Chuyện Phiếm đọc
trong tuần thứ 6 Mùa thường niên Năm A 16-02-2014
“Chiều nay, lê gót phiêu du,”
Thầm nhớ xuân về làng cũ.
Tình quê, chan chứa trong lòng.
Chua xót hay sầu tư hương...”
(Phạm
Đình Chương – Xuân Tha Hương)
(Mt
5: 42/Mt 10: 8-9)
Có xa quê, mới thấm thía được câu
hát của người Việt mỗi lần “Nhớ Xuân Về”,
nơi làng cũ. Nhớ, cả “tình quê chan chứa
trong lòng,” “chua xót hay sầu tư
hương”, thật rất nhớ.
Bấy
lâu nay, mỗi lần bần đạo “phiếm loạn xạ” nhiều chuyện, bầu bạn các nơi cứ hay chê
trách bày tôi đây sao nhớ-nhung lung-tung thế? Thú thật với bà con, là: một
mình ngồi rầu rĩ ở góc phòng những viết và lách vào ngày xuân tha hương, bần đạo
thấy nó não nề làm sao ấy. Bởi thế nên, nếu ai gặp thấy bần đạo mấp máy đôi môi,
chắc sẽ hiểu là bần đạo đang có tâm trạng nào đó tương tự như câu hát ở dưới:
“Ngày xưa xuân thắm quê tôi
Bao nhánh hoa đời đẹp tươi
Mẹ tôi sai uốn cây cành m
Vun tưới hoa mùa xinh xinh
Thời gian nay quá xa xăm
Tôi đã xa nhà đầm ấm
Sống bao xuân lạnh lẽo âm thầm.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Qua
xứ miền lạnh lẽo rất “Moscow”, có khi lạnh đến 20 độ âm, mà cứ âm-thầm tưởng-tượng
rằng: người Việt mình sống ở đây, chắc cũng ê a dăm ba câu rất nhớ, rằng:
“Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đơm bong.
Riêng ai buồn thương hắt hiu còn trông mong.
Và xuân thay áo mấy mùa đợi chờ,
Mắt huyền lệ rưng rưng,
Sầu héo đến bao giờ...”
(Phạm
Đình Chương – bđd)
Vâng. Có lẽ là như thế, thật đấy! Ngày đầu niên
biểu “hai-không-một-bốn” rất chẵn chòi, bần đạo có một chuyến “tư-du” rất ư lịch-lãm
với niềm vui thú ở xứ miền khi xưa gọi là khối “Xô-viết”; tức: cứ viết rồi lại
xô; xô đi xô lại rất Nga-Sô, đến độ: bà con thấy chán ngán thứ “chính-chị-chính-em”
kiểu “cách mạng mùa thu” lu bù chuyện người Cộng-sản”. Đến Nga-sô hôm đó, bần đạo
được thưởng-thức môn vũ “ballet” rất Bolschoi, rất vui và rất đẹp.
Vui và đẹp trên mức tuyệt vời và tuyệt mỹ, cứ
ngồi ngắm mãi đôi chân lẫn đôi tay của đoàn múa, mà lại nhớ về cõi xa vời có quê
hương yêu dấu, thấy nhiều vấn đề trước mắt rất nhức đầu. Chí ít, là khi nghe
nhà báo tường trình từ đâu đó, rất lăng xăng những điều rằng:
“Hiện nay, ngày càng thấy nhiều công ty lớn/nhỏ
đang đầu tư thêm vào chuyện sức khoẻ của công-nhân-viên đang làm việc cho họ,
nhất là đã cao tuổi rồi mà vẫn lao động rất chân chất. Ngành hoả xa Deutsch
Bahn của Đức là một trong các công-ty ở đây ôm ấp chấp-nhận đổi-thay dân-số và
lực-lượng lao-động đang già yếu. Nói chung, thì: công ty này muốn cho công-nhân-viên
nào mình được có kinh-nghiệm làm việc, lại sẽ ở mãi với công-ty cho đến độ tuổi
65 và công ty đang đề ra các chương-trình cụ-thể để mọi người có sức mà làm việc
cách hăng say.
Trên thực tế, bước đầu đổi-thay này là chương-trình
thường-xuyên luyện-tập thể-hình và tâm-trí cho những ai chấp-nhận sẽ làm thế. Tập-luyện
tâm-trí, để gia-tăng bộ nhớ và duy-trì sinh-hoạt của óc não sao đó để còn lao động
lai rai, rất dài ngày. Trong khi đó, thì luyện-tập thân-xác với thể-hình để có được
sức dai/bền, mà làm việc. Chương-trình này liên-quan đến việc chỉ-dẫn ccho bà
con biết cách dinh-dưỡng và sống sao cho lành mạnh. Một phần của mục-tiêu được
công-ty nhắm đến, là: làm sao để công-nhân-viên biết rõ, rằng: có những việc mà
họ vẫn có thể làm được, để rồi khi “về già” thân hình mình vẫn đẹp đẽ, diễm kiều.
Cho đến nay, chương-trình này chú-trọng đến chuyện:
làm việc một tuần 5 ngày thêm nhiều tháng nữa, ngõ hầu mãn-nguyện, đạt thành-tựu.
Cái hay của chương-trình, là: nó khuyến-khích người công-nhân tiếp-tục tập-luyện
cả vào lúc họ ở nhà, hay đi xa. Có như thế, công-nhân-viên ở đó mới đạt lợi-ích
riêng cho bản thân mình và cho công-ty, là những người vẫn muốn mình làm thế”. (xem
Shannon Roberts, How to Maintain the
Brains of Aging Employees, MercatorNet 01/02/2014)
Đó, là đời thường, ở xã hội. Còn, đời sống sáng
chói của Giáo hội thì ra sao? Thật ra, bần đạo đây chưa thấy gì cụ thể ở trong
Đạo ra như thế. Chí ít, là ở xứ miền nằm tại vùng tận cùng trái đất, rất Úc
Châu. Nhưng, chỉ mỗi chuyện: bà con ta chấp-nhận bàn về thần-học Kinh-thánh
theo hình-thức “phiếm” như thế này, cũng là điều tốt. Vả lại, còn “phiếm và luận”
là còn có cơ hội để bạn và tôi, ta còn hát hò đôi câu, cũng rất nhớ:
“Chiều
nay lê bước phiêu du,
Thầm nhớ
xuân về làng cũ.
Tình
quê chan chứa trong lòng,
Chua
xót thay sầu tư hương.
Đường
đi xa lắc lê thê,
Thèm
khát khao ngày về quê.
Để sống
vui quê mẹ lúc xuân về.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Ấy đấy, nhân lúc “lê bước phiêu du” nhàn rỗi nơi
vùng trời đầy Thánh Kinh, bần đạo bắt gặp một bài viết của vị cựu Giám tỉnh
Dòng Chúa Cứu Thế Úc Châu, trong đó có đoạn nói về Kinh Sách Tân Ước do thánh
Mát-thêu ghi như sau:
“Vào các năm chẵn như năm 2014, thường khi
tham-dự thánh-lễ Chúa nhật, ta vẫn được nghe các đoạn Kinh Sách do tác-giả là
thánh Mát-thêu ghi. Đọc “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” rất nhiều lần, nhưng chừng
như đa số bà con ta ít khi nào lòng tự hỏi lòng mình xem tác-giả sách Tin Mừng
Thứ Nhất ở Tân Ước, người là ai? Sách này lấy Nguồn từ đâu? Tác-giả có dụng-đích
gì khi chuyển-tải những điều ghi trong Sách, vv...và vv...
Hẳn nhiều vị lại cứ nghĩ: Kinh Sách do thánh
Mát-thêu ghi ở đây, là vị thánh tông đồ trong “Nhóm 12” trước đó chuyên thu thuế/kế
toán, vốn gần gũi Chúa nên đã chứng-kiến tận mắt cuộc đời và sự nghiệp Ngài
chăng? Đa số giáo-dân Đạo mình, có lẽ lầm-lẫn những chuyện như thế. Nay, thử tìm
hiểu về vị thánh-sử mang tên Mát-thêu, chuyện viết lách chứ không phải vị thánh
khi xưa ngồi thu thuế được Chúa gọi, xem sự việc như thế nào, cũng là điều tốt,
chứ!
Trước hết, có thể khẳng-định ngay từ đầu, rằng:
thánh Mát-thêu Tông đồ không phải
là tác giả Tin Mừng thứ nhất, ở Tân Ước. Danh-tánh thánh Mát-thêu-người-viết được
gán ghép cách ngẫu nhiên hay sao đó, mà thôi. Trái với điều mà người thời nay hay
nghe ngóng trong thoáng chốc, nếu tìm hiểu kỹ, ta sẽ thấy tín-hữu tiên-khởi có
thói quen đính-kèm danh-tánh của vị tông-đồ nào đó cho công-trình chính của các
ngài. Lại cũng là điều hay, nếu bảo rằng: “Tài liệu này, với ta, lại rất
quan-trọng nếu khẳng-định rằng: nó có được là do một trong 12 vị thánh tông-đồ gần
gũi Chúa, đã ghi lại.”
Vậy, nếu Sách Tin Mừng thứ nhất ở Tân Ước mà lại
không do thánh Mát-thêu-Tông-đồ viết ra, thì người viết đích-thực là ai, mới
đúng? Tại sao vị ấy lại công-khai viết những điều ấy ra như thế? Và, tác-giả viết
Tin Mừng là viết cho ai? Để làm gì? vv...
Phải nói ngay, rằng: đây là một trong những câu
hỏi rất đáng để ta quan-tâm, nhưng thật cũng khó mà trả lời cho thông suốt. Các
nhà chú-giải Tin Mừng vẫn giả-định, rằng: tác-giả sách “Tin Mừng theo thánh
Mát-thêu” là vị nhân-sĩ có học người Do-thái từng hồi-hướng trở về với Đạo Chúa,
vào thời đầu. Một số học-giả khác lại cứ nghĩ: tác-giả Sách Tin Mừng này có lẽ là
tôn-sư nào đó vốn dĩ là giống giòng Do-thái có một không hai trong Đạo.
Hồi thập niên 70s cuối thế kỷ thứ nhất, ở Israel lại đã
thấy xuất hiện phong-trào gồm các tôn-sư/tư-tế nổi cộm thuộc Do-thái-giáo. Các
tôn-sư bậc thày, khi ấy, là các vị thức-giả hoặc thày dạy, rất xuất-chúng. Các vị này, từng khiến cho chúng-dân biết chăm-lo
những chuyện cao cả trong đời, rất phù-hợp với Luật-lệ do tiền-nhân để lại.
Phong-trào tôn-sư/thày dạy được dấy lên, không là trào-lưu thuần-nhất cốt liên-kết
hết mọi người, nhưng lại “cắm chặng” rất chặt vào nhóm-hội này khác, ở dưới trướng.
Họ thường hay tranh-luận, cãi vã nhau về các vấn-đề trọng-yếu như sự rạn-nứt
trong nhóm hội/cộng-đoàn, nếu so sánh cũng giống như các đảng phái chính-trị, ở
thời hôm nay. Tác-giả là Mát-thêu-người-viết sách Tin Mừng, rất có thể cũng thuộc
một trong các nhóm ở dưới thấp thuộc bè phái rất Pharisêu, cũng nên.
Thế nhưng, họ tin tưởng một cách chắc-nịch rằng:
Đức Giêsu là Đấng Mêsia đã trao trọn-vẹn ơn cứu-độ cho muôn người. Xác-tín này,
từng khuyến-khích các ngài dấn thân vào công-cuộc mục-vụ và mở rộng lòng người
biết đón-nhận những ai không phải là Do-thái lại muốn gia-nhập cộng-đoàn của
các ngài.
Thánh Mát-thêu-nhân-sĩ-và-là-người-viết cũng
thuộc một trong các cộng-đoàn như thế, vào thời đó. Có phần chắc chắn, là: cộng-đoàn
của thánh-nhân đã sinh-hoạt cách thực-thụ ở An-ti-ô-ki-a. Đó là cộng-đoàn gồm
các kẻ tin vào Đức Kitô, được thành-lập thành hệ-thống nhóm-hội rộng lớn hơn, gồm
phần đông người Do-thái. Các ngài cùng san-sẻ tầm hiểu-biết về đạo-giáo giống
như bất cứ người Do-thái nào khác. Trên thực tế, các ngài là người Do-thái hiểu
theo nghĩa sắc-tộc và linh-đạo. Các ngài hăng say duy-trì tính kiên-định có tập-tục
truyền-thống trong quá-khứ. Lại nữa, các ngài rất sốt-sắng đề-cập đến các vấn-đề
đặt ra do bởi sự-kiện: các vị “ngoài luồng”-trở-lại-Đạo lại đã không sẻ-san
cùng một truyền-thống với các ngài. Lại nữa, các ngài là cộng-đoàn nhỏ trong hệ-thống
Do-thái-giáo từng bị giới chức Do-thái bách-hại, cách riêng do lãnh-đạo nhóm-bè
Biệt-Phái rày chủ-trương. Các vị có lòng đạo từng hăng say như thế, lại cũng tham-gia
phấn-đấu chống lề-thói kết bè lập đảng như tình-trạng đối-đầu giữa người
Công-giáo và Thệ-Phản nhiều năm trước.
Thánh Mát-thêu-học-giả-nhân-sĩ-và-là-người-viết
Tin Mừng bằng tên của mình chính để đề-cao cho thấy tình-hình hội-thánh tiên-khởi
và cốt để sáng-tỏ việc cộng-đoàn thánh Mát-thêu thời đầu phấn-đấu cho cộng-đoàn
mình – gồm người Do-thái và dân ngoài luồng- nghe biết những gì Chúa giảng dạy
và truyền rao mục-vụ. Muốn được thế, Mát-thêu-người-viết-Sách-thánh đã sử-dụng
3 “nguồn” chính có trong tay, là: truyền-thống niềm-tin được thực-thi trong cộng-đoàn
(có vị khác cho rằng: “nguồn” này đến từ thánh Phêrô tông-đồ). Còn, hai “nguồn”
kia, lại là: văn-bản chính về giáo-lý/phụng-vụ phổ-biến rộng vào thời đó, như: “Tin
Mừng theo thánh Mác-cô” và nhu-liệu “Q”. Nhu-liệu “Q”, được coi như văn-kiện chứa
đựng nhiều câu nói của Chúa. Thánh Mát-thêu-người-viết-Sách lại đã gọt dũa ba “nguồn”
rải rác này thành văn-bản mà ngày nay ta gọi là “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu”.
“Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” là công-trình của
bậc vĩ-nhân. Tác-giả hoàn-tất thành-phẩm này tại địa-danh nào đó ở Israel vào những
năm tháng giữa thập-niên 80 cho đến niên-biểu 100, sau Công nguyên. Có thể nói,
đây là Tiểu-sử của Đức Giêsu Kitô nhằm dẫn-giải Lời Ngài từng nói, theo khuôn-khổ
của truyện kể để nói lên niềm xác-tín của những người từng nghe/biết và
yêu-thương Ngài. Thánh Mát-thêu-người-viết-Tin-mừng đã rút tiả chi-tiết ấy từ
các truyền-thống và xác-tín này khác, ngõ hầu hoàn-thành tài-liệu hiếm-quý cho
cộng-đoàn mình học hỏi và thực-thi. Đây là tập truyện kể về Đấng đã sống, đã chấp-nhận
cực-hình đặt ra cho Ngài, và Ngài đã chết như mọi người ở dưới đất. Hơn thế nữa,
đây còn là truyện kể cốt tỏ cho người đọc thấy được quyền-uy/sức-mạnh rất lướt-vượt
của Chúa, khi Ngài hoạt-động mang tính yếu mềm, dẻo-dang như bản-chất của người
thường.
Tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” viết trổi
bật hơn các tác-giả khác, đặc-biệt ở điểm này, là: thánh Mát-thêu nhận-thức và thể-hiện
đặc-tính “rất Do-thái” của Chúa. Thánh-nhân là người viết Tin Mừng duy nhất tả
về gia-phả của Chúa gốc gác rất Do-thái, đồng thời có tỏ ý bảo: Đức Giêsu là
Môsê-Mới, Ngài được ủy-thác trọng-trách dẫn-dắt con dân của Ngài về với thận-phận
đích-thực được tuyên-hứa ở trong Chúa. Nói cách khác, đã trao ban cho Đức Giêsu
thứ căn-cước hoàng-tộc bằng việc mô tả Ngài thuộc giòng-dõi vua Đavít. Làm thế,
thánh-sử thường cho thấy rằng: Đức Giêsu đã dùng lời nói và hành-động để ứng-nghiệm
những điều được mặc-khải trong Cựu-ước...
Bằng việc viết lên Tin Mừng để trình-bày cho
người đọc mọi thời biết được những ưu-tư của các vị sống trong cộng-đoàn
tiên-khởi, thánh Mát-thêu-là-người-viết-Sách còn chuyển-trao thông-điệp cần thiết
cho mọi thời, một cách xuyên suốt. Đọc Tin Mừng do thánh-nhân viết, người đọc
có cảm-giác như tác-giả viết cho chính ta vào thời buổi hiện-đại này. Ví-dụ cụ-thể
cho sự việc này là sự xung-đột giữa Vương-quốc Nước Trời và vương-triều của quỷ
dữ, rất Satan, tức một trong các chủ-đề chính của Tin Mừng do thánh-nhân viết,
vẫn luôn là vấn-đề nổi-cộm kéo dài đến ngày nay như vào thời của cộng-đoàn Hội-thánh
tiên-khởi và cộng-đoàn chúng-dân thời Chúa sống. Nhờ có thánh Mát-thêu-thánh-sử,
ta được nhắc nhở rằng: triều-đại của Chúa chẳng bao giờ trở thành hiển-nhiên
như sự-kiện lịch sử của con người, nhưng Chúa vẫn là Đấng quản-cai toàn-thể
vũ-trụ và các vấn-để của nhân loại. Ngài dạy ta biết hy-vọng, nguyện cầu và biết
cách mà tuyên xưng triều-đại của Vương quốc Nuớc Trời với mọi người...
Tác-giả Mát-thêu viết Tin Mừng của mình bằng
nguồn hy-vọng nóng cháy cho thấy rằng: Câu truyện về Đức Giêsu Kitô sẽ đánh động
tâm can con người, và mọi người, nam cũng như nữ, sẽ hiểu được, tin được và yêu
thương Đấng Cứu Thế qua tư cách vua-cha có đủ thẩm-quyền, lòng xót thương tặng
ban chính mình Ngài, là Đấng đến từ Thiên-Chúa-là-Cha để phục-vụ và tặng ban sự
sống của chính Ngài cho mọi người, như đoạn Tin Mừng 20, câu 28 từng tỏ rõ.
Bằng vào phụng vụ năm A trích dẫn các đoạn Tin
Mừng theo thánh Mát-thêu, người đọc cũng như người nghe trong các buổi Tiệc
Thánh-Thể trong năm, sẽ lại đọc, nghe và suy-tư trong nguyện cầu về thông-điệp
của Tin Mừng này. Thành thử, có thể nói: vai trò của thánh-nhân là người viết
Tin Mừng, rõ ràng đã đem đến cho ta là người đọc thời buổi này những sự việc
mang tính truyền-thống cũ/mới để, một lần nữa cũng rất mới, dạy ta biết và
tin-yêu con người của Đức GIêsu Kitô, là Đức Chúa của muôn thuở, muôn thời, của
đời người.” (xem Lm Michael Gilber, CSsR, According to Matthew, The Majellan
Family Jan-Mar 2014, tr. 7-12)
Từ chuyện công ty Deutsch Bahn ở Đức đến chuyện
có sai sót về thời gian và tác giả của “Tin
Mừng theo thánh Mát-thêu”, bần đạo thấy mình cũng nên luyện-tập sao đó, để
không có nhận định sai lầm nào về lịch sử. Bởi, nói “lịch-sử” là nói những gì khách-quan,
không sai sót, cũng chẳng thiên vị ai, không đứng bên nàovà cũng không theo đảng
nào. Chí ít, là lịch-sử rất thánh hoặc chuyện thánh-sử-gia, cả chuyện thần
thánh, rất chánh-sử.
Còn nhớ: có lần bậc thày chuyên-môn về lịch-sử
kinh thánh, giáo-hội và triết lý kinh-điển của thánh Tôma Akinô, là Lm Kevin
O’Shea CSsR có nói trong buổi giảng giải thần-học về “Đức Giêsu Lịch Sử” năm
2011, rằng:
“Thời Chúa sống, tuổi thọ của người Do-thái
cùng thời với Chúa trung-bình từ 35 đến 40 tuổi, thôi. Thế nên, sự-kiện Đức Nữ Trinh
Maria thành-thân với thánh cả Giuse vào năm Mẹ lên 15 hoặc 16, cộng với tuổi đời
của Chúa là 33 năm, thành ra: khi Chúa mất, Mẹ cũng đã vượt tuổi thọ thông thường
vào thời ấy, chắc không còn sống đến ngày đó để chứng-kiến Con của Mẹ chịu khổ-hình
và chết nhục trên thập-tự. Việc Chúa trăn trối đôi điều với Mẹ và với đấng
“thánh được Chúa mến thương” lại là ý-tưởng của tác-giả Bài Thương Khó, thì nên
hiểu sự-kiện này theo nghĩa thần-học chứ không theo nghĩa lịch sử, rất khách
quan. Đồi Gôngôtha có thập giá của Chúa và 2 tay trộm, là nơi không ai được héo
lánh, chí ít là người nhà phạm-nhân...” (trích lời dạy của Gs Ts
Kevin O’Shea, DCCT như đã dẫn)
Nhớ
đến đây, bần đạo là tay học trò “văn dốt vũ dát” yếu kém về lịch sử nói chung
chí ít là lịch sử Kinh-thánh, nên đâu dám có ý-kiến phản-bác ý/lời của bậc
thày. Và trộm nghĩ: bậc thày dạy sử, nhất là lịch-sử thánh và giáo-sử, ắt đã điều-nghiên
không thiếu tài-liệu, trước khi dạy.
Đàng khác, Tin Mừng được các thánh-sử viết, đều
có niên-biểu sau thập niên 60 thế kỷ đầu đời (như Tin Mừng theo thánh Mát-thêu,
được cha giáo Kinh-thánh là Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR chú thích ở cuốn Kinh Thánh, do nhà xuất bản Dòng Chúa Cứu
Thế năm 1976, tr. 10 có ghi rất rõ);
hoặc vào năm 64 (đối với Tin Mừng theo thánh Mác-cô, sđd tr. 81); hoặc, vào các năm 60-62 (như Tin Mừng theo thánh Luca,
sđd tr. 121) và vào các năm cuối thế
ký đầu đời (với Tin Mừng theo thánh Gioan, sđd
tr. 188). Nói thế có nghĩa là, các tác giả Tin Mừng không vị nào chứng-kiến
được tận mắt các sự việc xảy ra với Chúa cả.
Viết đến đây, bần đạo lại mạn phép xin hát thêm
đôi câu trên, mà rằng:
“Xuân tới muôn cánh
hoa,
Nở bay khắp nơi.
Hương khói lam dưới
mưa,
Nhẹ rơi phơi phới.
Chiều dâng sầu lâng,
Trong đường về mịt
mùng.
Mây tần ơi,
Cho nhắn bao niềm
thương.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Xem thế thì, các thánh trong Đạo tựa hồ vĩ-nhân
ngoài đời, vẫn nói lên đôi lời rất chân-thực để: “nhắn bao niềm thương” và cũng để: “Trên đường về mịt mùng”, mọi người có Chúa, có trời đi cùng, sẽ
thấy vui. Vui rồi, nay xin bạn và tôi, ta hướng vào vườn ngự-uyển có truyện kể,
để thêm đôi chuyện viết về “Hạnh phúc”/Phúc hạnh, rất như sau:
“Có người
đàn ông nọ muốn có được hạnh phúc, nên đã viết lên bảng giòng chữ: TÔI MUỐN ĐƯỢC HẠNH PHÚC. Một vị nhân-sĩ
hiền-từ chừng như là vị sư ở chùa đi ngang qua đó thấy vậy, bèn đề-nghị xóa
chữ: “TÔI!”, rồi bảo: "Phải
bỏ cái TÔI đi, mới được". Nói rồi, nhân-sĩ/vị sư ấy lại đề-nghị xóa tiếp
chữ: MUỐN, rồi bảo: "Xin
bỏ đi lòng ham MUỐN! Có như thế mới có được HẠNH PHÚC.”
Hạnh phúc trong Đạo cũng tương tự như thế. Như thế, tức: phải bỏ đi cái “tôi”
của mình, bỏ cả lòng ham muốn, tính vị-kỷ; để, chỉ biết cho đi chứ không biết
nhận-lãnh, thế mới là người hạnh-đạo, rất hạnh phúc. Người đời không có được
hạnh phúc hay hạnh đạo đến với mình, là vì: họ chỉ muốn tích-tụ mọi sự cho
riêng mình, vào người mình; chứ không chịu cho đi tất cả những cái mình có, thế
mới khó. Người tu-thân tích-đức vẫn phải như thế mới hạnh phúc. Sự khác biệt
ở đời, chỉ như thế.” (Truyện
kể được trích từ các bài viết trên mạng bạn bè gửi cho nhau, hôm 27/01/2014)
Nói cho cùng, hạnh phúc trên đời, chẳng khi nào do
việc ta bỏ bớt đi chữ này hoặc sự việc nọ ở bài viết hoặc tài-liệu lịch-sử nào
hết; mà là: cho đi tất cả, chả giữ gì cho mình hết. Dù, đó có là lập-trường
hoặc tiền-bạc/tài-sản từ đâu đem đến. Có chăng, hãy chấp nhận rằng: hạnh phúc
là cho đi. Cho, cả cái mình có tối thiểu để được sống. Bởi, cuộc sống muôn
người là huệ lộc mình tạo được, khi cho đi. Cho hết, không giữ lại thứ gì cho
mình, cho dù thứ đó có là ân-huệ dành cho riêng mình.
Nghĩ thế rồi, hẳn người người sẽ nhớ Lời Chúa từng
nhắn gửi mọi người rằng:
“Ai
xin,
thì
các ngươi hãy cho;
ai
muốn vay mượn,
thì
các ngươi đừng ngoảnh mặt đi.”
(Mt 5: 42)
Hoặc một đoạn khác, tác-giả là thánh
Mát-thêu-nhân-sĩ lại cũng ghi lời Chúa, rằng:
“Các
ngươi đã không công mà được,
thì
cũng hãy cho không.
Đừng
chuốc lấy vàng lấy bạc,
hay
tiền đồng mà lặn lưng...”
(Mt 10: 8-9)
Quyết thế rồi, xin bạn và tôi, ta cứ
hiên ngang tiến bước với lời hát, rằng:
“Chiều
dâng sầu lâng
Trong đường về mịt
mùng
Mây tần ơi
Cho nhắn bao niềm
thương.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Trần
Ngọc Mười Hai
Nay
cũng lòng bảo lòng
Sẽ
quyết và cũng định ra cho mình
Rất
như thế.
No comments:
Post a Comment