(Mt 17: 20-21)
Kiêu sa, đâu vì bàn tay em năm ngón. Kiêu sa - lụa là, năm ngón mỗi bàn tay, vẫn là ân huệ ta nhận lĩnh, từ Thánh Linh. Đặc sủng, hay ơn thánh vẫn là điều ta quan tâm, bằng nhiều hình thức. Cả hình thức, có tiếng hát trữ tình như từ nghệ sĩ họ Ngô, sau đây:
“Và một lần thôi, xin mắt em cay
xin hết đi hoang những chiều buồn say
và xin rằng mưa vẫn bay
tình yêu này dâng mắt ngọc
son phấn xin đừng ướt mi.” (Ngô Thuỵ Miên – Giáng Ngọc)
Son phấn, xin đừng ướt mi. Còn nhớ ngày nọ, bần đạo có dịp được người bạn thảy cho tuần san Time, số 18/2008 đề ngày
Và, câu giải đáp tạm thời là từ người cùng một tâm trạng, viết như sau:
“Lance Armstrong đã gợi hứng cho chúng ta, những người đang giáp mặt một trong những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, để rồi tìm đến với y khoa hiện đại, mà nói được rằng tôi vẫn sống. Sống mạnh. Sống khoẻ. Vẫn cùng bạn bè/người thân ở bên người bệnh, quyết chứng tỏ rằng niềm hy vọng của họ và sự tin tưởng của y sĩ, đều có cơ sở hầu giúp ta chiến thắng như anh.” (Elizabeth Edwards – Time sđd tr. 38)
Về hy vọng - tin tưởng, anh cũng như nhiều bệnh nhân khác, vẫn mạnh đủ để thuyết phục bạn và tôi, ta gợi nhớ lời Vàng năm xưa:
“Nếu các ngươi có niềm tin bằng hạt cải,
thì các ngươi có bảo núi này:
hãy bỏ đây qua đó,
nó sẽ chuyển qua
và các ngươi không bất lực trước điều gì.”
(Mt 17: 20-21)
Bất lực hay tin tưởng, là hai thái cực ở con người. Những người, đã và đang sống trong phân vân/chịu đựng, nhiều khổ ải. Và hôm nay, khổ ải phân vân ấy, vẫn chờ đợi quyết tâm tin tưởng của riêng ta. Mỗi người. Mọi người.
Mọi người, hôm nay, có lẽ bận tâm nhiều đến “tình yêu dâng mắt ngọc”, để rồi hát thêm câu:
“Nhạc chiều lang thang rũ say
từng hạt mưa rơi khóc trên cung đàn
rượu nồng ai say ngất ngây vì nhớ
và tình yêu đó xin ngừng bước chân…” (Ngô Thuỵ Miên – bđd)
Xem như thế, có nghĩa: điều mà nhà thơ hay người thường hôm nay còn bận tâm, không là “niềm tin có bằng hạt cải”, hay hạt lựu nữa, mà là: rũ say, lang thang, mưa khóc trên cung đàn, ngất ngây vì nhớ, tình yêu ngừng bước chân…”. Chí ít, là những âu lo về tình trạng rất có tội, mà xưng thú.
Về xưng thú các tội và những lỗi, bần đạo nhớ mình đã đọc một bài “xã luận” trên bản tin nọ, ở nước ngoài. Trong bài, có những ưu tư/thắc mắc, hỏi rằng: “cớ làm sao, người Công giáo nói chung nay thôi không còn nối đuôi nhau, chầu chực trước toà cáo giải, nữa?”
Chừng như câu hỏi này được khá nhiều vị còn để trong đầu. Và, có ký giả người nhà Đạo nọ, cũng đã mạo muội tìm kiếm câu đáp trả, mong được ý kiến phản hồi của bạn bè/người thân, như sau:
“Tôi có người bạn thân. Cô chẳng giấu diếm điều gì, cả với tôi. Dù chuyện riêng tư/gia đình, cô đều không giấu diếm. Cô cho biết, cô vừa về lại với nguyện đường, với giáo xứ để xưng thú tội mình, đến với cha. Sau 20 năm im vắng giáo đường, cô nói: có nhiều động lực đã thúc giục cô tìm về với toà cáo giải. Trong số đó, có việc: cô thấy tội nghiệp cho các linh mục cứ vò võ một mình trong “hộp xưng thú”, chờ dài cổ mà chẳng thấy ma nào bén mảng, lui tới mà xưng thú. Chờ và đợi, để được “ông cha” giải quyết các “việc riêng tư”, rất linh hồn.
Ngược giòng lịch sử, quay về với thế hệ trước đây, hẳn bạn đọc sẽ thấy bọn tôi, hồi trước, cứ nối đuôi nhau xếp hàng dài thườn thượt trước cửa “hộp” gọi là “toà giải tội”. Chờ mãi mới đến lượt mình vào, để thú nhận nhiều tội, kể cả những tội rất nghe quen. Thường thì, việc như thế hay xảy đến vào ngày thứ Bảy hoặc ngày của Chúa, rất Chủ nhật. Vào giờ phút ấy, chúng tôi cứ đọc thuộc lòng những câu dài quen thuộc để thưa, như: “Thưa cha, xin cha tha cho con là kẻ có tội!”
Sau đó, lại liệt kê một lô những tội là tội. Và kế tiếp, là con số những lần phạm lỗi. Hồi kế, có thể sẽ được nghe “ông cha” phán cho đôi điều về luân lý đạo đức. Và, được khuyên bảo: hãy về đọc một ít kinh, đa phần là kinh Kính Mừng, gọi là việc đền tội. Tức, đền vào những gì mình đã mắc phạm. Ở vài giáo xứ, việc xưng thú những tội và lỗi, được xếp đặt thật khéo léo. Bởi thế nên, người nối đuôi người trước toà hộp cáo giải, cứ nhích dần mau chóng. Xuyên suốt. Thẳng đuột.
Với nhà Đạo, xưng thú các lỗi lầm mình mắc phạm, vẫn là một việc quan yếu đối với niềm tin và là phù hiệu của căn tính của người Công giáo, ta không thể bãi bỏ. Vì bất cứ lý do gì. Cùng trong quan niệm ấy, còn là ý nghĩa của một thề hứa sẽ có cải sửa, và đổi mới. Nhưng thực tế, là: nay không còn thấy những cái đuôi xếp hàng xưng thú, như thời trước. Phải công nhận, rằng: việc xưng thú lỗi lầm –hoặc bí tích hoà giải, như vẫn được gọi là như thế- đã trở thành một bí tích không trang trọng mà người Công giáo nay ít muốn ràng buộc. Họ sẽ đến nhà thờ làm lễ cưới, hoặc lễ mồ. Cũng lên hiệp thông rước Mình Thánh Chúa vào lòng. Nhưng bảo rằng, thường xuyên xưng thú lỗi lầm đối với Chúa, và với “ông cha”, chừng như đã trở nên việc mà người Công giáo, nay ít làm.
Vậy thì, các người mắc tội, nay đi đâu?
Việc xưng thú lỗi và tội, không còn cần thiết nữa hay sao?
Trả lời những câu hỏi nêu ở trên, thật khá khó. Khó thứ nhất, là bởi không thể nói rõ, có hay không. Khó khăn thứ đến, là: chẳng ai dám nói, dám trả (những) lời nêu trên, mà không có phép của Hội thánh. Của Giáo hội rất thánh, gồm nhiều bậc thánh thiện, vẫn cho mình là có tội.
Việc nên làm ở đây, có lẽ chỉ nên điểm qua một vài câu nói thoáng còn thiếu xót, của đôi người. Trước nhất, là từ cuốn Giáo lý Hội thánh Công giáo, rất như sau:
“Hội thánh, lâu nay vẫn nhấn mạnh: Thiên Chúa vẫn thứ tha mọi lỗi lầm lớn nhỏ, cho bất cứ ai biết sám hối, về các lỗi lầm mình sai phạm, hoặc mắc phải. Nói rõ hơn, không tội nào dù nghiêm trọng đến mấy, mà Hội thánh lại không thể thứ tha. Không hối nhân nào, dù có sai phạm đến thế nào đi nữa, mà lại không kỳ vọng được Chúa miễn lỗi, trừ phi họ không thật lòng hối cải. Đức Kitô chết cho mọi người. Ngài vẫn muốn, nơi Hội thánh của Ngài quyền tha thứ mọi tội khiên, luôn mở rộng vòng tay đón vào lòng mình bất cứ ai biết quay lưng với tội, hoặc lỗi phạm.” (GLHTCG đoạn 982)
Cụ thể hơn, có lần bần đạo được đọc ý tưởng của thánh Âu Tinh, khi thánh nhân nói về niềm hy vọng được nhận từ việc tha thứ các lỗi phạm. Và thánh nhân, đã cổ vũ người nghe hay người đọc tư tưởng của thánh nhân; những người biết cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân cao cả này qua câu nói: “Nào, chúng ta hãy cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa, Đấng ban cho cả và Giáo hội ơn lành to lớn như thế.”
Với các cụ không thẩm quyền trong nhà Đạo/thần quyền, các suy tư/hiểu biết, tựa như sau:
“Ở mặt ngoài, việc giảm sút con số người xưng thú nói ở trên, có thể được coi là không có gì đáng ngạc nhiên sửng sốt.
Đối với cộng đoàn kẻ tin còn hãi sợ, sau các vụ tai tiếng về bôi bác tình dục xảy ra trong cộng đồng linh mục ở nhiều nơi, việc đến với linh mục để nhận phép lành hoá giải, nay trở thành việc ít hấp dẫn. Và chuyện sám hối đều đặn không chỉ là bí tích duy nhất của Đạo Chúa đã giảm sút đáng kể, dạo gần đây. Ngay cả số người trẻ Công giáo dấn thân vào với công cuộc đào tạo để trở thành linh mục/ngôn sứ, đã làm cho Hội thánh thiếu hụt trầm trọng, chức thánh này.(Andrew Santella – The Sin Box, New York Time Book Review, Commonwealth, and GQ 2006).
Để chỉnh đốn tình trạng này, nhiều vị đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, như: giải tội tập thể, xưng tội trên mạng/truyền hình, vv. Nhưng Hội Đồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã Hội, năm 2002 đã quả quyết là: “Không được cử hành phép bí tích nào trên Mạng Truyền Thông”. Peter Steinfels, chuyên gia hay viết về các vấn đề đạo đức, trong một bài viết nhan đề “cốt tuỷ của tiềm lực bí tích trong Giáo hội Công giáo” đã nhắc nhớ nhiều người về điều mà ông cho là căn bản: Bí tích Thánh Thể và các bí tích khác đem đến cho ta ơn lành của Chúa.
Trong chiều hướng tưởng nhớ thời đã qua, nhiều đấng bậc Công giáo đã tỏ bày một tiếc nuối thời buổi 40 năm về trước, hầu hết mọi người đi lễ đều không dám rước Mình Chúa, nếu chưa xưng tội. Thời nay, thì ngược lại: cộng đoàn dân Chúa dự lễ, đều hân hoan lên rước Mình Thánh, bỏ toà cáo giải còn lại đó: vò võ. Trống trơn.
Theo Hội Đồng Khảo Sát Dư Luận Toàn Quốc, thì thời gian từ 1965 đến 1975, tỷ lệ người Công giáo ở Mỹ thường xưng tội hàng tháng đã suy giảm từ 38% xuống còn 17%. Công cuộc khảo sát của Viện Đại Học Notre Dame, thì hồi thập niên ’80 con số giảm sút này mỗi ngày còn sụt giảm nhiều hơn. Năm 1997, Trung Tâm Roper chuyên thăm dò công luận có cho biết: 10% số người tham gia trả lời, nói là họ vẫn còn xưng tội mỗi tháng một lần, 10% số người khác nói họ chẳng bao giờ đi xưng tội, hết.
Câu chuyện ở Hoa kỳ, lạ kỳ như thế. Thế còn, ở các nước khác thì sao? Câu trả lời xin dành để cho bạn và bè. Ở
Hôm nay, chỉ dám trích đăng một truyện kể ngăn ngắn, để thư giãn, như sau:
-Tôi kêu cầu Chúa cất khỏi tôi, mọi lỗi phạm và thói quen rất xấu, đớn hèn. Thì Chúa bảo: Không được đâu. Việc ấy không dính gì đến Ngài. Và, tôi vẫn phải làm.
-Tôi lại xin Chúa cho đứa bé tật nguyền của tôi được lành lặn, nguyên vẹn. Chúa lại dạy: Không nên thế. Tâm linh cháu vẹn toàn. Còn thể xác, thứ tạm bợ, chẳng cần lo.
-Tôi cầu Chúa ban cho tôi sự nhẫn nhục, để chịu đựng. Chúa bảo: Không. Nhẫn nại là phó phẩm của lao tác cực hình. Kiên nhẫn không là quà cho- không biếu- không, cần tạo ra.
-Tôi nài Chúa ban cho hạnh phúc. Thì, Chúa nói: Đừng làm thế! Ta chỉ ban cho con phép lành, thôi. Còn, hạnh phúc là tuỳ nơi con.
-Tôi ao ước Chúa cất khỏi tôi, mọi đớn đau xác hồn. Và, Chúa trả lời: Không! Khổ đau kéo con ra khỏi các lo toan thế trần và đem con lại gần với Ta, hơn.
-Tôi mong Chúa gia tăng niềm tin yêu linh đạo, nơi tôi. Chúa lại thầm thì: Không nên thế. Con phải tự mình mà tăng trưởng. Nhưng Ta sẽ tỉa bỏ để con sinh hoa kết trái.
-Tôi khẩn khỏan Chúa ban cho những gì làm cho đời tôi them hưng phấn, sống vui. Ngài cũng phán: Ta ban cho con sự sống để con vui hưởng mọi thứ, trên đời.
-Tôi nguyện Chúa giúp tôi yêu hết mọi nguời, nhiều hơn tôi. Chúa bèn gật đầu, đắc ý: À thì ra, cuối cùng con cũng hiểu được ý Ta.
Vâng. Tất cả câu truyện và mọi chuyện, đều tóm gọn duy nhất, chỉ điều ấy. Điều, cần lưu tâm thực hiện trong đời mình. Lúc trước cũng như hôm nay và mãi mãi sau này, là: thuận ý Chúa. Trong yêu thương. Chân tình. Dù, “bàn tay năm ngón (ta) vẫn kiêu sa”. Dù có, “đi hoang những chiều buồn say”, hay: “muốn chuyển đổi, đồi núi này” mà không được. Vì, niềm tin ta có và tình thương “kiêu sa” như hạt cải nhỏ, ta chưa có.
Để rồi,
“Và xin rằng mưa vẫn bay
Tình yêu nầy dâng mắt ngọc
Son phấn xin đừng ướt mi ... (Ngô thuỵ Miên –bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ thân thưa cùng bạn
cùng tôi, xin như thế.
No comments:
Post a Comment