa đầy nhung nhớ, như:
“Sàigòn ơi, nắng có còn vương trên
đường?
Đường ngày xưa, mưa có ướt ngập lối
đường về.
Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên?
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng?
Hay đã khóc thương cho người yêu?”
(Nam Lộc – bđd)
Vâng. Có nói nhiều và hát mãi hát dài dài như thế, bần đạo đây thật chỉ
muốn nhắn với bạn và tôi rằng: khó có thể hứa điều gì, trong lúc này, vì nhiều
lý-do. Thành thử, cứ thế này đi. Thế này, là: cứ để lòng mình rộng mở để Thánh
Thần dẫn đưa con tầu mình về chốn nào tuỳ ý Ngài. Nói thế rồi, nay xin trở về
với “chuyện phiếm” về cõi đời của người và mình vẫn còn đó rất nhiều vấn-đề.
Đời mình, thì đã có vấn-đề là như thế. Còn đời người, thì như: còn có
những vấn-đề đặt ra rất thời-thượng như sau:
“Cách nay không đầy
một năm, tên tuổi của con người nổi tiếng mang tên Nigella Lawson từng tạo ánh
nhìn khá quyến rũ với giới thưởng ngoạn chương-trình truyền-hình thuộc hạng
sang gửi đến khán-giả thích nấu-nướng hầu tạo cho gia đình cuộc sống hài hoà,
êm ả rất đáng sống.
Nay thì vấn-đề tạo
nguyên-nhân cho để cô ly-dị người chồng nổi tiếng với kỹ-nghệ quảng-cáo là trùm
khuyến-mại có tên là Charles Saatchi được lên ảnh phổ biến khắp thế-giới với hàng
chữ dùng làm đề-tựa khiến mọi người sửng sốt đến chết ngạt, như: “Saatchi và đôi tay xiết chặt cổ họng
người đẹp Negelia”, đã làm cô chết lặng,
chẳng nói được một lời.
Chết lặng hơn cả, là
tập phim truyện truyền-hình nói nhiều về các nhóm người vẫn còn đang chiến đấu
chống lại cảnh bạo-hành trong gia-đình. Những điều lâu nay còn ẩn- tàng bên
dưới lớp sương mù ảnh hình không để lộ cho khán-giả biết nhiều về những điều mà
lâu nay thiên hạ cứ cho rằng: bạo-hành trong gia-đình là chuyện của xã-hội
trọng nam khinh nữ cứ để đàn ông xài xể phụ nữ hoặc những người thuộc phái
yếu...
Vừa qua, một chuyên-gia
lão luyện trong địa hạt nghiên-cứu khảo-sát có dấy lên một cao-trào để mọi
người ở Úc thấy được rằng vấn-đề bạo-hành trong gia-đình không chỉ là vấn-đề
của phụ-nữ hay thành-viên nào đó trong cộng-đoàn nhỏ thôi, nhưng còn là chuyện
của hết mọi người, nam cũng như nữ. Và, tác-giả nhấn mạnh rằng: thật ra
nạn-nhân lại chính là nam-nhân nhiều hơn nữ-giới...
Tác-giả đưa ra lời xác
chứng với nhận-định, rằng: lâu nay các nghiên-cứu khảo-sát đều không ngừng cho
thấy đa phần thì phụ-nữ là nạn-nhân của bạo-hành trong một xã-hội gồm các đàn
ông chuyên thống-lĩnh. Nói như thế, hẳn người đọc tin cứ đinh-ninh là như vậy
rồi vội tin. Nhưng, sự thật không thế. Bạo-hành xảy đến với người phối-ngẫu
không chỉ nghiêng về phía phụ-nữ hoặc về một giới tính, mà ngay đến phụ-nữ cũng
từng sách-nhiễu nam-giới cũng rất nhiều. Các khảo-sát mới đây ở Úc cho thấy có
khoảng một phần ba nạn-nhân của các vụ này là đàn ông, con trai.
Dự án có tên là
Nhận-thức Sách-nhiễu Người Phối Ngẫu viết tắt là PASK thực hiện với 1700 người
ở Mỹ, do tạp-chí mang tên The US Journal Partner Abuse cho biết trong thời gian
từ tháng Tư năm 2012 đến tháng Tư năm 2013, cho thấy hầu hết các vụ sách-nhiễu
này là do phụ-nữ là thủ phạm và hầu hết nam giới mới là nạn-nhân. Kết quả được
tóm-tắt như sau:
-24% cá-nhân những
người bị người phối-ngẫu bên kia tấn công ít nhất một lần trong đời mình (23%
do phụ nữ chủ chốt và 19.3% do nam-giới gây ra).
-25.3% trong số những
người sách-nhiễu người phối-ngẫu của mình, thì tỉ-số phụ nữ vi-phạm nhiều hơn
nam-giới.
-80% những người có
kinh-nghiệm bị sách-nhiễu về tình-cảm và chủ-động đáp trả mọi khiêu-khích hoặc
có chiến-thuật khống-chế hoặc đe-doạ người phối-ngẫu của mình. Qua nghiên
cứ/khảo sát, thì 40% là phụ-nữ (trong sách-nhiễu cảm-xúc) còn phía nam-nhân chỉ
đếm được có 32% thôi. Về sách-nhiễu mang tích miễn cưỡng thì 41% thuộc phái nữ
và 43% thuộc phái nam.
-Đa số các vụ
bạo-hành đều tương-tác cả hai phía. Nếu tính các nước có số dân đông đúc, thì
việc bạo-hành giữa vợ-chồng được tường-trình là có đến 57% về cả hai phái
nam/nữ. 41% chỉ một phái bị và trong số này thì 13.8% là do nam-giới chủ-động đối
với nữ-giới, 28.3% do nữ-giới chủ-động đối với nam-giới.
-Cả hai phái nam lẫn
nữ đều là thủ-phạm chủ-động trong các cuộc bạo-hành trong gia-đình là do cùng
một động lực như nhau, trước nhất thường là về cảm-xúc do bị căng-thẳng
thần-kinh hoặc ghen tương; hoặc do cảm-xúc tức-giận và những lý do nào khác mà
tự họ không thể dùng lời nói hoặc cách-thức trao-đổi cùng đối-thoại để kéo sự
chú ý của người phối-ngẫu phía bên kia.
Các khám phá từ
khảo-sát/nghiên-cứu này đều nói cách chung chung rất rộng nghĩa, nhưng cũng đủ
để thách-đố các nhận-định thông-thường cho thấy nam-giới là thủ-phạm trong các
baọ-hành ở gia-đình. Thế thì, tại sao không kể về những cái tát tai, đấm vào
mặt hoặc bắt nạt về tâm-lý do phụ-nữ đối-xử với phái nam, trong cuộc sống.
Lý-do là vì phụ-nữ thường bị thương-tích nhiều hơn nam-giới trong các vụ cãi
cọ, ẩu đả xảy ra trong gia-đình, đến độ phải đi nhà thương cấp-cứu. Nói tóm
lại, khảo-sát này chú trọng nhiều đến nạn-nhân các vụ bạo hành-trong gia-đình hơn
lý-lẽ bênh-vực phái này hoặc phái khác...” (x. Carolyn Monahan, The Fearful Symmetry of Family Violence, (MercatorNet 23/5/2014).
Thật ra thì, ý-kiến trên đây về bạo-hành trong gia-đình, không cần đặt
lại xem ai là nạn nhân ai là thủ-phạm, ai chịu nhiều thiệt-thòi, vv. Là của
tác-giả bài viết dẫn ở trên, chứ không của bần-đạo, đâu đấy. Bởi lẽ, đặt vấn-đề
về bạo-hành trong gia-đình hoặc nội-bộ cộng-đoàn mình chung sống, là bàn về
những điều không hay và không phải. Hoặc, như người nghệ-sĩ vẫn cứ gọi đó bằng
câu hát: “Tôi đã mất người trong cuộc
đời”, hoặc “thôi đã hết thời gian
tuyệt vời”, rồi lại hát: “Tôi như con
thú hoang lạc đàn...”
Hoặc ít nhất cũng là: “Những kỷ
niệm sống trong tôi”, nay không còn “những
nụ cười nát trên môi” , hoặc “những
giọt lệ ôi sầu đắng.” Sầu và đắng, là bởi những người đang sống trong cảnh
bạo hành ở nhà hoặc trong cộng-đoàn, nay cảm thấy “Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay...” để rồi: “Tôi gọi tên ai mãi thôi...!”
Sầu và đắng, trong cuộc sống ở cộng đoàn nhỏ là gia-đình xào xáo, cãi
tranh, tranh giành này nọ đã khiến nguời người lại nhớ lời vành Kinh Sách từng loan
báo:
“Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an
cho trái đất;
Thầy đến không phải để đem bình an,
nhưng để đem gươm giáo.
Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ
giữa con trai với cha,
giữa con gái với mẹ,
giữa con dâu với mẹ chồng.
Kẻ thù của mình chính là người nhà.”
(Mt 10:
34-35)
Lời
Chúa báo động thì như thế. Nhưng, vấn-đề đặt ra để bạn và tôi, ta suy-tư vào những
ngày trời đẹp hoặc mây mù u ám vây quanh có những câu hỏi được bạn Đạo đưa ra về
việc sống thực Lời Chúa, ghi nhận như sau:
“Hỏi: làm sao thày lại
đoan quyết rằng: lời thánh-sử viết Tin Mừng không có ý trích-dẫn Lời Chúa nói
như sự thật đã hoặc sẽ xảy ra? Vậy thì ý của thánh-sử khi viết thì thế
nào?
Đáp: Có lẽ người đọc Tin
Mừng các thánh Mát-thêu, Mác-cô, Luca và Gioan viết, hầu hết vẫn nghĩ rằng những
gì được viết ra là sự-kiện hoặc câu chuyện hoặc lời nói có thật từ Đức Giêsu
theo tính lịch sử. Đọc Tin Mừng, ta cần hiểu rõ, rằng: tín-hữu Đạo Chúa thời
tiên-khởi từng trải-nghiệm rằng Đức Giêsu vẫn có mặt ở giữa họ cả sau khi Ngài
chết đi. Nói như thế, phải hiểu ý-nghĩa về sự có mặt liên-tục của Chúa đã tạo
cho người chuyển-giao truyền-thống Phúc Âm một thứ tự-do rất sáng-tạo. Các
tác-giả không viết nhiều về Đức Giêsu từng sống thế nào mà chỉ viết về Đức
Giêsu đang sống với ta.
Viết như thế, không để
diễn-tả xem Đức Giêsu từng nói và từng làm những gì, mà là Ngài đang nói gì và
làm gì cho ta và với ta. Thành thử, các tác-giả Phúc Âm đều thấy lúng-túng khi
diễn-tả lời nói và hành-xử của Đức Giêsu theo cách ăn-khớp với nhu-cầu tư-riêng
của thời đại và cộng đoàn trong đó các ngài từng sống.
Nói như thế, tôi không
có ý chối bỏ giá-trị của Phúc Âm như vẫn có. Điều tôi muốn nói là: các truyện
được kể trong Kinh Sách không phải là chuyện lịch-sử, cũng không là tiểu-sử được
kể lại, nhưng là lối chú-giải về thời buổi, địa điểm và cộng-đoàn nào đó, cách
riêng. Thế nên, muốn biết xem Đức Giêsu lịch-sử, phải xem xét những gì tác-giả
Tin Mừng muốn nói đến bên sau các chú-giải ấy, mới hiểu được”. (x. Richard G. Watts & John
Dominic Crossan, Who is Jesus,
Westminster John Knox Press Louisville Kentucky 1996 tr. 6-7)
Xem
thế thì, sống Lời Chúa là phải sống như thế nào? Có phảo là: sống như thể giữ
cho đúng nghi-thức phụng-vụ các ngày lễ trọng-đại mà quên trở về với cuộc sống
bình thường và thông-thường ở đời không? Để trả lời, cũng nên nghe thêm lời diễn-giải
của đấng bậc thày dạy trong Đạo, có những lời sẻ-san như sau:
“Sống trong đời dù chỉ gặp những điều tầm-thường về “sự
việc” hoặc “sự thể” đơn giản chỉ nói về “nó” hoặc “cái đó” thôi cũng là điều tốt,
bởi Thiên-Chúa tạo-dựng theo cách như thể để cho ta và Ngài chúc lành cho tất cả,
bằng cả đặc-tính tích-cực của Ngài, nữa. Quả là, Thiên-Chúa vui-thích những thứ
“đó” và Ngài muốn ta cũng vui-hưởng mọi điều ở trong “đó”. Theo cách này, ta sẽ
cảm-nghiệm rằng: ta đang thực-sự triển-nở và đó chính là ý-định của Thiên-Chúa
đối với ta, để ta sống.
Thật ra, thánh Mát-thêu biết rằng: có những điều và nhiều
điểm không được tốt cho lắm, nhiều lúc còn tồi tệ nữa là đằng khác. Và, cũng có
sự việc thật cũng đáng chán như chiếc máy rửa chén. Mọi người đều biết thế, nên
vẫn chấp-nhận sống với “nó”. Thế nhưng, thánh-sử Mát-thêu lại để Đức Giêsu kể
huỵch-toẹt cho ta biết rằng: ngay vào lúc và nơi chốn có sự thể đáng chán ngán,
lại thấy nảy-sinh những khoảnh-khắc rất đáng yêu. Thành thử, ta cũng nên tìm-hiểu
xem để biết “nó” như thế nào, mà cảm-kích và vui-thích rồi cảm-tạ ơn Chúa về những
thứ Ngài ban cho ta.
Đọc Tin Mừng các thánh, nhất là do thánh Mát-thêu viết,
đôi lúc ta vẫn thấy ra như tác-giả cũng rất thích âm-nhạc. Thánh-nhân từng viết
về thứ âm-nhạc rền-vang lời vãn-than, trổi lên cùng lúc với nhạc nền của cuộc đời
ta đang sống. Và, thánh-nhân lại nhấn mạnh rằng, cùng với Đức Giêsu, vẫn xảy đến
các khoảnh-khắc đích-thực có loại nhạc rất trữ-tình. Đó là lúc ta nghiệm ra thế
nào là đến với người khác, hăng say/tử-tế, chữa lành nhiều việc. Và Thiên-Chúa
vẫn luôn có mặt để hỗ-trợ ta. Và, khi hoạt-động hăng say/năng-nổ, thì đó là lúc
ta quên hết những gì đáng chán ở phần nền.
Thế đó, “nó” mới hay. Thế đó, là “sự việc” rất tuyệt-vời.
Thế thì, cuộc sống mới đáng sống. Và, Thiên-Chúa cũng thế. Ngài cũng giống như
ta, nghĩa là Ngài rất phấn-kích khi ta vui sống. Và, ta vẫn đang sống với và sống
cùng Ngài, theo kiểu ấy.
Ở Tin Mừng ta đọc hôm nay, thánh Mát-thêu viết về bốn thứ
nhạc tuyêt-vời nơi Đức Giêsu.
Thứ nhất, Chúa nói đến nhạc-điệu an-vui trong đó có: người
mù được thấy, người què đi được, người phung được sạch, người điếc nghe được,
và người nghèo đói/ thấp hèn được nghe/biết Tin Vui An Bình. Đức Giêsu mừng
kính sự sống giống như thế, ở Galilê. Đó là thứ âm-nhạc tuyệt-cú ta gặp được
nơi “sự việc” yêu thương người nghèo-khó, có nhu-cầu.
Loại nhạc thứ hai, Chúa có thưa: "Lạy Cha là Chúa Tể trời
đất, con xin ngợi-khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn-ngoan thông-thái
biết những điều này, nhưng lại mặc-khải cho những người bé-mọn” (Mt 11: 25).
Xem thế thì, Đức Giêsu mừng kính sự sống an-lạc cho người bình-thường sống bên
dưới những người mà chẳng ai đoái-hoài nhìn ngó, ngoại trừ Chúa. Chúa cũng nói:
cuộc sống, thật ra là làn gió mát cho những người như thế, cả khi bị các cấp ở
bên trên đối-xử với mình thật không phải. Và, họ nhận ra sự tử-tế, giống Chúa,
nằm khuất ở bên dưới, mọi “sự việc”.
Loại nhạc thứ ba, là khi Chúa bảo: “Những ai đang vất-vả
mang gánh nặng-nề hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ-ngơi, bồi dưỡng” (Mt 11:
28). Nói thế, tức là: Ngài rất bén-nhạy cảm-thông với mọi người và tạo cho họ
khả-năng sống cuộc-sống của chính mình, cho thật sống. Chúa mừng kính sự tốt-lành
Ngài tạo ban cho những người vẫn lây-lất kéo dài cuộc đời từ ngày này qua tháng
nọ, nhưng không chán: bởi nơi đó, có giòng nhạc xuất-phát từ nhạc-bản tươi-vui,
an-hoà.
Và giòng nhạc cuối, có Chúa nói: “Anh em hãy mang lấy ách
của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền-hậu và khiêm nhường. Tâm hồn
anh em sẽ được nghỉ-ngơi, bồi-dưỡng. Vì ách tôi êm-ái, và gánh tôi nhẹ-nhàng"
(Mt 11: 29-30). Nói thế, còn có nghĩa: Chúa trân-trọng mừng sự gần-cận với những
ai cùng mang “ách” dịu-hiền của Ngài. Mọi người sẽ thấy được niềm an-vui trong
tháng ngày dài cuộc đời gặp đầy phiền-toái, oan khiên.
Vâng. Giữa giòng nhạc tươi-vui/êm-đềm, Lời Chúa nói, vẫn
có tiếng trống làm nền cho thứ âm-nhạc dịu-nhẹ, hoà-vang, êm-ái. Những người
cùng khổ/cật-lực cần được ta đến cảm-kích niềm vui chung. Và, mỗi khi ai đó trổi
nhạc vui rồi múa nhảy, hẳn cũng có những người không buồn dời gót ngọc để chung
vui với người đó. Một số người sống như thế, cũng chẳng buồn đáp-ứng lại giòng
nhạc buồn vào buổi tiễn-đưa người quá-cố, nữa.
Lại có người, vẫn cứ chê-bai chỉ-trích ta, là những người
dễ kích-động khi khám-phá ra rằng: cuộc sống cũng tốt đẹp như khi Đức Giêsu và
tác-giả Tin Mừng thánh Mát-thêu từng công-nhận như thế. Ta cứ đặt để những lời
như thế vào hậu-trường cuộc sống sẽ rất mừng, là: những điều như thế chỉ xuất-hiện
ở hậu-trường, mà thôi. Vì, sự thể an-vui/tươi-tắn thực ra ở đâu đó, và những
người như thế cũng chẳng thể nào lấy khỏi nơi ta niềm an vui, hài-hoà được.
Đến đây, tưởng cũng nên nói thêm, rằng: khi ta bảo: trong
đời, có những sự và những việc vẫn suy-tưởng về Chúa và với Chúa. Tựa hồ như,
khi Đức Giêsu trả lời câu hỏi “ai đó” của thánh Phêrô những tưởng Ngài là “ma
trơi”, thì Ngài nói: “Đó là tôi!” Và, khi ta thưa với Chúa: Có những sự và những
việc con muốn sẻ-san với Ngài, ôi lạy Chúa!, là có ý nói: ta cũng sẻ-san những
sự và những việc rất tầm-thường với Đức Chúa.
Thế nên, khi ta nói: cuộc sống có nghĩ về Thần-Tính-An-Vui,
là Thánh Thần đem lại sự sống tràn đầy, đến cho ta, là ta hỏi: Chúa nay thế nào
rồi? Sự việc Chúa đến với ta, rày ra sao?
Thì đó là lúc ta nên vui-hưởng cuộc sống tràn đầy Đức Kitô. Cuộc sống rất
“Kitô”, là như thế”.(x.
Lm Kevin O’Shea CSsR, Suy Tư Tin Mừng
Chúa nhật 14 thường niên năm A, vietcatholicsnet 27.06.2014, ở cột Phụng vụ)
Xem thế thì,
hãy cùng người nghệ-sĩ nhớ đến “Sàigòn-hoa-lệ” thuở nào, rồi cùng hát:
“Nguời
tình ơi! Tôi xin giữ trọn mãi lời thề,
Dù thời
gian có là một thoáng đam-mê,
Phố-phường
một ánh sao đêm,
Nhưng
tôi vẫn không bao giờ quên.”
(Nam Lộc – bđd)
Vâng, chính thế. Dù Sàigòn là cuộc sống
của tôi và của bạn có là một thoáng đam mê, ê-chề, nhiều bứt rứt, cũng chớ bao
giờ quên. Không quên, “Hòn Ngọc Viễn Đông” đầy diễm lệ, cũng không quên cả đến
Lời Vàng đấng thánh nhân-hiền từng viết nhiều và viết mãi về sự hiện-diện của Đấng
Bên Trên luôn ở cùng và ở mãi với ta và với người.
Quyết thế rồi, nay ta đi vào khung
trời truyện kể cũng rất “phiếm” để làm nhẹ bớt nỗi niềm suy-tư về cuộc đời có
những lời nhung nhớ, hoặc “giọt lệ sầu buồn” hoặc “nụ cười nát trên môi”, để
thưởng-thức.
“Truyện
rằng:
Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của
ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy
càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi...đã tháo luôn
chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia.
Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm
cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có
thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi”.
Truyện kể vỏn vẹn chỉ có thế. Không dài giòng
văn-tự cũng chẳng ngắn ngủi đến độ không hiểu nổi. Thế nhưng, để người đọc thấm
thía hơn về ý-nghĩa của cuộc sống rúr ra từ câu chuyện “Chiếc giày đánh rơi của
Ghandi”, người kể lại cứ thêm, đôi lời bàn rất “Mao Tôn Cương” như sau:
“Chúng ta thường ít nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về bản thân mình.
Khi chúng ta bị mất mát vật gì, thì điều đầu tiên ta nghĩ đến là: những thiệt
thòi và bất hạnh của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ vào những tiếc nuối,
thở than, chán nản, thậm chí còn bẳn gắt và bực bõ vì những rủi ro có thể xảy đến.
Mahatma Gandhi đã có hành động thật cao quý bởi trong mất mát vật tuỳ thân như
thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.
Hành động của Gandhi từng chứng tỏ: việc nghĩ đến người khác đã trở-thành một
phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Giả như, trong cuộc sống an-bình
và thành-đạt mà ta còn không mấy quan-tâm lo-lắng cho những kẻ bất hạnh hơn
mình, thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có làm được điều đó hay không?
Quanh ta có biết bao nhiêu người sống khó khăn, cực khổ đang cần sự giúp đỡ của
ta. Những gì họ thiếu thốn có khi không là vật chất, mà đôi lúc chỉ cần một lời
động viên an ủi, thật cũng đủ.
Thế giới của ta sẽ hạnh phúc biết mấy, nếu mỗi người và mọi người trong
ta không chỉ chăm lo cho lợi-ích riêng-tư của mình, mà cần phải chăm lo lợi ích
của người khác nữa.” (câu
truyện và lời bàn trích từ điện-thư bạn bè gửi hôm 27/6/2014, không ghi tên tác-giả)
Lời bàn về chuyện âu sầu, buồn khổ, mất mát gặp
phải trong cuộc đời và những gì còn diễn tiến ở phía sau đường đời, cũng nên
dùng làm kết-đoạn cho “chuyện phiếm” rất đáng chán ở đây, hôm nay.
Kết thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ
thong-dong hát lên lời lẽ đầy nhung nhớ về một “Sàigòn-hoa-lệ” nào đó, của mỗi
người. Hát, là cứ hát những lời sau đây:
“Sàigòn
ơi! Tôi đã mất người trong cuộc đời.
Sàigòn
ơi! Tôi đã hết thời-gian tuyệt-vời.
Giờ còn
đâu, những kỷ-niệm sống trong tôi,
Những nụ
cười nát trên môi,
Những
giọt lệ ôi sầu đắng...
Sàigòn ơi, nắng có còn
vương trên đường?
Đường ngày xưa, mưa có ướt ngập lối
đường về.
Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên?
Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng?
Hay đã khóc thương cho người yêu?”
(Nam Lộc – bđd)
Hôm
nay đây, những mong rằng “Sàigòn” của bạn và của tôi vẫn cứ còn giọt nắng lẫn
giọt mưa vương trên đường đời, đầy những nụ cười nở mãi trên môi, của mỗi người
và mọi người.
Trần
Ngọc Mười Hai
Với niềm hy vọng
Trải dài mãi trên anh
trên tôi,
Trên mọi người.
ở đời.
No comments:
Post a Comment