Chuyện
phiếm đọc trong tuần thứ hai mùa Chay năm C 17/3/2019
“Em gái vườn quê”
Cuộc đời trong trắng”
Dầm mưa dãi nắng
Mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm.
(Hoàng Thi Thơ – Duyên
Quê)
(Rm 9: 15-17)
Đã là “Duyên Quê”, thì không chỉ có em
mà cả anh nữa. Hết mọi người. Ở thời này. “Duyên
Quê” hôm nay, còn là cái duyên của người còn ở quê nhà hay đã xa quê từ lâu
lắm, rất nhớ nhung.
Duyên Quê hôm nay, nhiều nhung nhớ rất
quê mình, và quê người, cùng một lối. Rất tương lai, mai ngày và mãi mãi cứ là
duyên và quê nhà thương yêu, diễm kiều, đầy chất thơ. Và, chất nhạc nhiều thơ,
không ơ hờ và cũng chẳng thẫn thờ, một chiều mơ. Rất tuyệt diệu.
Duyên Quê hôm nay, còn là tính-chất rất
có duyên của những người không còn quê mùa, nhưng vẫn vương vấn tính-chất rất “quê
vườn” của mình và của người, khá tuyệt vời. Tuyệt vời với tuyệt chiêu hay tuyệt
cú mèo hay tuyệt gì đi nữa, nay mời bạn và mời tôi, ta rong rả thả hồn đi rong vào
lòng người để thưởng thức một ý nguyện nào đó trong đời, như ý của vị trưởng
thượng, qua câu hỏi/đáp rất như sau:
“Hỏi,
là hỏi những câu được bạn đọc nọ từng hỏi như sau:
“Thưa
Cha,
“Con có người Chú từng là huấn-luyện-viên môn Yoga và ông
là người Công Giáo sùng đạo, không bỏ lễ ngày nào. Theo con, theo cách nào đó:
môn Yoga không thích-đáng với niềm tin đi Đạo của ta. Vậy, xin cho con chút ánh
sáng soi tỏ vấn-đề này, để bà con đi Đạo có đường mà tin cho đúng cách. Được vậy,
con cảm ơn Cha rất nhiều.” (Câu
hỏi từ một người mộ đạo nhưng không ghi quí danh)
Và
câu trả lời của đấng bậc vị vọng ở Sydney vẫn được coi là chính qui/chính mạch
như sau:
“Để đáp trả câu hỏi của anh/chị, tôi xin mượn lời Thày Giảng
Max Sculley DLS từng viết cuốn “Yoga, Tai Chi, Reiki: hướng-dẫn người theo chân
Chúa giữ Đạo” do nhà xuất bản Modotti Press ở Ý đưa ra. Tác-giả nói rõ ý-tưởng
bảo rằng: dù nhiều nhóm hội/đoàn thể Công-giáo lâu nay vẫn giới-thiệu và giải thích
nhiều về “Yoga”, nhưng việc thực-thi các lời khuyên bảo ấy đã và đang đem đến mối
hiểm-nguy không nhỏ cho niềm tin đi Đạo của chúng ta. Tôi xin tóm kết những điều
ngài nói để anh/chị và mọi người hiểu là tôi đề-nghị nên cuốn sách. Tóm gọn như
thế này:
“Yoga không chỉ là một loạt động-tác luyện tập
để gỡ bỏ mọi căng thẳng và đề xuất lối sống làng mạnh cả về thân xác cũng như
tinh thần. Dù lâu nay ta có nhiều hình thức luyện tập yoga rất khác biệt, nhưng
phần lớn đều gồm tóm một số thế đứng, động-tác làm chậm hơi thở của người thực-thi
động tác trong lúc tập trung cả vào não
bộ thần-kinh lẫn xác thể và cứ thế lặp đi lặp lại tư-tưởng hoặc câu nói nào đó.
Tất cả chỉ để hấp-thụ hơi thở hoặc năng-lượng thần thiêng, từ không trung và
chuyển tải vào cơ thể như thể đi vào trạng-thái ý-thức.
Người thực-hiện các động-tác như thế vốn học cách cảm-nhận
hơi thở và đưa nó đi thẳng vào bẩy trung-khu tập-trung năng lượng khác nhau hoặc
các trung-tâm chứ năng lượng bắt đầu đi sâu vào vòm nhọn và đỉnh đầu.
Đỉnh cao đạt được khi đầu não trở nên trống rỗng kéo dài
thời-gian và người thực-hiện đi vào trạng-huống tự nhận thức chính mình và soi
sáng con người mình, biết rõ rằng mình hiện đang thăng-hóa và nhập-cuộc với vũ
trụ.
Muốn nên một với cõi trời thăng-hóa, đối với người Ấn-giáo,
là trở nên một với Brahma, tức ngã vô cả, tức năng-lương vô-biên vốn là tạo-hóa
dựng nên tất cả mọi sự trong vũ trụ. Vũ-trụ đây, đến lượt mình, lại cũng kéo
dài cái ngã của Brahma, đó là theo niềm tin thần thánh của người Ấn-giáo vẫn
cho rằng mọi sự trong thiên-nhiên đều là thần thiêng thánh hóa cách nào đó,
thôi. Cũng là chuyện dễ hiểu khi bảo rằng Yoga trở-thành phổ-cập với những người
sủng ái ở Thời Đại Mới.
Theo lý-thuyết của Yoga, thì khi năng-lượng thần thiêng bốc
lên ngang qua mọi giai-tầng của “chakra” tức trung-khu năng-lượng mà con người
nhận được quyền-uy tâm-linh thích-ứng với từng cấp-độ. Việc này bao gồm cả khả-năng
đọc được ý-nghĩ của người khác, biết được cuộc sống trong quá-khứ hầu giao-tiếp
với thế-giới tinh-thần, gồm cả các hồn thiêng của người đã chết, có mãnh-lực thấu
suốt, tự nâng bổng chính mình và có nặng-lực chữa lành mọi sự.
Việc nâng bổng hơi thở ngang qua thể xác được nữ thần Ấn-giáo
là Kundalini tượng-trưng-hóa thành con rắn cuộc cong nằm ngủ dưới bệ cột sống
đã trỗi dậy và cuối cùng lợp-lực vào với trung-khu năng-lượng thần thiêng cùng
với thần Shiava của tín-đồ Ấn-giáo.
Thành thử, hỏi rằng tại sao Yoga là nguy-hiểm đối với niềm
tin của người đi Đạo Chúa, thì cũng rõ như ta từng thấy nãy giờ, toàn-bộ niềm
tin vào “năng-lượng thánh thiêng” trong vũ trụ mà con người có được con đường dẫn
vào cơ thể khiến mình có khả năng biến con người mình trở thành thần thiêng
theo cách nào đó. Và trở nên Một với Chúa , tức: đi ngược lại niềm tin của người
Đạo Chúa. Đó chính là sự tin tưởng theo phái phiếm thần vẫn cho rằng Thiên Chúa
đồng-hóa với thiên-nhiên.
Cả vào khi con người hình-dung “năng-lượng” này như ân-huệ
của Thiên Chúa hoặc của Chúa Thánh Thần đi nữa, và Ngài đã làm thế trong thời kỳ
nào đó hoặc theo cách nào đó đi nữa. Ta cũng không thể tạo đường luồng nối kết
với ân-huệ hoặc với Thần Linh Thánh Ái vào chính con người mình duy nhất chỉ bằng
cách có được lòng muốn như thế.
Thêm điều nữa, là: tình-trạng ý-thức được thay thế vốn dĩ
là mục-tiêu của phái Yoga trong đó trí-tuệ vẫn còn đó và coi như trở nên một với
vũ-trụ lại có thể khiến con người cởi mở chính mình ra với loài ma mãnh. Quả thật
rất nhiều trường-hợp con người đã vô tình theo học các môn-phái của Yoga để rồi
cuối cùng cũng bị đám ma mãnh tạo ảnh-hưởng lên người mình. Và, nhiều người cuối
cùng lại cũng bị thứ bệnh tâm-thần nào đó vật ngã. …
Nói cho cùng, thì khi thần-linh của Yoga là năng-lượng
vô-hồn, thì Thiên-Chúa của tín-hữu đi Đạo Chúa lại là Đức Giêsu nhập-thể làm
người phàm đã thương yêu ta quá độ đến nỗi Ngài chấp-nhận chết trên thập-giá
cho ta và ở lại với ta mọi người trong Mầu-nhiệm Thánh Thể.
Tắt một lời, giả như con người muốn có được sự bình yên
trong tâm não, tốt hơn cả hãy bước chân vào nguyện đường, ở lại nơi đó một thơi
gian mà nghiền ngẫm về tình thương yêu của Chúa đang hiện-diện trong Nhà Tạm,
thì ta chẳng còn cần gì đến Yoga, hết.” (X. Lm John Flader “Yoga
is out for Christians, The Catholic Weekly 03/3/2019 tr. 21)
Với
bần đạo bầy tôi đây, ngẫm nghĩ và ngẫm thầm những điều như thế, khác nào người
nghệ sĩ ngoài đời cứ là hát lên những lời đầy ý-nghĩa như sau:
“Em
biết mặt anh
Một chiều bên thềm
Giọng hò êm đềm
Và đôi mắt em long lanh sau rèm.
Ai
hát ngoài ao
Chừng ngồi giặt áo
Giọng hò êm quá
Mà em ngỡ ai rót mật vào lòng.
Anh
cuốc vườn sau
Mặt trời trên đầu
Ruộng vườn lên màu
Vì em ước mong đây đó chung lòng.
Gió xao ao bèo
Em thương anh không kể là giàu nghèo
Miễn rằng tình đặng sơn keo
Núi cao em cũng trèo
Sông sâu em cũng lội
Vạn đèo em cũng qua.
Gió
lay cành đa
Anh thương Anh thương em thật thà
Mưa lay hoa cà Da em quá mặn mà
Và thương bao giọt mồ hôi
Đẹp má mặn môi.
Đây miếng trầu cay
Một buồng cau trắng
Một buồng cau trắng
Mà duyên đôi ta nên
Vợ thành chồng.
Một túp lều tranh
Một vầng trăng tròn
Một vầng trăng tròn
Mà tha thiết yêu cho hết tơ lòng.
Cho
đến ngày mai
Dù mưa hay nắng
Lòng ta vẫn thắng
Mà đôi chúng ta xây dựng
Đời này ta có bàn tay
Một tình yêu này
Một đời sum vầy
Thì đâu khó chi lấp biển vá trời...”
(Hoàng
Thi Thơ – bđd)
Là nghệ
sĩ với những vần thơ đơn giản của thi ca/âm nhạc nổi lên nói thay cho mình, thì
thiết tưởng tâm tình của người nghệ-sĩ nói đây, cũng đã và đang đề-nghị ta và
người hãy hiên-ngang mà ca hát những lời “còn đó nỗi buồn”, qua bài “Duyên Quê”
hoặc Duyên (tỉnh thành) có những ý-từ như sau:
“Em gái vườn quê”
Cuộc
đời trong trắng”
Dầm mưa dãi nắng
Mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm.
(Hoàng
Thi Thơ – bđd)
Duyên
quê hay duyên gì đi nữa, vẫn là cơ duyên của người ở quê miền nhà mình rất dễ
yêu và dễ mến, rất nhiều thời, mà thôi. Nghĩ thế rồi, nay mời bạn và mời ta, ta
cứ thế hiên ngang hát lời lời ca, cùng ý-tứ vẫn tuân trào mà rằng:
“Cho
đến ngày mai
Dù mưa hay nắng
Lòng ta vẫn thắng
Mà đôi chúng ta xây dựng
Đời này ta có bàn tay
Một tình yêu này
Một đời sum vầy
Thì đâu khó chi lấp biển vá trời...”
(Hoàng
Thi Thơ – bđd)
Duyên gì
thì duyên, cũng không bằng “duyên tình” mà Đấng Ở Trên vẫn hằng ban cho ta, và
cho người như đấng thánh hiền nhà Đạo từng minh định, như sau:
“Thiên Chúa đã phán với ông Môsê:
Ta muốn thương xót ai thì thương xót,
muốn cảm thương ai thì cảm thương.
Vậy người ta được chọn không phải vì
muốn hay chạy vạy,
nhưng vì được Thiên Chúa thương xót.
Quả thế, trong Kinh Thánh,
Thiên Chúa cũng nói với Pharaô:
Ta đã cất nhắc ngươi lên,
chính là để dùng ngươi làm cớ cho mọi
người thấy sức mạnh của Ta,
và để cho danh Ta lẫy lừng trên khắp
hoàn cầu.
Vậy Thiên Chúa thương xót ai là tuỳ ý
Ngài,
và làm cho ai ra cứng cổ cũng tuỳ ý Ngài.”
(Thư
Rôma 9: 15-17)
Để
minh-họa những điều nêu trên, tưởng cũng nên đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta đi vào
vùng trời truyện kể có những tình-tiết khiến ta nhớ hoài nhớ mãi một tình-tự
làm đoạn kết cho bài phiếm lai rai nhưng không dài, của ngày mai như sau:
“Tại
bệnh viện tâm thần nọ, để kiểm tra lần cuối cùng trước khi cho bệnh nhân xuất
viện các bác sĩ bèn bàn nhau cho vẽ một cái cửa giả lên tường rồi bảo:
-Các
anh hãy mở cánh cửa đó ra là có thể về nhà được rồi!
Các
bệnh nhân vui vẻ xông vào cánh cửa vừa mới vẽ để đi ra, duy có một người đứng từ
xa không làm gì chỉ cười ngặt nghẽo. Thấy vậy, các bác sĩ vui mừng vì nghĩ anh
này đã hết bệnh liền đến gần rồi hỏi:
-Tại
sao anh cười?
Bệnh
nhân kia bèn đáp:
-Tại
vì tôi thấy bọn họ ngu quá.
Các
bác sĩ mừng thầm, nhưng để chắc ăn hơn, bèn hỏi tiếp:
-Thế
tại sao anh lại bảo bọn họ ngu?
Anh
này giơ cái xẻng đang cầm trong tay bèn trả lời:
-Tại
vì tui đang giữ chìa khóa cửa ấy đây thì lại sao bọn chúng có thể mớ cái cửa đó
ra được!” (Truyện cười
đọc trên báo)
Truyện
đọc rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ thế hiên ngang mà tiến bước về phía trước
mang theo niềm tin tưởng mình đã tạo cho chính mình và mọi người. Ở đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Và những tình-tự còn đó
Vẫn không buồn thuở nào đây.
No comments:
Post a Comment