(Yn 13: 15)
“Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy,
mà còn rửa chân cho anh em,
thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.
Thầy đã nêu gương cho anh em,
để anh em cũng làm như Thầy
đã làm cho anh em. (Yn 13: 14-15)
Nếu để ý một chút, chắc đàn anh, đàn chị cũng sẽ đồng ý, nghĩ rằng: một trong các tập quán cố hữu mà giới trẻ ngày này đã để mất, hoặc chưa tạo được cho mình, đó là thói quen đọc sách. Sách gì cũng thế, huống chi là Sách Thánh.
Tuổi trẻ ngày nay –dĩ nhiên không phải là tất mọi người trẻ- thay vì đọc sách tu đức, hạnh các thánh, lại bỏ ra quá nhiều thì giờ để dán mắt vào màn ảnh nhỏ truyền hình, hoặc màn hình vi tính, điện toán… mà quên rằng báo chí, sách Đạo…, ngoài tính cách thông tin, giáo dục của nó, còn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày dài cuộc đời.
Khi đọc một đoạn sách, xem một bài báo, người đọc thường tỏ vẻ thích chí đến độ đôi khi cũng rung chân, rung đùi, tấm tắc khen hay. Thích chí, vì gặp được tri kỷ có ý tưởng hay-lạ, rất đồng ý. Và, người đồng ý, thưởng lãm ý tưởng hay và lạ kia đôi lúc chìm đắm trong niềm riêng suy tư ấy. Suy tư hoặc suy tưởng đến điều hay, ý lạ trong nhiều khoảnh khắc rất lâu, như muốn cho các tư tưởng sâu sắc kỳ lạ ấy lắng đọng trong tâm tư, tâm hồn mình.
Cách đây khá lâu, trong một bài báo đăng trên tuần san Time xuất bản ở Mỹ vào cuối thập niên ’90, có tựa đề: “Cái đạo của Hồ” (Hồ đây một thầy lang trẻ có tên gọi là David, người Trung Hoa sống ở Mỹ), có đoạn viết như sau:
“Hễ thấy các đồng nghiệp bất bình với nhau về một chuyện gì đó, hoặc mỗi lần có chuyện phật ý, David Hồ thường đem quan niệm của các triết gia Trung Hoa ra mà thuyết phục đối phương, cũng như tự thắng chính mình. Quan niệm cố hữu mà David Hồ thường dẫn chứng nhiều nhất chính là ý của Lão Tử, khi triết gia nói về chữ Nhu. Ông nói, nhu thắng cương là lẽ thường của trời đất, vậy” (Time, 30/12/1996)
Vấn đề gợi nhớ hôm nay, khi nghe lời Chúa ở trên, không phải để hỏi rằng: nhu thắng cương hay cương sẽ địch lại nhu. Cũng không để hỏi “ai thắng ai”, trên đường đời ngắn ngủi. Mà là, hỏi xem: tính khiêm nhu hay những điều Thầy Chí Thánh khuyên dạy: “Anh em hãy làm như Thầy đã làm cho anh em”, có là đức khiêm tốn, khiêm nhu mà các nhà luân lý trong Đạo thường khuyên nhủ, không.
Ai có thói quen đi nhà thờ nghe giảng giải, hoặc thường đọc sách tu đức vv.. hẳn sẽ không quên rằng bao giờ các bậc thày dạy dỗ cũng khuyên đồ đệ ăn ở khiêm tốn, nhu mì và nhã nhặn với người trên/kẻ dưới. Khiêm tốn, nhu mì là trạng huống tâm linh cho thấy bản thân người được đề cập đến lúc nào cũng trong tư thế nhún nhường, dễ thương.
Nhún và nhường, không phải vì ngu si đần độn hay có mặc cảm tự ti mới làm thế. Nhưng, là biết mình ở thế “có thể hơn” người kia, người khác. Nhưng vẫn trầm lặng như vẫn thua kém người ấy, người kia. Vẫn cứ vui vẻ nghe khuyên răn hoặc phát biểu, cho vui vẻ cả làng. Thế mới dễ thương. Thế mới giải quyết được những hung hăng, xung khắc, tranh giành.
Tuy thế, nhún và nhường không có nghĩa dối trá, hoặc mạo nhận. Bởi, dối trá mạo nhận còn tệ hơn là kiêu căng, ngạo mạn (tức đối nghịch với khiêm tốn, nhu mì). Hành vi dối trá - mạo nhận chỉ thích hợp với tầng lớp xã hội đớn hèn, ở cấp thấp. Thứ xã hội chỉ thấy có nào những lừa đảo, hoặc bất tương kính. Xã hội nào chỉ gồm những người tìm cách dối trá, ám hại nhau thì xã hội ấy, không thể có an bình, hạnh phúc. Cũng thế, chẳng thể nào có được bầu khí thân thương, dễ chịu phải có.
Nói đến khiêm nhu, nhún và nhường lâu nay biết bao nhiêu sách vở, bài báo đã đề cập. Có triết gia Đông – Tây, các nhà tâm lý học kim – cổ thường đề cao đức tính dễ thương này. Đề cao và coi đó như chìa khóa dẫn đến mọi thành công trên đường đời.
Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng: nhu hay nhún chỉ là phương cách mà giai cấp thống trị đưa ra sử dụng hoặc khuyến dụ người khác thực thi là cốt để khuynh loát, đè đầu đám bề dưới cứng đầu, khó dạy. Họ chỉ muốn thu gom hết cả và thiên hạ thu về một mối, để rồi mặc tình thao túng. Mặc sức vẫy vùng, như chỗ không người. Nói tóm lại, đây chính là cách dụng nhân tài tình: lấy nhung lụa bọc lên gông cùm, sự dữ để dễ bề trừ khử và dồn nén các tay sừng sỏ.
Đó là khái niệm của người đời về tính khiêm nhu, nhún nhường. Giáo lý Kinh thánh của Đức Kitô nói gì về đức tính này?
Đứng từ tầm nhìn nào đó, nếu quan niệm Kinh thánh như vườn Địa đàng mà Đức Chúa trao ban cho con người, thì ta cũng nên tản bộ ở nơi đó để tìm ra hoa thơm cỏ lạ, lời hay ý đẹp. Và như thế, Khiêm nhu, nhún nhường sẽ là loài hoa không thiếu vắng trong nhà Cha, nhà Chúa qua cách thức diễn đạt khác nhau của các thánh sử.
Với thánh Mat-thêu, đó là khẳng định về đạo làm người:
“Kẻ lớn hơn trong các ngươi
sẽ là tôi tớ của các ngươi.
Kẻ nào tự nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống
Và kẻ nào tự hạ mình xuông sẽ được nhắc lên.”
(Mt 23: 12)
Xem như thế, hạ mình là bí kíp làm người cho ra người mà Đức Kitô dạy môn đệ của Ngài hãy nghe theo. Ngài chính là Người đầy những chất “người” và tình người nhất, mà mọi người nên học. Nên thụ giáo. Ngài còn là Đức Chúa Cứu Chuộc chúng ta, trong mọi tình huống.
Thật ra, không thể học đòi thụ giáo Đấng “Hiền lành và Khiêm nhượng trong lòng” mà lại bỏ đi đặc điểm “Khiêm nhu” căn bản của Ngài. Còn ai lớn hơn Ngài, trong tư cách và vị thế của Đấng Chủ Tể Càn Khôn. Đấng Uyên Bác thâm sâu, đầy sáng tạo? Ngài chính là Alpha và Omega của mọi việc. Tức là, Đầu Hết và Chót Hết. Thế mà, Ngài vẫn tự hạ mình đến tận đáy sâu của sự thấp hèn. Ngài tự hạ, để qua đó đàn con thân yêu của Ngài nhận ra chiều kích sâu thẳm nơi chân lý vĩnh hằng Ngài mạc khải cho mỗi người, và mọi người.
Ngài chính là Đấng “Chót hết” (Omega) mà Đức Maria đã tôn vinh hết lòng khi Mẹ được người chị họ Êlizabét ghé viếng, ủi an. Và, Mẹ từng cất lời ngợi khen Đức Chúa đầy Khiêm Hạ như sau:
“Người đã ra oai sức mạnh cánh tay Người,
làm cho tan tác lũ kiêu căng lòng trí,
hạ kẻ quyền năng khỏi ngôi báu
và suy tôn những kẻ khiêm nhượng.”
(Lc 1: 52)
Khiêm nhượng - hạ mình, vì Thầy vốn là “Đấng Hiền lành và Khiêm nhượng trong lòng” đã dạy mọi nguời con ăn ở nhún nhường, rất hạ mình (Ep 4: 2). Đó mới là điều căn bản, cốt thiết. Đồng thời có như thế, mọi nguời con mới mong được cất nhắc và có được hạnh phúc ở Nước Trời. Ở môi trường thân yêu mà mọi người đều sống thoải mái. Sống khiêm tốn, yêu thương nhau như các trẻ nhỏ vẫn cứ thương yêu, như chưa bao giờ biết hận thù, ghét ghen:
“Nếu các ngươi không hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ
các ngươi không vào được Nước Trời.
Vậy, phàm ai kể mình hèn hạ như trẻ nhỏ này,
thì người ấy là kẻ lớn trong Nước Trời.”
(Mt 18: 3-4/ Lc 18: 14)
Thánh Phaolô, trong thư gửi giáo đoàn Côlôsê, cũng đã nhắn nhủ:
“Vậy, theo tư cách là thánh được
Rõ ràng, khiêm nhu được coi là nhân đức tối cần. Đức tính này nằm trong tư cách thánh thiêng của những người được Chúa bình chọn. Đặc tính này tương tự và theo ngay sau lòng nhân hậu, hiền từ và đại lượng. Khiêm nhu, như thế đâu có nghĩa dồn nén. Trái lại, có khiêm nhu từ tốn, mới được nâng cao, kính trọng. Có khiêm nhu, mới có cung cách hiền từ, nhân hậu.
*
Nói cho cùng, kiêu căng, ngạo mạn mà làm gì. Bởi, khi tất cả của cải, vật chất, tiếng tăm có là gì trước mặt
Và sau chót, chỉ một điều quan trọng, là: cần có cuộc sống an bình ở Nuớc Trời. Trong không gian/môi truờng mà ở nơi đó
Và, câu hỏi cuối cùng được gửi đến tất cả chúng ta, để lòng tự hỏi lòng, là: mình đã “nhu” được tí nào chưa? Liệu có thắng bạo tính rất “cương” của những kẻ thường hay cương bạo, cương vô lý. Cương đến độ “tôi chẳng cần biết em là ai”. Cũng chẳng cần, đến lời khuyên rất “khiêm nhu, khiêm hạ” của Đức Chúa.
Hỏi là hỏi thế. Còn, câu trả lời vẫn dành để cho chính ta. Chính mình. Những người mình cận thân. Hoặc cận lân. Những người tuy gần mà xa. Tuy xa mà gần. Gần đến độ sẽ sống khiêm nhu, khiêm hạ. Rất hèn kém. Như lời khuyên dạy của Đấng Hiền lành và Khiêm Nhượng trong lòng. Mới đây thôi.
Trần Ngọc Muời Hai
Vẫn bạo miệng hỏi lòng mình
nhân dịp nghe lời khuyên dạy
của Thầy Chí Thánh,
Lễ Tiệc Ly.
No comments:
Post a Comment