Chuyện phiếm đọc trong tuần mừng kính Lễ Kitô Vua năm B
25.11.2012
“Em
thường hay ước mơ,”
“Mơ người yêu lý tưởng.”
(Y Vân
– Người Yêu Lý Tưởng)
(Mc 10: 2-16)
Vâng. Người yêu lý tưởng của em và
của anh, đều như thế hết. Còn, người yêu lý tưởng của bạn và tôi ra sao? Thôi
thì, xin dành cho bạn và tôi rất nhiều giờ để trả lời. Trả một lời, mà bần đạo
đây nay chẳng dám. Chỉ, biết đoán già đoán non lon ton vẫn là đoán bậy, rằng:
Người Yêu (viết hoa) không là ai khác ngoài Chúa Chiên Hiền, là Tình Yêu bằng
xương thịt, của muôn nước, cũng rất Người.
Bần đạo nói thế, là vì cứ lẩn thẩn
đi vào vườn hoa văn nghệ, lại đã tìm ra nhạc bản kích động khá hay ho/thích hợp
với chủ đề mình đang bàn. Bàn, về “Người Yêu Lý Tưởng” ở đời, có ca-từ
như:
“Với
vẻ hào hoa lắm nét kiêu hùng
Điểm
chút phong sương.”
“Đây là chàng chiến binh
Hay là chàng phi công
Hay là chàng thủy thủ
Biển dâu anh lấp bằng
Biển đông lai láng tình
Tình anh như núi ngàn
Tình em như suối nguồn.”
(Y Vân
– bđd)
Nơi
nhà Đạo, bần đạo lại bắt gặp giòng chảy suy niệm hợp với đề tài mình luận bàn,
như sau:
Thời Đệ Nhị Thế
Chiến, Mary là một trong số các nữ-phụ đem lòng yêu mến người lính Mỹ, ở nơi
xa. Năm 1945, cô lập gia đình với một Thiếu Tá theo Anh giáo, tại nhà thờ nhỏ của
Công giáo. Lấy được người chồng bảnh trai, hay ăn diện, Mary đã chiều anh về
Philadelphia, vào độ ấy. Đây cũng là năm tháng có những ngày hai vợ chồng cô nôn
nóng đón chào đứa con đầu lòng. Về nhà chồng, Mary khám phá ra là chồng mình cũng
chẳng gan dạ như mình tưởng. Anh lệ thuộc nhiều vào người mẹ giàu, vốn giòng
hào kiệt, chẳng ngại tỏ bày quan điểm cả vào khi bà chống đối cuộc hôn nhân
giữa cô và con trai bà. Cuộc sống của Mary từ đó, đã trở nên ác mộng. Căng
thẳng bùng nổ vào lúc Brendan vừa chào đời.
Chẳng còn nhớ, mình có
hứa cho con rửa tội theo nghi thức Công giáo không, người trai tráng giống
giòng nhà binh, quyết định rằng: mình chẳng dại gì rơi vào vòng chiến chống đối
mẹ, là người từng tuyên bố: đứa nào cho cháu bà rửa tội theo nghi thức Công
giáo, bà sẽ cắt đứt quan hệ, không cho thừa hưởng gia tài. Vốn quen bị không
chế, thiếu tá nhà ta bèn buộc Brendan phải rửa tội theo nghi thức Anh giáo,
điều này làm Mary khổ sở không ít. Cô vơ vội ít áo quần đem con đi rửa tội theo
nghi thức Công giáo, rồi ra đi.
Ly thân chồng từ năm
1950, Mary nay gặp Maurice, một nam thanh tài trí muốn cưới cô làm vợ. Anh đồng
ý làm cha ghẻ trông nom nuôi nấng cháu Brendan. Hai người đi gặp cha xứ trong
vùng, để cầu cứu. Cha xứ bảo: cô cậu không thể làm đám cưới trong nhà thờ được,
vì đã có hôn thú ngoài đời. Bởi, nếu làm thế, sẽ có nguy cơ rơi xuống hoả ngục,
không cứu vãn. Và từ đó, nhiều tháng ngày căng thẳng đến với hai người. Cũng từ
đó, Mary quyết định rời Mỹ, vì lý do đạo Chúa ở đó quá khắt khe. Nhưng, Anh
giáo là giáo phái mà cô trước đây từng ca ngợi, cũng “cổng đóng then cài” chẳng
đối xử dễ dãi gì với cô.
Tin Mừng thánh Máccô
chương 10, có lời Chúa nói rất thẳng về hôn nhân và ly dị. Thời Chúa sống, chỉ
một ít phụ nữ có quyền hạn trước pháp luật, thôi. Họ là nữ phụ giàu thuộc giống
giòng tư tế, nên mới thế. Tức, chỉ mỗi họ mới được ly dị chồng, thôi. Còn, đại
đa số phụ nữ thời bấy giờ vẫn được coi là vật sở-hữu của người cha, chồng hoặc của
con ruột, chỉ mỗi thế. Bản thân người chồng có thể làm đơn ly dị vợ vào bất cứ
lúc nào, với bất kỳ lý do gì mình đưa ra. Và chồng, là người được phép tống khứ
nữ phụ từng là vợ mình, ra khỏi nhà. Chồng được phép hạ nhục vợ bằng cách trả
vợ về cho mẹ ruột, của cô.
Có lẽ vì sự bất công
như thế, nên Đức Giêsu mới cương quyết phá đổ lề luật liên quan đến lòng thủy chung
chịu đựng của người nữ. Cung cách Chúa diễn giải luật Môsê đã tạo thế bênh vực
quyền lợi của nữ phụ. Đồng thời, Ngài bảo vệ nhân cách và sự an toàn của các bà,
nữa. Hôm nay, hầu hết ở các xứ đạo Công giáo của ta, không ít thì nhiều, đều thấy
có giáo dân từng ly dị và tái lập cuộc sống hôn nhân, theo qui tắc. Chắc nhiều
vị ở trường hợp này, cũng có mặt ở đây. Hôm nay.
Về tính tiêu cực của
thông điệp ta nghe hôm nay, tôi nghĩ mình cũng nên để lời ngợi khen, khâm phục
niềm tin rất quả cảm của bà con, chí ít là phụ nữ. Khâm phục và cảm kích, khi
biết rằng Chúa yêu ta biết là chừng nào. Và, khâm phục bà con ta vẫn kiên trì
có mặt ở đây,thánh lễ mỗi tuần. Mặt khác, Hội thánh của ta cũng đang giáp mặt
với vấn đề duy trì lòng thủy chung của tình yêu đôi lứa trong hôn nhân, dù
nhiều gia đình vẫn tìm cách ly thân/ly dị, sống cách ly. Có thể nói: ta đang
kẹt giữa lý tưởng Chúa đem đến và tính yếu mềm của con người ta đeo mang, theo
phương án khác biệt. Kẹt ở chỗ, ta chưa có được thế quân bằng giữa hai sự việc
đó.
Trên thực tế, phương
thuốc điều trị mà Hội thánh mang đến cho các gia đình bị gãy đổ, vẫn là huỷ bỏ
hôn nhân trước. Huỷ, không vì ly dị mang tính cách Công giáo. Huỷ, chỉ muốn tỏ
ý rằng có những yếu tố mà người phối ngẫu hai bên không nhận ra, lúc đó. Tức: trước đó, họ
chưa từng nhận bí tích hôn phối theo nghĩa đích thực trọn vẹn. Vì thế nên, hôn
nhân giữa họ không còn hiệu lực. Và, cũng chẳng còn giá trị. Vì thế nên, nhiều
người Công giáo và ngoài Đạo, không thể đương đầu nổi thủ tục pháp lý kéo dài,
có liên quan đến việc hủy hôn phối trước. Việc này có thể là kinh nghiệm từng
trải, cũng rất đau cho nhiều cặp.
Có người biện lẽ rằng:
Hội thánh nên tránh xa phương án giải quyết hôn nhân theo luật. Tức, hãy thực
hiện giống Đạo Chính Thống vẫn sử dụng Bí tích Giải tội để huỷ Bí tích Hôn
nhân, có trục trặc. Dù thủ tục diễn tiến ra sao đi nữa, giáo huấn của Hội thánh
về vấn đế này, phải được cân đo đong đếm bằng tấm lòng xót thương. Từ 1951 đến
1993, Mary và người chồng sau của chị, vẫn không được phép lĩnh nhận Bí tích.
Mãi đến năm 1990, khi nghe tôi khuyên giải, cô mới chịu hối thúc bộ sở quan mau
mau hoàn tất thủ tục huỷ hôn nhân trước, cho nhanh. Đến năm 1993, hai vợ chồng
mới được phép rước lễ sau 42 năm trời khổ đau.
Thật ra, Chúa chẳng bao
giờ xa rời vợ chồng Mary hết. Ngài vẫn giang vòng tay ôm nhận đón hai người vào
cung lòng Ngài để chúc lành cho họ, mỗi ngày. Hôm cử hành lễ hôn phối năm 1994,
người phù rể cho Maurice hôm đó, lại là Brendan, chú bé ra đời tại Philadelphia năm 1946. Theo
luật, thì Maurice chính thức là cha nuôi của Brendan, ngay sau ngày Maurice
cưới Mary, có một hôm. Và, cộng đoàn hôm ấy rước Chúa vào lòng với nước mắt
tuôn trào. Tất cả chúng tôi đều hiểu rằng Vương Quốc Nước Trời là cộng đoàn gồm
những con người bằng xương bằng thịt. Tuy yếu đuối, mỏng dòn, nhưng lòng thì
lúc nào cũng rộng mở.” (xem Lm Richard Leonard sj, Bản Tin Giáo xứ
Fairfield Sydney, Chúa Nhật 27 thường niên năm B, 07/10/2012)
Kể
ra như thế, nay bần đạo có lời cáo lỗi cùng bạn đang đọc giòng chảy này rằng
thì là: bần đạo đây, vẫn hay lải nhải với lời ca tiếng hát cũng rất dài, lại không
ổn. Nay, trở về với chủ đề mình định bàn để bạn và tôi, ta tiếp tục tiến tới,
với truyện kể nhẹ không về người yêu lý tưởng, như sau:
“Có hai người đang ngồi chờ trước cửa phòng
xét nghiệm trong Bệnh viện. Người thứ nhất với vẻ mặt rất đau khổ đang ngồi
khóc dấm dứt, người thứ hai quay sang an ủi hỏi:
-Tại sao anh khóc?".
Người thứ nhất trả lời:
-Tôi đến đây để xét nghiệm máu".
-Vậy tại sao anh lại khóc ?"
-Tại vì lúc xét nghiệm họ sẽ cắt ngón tay
tôi".
Nghe thấy vậy, người thứ hai cũng bật khóc. Rất
lấy làm lạ, anh thứ nhất quay sang hỏi:
-Tại sao anh khóc?"
Anh kia nức nở trả lời:
-Dạ, chả dấu gì bác! Em đến để xét nghiệm
nước tiểu...!!"
Tiếu
lâm chay hay mặn, có kể cũng chỉ để gợi hứng viết lai rai đôi giòng hầu nói lên
ba điều/bốn chuyện về Đạo-vào-đời, ngõ hầu bạn và tôi, ta cứ bàn tới. Bàn,
nhưng không luận. Có bàn, nhưng không chấp nhận một luận-chiến hoặc xa-luân-chiến
về ý kiến tư riêng hệ trọng, mà chỉ muốn phiếm. Phiếm lai rai nhè nhẹ, để không
chỉ vấn vương những tranh cãi, đầy tính châm chọc, thọc bánh xe.
Nói gần nói xa, chẳng qua ta cứ nói
“đại” cho qua ngày đoạn tháng, có chết anh Tây chị Đầm nào đâu chứ. Nói rồi tự
nhủ, nay bần đạo/bầy tôi đây xin mạn phép phiếm tàn tàn rồi cứ hát:
“Nhà xanh kia vẫn còn
Còn xanh như chúng mình
Hỡi anh, người yêu lý tưởng!”
(Y Vân
– bđd)
Hát
chán rồi lại bàn và luận. Nhưng, không phải là bàn và luận ý tưởng vẩn vơ, lờ
đờ như cá vàng trong chậu kiểng. Mà, luận và bàn theo Kinh Sách, có những lời
khuyên dạy sau đây:
“Ai
nấy phải tôn trọng hôn nhân,
chớ
làm cho loan phòng ra ô uế,
vì
Thiên Chúa
sẽ
xét xử các kẻ gian dâm và ngoại tình.”
(Dt
13: 4-5)
Luận và bàn lời thánh nhân hiền
lành, còn là ngẫm nghĩ, để rồi suy. Suy cho mình. Cho người. Những tư tưởng
chính qui, chính mạch của người mình, về hôn phối.
Hôn nhân hay hôn phối, nay có quan
niệm/nhận định khá lạ kỳ, ở chỗ người đưa ra tư tưởng mới mẻ lại đã dựa trên
chứng cứ điều nghiên, đã đưa ra:
“Vừa rồi, có người đưa ra một phát hiện mới
nói rằng: trong hôn nhân đàn ông thường lợi nhiều hơn nữ phụ. Thế đó, là điều
tôi từng nghe biết vào nhiều lúc. Điều chứng minh,chỉ muốn dựa trên luận cứ vẫn
nói rằng: so với những người không chịu lập gia đình, thì người nam hay nữ có
cuộc sống lứa đôi sẽ sống dai hơn nhiều người vẫn ở vậy. Với nam nhân, những
người lập gia thất, lại có tuổi thọ kiệt xuất nữa là đằng khác. Đó, chỉ mới
tính bình quân thôi.
Thế nhưng, theo nghiên cứu học hỏi về hôn
nhân và sức khoẻ con người dựa trên các tường trình về y tế, tức sự kiện rất
không đáng tin, hoặc căn cứ trên tử-suất cho rằng: các nhà nghiên cứu biết rất
ít về sự thể có nối kết giữa hôn nhân, sức khoẻ và cái chết, gắn bó nhau rất
chặt chẽ.
Nhà xã hội học thuộc đại học Princeton là
Michael McFarland và đồng nghiệp của ông đã quyết định xem xét trường hợp của
các vị cao niên tuôi từ 57 đến 75 để xem có yếu tố nào xác định như chuyện
huyết áp, nhịp đập của tim vòng ngực và yếu tố chuyển hoá thực vật nào tạo ra
bệnh Đái tháo đường loại II không. Các vị này cũng đã cân đo lượng chất đạm ngõ
hầu tìm ra yếu tố viêm nhiễm trong máu hay không.
Kết quả cho thấy: nữ giới có cơ may toàn hảo
hơn nam giới trong mọi phát hiện. Hôn nhân nào càng kéo dài, thì yếu tố nguy
hiểm về mạch tim càng ít thấy; cặp hôn phối nào cứ kéo dài 10 năm chung sống lại
sẽ thấy 13% ít bị nguy cơ như thế. Thế nhưng, một khi có đứt đoạn trong sống
chung theo bậc gia đình,thì sức khoẻ lại sẽ tồi tệ. Riêng phụ nữ nào có được 40
năm chung sống như vợ chồng lại thấy nguy cơ chuyển hoá ít đến 40% hơn các bà
các cô từng trải nghiệm hai lần ly dị hoặc ở goá. Đó là kết quả của nghiên cứu
từng phát hiện.” (xem Carolyn Moynihan, Marriage may benefit
women more than men, MercatorNet 26/8/2012)
Nói như thế, không phải
để dụ dỗ bạn bè người thân cứ thế cắm đầu cắm mũi vào chuyện hôn nhân với hôn
phối dù đã thấy chán như con gián. Nói như thế chỉ để tìm xem có điều gì đáng
khích lệ để ta và người ở vời nhau, cho dài lâu, thôi. Nói như thế, còn để nói
và bàn những chuyện trong hệ/ngoài luồng, rất đáng bàn.
Nói như thế, là để mời bạn/mời tôi
ta rong ruổi với các ý nghĩ cần suy xét kỹ, dù có ai “bàn lui” hay bàn tới, để
nghỉ ngơi. Nói như thế, là để còn nói thêm với các nhà nghiên cứu khảo sát ở
nhiều nơi trên thế giới. Tựa như vị chủ bút báo điện tử mang tên MercatorNet,
rất như sau:
“Năm 2009, quốc hội
nước Lithuania vùng Baltic đã ra đạo luật ngăn cấm giới truyền thông không được
phép đưa thông tin nhằm khích lệ bất cứ quan hệ tình dục nào có thể có nơi trẻ
vị thành niên nhằm bôi nhọ hoặc làm giảm giá trị của gia đình hoặc để thăng
tiến ý niệm về hôn nhân và gia đình khác với những điều trước đây được ghi
trong Hiến pháp và Luật Dân sự của nước này, tức ý nói về hôn nhân giữa nam và
nữ.
Lithuania là nước lâu nay nổi tiếng hỗ trợ cho “hôn
nhân đa dạng”. Nhưng lâu nay, các nhà làm luật ở đây, chừng như đã hậu thuẫn
cho lập trường đòi rỡ bỏ định nghĩa gia đình theo truyền thống có trong Hiến
pháp của nước này. Vừa rồi, mạng vi tính của Lithuania đã đưa ra ý kiến khá
khởi sắc, trong đó cho thấy đã có lập trường của một dân biểu đảng Dân Chủ Xã
Hội nói là nước này đang muốn có đổi thay để đưa đất nước vào tình trạng dã
man, mọi rợ. Dân biểu Bradauskas phát biểu như sau: “Tôi không
thể không suy nghĩ, trừ phi ta thông qua đạo luật tu chính hiến pháp, còn thì
vẫn cứ phải quay về với cộng đồng tiên khởi, bằng không ta sẽ sống như súc vật;
giống như đàn hươu nai trong đó một con đực có thể vui thú dục tình sống một
lúc với 12 con hươu cái, mà chẳng thành vấn đề gì hết.”
Trong khi đó, thủ
tướng nước này là ông Andrius Kubilius, một chính trị gia thuổc phe bảo thủ,
lại cũng cho biết: ai chống đối chuyện tu chính này đều hiểu sai ý nghĩa hậu
quả của nó. Ông còn nói thêm: “Chẳng có ai lại đề xuất chuyện cấm
đoán hết mọi sự. Nếu người dân muốn ở vậy và không muốn có con, thì họ có quyền
làm như thế cách tự do; nhưng làm như thế được thì sao lại gọi đó là gia đình được
cơ chứ?” (xem Carolyn Moynihan, Marriage or savagery: Lithuania
debates the family, MercatorNet 16/8/2012)
Nói như thế, lại cứ
bảo là mình có tự do ăn nói và bầu phiếu sao? Nói như thế, chỉ là nói theo kiểu
chính trị gia lấy phiếu bầu để áp đảo. Đã nào gọi đó là tự do ngôn luận, hoặc
tư tưởng. Tư tưởng hay ngôn luận, là thứ tự do sống làm sao phù hợp với thiên
chức của con người.
Nói như thế, còn là nói như thể lời
nói có chất lượng và kinh nghiệm cũng của chính trị gia khác của đất nước
Lithuania, cựu thuộc địa của khối Sô viết, từng phát biểu cũng như sau:
“Dân biểu đảng Tự Do
là Gediminas Navaitis lại nhấn mạnh lập trường của riêng ông về kinh nghiệm
từng trải qua tư cách của một tâm lý gia phụ trách các vấn đề về gia đình. Ông
cho rằng các cặp phối ngẫu sống theo gia đình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người.
Theo ông thì, hai tình nhân sống chung với nhau mà lại không lập hôn thú hoặc
trước khi chính thức lập gia đình với nhau, thì trường hợp như thế có nghĩa,
là: một bên có vấn đề thương tổn về tài chánh hoặc tâm lý, mà thôi.
Ông nói: nước ông
không nên cấm đoán hình thức chung sống hài hoà nhưng cũng chẳng nên buộc người
khác phải sống giống như mình. Theo ông, đất nước Lithuania của ta có thể và có lẽ
phải chọn lựa những gì khả dĩ hỗ trợ cho tư thế nào đó. Một khi sự thể nào đã
được hỗ trợ rồi, thì chỉ mỗi trường hợp không ai hỗ trợ mới là vấn đề, cần quan
tâm.” (xem
bđd)
Nói như các chính trị
gia, là nói về luật và luật. Dù, đó có là luật sống có kinh nghiệm hay luật định
ngang qua kinh nghiệm sống. Luật, là luật. Không nương tay, cũng chẳng cần hợp
với lương tâm, chức năng của cái gọi là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Bởi,
thiện ác nơi tâm tính của con người đâu nằm ở nơi luật và lệ. Thiện hoặc vẫn là
đường hướng sống sao cho phù hợp với thiên chức làm người, của con người.
Nói như thế, tức không thể cứ nghe
theo lời lẽ, lý sự của chính trị gia ngoài đời. Nói như thế, còn là nói và nghe
như thể con dân nhà đạo vẫn được nghe Đấng thánh hiền vẫn từng nói:
“Điều khiến chúng tôi tự hào là
lương tâm chúng tôi
làm chứng rằng:
chúng tôi lấy sự
thánh thiện
và chân thành Thiên
Chúa ban
mà cư xử với người ta
ở đời,
đặc biệt là với anh
em.
Chúng tôi không cư xử
theo lẽ khôn ngoan người đời,
nhưng theo ân sủng
của Thiên Chúa.”
(2Cr
1: 12-13
Với đấng thánh hiền nhà Đạo, thì
lương tâm là mực thước đo lường hành xử của con người. Với bậc lành thánh ở ngoài
đời, lương tâm còn là gương sáng dẫn dắt người đời cứ theo đó mà sống. Sống,
xứng đáng một bản thể có trí tuệ. Sống đích thực, như luật Tình thương từng chỉ
dẫn.
Sống đích thực chức năng của con
người, với người đời còn là cung cách nhắc nhở ta quay về với lý lẽ của Đạo làm
người, như ý nghĩa của truyện kể về chuyện “rất dễ và cũng khó”, như bên dưới:
“Chuyện dễ và khó ở
đây, hôm nay, là chuyện về các loài những thú và người từng chung sống, rất cần
đến nhau, như luật lương tâm chức năng đã qui định, bất thành văn. Chuyện là
chuyện thế này:
_ Chuyện về loài chim
ó:
Nếu đặt một con chim
ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng hoàn toàn không
có nóc, tức là phần trên được mở toang; con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một...
tù nhân trong lồng đó.
Lý do: con chim ó
luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy,
theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời,
trong một “nhà giam” nhỏ không có mái!
_ Câu chuyện con dơi:
Một con dơi thường
bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và
bay chính xác. Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi
mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì nó chỉ có thể lê bước
loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể bay đi.Cho đến
khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không
trung.
_ Câu chuyện về con ong nghệ:
Con ong nghệ, nếu bị
thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở trong ly đó cho đến chết. Nó
không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó
thoát ra qua các mặt ngang bên, hoặc qua... đáy ly.
_ Và chuyện con người...
Trong rất nhiều
trường hợp, con người cũng giống như loài chim ó, con dơi và con ong nghệ ở
trên. Vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình, mà không bao giờ nhận ra
rằng rất có thể có một giải pháp ở rất gần, trước mắt, vì từ lâu, con người đã
thường tự giam mình trong những cái lồng của luật lệ, thói quen, sự cố chấp,
ích kỷ, tham lam... và lệ thuộc vào người khác.” (trích truyện kể
trên mạng diễn đạt về nhiều thứ)
Truyện kể hôm nay, có
thể không ứng đáp cho sâu cho sát với đề tài bàn luận hôm nay. Nhưng, người kể
vẫn cứ lôi cứ kéo ý nghĩa của sự sống nơi con người vẫn cần có nhau. Sống với
nhau như hai bản thể tự do, chính chắn, và đúng đắn.
Truyện kể có thể không ăn khớp với ý
nhạc hoặc đề tài về “Tình yêu lý tưởng”, có thể và không thể là tình yêu đôi
lức, rất gắn bó, ràng buộc. Nhưng tình yêu lý tưởng vẫn có thể hoặc không thể
như câu hát ở cuối bài coi như một đoạn kết cũng có hậu, lại rất vui, như sau:
“Biển dâu anh lấp bằng
Biển đông lai láng tình
Tình anh như núi ngàn
Tình em như suối nguồn.”
(Y Vân
– bđd)
Biển
dâu ấy, tình em đây! Vẫn cứ là tình của người yêu lý tưởng vẫn muốn sống bên nhau,
suốt đời.
Trần
Ngọc Mười Hai
Vẫn
cứ thăng tiến và ca tụng
Tình
yêu lý tưởng giữa vợ chồng
theo
quan niệm lập trường
của
thánh hội.
No comments:
Post a Comment