Anh chỉ về với mẹ mong con! Đó là một khẳng định, ở đời. Của một người. Người, từng nói với người yêu về một cuộc tình, của mình. Tình quê hương. Tình của người mình nơi nhà Đạo, cũng có một khẳng định khác, về cuộc tình cao cả. Tình thân thương cứu rỗi, toàn nhân loại. Vẫn không chết và vẫn cứ mong con. Khẳng định linh đạo ấy, vẫn râm ran trên thực tế.
Vào hôm tụ tập ngày cuối tháng 3 ở
Cứ cười và vẫn cứ vui lên, vì chính thánh Phao-lô đã hơn một lần quả quyết:
“Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy,
thì lòng tin của anh em thật hão huyền,
và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi
của anh em”.
(1Cr
Chắc hẳn, khi quả quyết những lời đanh thép như thế, thánh nhân cũng không đi xa khỏi khẳng định, nói ở trên: Ngài vẫn không chết đâu em. Đâu anh. Ngài chỉ về với Đấng mong đợi Ngài.
Vấn đề mà nhiều người đặt ra, là: Chúa cứu chuộc loài người, chuyện này đương nhiên là có thật. Chẳng có gì để bàn cãi. Thế nhưng, Ngài cứu con người bằng cái chết khổ nhục, hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, hay bằng Phục Sinh, đêm thứ Bẩy?
Đúng là chuyện này chẳng có gì để cãi, và không bàn. Nhưng, hãy thử có cái nhìn vào các văn bản chính thức của Hội thánh. Xem sao.
Chắc chắn đây không là lần đầu, ta nghe được những thắc mắc như thế. Và, câu trả lời giản đơn trước hết, vẫn là: Đúng! Chúa sống lại, trỗi dậy từ cái chết đầy khổ nhục, vẫn là chuyện cần thiết để cứu rỗi nhân loại. Cái chết, chỉ là khởi đầu. Phục Sinh, mới hoàn tất.
Bây giờ, mời bạn và tôi, ta thử bước vào vườn hoa lấp lánh, để có một chút những chú thích và giảng giải của các bậc thầy, về kinh thánh:
Ơn cứu độ, là cứu ta khỏi tội nguyên thuỷ. Công trình này dính dự cả cái chết cho tội lỗi và trỗi dậy với cuộc sống mới. Việc trỗi dậy với cuộc sống mới, Sách thánh so sánh gọi đó là “vừa mới tái sinh”. Thánh Phê-rô, trong thư thứ nhất gửi đến “những người được
“Chúc tụng Thiên Chúa
là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô,
Chúa chúng ta! Do lượng hải hà,
Người cho chúng ta được tái sinh
để nhận lãnh niềm hy vọng sống động,
nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại,
để được hưởng gia tài không thể hư hoại,
không thể vẩn đục và tàn phai.
Gia tài này dành ở trên trời cho anh em.”
(1Pr 1: 3-4)
Quả là, bằng vào sự chết, Chúa đã tiêu diệt tội lỗi. Nhưng nhờ vào Phục Sinh, Ngài mang đến cho ta cuộc sống hoàn toàn đổi mới. Rõ ràng là, khi tham dự tiệc thánh của Lòng Mến, bạn và tôi vẫn cất cao lời tuyên bố, rất đáng tin, như:
“Con tuyên xưng: Chúa đã chết đi.
Con tuyên xưng: Ngài đã sống lại
Trong vinh quang, mai Ngài lại đến,
Đón chúng con … lên trời về với Chúa Cha.”
Và, đây cũng là ý nghĩa của điều mà thánh Phao-lô hằng xác tín. Khi xác tín, thánh nhân còn chuyển tải đến với cho ta, cũng một niềm tin như:
“và nếu ngươi tin trong lòng ngươi
thì ngươi sẽ được cứu.”
(1Cr
Thánh Âu-tinh, cũng có cùng một nguồn mạch như thế, khi ngài quả quyết: không những chỉ có sự sống lại của Đức Kitô mới xác nhận được tính chất thánh thiêng của Ngài, nhưng chính nhờ Ngài sống lại, ta mới được cứu:
“Chúa chết, không mang lợi ích gì đến cho ta
trừ phi Ngài có trỗi dậy từ cõi chết.”
(xem Chia sẻ số 246: lời thánh Phao-lô 38, c 1154)
Rõ hơn, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo lại đã hơn một lần nhận định:
“Mầu nhiệm Vượt Qua có hai khía cạnh: bằng vào cái chết của Ngài, Đức Kitô giải phóng con người khỏi mọi tội lỗi; nhờ vào phục sinh, Ngài mở ra cho chúng ta con đường đi đến sự sống mới. Sự sống mới này, trên tất cả mọi sự, minh xác một điều: là đưa chúng ta vào lại với ân sủng của Thiên Chúa. Chính qua việc Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết nhờ vào Cha Ngài, mà chúng ta có thể bước vào cuộc sống đầy mới mẻ.” (GLHTCG đ 654).
Xem như thế, Giáo Lý Hội thánh Chúa, bao hàm hai việc: vinh quang chiến thắng sự chết do tội lỗi con người tạo nên và sự tháp nhập mới vào ân sủng của Đức Chúa (x. Rm 6: 4)
Trên bình diện cá nhân, chính ngang qua Bí tích Thanh Tẩy, ta đến để chia sẻ sự sống mới mà Đức Kitô đã toàn thắng, vì chúng ta. Nói một cách đầy hình tượng, thì: bằng vào phép Thanh Tẩy, ta được bước vào mộ phần với Đức Kitô để rồi trỗi dậy với Ngài, đi vào cuộc sống mới mẻ gồm đầy ân sủng. Và, thánh Phao-lô diễn tả động tác Tẩy Rửa một cách sinh động:
“Vì được dìm vào trong cái chết của Người,
chúng ta đã cùng được mai táng với Người.
Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết
nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha,
thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.”
(Rm 6: 4)
Còn một khía cạnh khác: Phục Sinh không chỉ đả động đến lý chứng hoặc sự thánh hoá linh hồn, giải phóng ta khỏi tội lỗi, thôi; nhưng, còn cứu chuộc thân xác ta nữa (Rm
Điều quan trọng ta nên biết, là: Đức Kitô kết hợp với ta như vị thủ lĩnh cả nhân loại. Đây là mấu chốt quan trọng của sự thật nói trên. Ngài đã tự biến mình làm một với ta khi Ngài mặc lấy thân phận làm người. Sống kiếp người. Sống như người phàm. Ngài là A-đam mới lôi kéo ta khỏi thân phận đắm mình trong tội lỗi của A-đam cũ, để ta được cùng với Ngài trỗi dậy, nhờ Phục Sinh mà thành một “Kitô khác”.
Chính trong ý nghĩa này, mà thánh Phao-lô lại viết thêm:
“Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người, nhờ kết hợp với Đức Ki-tô, cũng được
Theo ngôn ngữ của Giáo Lý Hội Thánh, ta nói được là:
“Đức Kitô, vị trưởng tử
trong số những người từ cõi chết sống lại
(Co
đây chính là nguyên lý để ta được sống lại, và cũng nhờ vào sống lại của Ngài, linh hồn ta mới được chỉnh đốn (Rm 6: 4). Và, một ngày kia, trong cuộc sống rất mới, Ngài sẽ tự tháp nhập làm thành phần trong thân xác của ta (Rm
Nói tóm lại, “Phục sinh là trọng tâm ơn cứu độ. Chính nhờ Phục sinh và cái chết của Đức Kitô đã tạo nên nhiệm tích duy nhất, đích thực để cứu rỗi con người.” (F. Ocariz, Mầu Nhiệm Đức Kitô, Four Courts Press 1994, tr. 242).
Trên đây, là lý lẽ và tư tưởng của đấng bậc thân quen, mà bạn và tôi vẫn thường nhắc đến mỗi khi có thắc mắc về giáo lý và giáo luật. Cũng vẫn là vị linh mục nổi tiếng nơi mục “hỏi và đáp”, báo Tuần Công Giáo ở Sydney, số đăng ngày 23/3/2008, mới đây.
Trả lời thắc mắc rất ngắn gọn có bằng ấy, mà “đức thầy” đã phải dựa vào nào là lý chứng của rất nhiều vị thánh, lẫn tiền nhân. Nếu không, chắc cũng sẽ bị coi là “nói trại” hoặc “nói dại” để rồi chẳng ai còn muốn nghe. Thế đó, là nỗi khổ của những người muốn viết về chuyện Đạo. Đạo vào đời, là như thế.
Tuy nhiên, khổ hình và khổ ải này không kéo dài, vì Chúa đã Phục Sinh. Phục Sinh, Ngài đem đến cho đàn con yêu dấu, những niềm riêng. Rất vui. Riêng và vui, còn gọi là niềm vui riêng đã phục sinh như truyện kể ở bên dưới. Truyện kể có sự sống và sự chết, rất giả tưởng, như sau:
“Cụ bà 91 tuổi vừa mãn phần, sau những chuỗi ngày dài sống đàng hoàng, lành thánh. Khi về hưởng nhan thánh Chúa, cụ hỏi Đức Giêsu đôi điều vốn làm cụ bận tâm, rất nhiều năm. Cụ hỏi: vậy chứ tại sao bảo rằng: con người sinh ra đều bình quyền, cả nam lẫn nữ, thế tại sao họ cư xử với nhau tệ bạc, đến như thế?
Đức Chúa trả lời:
-Mỗi khi có người đi vào cuộc sống đời ta, đều có đôi điều để ta học hỏi. Chỉ ngang qua những bài học ấy, mà con người mới biết thêm được thế nào là cuộc đời. Thế nào là con người. Thế nào là tương quan mật thiết với Cha.
Thấy cụ xem ra chưa cảm thấy thuyết phục, Đức Chúa giải thích thêm:
-Khi có người nói dối con, chuyện ấy cũng vẫn dạy con điều này, là: mọi sự đều không giống như nó có hình dáng bên ngoài,mà sự thật là vẫn có nhiều thứ ẩn dấu tận bên dưới. Hãy nhìn phía sau khuôn mặt mọi người mang đeo, để biết được những thứ nằm tận đáy lòng họ. Hãy cởi bỏ mặt nạ của con đi, để mọi người thấy được diện mạo đích thực của con.
Khi có người lấy đi bất cứ thứ gì của con, điều đó cũng dạy con rằng: mọi sự không vĩnh viễn tồn tại. Hãy cứ trân trọng những gì con đang có. Bởi, con biết sẽ đến một ngày con mất nó. Chớ bao giờ nghĩ rằng, bạn bè người thân, đều là quà tặng nhưng-không, bởi ngày hôm nay, hay khoảnh khắc con đang sống, đang có đó là đảm bảo duy nhất là lúc con có được.
Khi gặp nỗi buồn đau sầu khổ, hãy nhớ rằng: mọi đau sầu buồn chán, đều cho thấy bản chất con người của con rất mỏng dòn. Hãy chăm sóc bảo vệ thân xác của mình, vì có thế con mới biết rõ về quà tặng con nhận được.
Khi có ai chế riễu nhạo cười, hãy nhớ rằng đây cũng là bài học, rằng trên đời chẳng có bao người giống nhau như hai giọt nước. Khi gặp gỡ hoặc giáp mặt người khác biệt, con cũng đừng phán đoán qua hình hài và hành động khác biệt của họ, trong xử thế. Thay vào đó, chỉ nên nhìn vào nội dung của họ chất chứa bên trong.
Khi có người xé nát tim con, điều này cũng dạy cho con là yêu người chưa hẳn là sẽ được nhận tình yêu đáp trả, từ nơi họ. Tuy thế, cũng đừng lạnh nhạt làm ngơ với tình yêu vì khi con gặp đúng người mình mong đợi, thì niềm vui mà người ấy đem đến sẽ bù đắp ngàn lần những đau buồn của thời đã qua.
Và khi có người có ác cảm với con, điều ấy dạy con rằng mọi người ai cũng có thể phạm lỗi. Khi con sai sót, điều tốt đẹp nhất con có thể làm chính là thứ tha người đã xúc phạm con một cách thật lòng, không giả dối. Tha thứ cho kẻ làm mình đau buồn, chính là điều khó và là kinh nghiệm không phải dễ làm trong đời của con. Nhưng, đó cũng có thể là việc quả cảm mà con người có thể thực hiện được.
Khi người yêu tỏ ra bất trung, điều đó dạy rằng: chống trả lại cơn cám dỗ vẫn là thách thức lớn đối với con người. Hãy đề cao cảnh giác và làm hết sức để chống trả lại những cơn cám dỗ. Làm thế, con sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn cả vui thú chóng qua, vẫn lôi cuốn.
Khi có người lừa đảo con, là muốn dạy con rằng tham lam, ham hố là căn nguyên của mọi ác độc/sự xấu. Hãy khao khát biến ước mơ thành hiện thực, bất kể là nó có thể ở quá cao tầm tay với. Chớ có bất cứ mặc cảm nào về những kết cuộc, và chớ để mình dễ bị ám ảnh về những gì dẫn con vào thói tật xấu xa, ác ý.
Khi bị người nhạo báng, con cũng đừng lấy đó làm điều, bởi không ai trên đời là hoàn thiện. Hãy chấp nhận người khác vì cái tốt của họ, và quên đi những sai sót họ lầm lỡ. Đừng từ bỏ hoặc chèn ép ai chỉ vì những sơ xuất mà họ không thể kềm chế được.
Nghe được lời khuyên dạy của Đức Chúa, cụ bà bèn hỏi thêm: vậy thì có bài học tốt nào xuất từ con người? Chúa bèn nói: chính khả năng yêu thương mà con người có được là quà tặng lớn nhất được ban cho. Tại nơi thâm căn tận gốc rễ, mỗi hành vi chân thiện và thương yêu, nhất nhất đều dạy ta một bài học.
Và, bài học lớn nhất Chúa từng dạy con người, là: Ngài chấp nhận nỗi chết để rồi sẽ vực dậy cho mọi người sống lại với Ngài. Sống trong yêu đương Phục Sinh, như A-đam mới. Như một “Kitô khác” đã đổi mới. Đã phục sinh, chính con người mình.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn luôn coi mọi việc
như bài học hiếm có
ở trong đời.
No comments:
Post a Comment