(Y Vân - Ảo ảnh)
Friday, 30 November 2012
“Giòng mực xanh còn đấy”
Chuyện Phiếm đọc
trong tuần thứ hai Mùa Vọng Năm C 06.12.2012
“Giòng mực xanh còn đấy”
hứa cho nhiều dù bao lời nói,
để phai tàn, thành mây thành khói.
Cũng xem như không mà thôi.”
(Y Vân - Ảo ảnh)
(Y Vân - Ảo ảnh)
(Rm 8: 35)
Thôi
chết rồi! Làm sao lâu nay cô em lại cứ hát những câu như vầy: “Những ân tình em đong bằng nước mắt”?
Ân tình mà vậy sao? Hay, cô em còn muốn bảo:
“Khóc
cho đầy hai chữ Tình Yêu.
Phấn
hương nồng anh xem tựa tấm áo,
Đã
thay màu ân ái từ lâu...”
(Y Vân – bđd)
Rất
không sai! Nói như thế, cũng có thể là bạn vẫn tin vào điều mà bần đạo vừa nói
chứ? Thật ra thì, bần đạo có nói những gì hôm nay, cũng chỉ hát theo và hát
nhại lời ca của bạn đạo đã từng hát trong buổi “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney,
mới đây thôi. Hát theo và hát nhại, để rồi sẽ cứ hát mãi những lời như thế để
còn nhớ. Nhớ và thương, những điều được dặn dò thời buổi trước, rất như sau:
“Kìa! Phồn hoa còn đó,
Những con đường, buồn vui lộng gió.
Những ân tình, chìm trong lòng phố,
Cũng theo hư không mà đi.”
(Y
Vân – bđd)
Ôi
chao, là lời lẽ. Có “những con đường”,
“buồn vui lộng gió”, “cũng theo hư không
mà đi...” Ối chà là lời ca, lời ca và tiếng hát cũng chỉ “hư không” sao? Cả
Tình Yêu hai chữ, cũng chỉ để khóc cho đầy cho vơi thôi ư? Sao thế? Sao không
về với lời lẽ của bạn bè cũng nói. Nói những lời chân thật vào “Buổi sáng, mới
thức dậy”, như sau:
“Mỗi buổi
sáng khi em mở mắt thức dậy, em đều nhìn ngay ra cửa số, thấy ánh sáng, thấy
mặt trời, em mừng lắm chị à. Em tạ ơn Chúa đã cho em sống thêm một ngày nữa!»
Em và tôi không có nhiều kỷ niệm riêng với
nhau, ngoài những gặp gỡ tại giáo xứ và trong các sinh hoạt với ban giáo lý
viên. Em khá bảnh trai, gương mặt tròn trịa, thông minh, lúc nào cũng sáng ngời
nhờ nụ cười đôn hậu. Tuy vóc dáng nhỏ thó, giọng nói của em rất là to khoẻ.
Cách đây hai năm, lớp giáo lý do em phụ trách ở ngay trước phòng học của lớp
tôi. Qua cánh cửa đóng kín, tôi và các học trò vẫn còn nghe giọng nói của em
sang sảng vọng vào lớp chúng tôi. Thuở ấy, vợ chồng em thuộc vào các giáo lý
viên ‘kỳ cựu’, còn tôi thì rất là ngơ ngác trong công tác này. Nhưng bao giờ vợ
chồng em cũng khiêm nhường, thân ái trong lời ăn tiếng nói với tôi. Tuy bề
ngoài trầm tĩnh, hiền lành, em lại rất là kiên quyết trong các ý kiến của mình
khi bàn thảo với nhau về các vấn đề chung của ban Giáo Lý.
Cách đây hai năm, em lâm vào căn bệnh hiểm
nghèo, căn bệnh của thời đại ngày nay: ung thư. Sức khoẻ của em giảm dần. Mặc
dầu vậy, lúc nào tự đi đứng được, em đều đến giáo xứ tham dự thánh lễ. Tôi vẫn
hay đến gặp chào em, nhưng không bao giờ tôi dám hỏi đến bệnh trạng của em
nhiều hơn những điều tôi đã biết. Cuối tháng tám vừa qua, được vợ em báo tin em
vừa qua một cuộc giải phẫu nặng nề, và dự đoán của bác sĩ về sự sống còn của em
không được khả quan, tôi nhất định phải đến gặp em. Lúc đó, tôi chưa hiểu được
điều gì đã thúc dục tôi mạnh mẽ như thế, vì trong tình trạng của em, việc thăm
viếng chỉ nên dành cho gia đình và bạn bè rất thân để tránh cho em mệt mỏi
thêm. Tôi thật cám ơn vợ của em đã nhận lời tôi yêu cầu. Vì cuộc gặp gỡ đó là
một trong những sự kiện đã ghi dấu rất quan trọng trong cuộc đời tôi.
Ngay từ lúc đứng ở cửa phòng để chờ một người
bạn đang chào em ra về, tôi đã rất ngỡ ngàng khi thoáng thấy vóc dáng của em.
Em ốm và tiều tụy như một đứa trẻ lên mười ! Gương mặt em không còn một thớ
thịt nào cả, hai má em thóp lại, em ngồi xếp bằng nơi cuối giường, với một vòng
băng trắng dày quấn chung quanh đầu để che vết mỗ. Tim tôi thót lại đau nhói và
chân tôi như bị chôn tại chỗ mấy giây đồng hồ. Khi đến hôn chào em, dù cố gắng
kiềm chế, nước mắt tôi cứ dần dần tuôn ra…Tôi kéo ghế ngồi xuống, rồi tự nhiên
nắm lấy tay em. Hai bàn tay chúng tôi không rời nhau cho đến lúc tôi ra về.
Thỉnh thoảng trong câu chuyện, em lại xiết nhẹ tay tôi. Tôi cảm nhận được qua
kinh nghiệm, nắm tay một người trong lúc họ đang chao đảo, cô đơn, lo sợ, là
cần thiết và quý báu hơn muôn ngàn ngôn từ hoa mỹ mà tình trạng của họ lúc đó
không thể nào tiếp nhận được. Có lẽ tôi may mắn, hôm đó em vẫn còn nói chuyện
được nhiều mà không bị hụt hơi. Câu mở đầu của em như một yêu cầu, hay đúng hơn
là một nài xin: «Chị đừng buồn,
đừng khóc, mà phải vui với gia đình em!» Có
lẽ em đã thấy quá nhiều nước mắt chảy ra vì thương tâm trước hoàn cảnh của em,
nhưng chắc ít ai có thể xuyên suốt được, trong một lần tiếp xúc ngắn ngũi với
em, Đức-Tin mãnh liệt nơi em trong những giờ phút cuối cùng ở thế gian. Trong
từng hơi thở đứt quãng, em miên man chia sẻ với tôi những gì vụt qua tim qua
óc, như thể em đã đoán được rằng em sẽ không còn có dịp để trao đổi với tôi lần
nữa:
"... Chúa đã cho chúng em cơ hội để chuẩn bị tất cả mọi sự... Chị đến thăm
em là vì thương em, là Chúa đến thăm em… Em cảm tạ Chúa đã cho em có ngày này,
để em được mọi người đến thăm, bày tỏ tình yêu của Chúa….Em chảy nước mắt đây,
không phải vì em buồn đâu, mà vì em vui mừng chị à !" ..."Mỗi buổi
sáng khi em mở mắt thức dậy, em đều nhìn ngay ra cửa số, thấy ánh sáng,thấy mặt
trời, em mừng lắm chị à. Em tạ ơn Chúa đã cho em sống thêm một ngày nữa !
"... "Mình cứ đi tìm cái gì tốt đẹp cho mình, nhưng cái Chúa cho đôi
khi là như thế này đây. Chính vì em ốm yếu, xấu xí, tàn tạ, nên Chúa mới đến
với em. Chính vì em hơi tàn sức cạn, Chúa mới là sức mạnh của em, như thánh
Phaolô nói : « Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh"…"Chị có thời gian
và điều kiện thì nên trở lại với lớp giáo lý. Các em cần mình dẫn dắt đến gần
Chúa hơn. Và chính mình cũng sẽ có cơ hội đến gần Chúa… Có những người dạy giáo
lý vì cho là mình có nhiều kiến thức, mình hay, mình giỏi. Hỏng, hỏng hết
!...Đừng bao giờ nói chữ 'dạy '. Chúa làm việc qua mình. Mình chỉ là công cụ
của Chúa."... "Cuối cùng lại cuộc đời này còn gì ? Kiến thức, tài ba,
sắc đẹp, sức khoẻ? Chỉ còn lại tình thương mà thôi !" …" Cầu nguyện
cho em, để em đừng bao giờ xa Chúa, vì mệt mỏi, quên sít, vì sợ hãi, vì những
lý do nào đó mà chính em cũng không hiểu được. Em không nói chuyện đạo đức đâu
chị à, giờ phút này không còn là lúc để em nói lung tung..."
Tôi vừa nghe em nói, vừa như bị em lôi cuốn
vào trong ánh mắt nhìn của em. Một ánh mắt sáng long lanh, tràn đầy yêu thương
và khẩn khoản. Ánh mắt đối với tôi sao quen thuộc như thế? Tôi đã thoáng gặp
cái nhìn đó nhiều lần lắm, ở đâu ? lúc nào? Thấy em đã thấm mệt, tôi bảo em ngã
lưng nằm nghỉ một chút, nhưng em không chịu, em sợ nằm rồi em sẽ không bao giờ
còn ngồi dậy được. Thấy mình đã ở khá lâu với em, tôi xin phép ra về, và hẹn
lần sau đến sẽ trò chuyện với em nhiều hơn. Em ngắt lời tôi : « Chị không cần thăm em lần sau đâu ! Đường đi
xa xôi quá ! Chị ở nhà, nhớ đến em và cầu nguyện cho em đủ rồi ! » Tôi
đứng dậy cúi hôn lên trán em. Ánh mắt chúng tôi chạm vào nhau, không biết là
bao lâu, nhưng đối với tôi lúc đó thời gian như dừng lại, và không gian không
còn là căn phòng bệnh viện buồn tẻ nữa. Tôi thấy mình bị nhấc bổng lên thật
cao, lên đến một ngọn đồi hoang sơ, chỉ có nắng và cát. Trên đỉnh đồi, từ cây
thập giá cũ xưa mà thời gian đã làm rạn nứt từng thớ gỗ, có một ánh mắt nhìn
tôi, nhìn nhân loại bao la...Ánh mắt chứa đựng sâu thẳm lời gọi mời thống hối,
tha thứ, yêu thương. Vòng băng trắng chung quanh đầu em, giờ phút ấy giống như
vòng mão gai của hơn 2000 năm trước. Không phải là máu, nhưng trên trán em cũng
đang rịn ra những giọt mồ hôi từ đớn đau thể xác vì thuốc men nhiều quá làm cho
em thường thấy nóng bức khó chịu trong người. Em ơi! Em bảo rằng tôi đến thăm
em là Chúa Giêsu đang đến thăm em. Còn tôi khi đối diện với em, tôi đã được
sống cảm nghiệm thế nào là gặp gỡ Đấng Cứu Thế nơi người anh em bé nhỏ, đau khổ
mà mình tiếp cận gần gũi mỗi ngày. Tôi chợt ao ước, nếu có phép lạ cho em mạnh
khoẻ lại như xưa, tôi sẽ mời em tham dự một khóa ba ngày với Phong Trào
Cursillo. Chắc chắn là em sẽ tâm đắc ngay với linh đạo của Phong Trào, vì em đã
sống hoán cải từng ngày, vì sức mạnh giúp em chấp nhận Thánh Ý Chúa trong cơn
thử thách và chuẩn bị tinh thần cho vợ con trong giây phút biệt ly sắp tới, sức
mạnh đó đã bén rễ từ Niềm Tin ở Đức Kitô. Em là một nhân chứng sống động cho
yêu thương và cậy trông trong cuộc đời rất bình thường của một giáo dân, một
người chồng, một người cha.
Hai tuần sau đó, em đã khép mắt lại vĩnh
viễn, sau nửa thế kỷ đời người trên chặng đường lữ hành trần thế. Thời tiết đã
thay đổi biết bao nhiêu lần. Qua hết những ngày hè nắng ấm. Nối tiếp theo những
trận mưa rào. Lá vàng bắt đầu rơi rụng. Và hơi lạnh cuối năm đang bàng bạc
chung quanh… Mỗi sáng thức giấc, tôi đều nhìn ra bầu trời bên ngoài. Dù là nắng
hay mưa, trời mù sương hay sáng tỏ, tôi đều cùng em dâng ngày bằng lời chúc
tụng tạ ơn Thiên Chúa. Em đã ra đi thêm một ngày, tôi sống được thêm một ngày.
Và như thế là chúng ta lại có chung với nhau một ngày nữa phải không em ? Một
ngày của Tin-Cậy-Mến./.
Nhớ về H. - Tháng các linh hồn 11.2012
K7”
Nhiều lúc bần đạo ngồi cắn bút tìm đề tài để góp
giọng với bạn đạo suy tư về những trăn trở riêng tư vẫn tự hỏi: Nói về “Đức
Tin” có nên nói nhiều về niềm tin theo sách vở? Tự hỏi rồi, mới vỡ lẽ: Tin, còn
là những gì nói về Tình Yêu của Thiên Chúa trong đời mình, qua cảm nghiệm của bà
con, bạn bè trong sống thực.
Nhất trí như thế rồi, nay bần đạo lại xin quay về
với nhạc bản “Ảo ảnh” trích ở trên để hội ra đôi tâm tình mà suy nghĩ, rất như
sau:
“Yêu cho
biết sao đêm dài
Cho quen với nồng cay.
Yêu cho thấy bao lâu đài
Chỉ còn vài trang giấy.”
(Y Vân – bđd)
À
thì ra. Trong cuộc sống thực tế, cả nghệ sĩ lẫn người bình thường đều có được cảm
nghiệm thực tế về chữ “Yêu”. Yêu, với
nghệ sĩ, là “Yêu, cho biết sao đêm dài”.
Còn với người bình thường, lại vẫn nghĩ: “Chúa đã cho chúng em cơ hội để chuẩn bị tất
cả mọi sự... Chị đến thăm em là vì thương em, là Chúa đến thăm em… Em cảm tạ
Chúa đã cho em có ngày này, để em được mọi người đến thăm, bày tỏ tình yêu của
Chúa….”
À thì ra, “Cho quen với nồng cay”, hoặc “Em
chảy nước mắt đây, không phải vì buồn, mà vì em vui mừng đó chị à!" đều
là định nghĩa của “Tình Yêu”, ở con người. À thì ra. Quan niệm của nhị vị ở
trên nghe rất giống lời lẽ bậc thánh hiền trong Đạo, vẫn từng bảo:
“Ai có thể tách chúng ta
ra khỏi tình yêu của Đức
Kitô?
Phải chăng là gian
truân, khốn khổ, đói rách,
hiểm nguy, bắt bớ, gươm
giáo?”
(Rm
8: 35)
À thì ra. Cả đến cái chết cũng không
thể tách rời người con đáng yêu của Chúa, ra khỏi “Tình Yêu của Đức Kitô”. Với
người có Đạo, Tình Yêu con người, còn có nghĩa là “Niềm Tin”. Tin rằng, Tình
Chúa yêu thương con người, Ngài có thể làm được mọi chuyện cho con người. Điều
này, thánh sử Máccô có nói trong một đoạn khác ở Tin Mừng như sau:
“Người
hỏi:"Anh muốn tôi làm gì cho anh?"
Anh mù đáp:"Thưa
Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được."
Người nói: "Anh hãy
đi, lòng tin của anh đã cứu anh!"
(Mc 10: 51-52)
À
ra thế. Yêu là Tin và Tin, tức là Yêu. Vì Yêu cũng nhiều, nên anh mù Batimê trong
truyện kể mới dám đến gần Chúa, chẳng sợ mọi người cản ngăn, dị nghị vì mình
thuộc giới mù loà, hèn kém mà lại ngỏ lời xin Chúa cho “nhìn” thấy bằng con mắt
của niềm Tin. Và cũng vì yêu rất nhiều, nên Đức Chúa chẳng nề hà, ngần ngại luật
Torah hay lệ làng xứ Giêrikhô, Do thái quyết ra tay.
Cũng
hệt như thế, người đi Đạo hôm nay đâu hãi sợ khổ đau, nỗi chết đang ở cận bên, vẫn
cứ Tin và cứ Yêu, như người bệnh trong truyện kể ở trên, từng minh chứng. Cũng
hệt như thế, Giáo-lý-viên “K7” ở đoạn trích dẫn trên cũng đâu nào quản ngại
tình huống khó khăn, nghẹn ngào với học trò giáo lý, cũng cao cả trong công tác
làm chứng cho Chúa, trong đời mình.
Cũng
như thế, người nghệ sĩ đã diễn tả thứ Tình Yêu và niềm tin tưởng vào nỗi vui ở
cuộc đời bằng lời lẽ của riêng ông, như sau:
“Kìa phồn hoa còn đó,
Những con đường buồn vui lộng gió
Những ân tình chìm trong lòng phố
Cũng theo hư không mà đi”
(Y Vân – bđd)
Cũng như vậy, bằng cách này hay cách
khác, người người trong đời vẫn chứng tỏ bằng cuộc sống của riêng mình, ý nghĩa
của chính sự sống mình đang trải nghiệm, cốt nói lên một điều, rằng: Tình Yêu
chính là tin vào điều gì đó rất cao cả, ở đời người.
Trong đời người, giữ cho đời mình
sáng rực một niềm tin vào Tình Yêu của Thiên Chúa và của người đời, thường rất
khó. Khó, như câu chuyện đối đáp giữa đại sư nọ và học trò nhỏ ở bên dưới.
Truyện kể, dù chỉ nói về thị phi/đàm tiếu của người đời khiến người nghe khó
lòng tạo tình yêu lẫn niềm tin nơi người đời, như sau:
“Có một thanh niên từ ngàn dặm xa xôi tìm
đến đại sư Thích Tế để thưa rằng:
-Con là một thư sinh luôn biết Tam
cương - Ngũ thường..từ xưa đến nay không bao giờ biết nói những lời vu khống
bịa đặt, không gây ra chuyện thị phi, nhưng không hiểu vì sao luôn có người
dùng lời ác độc chửi bới con, dùng lời bịa đặt dơ bẩn hủy nhục con. Đến hôm
nay, con thật sự không chịu nổi nữa,nên con muốn vào chùa cạo tóc làm tăng để
xa lánh chốn bụi hồng,xin Đại sư hãy thâu nhận đệ tử!
Đại sư Thích Tế yên lặng nghe chàng
trai nói xong, bèn mỉm cười bảo rằng:
-Thí chủ hà tất vội vã, đợi bần đạo
vào trong sân nhặt một chiếc lá sạch,thí chủ sẽ có thể biết được tương lai của
mình và mình nên sẽ làm gì. Đại sư dẫn chàng trai đến bên một con suối nhỏ gần
chùa, tiện tay hái một lá trên cây xuống và bảo một chú tiểu đi lấy giùm một
cái thùng và một cái gáo múc nước. Chú tiểu vội vàng mang thùng gỗ và chiếc gáo
hồ lô đến trao cho Đại sư. Đại sư kẹp lấy chiếc lá sạch trong tay và bảo chàng
trai:
-Thí chủ không gây ra chuyện thị phi,
xa rời bụi trần, cũng giống như chiếc lá sạch trong tay bần đạo vậy. Vừa nói,
Đại sư vừa đặt chiếc lá vào trong thùng, xong chỉ vào thùng, nói:
-Nhưng hôm nay thí chủ không may gặp
phải những lời chửi bới, hủy nhục vây hãm vào trong giếng sâu khổ đau trần
thế,có phải giống như chiếc lá sạch bị bỏ vào trong tận đáy thùng này hay
không?
Chàng
trai thở dài gật đầu thưa:
-Thưa vâng, con chính là chiếc lá dưới
đáy thùng.
Đại sư đặt thùng nước lên trên một
tảng đá bên cạnh bờ suối, khom người múc một gáo nước dưới suối lên, nói:
-Đây là một câu chửi bới dành cho thí
chủ, với ý đồ muốn nhấn chìm thí chủ. Vừa nói, Đại sư vừa dội gáo nước lên trên
chiếc lá trong thùng, chiếc lá chao động mạnh, sau đó lặng lẽ nổi lại lên mặt
nước. Đại sư khom lưng múc thêm một gáo nước kế tiếp, bảo rằng:
-Đây là câu chửi bới độc ác của loại
người thô lỗ thấp hèn dành cho thí chủ, vẫn với một mưu đồ là muốn nhấn chìm
thí chủ như trước, vậy thí chủ hãy nhìn xem lần này chiếc lá sẽ như thế nào?
Theo
cách đã làm, Đại sư dội gáo nước lên chiếc lá, nhưng chiếc lá chỉ lắc lư và lại
nổi lên trên mặt nước như cũ. Chàng trai hết nhìn nước trong thùng, rồi lại
nhìn chiếc lá nổi bềnh bồng, thưa với Đại sư:
-Chiếc lá không hề bị tổn hại, chỉ là
nước trong thùng sâu, chiếc lá theo mực nước mà nổi lên, cách miệng thùng càng
lúc càng gần. Đại sư Thích Tế nghe xong, mỉm cười gật đầu, lại múc thêm một gáo
dội lên chiếc lá, bảo chàng trai rằng:
-Lời nói bịa đặt hay xỉ mạ thấp hèn
không có cách nào đánh chìm được một chiếc lá sạch. Chiếc lá sạch bị chao động
bởi những lời nói vu khống, hủy báng dội lên thân nó, nhưng nó không những
không bị chìm xuống dưới đáy, ngược lại tùy theo mức gia tăng của nước (những
lời nói vô bổ, tùy tiện và thô lỗ), khiến nó càng nổi lên cao, từng bước từng
bước xa rời đáy thẳm. Đại sư vừa nói, vừa tiếp tục đổ nước vào thùng, thoáng
chốc nước đầy, chiếc lá rốt cuộc đã nổi lên trên ngang mặt thùng. Chiếc lá rực
rỡ, giống như một chiếc thuyền lá nhỏ, nhẹ nhàng nhấp nhô, lắc lư theo dòng
nước. Đại sư Thích Tế ngắm nhìn chiếc lá cảm thán rằng:
-Nếu lại có thêm những lời vu khống
thô lậu, hủy báng thấp hèn, thì càng tuyệt. Chàng thanh niên nghe xong, không
hiểu thâm ý, bèn thưa với Đại sư rằng:
-Vì sao Ngài lại nói như thế ?
Đại sư cười, múc thêm hai gáo nước,
dội lên chiếc lá trong thùng, nước trong thùng tràn ra bốn phía, lôi theo chiếc
lá xuống tới dòng suối, chiếc lá nhập dòng ung dung trôi đi.
Đại sư bảo chàng trai:
-Những lời bịa đặt, vu khống, xỉ mạ
thấp hèn bỉ ổi rốt cuộc sẽ giúp cho chiếc lá thoát được vòng kiềm tỏa, hướng
đến sông dài, biển lớn và những phương trời cao rộng thênh thang. Chàng thanh
niên hốt nhiên tỏ ngộ, vui mừng khấu tạ Đại sư:
-Thưa Đại sư, con đã hiểu rõ rồi, một
chiếc lá sạch sẽ không bao giờ bị nhấn chìm xuống đáy nước. Những lời nói vu
khống bịa đặt, hủy báng sỉ nhục chỉ có thể giúp gội rửa một tâm hồn vốn đã
trong sạch, lại càng trong sạch thêm mà thôi.
Đại sư Thích Tế mỉm cười hoan hỷ.” (truyện do Hiếu Kỳ kể, để trên mạng)
Truyện kể trên, mang dáng dấp một cổ
tích ở bên Tàu, có danh xưng tên tuổi rất nhà Phật. Nếu bạn/nếu tôi, ta có chút
gì đó dị ứng với tích cổ hoặc nhà Phật, thì xin cứ tự tiện đổi họ và tên sao
cho thích hợp với “đời thường”, ở trong đời. Bởi, đời thường ở đời cũng dẫy đầy
những sự kiện rất “cổ tích” như nhà Phật, ở khắp nơi.
Cuối cùng, truyện gì thì truyện cũng
chỉ nói lên một điều, như lời ca câu hát trong nhạc bản, rất như sau:
“Những neo thuyền yêu đương thường dễ đứt.
Khiến
bao chiều trên bến tịch liêu.
Vắng
con tàu, sân ga thường héo hắt,
Thiếu
em lòng anh thấy quạnh hiu…”
(Y Vân – bđd)
Nếu bần đạo gặp được bạn đạo nhạc sĩ
trích ở trên, thì bần đạo lại sẽ xin được phép đề nghị thay đổi dăm ba ý và lời
của bản hát, thì bần đạo sẽ run lên mà hát tiếp rằng:
“Những ân tình em đong bằng nước mắt,
Khóc
cho đầy hai chữ “Tình Yêu”…
(Đức tin này), em xem tựa tấm áo,
Sẽ
không thay mầu ân ái từ lâu…” (Nhái
ý/lời của người viết nhạc…)
Hát thế xong, bần đạo thấy nhẹ hẳn
người. Bởi, cũng hy vọng rằng bạn đạo ở nhiều nơi sẽ hiểu cho lòng bần đạo.
Hiểu được rồi, lại xin bà con ta cùng hát tiếp:
“Xưa đêm vắng đưa nhau về,
Nay
đơn bóng đường khuya.
Khi
vui thấy trăng không mờ,
Lòng
buồn nên trăng úa…”
(Y Vân – bđd)
Vậy thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta cứ
thế mà giữ vững, những Tin và Yêu, suốt đời mình.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn gửi một tin
nhắn
mà chẳng biết gửi cho
ai,
và gửi vào lúc nào đây,
xin cho biết.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment