Saturday, 15 February 2014

“Sống, buông xuôi theo ngày tháng,



Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 7 Mùa thường niên Năm A 23-02-2014

“Sống, buông xuôi theo ngày tháng,
Từng thu qua vời trông theo đã mờ,
Lệ rơi, trên tim tôi,
Lệ rơi, trên bờ môi...”
(Từ Công Phụng – Đời Bỗng Phù Du)

(Mt 19: 18-20)
            Bỗng dưng thấy đời mình phù du, ư? Nói thế nghe cũng được, nhưng hơi khó. Khó, ở chỗ, là: điều đó ai cũng biết, nhưng mỗi lần nghe người nghệ-sĩ hát những câu sau đây lại thấy buồn:

            Yêu nhau một thời, xa nhau một đời.
Lệ này, em nhỏ xuống hồn tôi...
Yêu nhau một thời, xa nhau một đời,
Lệ này, em nhỏ xuống hồn tôi.”
(Từ Công Phụng – bđd)

Bần đạo có bạn cà-phê/cà-pháo mang tên Hương Nam sống ở huyện nhà Sydney, những lúc “trà dư tửu hậu”, bạn cứ “bốc” lên và phán những câu “xanh rờn” như cha/cố nhà đạo rằng:“Sở dĩ bà con thấy cuộc đời mình là chuỗi phù du, bởi: mình không chịu thực-thi đề-nghị Chúa vẫn dạy: “Các con hãy đi mà rao giảng Nước Trời, cho mọi người”, chứ đừng ngồi đó mà hưởng thụ...”
Nghe thế, bần đạo bèn vỗ đùi cái “đét” và nói: “Đây, chưa từng nghe có người nào phán bảo chí lý, đến thế! Vậy thì...” Vậy thì, vậy thì... sao? Ừ nhỉ. Vậy thì, “bạn đạo” mình sao không làm trước đi, để tớ theo? Nghe xong, bạn đạo liền “tịt” ngòi, chẳng nói chi.
Bần đạo nói “trà dư tửu hậu”, là vì thấy người của mình bỏ quá nhiều thì giờ ra mà uống trà hoặc nhậu nhẹt. Nhưng, hễ nhắc đến “rao giảng chuyện Đạo” là y như rằng, có vị lại sẽ bảo: việc đó, nên để các đấng “lơ mơ”/“lờ mờ” linh (rất) mục nói những chuyện trời ơi, hết kể về quỷ dữ với địa ngục hoả hào, rồi lại dụ dỗ các cháu nhỏ đi tu làm linh mục, chứ bản thân không còn lo phục vụ Nước Trời Hội thánh theo cương vị của mình, nữa!...
Thật ra thì, lời ngỏ ở đây, xem ra có hơi “lỗ mãng”, “đột ngột” một chút. Thế nhưng, lời này không do bần đạo hoặc bạn bè ở Úc nói ra, mà do bạn hiền từ quê nhà qua ăn Tết Giáp Ngọ sau khi đã dự lễ mấy chủ nhật ở đây, nay dõng dạc tuyên bố hung hăng, như thế. Như thế, là như thể các đấng “lờ mờ” người Việt bên này không như thế (?). 
Nói đi thì lại nói lại, tức nói những điều rất khó nói và cũng khó nghe, nhưng nếu có hỏi: sao bầu bạn lại nói thế, thì chẳng thấy bạn trả lời/trả vốn gì hết. Có bạn khác, lại “phớt lờ” đến độ chẳng ai còn muốn nói những chuyện như thế nữa. Thôi thì, hỡi bạn và tôi, nay ta hãy nói tiếp: ta sẽ cứ thế ... mà bàn luận những chuyện trên trời/dưới biển, để rồi xem. Chuyện ấy ra sao, dưới đây là một lời bàn rất nên xem:

“Vừa qua, có vị thức-giả nọ đã viết lên một bài mang tựa đề, rằng: “Khoa-học hay khoa nào đó dù sắc sảo hay sắc bén thế nào đi nữa, hỏi rằng họ có trả lời được mọi vấn đề của trần-thế hay không?” Đây, là câu hỏi xuất tự miệng khoa-học-gia tên tuổi là Steven Pinker thuộc trường Harvard bên Mỹ từng viết khảo-luận có tựa đề hơi dài, đại-để bảo: “Khoa học chẳng là địch-thù của ai: một cam-kết khởi-sắc xin gửi các văn-nhân hay quên lãng nhiều thứ, các nhà giáo từng lăn xả vào cuộc chiến này khác và các sử-gia ít viết lách”.. Khảo-luận này từng xuất hiện trên tờ The New Republic mà ông nghĩ: sẽ chẳng có ai lại dám bỏ giờ ra mà phản-hồi hết.”

Theo ông, ta nên hồi-hướng về với bài phân tích vật-chất rất tùy-tiện mà ông từng đề-cập chỉ cốt hủy-bỏ thứ khôn-lanh cứ kéo dài nhiều thế-kỷ từ chủ-nghĩa duy-khoa-học mà có lần ông từng đại diện cho họ, như người khác.

Đại khái, ý chủ mà ông muốn tóm gọn trong những lời như sau: “Theo tôi, thì: ý-niệm về chủ-nghĩa duy-khoa-học vẫn chỉ như xưa nhưng đã có những vị từng lạm dụng danh-nghĩa khoa-học để bày tỏ ý riêng của mình dù chẳng mang tính khoa-học gì. Các vị ấy, sử-dụng ngôn-từ như kiểu “coi mặt-đặt tên” áp-dụng cho lập-trường tự tin nhưng hơi quá đáng và ít người thích, rằng: khoa-học và phương-pháp-luận mà môn này đưa ra là khoa giải-đáp được tất cả mọi sự. Tôi chấp-nhận định-nghĩa này trừ cái phần gọi là ‘quá đáng’ và ‘không có ai ưa thích’...

Hơn nữa, tác giả Pinker cùng từng nói thế khi trả lời phỏng-vấn từ giới truyền-thông năm 2012 với đề-tài: “Thứ Triết-học nói hơi nhiều” để bảo rằng chủ-nghĩa Duy-khoa-học đã ra lệnh cho mọi người thứ tiêu-chí kiểu Darwin buộc tất cả mọi người phải am-hiểu mọi sự về con người theo cung-cách khoa học và chấp-nhận thuyết tiến-hoá cả về sinh lý lẫn văn-hoá, tức: những điều mà nhiều người vẫn còn tiếp-tục đả-kích coi đó như chuyện ngthịch-ngạo đạo-đức cũng như lương-tâm...”   (xem thêm Denyse O’Leary, Does Science Have Answers to Absolutely Everything?, MercatorNet 28/01/2014)

Các khoa-học-gia, lâu lâu quay đầu về để kích-động bà con mình bằng những cụm-từ nghe ghê gớm là thế, chứ thực-tế, được bao người thường ở huyện nay nghĩ vậy? Hoạ chăng, cũng chỉ một dúm người bỏ giờ ra mà đọc những chuyện cao-sâu/nhiệm-mầu, nhưng phải nhè nhẹ, qua-loa mới hy vọng được một số người quan tâm thôi.
Chẳng biết điều đó có được gọi là “thực tế ở đời” không; nhưng thôi, nay ta cứ bàn chuyện mình, còn chuyện người để hạ hồi phân giải, chứ? Nếu thế thì, đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta thử xem ý-kiến của bạn-bè/người thân, cũng rất gần về những chuyện dính liền cuộc sống Đạo/đời ở huyện nhà, hôm nay.
Chuyện, là chuyện như ý/lời của nhạc bản được tác giả trình bày tiếp như sau:

“Tôi như người ru mộng
sống cuộc đời bềnh bồng
ngó quanh đời quạnh hiu
Buồn rơi theo năm tháng
chết trên lưng tháng ngày
Tôi như loài cỏ dại
tôi như loài cỏ dại
suốt một đời chênh vênh,
suốt một đời buồn tênh.”
(Từ Công Phụng – bđd)

Người nghệ-sĩ đồng thời là tác giả viết những giòng ở trên, lại đã tỏ bày bằng bài ca, thì như thế. Thế nhưng, như thế không có nghĩa bảo rằng: mọi người cũng sẽ “đồng hội/đồng thuyền” với ông. Bởi, nơi nhà Đạo hôm nay, như ở Sydney này, có bạn đạo nọ lại nghĩ khác, nói khác. Bạn đạo nghĩ và nói theo kiểu Đạo xưa cứ định-nghĩa 3 thứ kẻ thù truyền kiếp của người đi Đạo một câu hỏi gửi Báo Đạo ở Sydney, rất như sau:

“Thưa cha,
Mới đây, gia đình con có xem một bộ phim chiếu nhiều cảnh tượng, trong đó có vị pháp-sư hoặc xảo-thuật-gia đã ra tay trừ khử ác-thần/quỷ dữ đến rợn người khiến thằng con lên 10 của con ra như kinh hãi đến nhờm tởm. Con của con chỉ muốn hỏi xem có loại ác-thần/quỷ dữ nào lại tự tung/tự tác đến thế? Và, cháu phải làm gì để thấy mình được bảo vệ khỏi bị quỷ/ma ra tay hành-hạ. Xin cha giúp con giải quyết thắc mắc này cho cháu“. (Lại một nhờ vả gửi đến cha già ở Sydney  để hỏi về những chuyện khá cổ lỗ).

Y như rằng, hễ có người ghi thư nhờ vả, cha cố những lời đại để như ”xin cha giúp con” thì chắc chắn “cha đây/cố đó”, sẽ giúp ngay lập tức. Giúp, là giúp bằng lời lẽ hoặc chỉ vẽ như phương-thức đạo-đức, để trấn an, thôi.
Nhưng, trước khi nghe cha/cố chỉ vẽ, tưởng cũng nên nghe người nghệ-sĩ ở đời diễn-tả thêm “giòng nhạc” để thư-giãn, như sau:

“Em có thương thì xin chút hiền ngoan thật lòng
vì cõi đời này là những đam mê
là những chia ly
là những đớn đau lẻ loi.”
(Từ Công Phụng – bđd)

Nghệ-sĩ hát thì hát thế, chứ cố đạo ở nhà thờ có hát hoặc có nghĩ giống thế không, đó mới là vấn đề. Thôi thì, ta cứ nghe cố/nghe chả giảng giải đôi điều rồi tính sau. Nghe, là nghe những lời lẽ rất “quen quen”, như thế này đây:

“Trước tiên, tôi đề-nghị anh/chị hãy nắm chắc trong đầu một điều, là: ma quỷ có thật! Đây không chỉ là cách nói về sự có mặt của ma/quỷ trên thế-gian này, mà thôi. Ma quỷ, đích thật là thiên-thần gẫy cánh, tuy đã ngã quỵ nhưng được Chúa cho phép để xuống cám dỗ chúng ta.

Ta biết đám quỷ ma này sinh-hoạt như thế nào là do Sách Cựu Ước và Thánh Kinh, chẳng hạn như ngay đầu sách Sáng Thế Ký, đã thấy chúng xuất hiện theo hình thù con rắn dám cám dỗ Ađam và Eva, tổ tiên chúng ta. Chúng còn xuất hiện ngang qua sách khác, như: Sách Job chẳng hạn, chúng được phép tạo cho ông Job phải khổ sở vì đủ mọi loại hình đau đớn cả đến chuyện mất con cái, của cải rồi còn mất cả sức khoẻ nữa. (x. Job 1: 6 – 2:7)

Tân Ước cũng kể rất nhiều truyện trong đó có cả chuyện quỷ ma cám dỗ cả Chúa vào ngày cuối cùng Ngài chay-kiêng tịnh-khẩu ở sa mạc (Mt 4: 1-11); và dĩ nhiên, Chúa đã thẳng tay đuổi chúng ra khỏi những người tốt lành, hạnh đạo khác.

Xem như thế, ta không còn nghi ngờ gì về chuyện này nữa cả. Ma quỷ là có thật. Ngay đến Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, khi bình-giảng câu: “xin cứu chúng con khỏi mọi quỷ dữ”ở Kinh Lạy Cha, cũng đã viết: “Bằng lời cầu này, ma quỷ không là hình thái trừu tượng gì hết, nhưng thực sự đã qui về một người là Satăng, tên thần sầu “Quỷ” khốc, tức: thần-sứ dám chống lại Chúa. Quỷ dữ đây, do chữ “dia-bolos” tiếng Hy Lạp mà ra. “Quỷ” đây có nghĩa là tay “bặm trợn dám lao mình vào kế hoạch của Thiên-Chúa và công cuộc cứu-độ của Ngài thành-tựu nơi Đức Kitô.” (Xem sách GLHTCG đoạn #2851).

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng từng nói về loài ác-thần quỷ dữ này trong bài chia sẻ hôm 11/10/2013, trong đó ngài có qui về đoạn sách Phúc Âm nói về việc Chúa xua đuổi qủy dữ lúc ấy đang hành hạ người bệnh để rồi có người dám bảo rằng: Ngài làm thế là nhờ có quyền uy sức mạnh của Bêelzêbul (x. Lc 11: 15-26), Đức Giáo Hoàng có nói: “Chúa xua đuổi quỷ dữ đi rồi thế mà có người lại dám đưa ra lời cắt nghĩa này khác cố để giảm uy-quyền của Ngài... Hiện nay cũng có một số linh-mục khi đọc đến đoạn Sách Thánh này và cả ở chỗ khác nữa, cũng nói: Chúa chữa lành cho người bị tâm bệnh... Sự thật cũng đúng vào thời ấy, người Do-thái bình thường có lẽ cũng lẫn lộn giữa con động kinh với chuyện bị quỷ ám; thế nhưng, quả cũng đúng sự thật là quỷ dữ khi đó có thật! Và, ta không được phép tinh-giản sự việc như thể bảo: Tất cả những người khi ấy đều không bị quỷ ám mà họ chỉ bị bệnh tâm thần, thôi. Không! Sự hiện diện của quỷ dữ đã có ngay trang đầu của Kinh thánh và Thánh Kinh cũng kết thúc với sự hiện-diện của quỷ dữ, tức Thiên-Chúa đã toàn thắng ma-lực của quỷ.”

Thế thì loại hình nào nói về sinh-hoạt của quỷ dữ, ở đây? Chắc chắn là hình thức dễ thấy nhất là chước cám dỗ khiến ta phạm tội. Ta thấy chước cám dỗ này đã xảy đến với Ađam và Eva, và cả với Chúa nữa. Dù không thể khẳng-định rằng mọi chước cám dỗ đều là hành-động trực-tiếp của quỷ dữ, nhưng như các thánh viết trong Kinh Sách đểu diễn tả rõ ràng như thánh Phêrô từng viết: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”. (1P 5: 8); và thánh Gioan cũng đã bảo: “Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối.” (Ga 8: 44) tức nói rằng: chước cám dỗ của chúng cũng xảo-quyệt và khó mà thấy được chúng có hình-thù như thế nào...

Một hình-thái nghiêm-trọng nơi hoạt-động của quỷ thường là những bức-bách hoặc ám-ảnh gọi là “quỷ tha ma bắt”, đến khủng-khiếp. Tình-trạng ai đó bị quỷ ám giống như thể đang trải-nghiệm một thúc-bách làm việc gì đó có hại cho tinh-thần hoặc thể-xác mình, như: thèm uống rượu đến mức quá độ, thèm chích/hút ma-túy, hoặc dục-vọng nổi lên khiến cứ lục tìm xem phim/hình đồi-bại để rồi đắm mình vào hành-động quỉ-quái, tục-tằn, rất tính-dục, vv...        

Lại có hình-thái khác về chuyện ức-ép gồm cảm-giác rất mạnh và kéo dài đến tức-giận, cay-đắng, ghen-tuông, hận-thù khát-vọng phải trả-thù, vv.. Có một hình-thức quỉ-quái nhất là: sở-hữu/khống-chế. Đây, là trường hợp người nào đó từng để cho Satăng xâm-nhập vào người của mình cho nó kiểm-soát ít là sức mạnh thấp-hèn. Thánh Mác-cô mô tả trường hợp của một người dân Ghê-ra-sa, như sau:

“Đức Giê-su và các môn đệ sang tới bờ bên kia Biển Hồ, vùng đất của dân Ghê-ra-sa. Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người. Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá đập vào mình. Thấy Đức Giê-su tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Người7 và kêu lớn tiếng rằng: "Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi!" Thật vậy, Đức Giê-su đã bảo nó: "Thần ô uế kia, xuất khỏi người này!" Người hỏi nó: "Tên ngươi là gì?" Nó thưa: "Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm." Nó khẩn khoản nài xin Người đừng đuổi chúng ra khỏi vùng ấy. Ở đó có một bầy heo rất đông đang ăn bên sườn núi. Đám thần ô uế nài xin Người rằng: "Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia."13 Người cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo -chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó.” (Mc 5: 1-13)

Các chuyện như thế cũng dễ sợ và thường thì ta cần phải trừ quỷ để người bị ám được giải-thoát. Giả như ta có giáp mặt quỷ dữ đi nữa, cũng đừng sợ. Bởi, cuối cùng thì Chúa cũng sẽ thắng vượt quyền-lực của quỷ ma bằng cái chết trên thập-giá. Quỷ ma, dù dữ cách mấy cũng không thể làm hại được ai, nếu người đó không đón chúng vào với cuộc sống của họ. Đồng thời, ta có thể đọc kinh khẩn cầu thánh thiên thần Micae giúp đỡ. Hơn nữa, có sự trợ giúp của Đức Mẹ là Nữ Vương các thánh thiên thần và là Đấng Phù-hộ các Giáo-hữu thì có gì mà phải sợ, chứ.” (xem Lm John Flader, The Devil, Question Time, The Catholic Weekly, 19/1/2014 tr. 14)

Nghe cha cố nói năng như kể chuyện cổ thời xa xưa có đầy những pháp sư, phù thủy, có cả đức thày hay đức ông chuyên gõ chiêng khua trống cho thật to để trừ tà ma, quỷ dữ với ác thần. Hỏi rằng: ngày nay giáo dân đi Đạo có còn tin cha/cố về chuyện đó nữa hay không, đó cũng là vấn đề. Thôi thì, thay vì trả lời/trảvốn, ta nghe nghệ-sĩ ngoài đời hát thêm câu ca để “buông thả” rằng:

“Nên vẫn hoài công đi se cát
Biển nhớ mênh mông
tình vẫn hư không ... đời đời.”
“Tôi như giòng sông cạn
cuốn quanh đời mệt nhoài
cuốn theo giòng nghiệt ngã..”
(Từ Công Phụng – bđd)

Lại nữa, nói như nhạc-sĩ Nguyễn Đức Quang từng hát: “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn-đề nữa rồi, hãy dùng bàn tay mà xây cho tươi mới...” Xây gì thế? Xây-dựng xã hội cho khoa-học một chút như ý tác giả Pinker hoặc Darwin đã từng “hơn một lần” minh-định với bà con cô bác, hay  nói những điều “cổ” như cha/cố ở nhà Đạo? Cái đó còn tùy bạn, tùy tôi thôi.
Tuỳ bạn và tôi, là những người rày đã lớn, ắt có lập trường hoặc “linh-hồn” để giữ. Nay ta vào vườn thượng-uyển có khẳng định này/khác tích-cực hơn, để làm đẹp cuộc sống cho riêng mình, như 10 điều ai đó vừa bật mí cho tôi và cho bạn, mới đây thôi.
Nhưng trước khi đi vào vườn hoa truyện kể có ý/lời khẳng định như thế, bần đạo lại mời bạn và tôi ta hát thêm những lời như sau:  

“Buồn rơi theo năm tháng
úa trên lưng tháng ngày
Tôi mang hồn cỏ dại
ngu ngơ tự hỏi lòng
bỗng một ngày thiên thu
bỗng một đời phù du.”
(từ Công Phụng – bđd)

Hát những lời trên, thật ra chỉ để bảo: nhiều lúc thấy cũng đúng, chí ít là khi vào tuổi cao nhiên như tôi hoặc như ai đó, có ý-nghĩ như các nghệ sĩ giống ở trên, Nhưng thôi, xin tôi và xin bạn hãy đọc những giòng kế tiếp, để thấy bạn đạo nọ gửi cho bần đạo mười cái nhất ở đời, vẫn cứ bảo:

1. Quốc gia hạnh phúc nhất: Colombia
Colombia vốn nổi tiếng về những món ăn ngon, tinh thần lạc quan, do vậy không có gì ngạc nhiên khi đất nước này trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội Quốc tế WIN/ Gallup, đất nước Nam Mỹ đứng đầu danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Cuộc khảo sát tiến hành tham khảo người dân ở 54 quốc gia và đánh giá người Colombia hạnh phúc gấp đôi so với những công dân nước khác.
Brazil và Peru cũng nằm trong số các nước Mỹ Latinh được liệt kê trong top 10 của hạnh phúc nhất trên thế giới, với các vị trí tương ứng là thứ ba và thứ tám.
2. Quốc gia mê sex nhất: Hy Lạp
Theo một cuộc khảo sát về tình dục của hãng sản xuất bao cao su Durex, Hy Lạp đứng đầu danh sách những quốc gia “hứng tình” nhất thế giới, vượt qua cả những đất nước vốn nổi tiếng về sự thoải mái trong tình dục như Canada, Mỹ hay Pháp. Theo khảo sát, 87% người Hy Lạp quan hệ tình dục ít nhất một lần/tuần. Brazil xếp thứ 2 với tỷ lệ 82%.
3. Quốc gia bi quan nhất: Pháp
Mặc dù nổi tiếng với những món ăn ngon, rượu vang thượng hạng hay cảnh quan tuyệt đẹp, nhưng theo một nghiên cứu gần đây, Pháp lại đứng đầu danh sách những nước bi quan nhất thế giới.
Cuộc khảo sát thường niên được tờ báo Le Parisien công bố, đã tiến hành tham khảo ý kiến người dân ở 51 quốc gia khắp 5 châu để đánh giá mức độ bi quan và lạc quan. Cuộc khảo sát này phát hiện rằng, quốc gia càng thịnh vượng càng kém hạnh phúc, trong khi những quốc gia lạc quan nhất chủ yếu nằm ở khu vực kém phát triển hơn như châu Phi hay châu Á.
4. Quốc gia sạch sẽ nhất: Iceland
Theo một nhóm nghiên cứu ở Đại học Yale và Columbia, Iceland đứng đầu danh sách gồm 163 quốc gia về chỉ số môi trường. Các nhà nghiên cứu đánh giá thứ bậc dựa trên 25 chỉ tiêu, bao gồm chất lượng nước, không khí, lượng khí thải nhà kính, ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe dân số…
Theo thang điểm 100, Iceland được đánh giá 93,5 điểm và xếp đầu bảng, trong khi Sierra Leone xếp vị trí bét bảng với số điểm 32. Các nhà nghiên cứu nhận định, Iceland được đánh giá cao nhất nhờ có nguồn nước sạch dồi dào, nhiều khu vực tự nhiên được bảo vệ tốt, điều kiện y tế chất lượng và có nguồn năng lượng địa nhiệt ít gây ô nhiễm.
5. Quốc gia lý tưởng nhất cho phụ nữ: New Zealand
Tờ Economist đã khảo sát và đưa ra danh sách những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất cho phụ nữ. Bảng đánh giá dựa vào các tiêu chí như cơ hội nghề nghiệp, mức lương, tỷ lệ phụ nữ tham gia những công việc cấp cao, chi phí chăm sóc sức khỏe trẻ em…
Theo đó, New Zealand được đánh giá là quốc gia có thứ hạng cao nhất. Một số quốc gia khác được xem như thiên đường cho phụ nữ còn có Phần Lan và Thụy Điển, trong khi ở đáy bảng có các nước châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.
6. Quốc gia bình yên nhất: Iceland
Khái niệm về hòa bình là rất khó xác định và càng khó hơn để đánh giá. Tuy nhiên, kể từ năm 2006, Chỉ số Hòa bình Toàn cầu do Viện Kinh tế và Hòa bình có trụ sở tại Australia công bố, đánh giá hòa bình là "không có bạo lực".
Ngoài ra, tổ chức này đánh giá mức độ hòa bình còn dựa trên các yếu tố văn hóa khác. Theo đánh giá mới nhất vào năm ngoái, Iceland được xem là quốc gia hòa bình nhất, theo sau là Đan Mạch và New Zealand. Ở chiều ngược lại, Somalia là quốc gia bạo lực nhất và theo sau là Afghanistan, Sudan.
7. Quốc gia trí thức nhất: Canada
Dựa trên một nghiên cứu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện, tờ 24/7 Wall Stbiên soạn danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ người dân học đại học cao nhất.
Đứng đầu là Canada, quốc gia duy nhất trên thế giới có hơn 50% người dân có trình độ đại học. Năm 2010, 51% dân số nước này hoàn thành giáo dục đại học. Đứng sau Canada là Israel, Nhật Bản, Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc với tỷ lệ hơn 40% dân số có bằng đại học.
8. Quốc gia kém thân thiện nhất: Bolivia
Hồi tháng 3, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố một báo cáo về việc đánh giá mức độ chào đón du khách ở mỗi quốc gia.
Theo khảo sát được đánh giá sâu rộng và dựa trên thang điểm 7, Bolivia (4,1 điểm) xếp đầu về mức độ thiếu thân thiện với khách du lịch. Tiếp đó là quốc gia Venezuela và Nga. Ngược lại, Iceland, New Zealand và Morocco là những quốc gia cởi mở và thân thiện với khách du lịch nhất.
9. Quốc gia giàu có nhất: Qatar
Tạp chí Forbes gần đây công bố một danh sách về các quốc gia giàu có nhất thế giới, dựa theo GDP bình quân đầu người lấy từ số liệu được 182 quốc gia, vùng lãnh thổ do Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cung cấp.

Trong danh sách 10 quốc gia giàu có nhất thế giới được công bố tháng 10/2012, Qatar đứng đầu bảng, tiếp đó là Luxembourg. Qatar vốn là quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào như dự trữ dầu mỏ và khí tự nhiên phong phú.

Khẳng định như bạn, rất ở trên, thì làm sao nói được là: “Đời bỗng phù du được”! Đời đẹp lắm chứ. Đời vui lắm chứ. Không tin ư? Vậy, mời bạn và mời tôi, ta đọc thêm truyện nữa, như sau:

“Có nữ-tu nọ bị chứng nấc-cục rất khó dứt, không biết làm sao cho hết, bèn đến phòng mạch của bác sĩ biết chữa bệnh bằng mẹo vặt. 
Nữ tu bắt đưa kể bệnh với thày thuốc:
-Thưa...hic hic... BS, mấy...hic hic hic... ngày nay tôi...hic hic hic... bị nấc cục...hic hic... liên tục, rất...hic hic hic... khó chịu...Tôi ăn...hic hic...không được...hic hic hic...ngủ không...hic hic hic...được. Toàn...hic hich...thân ê ẩm...hic hic hic...vì những...hic hic...hic...cơn co giựt này...hic hic hic...
Thày thuốc nọ bèn ra lệnh:
-“Ma Soeur” nằm lên giừng đây để tôi xem sao...
10 phút sau, thày thuốc bèn phán:
-Xin báo tin để Ma Soeur rõ, Ma Soeur đang có thai đấy...
Nữ tu chợt kêu lên:
-Giêsu Ma, Lạy Chúa tôi!!! Sao thế được, thưa Bác sĩ!
Nói thế rồi, vị nữ tu chạy bạt mạng ra khỏi phòng mạch... Nửa giờ sau, ông thày thuốc nọ nhận được cú điện thoại của Mẹ Bề trên Tu viện, gằn từng chữ:
-Thưa Bác Sĩ, tôi đây không dám nghi ngờ tài nghệ của thày thuốc là Bác sĩ đâu, nhưng: sau khi khám xong, Bác Sĩ  nói gì với Soeur Anna của Dòng chúng tôi vậy?
Vị thày thuốc vừa cười vừa giải thích:
-Dạ, đó chỉ là mẹo vặt tôi dùng để chữa cơn “nấc cục” của Soeur đó, mà thôi. Chứ sự thật, không phải thế đâu, thưa Bề Trên. Bởi, cách hữu hiệu nhất để trị chứng “nấc cục” là làm cho đối tượng hoảng hốt, có vậy thôi. Thế, xin hỏi Bề Trên là Soeur nhà ta đã hết nấc cục chưa?
Mẹ Bề trên trả lời:
-Thật ra, thì Soeur Anna đã hết nấc cục rồi, nhưng lại bị chứng bệnh khác, theo tôi nghĩ còn ghê hơn.
-Thưa, chứng gì mà ghê gớm thế?
-Đó là bệnh trầm thống, e khó lòng!!!
-Không sao đâu, Bề Trên. Trầm thống thật sự thì e cũng kó, nhưng đây chỉ là cơn hoảng hốt trong phút chốc thôi. Tôi thấy tình hình, không tệ đến thế đâu...” (trích truyện tiếu-lâm phổ biến ê hề trên báo đời)

Và, lời bàn của người kể hôm nay, chỉ thế này: “Thời buổi khoa-học rất phỏ-biến như hôm nay, mà còn tin các chuyện đại loại như ma quỷ ám-hại người dân đi Đạo, thì chỉ có cách “cứu chữa” các chứng tật ấy bằng cung-cách của vị thày này, mà thôi. Ở đây, ta không đề cập đến chuyện: ai đúng/ai sai, khoa-học hay đạo-giáo, mà chỉ muốn nói là: thời buổi này đã gọi là sống-đạo rất đích-thực rồi mà còn tin vào những chuyện phù phép, quỷ ma hoặc chữa bệnh bằng mẹo-vặt rồi tưởng thật. Đó là chuyện đáng để ta suy-tư về lòng Đạo của mình, thôi....”
Ở đây nữa, bần đạo chả dám nói hay, nói mạnh về chuyện sống-đạo thời khoa-học tân-tiến, mà chỉ dám thưa/dám bàn với bạn đạo đôi Lời vàng được Chúa dạy bảo:

Đức Giê-su đến gần, nói với các ông:
"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.
Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,
làm phép rửa cho họ
nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,
dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.”
Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." 
(Mt 19: 18-20)

Nay cũng thế, cùng với toàn thể Giáo hội khi nghe Đức Giáo Hoàng Phanxicô lặp lại lời Chúa đề ra như thế, thiết tưởng: bạn và tôi, tra cũng nên suy thêm về bài-sai và hiệu-lệnh ấy. Suy rồi, ta lại cùng người nghệ-sĩ sẽ hát câu, như sau:

Sống, buông xuôi theo ngày tháng,
Từng thu qua vời trông theo đã mờ,
Lệ rơi, trên tim tôi,
Lệ rơi, trên bờ môi...”
(Từ Công Phụng – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn tự nhủ lòng mình
Hãy nhớ những lời như thế
Để mà sống vui sống mạnh
Sống xứng đáng con cái Chúa.


No comments: