Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 3
thường niên năm B 21-01-2018
“Hãy vui lên bạn ơi!”
Thời gian chẳng cho ta một giờ để cười.
Yêu đương chẳng giữ được một giây phút vui,
dù sao hãy cười bạn ơi.”
(Lê
Hựu Hà – Hãy Vui Lên Bạn Ơi)
(Cách ngôn 28: 13)
“Hãy vui lên”, là vui như thế nào? “Dù sao hãy cười”, là cười được bao lâu? Ý hẳn, cứ vui và cứ cười là
xong mọi chuyện sao?
Ấy chết. Hỏi thì hỏi thế chứ nhạc
sĩ đây, nay đã ra người thiên-cổ rồi làm sao bạn và tôi, ta có được câu trả lời
cho vừa ý? À thì ra, người viết cũng không quên nêu lý-do để vui và để cười, cứ
ới gọi mọi người, như sau:
“Hãy vui lên
bạn ơi!
Ngày mai lắm
khi không còn gì để cười.
Tương lai
biết đâu chỉ là thương nhớ thôi.
dù sao hãy
cười bạn ơi.
Cuộc đời
chẳng có bao lâu.
Sao ta cứ
mãi u sầu.
Hãy mỉm cười
với tất cả mọi người.
Tự nhiên ta
sẽ thấy đời thêm tươi.
Hãy vui lên
bạn ơi!
Đời tuy đắng
cay như cuộc tình nửa vời.
Tim tuy chán
chê lòng người nhưng cố vui.
Dù sao hãy
cười bạn ơi.”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Vâng.
Quả thật, “cuộc đời chẳng có bao lâu”,
câu này thật đúng phóc. Và, câu tiếp theo còn đáng giá hơn để bạn và tôi, ta cần
lưu-ý, nên mới bảo: “Tim, tuy chán chê
lòng người, nhưng cố vui”. Và, câu hát khác khiến người người đã đoán ra, rất
không sai: “Đời, tuy đắng cay như cuộc
tình nửa vời, tuy chán chê lòng người, nhưng cố vui.”
Vâng.
Quả là cuộc đời người lúc nào cũng thế. Vẫn chán chê, ê chề, sầu đau đến hết biết.
Hết biết hoặc hết ý, vẫn cứ là: “Hãy cố
vui, dù sao hãy cười, bạn ơi!” Vui và cười, vì người đời có làm gì cho lắm,
cũng vẫn thế. Vẫn như ai đó, từng cứ nhủ và cứ nhắn như thể bảo rằng: “Đời người vừa đáng chán lại luôn có mùi thiu
thiu và thum thủm.”
Thế
đó, là nhận-định của người đời về cuộc sống con người ở ngoài đời. Thế còn, người
trong Đạo thì sao? Mấy người ấy nghĩ thế nào về đời người đi Đạo, giữa đời? Trả
lời cho câu hỏi này, thật không dẽ. Bởi, mỗi người mỗi ý. Mỗi người thường đứng
nhìn từ các góc cạnh rất khác nhau.
Và
sau đây, là câu trả lời của ai đó, không đến nỗi tồi-tệ, nhưng rất thấm. Thấm đến
độ, người viết nọ gọi là “8 câu nói vừa thâm vừa thấm”, như sau:
1. Chơi với người TỐT như vào
hàng hoa.
Khi đi ra hương thơm còn vương
vấn.
Chơi với người XẤU như vào
hàng cá.
Quen tanh rồi, chẳng biết
mình tanh.
2. “Người ta nói, con ong, độc
nhất ở cái đuôi, còn đàn bà độc nhất là ở tấm lòng.
Không sai đâu, hãy nghĩ kỹ đi,
nếu bạn không chọc phá con ong, nó sẽ chẳng chích, cũng như đàn bà, nếu không
đẩy họ vào đường cùng, họ sẽ không bao giờ thâm độc.”
3. Lớn rồi!
– Nhìn 1 phải thấu 10
– Bởi vì bên trong 1 con người..
– Không thân thiện như cái miệng
của họ thể hiện.
…Nhớ nhé:
Không phải cái gì lóng lánh cũng
là vàng. Không phải ai nhìn đàng hoàng cũng là người tử tế.
4. Chuyện của người khác, hãy nói
cẩn thận.
Chuyện của người lớn, ít nói.
Chuyện của trẻ con, hãy nhẹ nhàng
khuyên bảo giảng giải.
Chuyện nhỏ, nói một cách hài
hước.
Chuyện làm không được, đừng nói
Chuyện buồn, chỉ tìm bạn tri kỷ
nói
Chuyện của bản thân, nên nghe
người khác nói thế nào trước đã
Chuyện vợ chồng, cùng nhau thương
lượng
Chuyện chưa chắc đã xảy ra, nên đừng
nói bậy.
Chuyện gấp, hãy từ từ nói.
Chuyện tổn thương người khác,
tuyệt đối không nói.
5. Ở đời có 3 chữ Đừng
Đừng hiền quá để người ta bắt nạt
Đừng ngốc quá để người ta đùa
giỡn
Đừng tin tưởng quá để khi bị lừa
dối cũng không đến nỗi bi-ai
6. Đừng bao giờ níu kéo một ai…
Đơn giản chỉ vì khi người ta muốn ở lại thì có đuổi thế nào cũng không
đi. Nếu người ta muốn đi, thì có giữ thế nào đi nữa người ta cũng không ở
lại.
7. “10 năm trước, người xung quanh
sẽ dựa vào thu-nhập của bố mẹ bạn để đối đãi với bạn! 10 năm sau, người
xung quanh bạn sẽ dựa vào thu nhập của bạn để đối đãi với bố mẹ bạn!”
8. Khi bạn đã gắng hết sức mà họ
vẫn không cảm nhận được. Vậy thì hãy dừng lại… Hãy sống vì những gì
xứng đáng hơn…” (8 điều
thấm thía lượm lặt trên mạng vi-tính, khá vi-vu)
Thấm-thía
hơn, lại là quyết-định vững như bàn thạch hoặc chắc như “đinh đóng cột” về
chuyện “bí mật toà giải-tội” được nữ tín-hữu nọ gửi thắc mắc với đấng bậc ở
Sydney nhờ “giải-mã” như sau:
“Thưa Cha,
Nay thì Uỷ Ban Hoàng Gia Úc, đã đề
nghị Giáo-hội là: các linh-mục buộc phải thông-báo cho thế-quyền ngoài đời biết
về các tội có liên-quan đến chuyện xách-nhiễu tình-dục mà các ngài nghe được ở
toà giải-tội. Con có thắc mắc xin gửi đến cha để hỏi rằng: Giả như Giáo-hội lại
cho phép các linh-mục ngồi toà làm công việc này, thì phải chăng đây là
giáo-huấn mới hoặc chỉ là chuyện xưa như trái đất, không vậy. Xin cha cho
biết.”
Đã “xin cha cho biết” về những chuyện có
liên-quan đến giáo-luật, thì cha nào mà chẳng lấy giấy bút ra trả lời, để người
hỏi được mãn-nguyện. Vậy nên, câu trả lời của cha/cố trong Đạo, như sau:
“Đây là một trong các vấn-đề được
đề-cập nhiều nhất, trong thời gian qua. Bởi thế nên, cũng là việc ta nên
quan-tâm để làm sáng tỏ những chuyện mà Giáo hội có thể và không thể làm. Trong
mục giải đáp này khi trước tôi cũng từng viết đôi nét lịch-sử về các huấn-dụ của
Hội thánh về vấn-đề này, hôm nay tôi chỉ muốn nói đến việc áp-dụng chúng vào
hoàn-cảnh hiện-tại mà thôi.
Điều tôi muốn bàn ở đây, dĩ
nhiên, là điểm nhấn về cái-gọi-là “ấn-tín toà cáo-giải” qua đó, linh mục ngồi
toà bị cấm không được tiết-lộ cho bất cứ ai các lỗi/tội mà ông nghe được ở toà
giải-tội còn gọi “buồng xưng thú”. Đây là giáo-huấn rất cổ/xưa không có gì mới cũng
chẳng bổ túc, thêm thắt gì hết.
Thế kỷ thứ 12 xưa có thày dòng
Camaldolese mang tên Gratian là thày dạy thần học thuộc tu-viện thánh Nabor và
Felix ở Bologna, nước Ý từng viết về điều luật cấm không cho linh-mục ngồi toà
được phép tiết-lộ bất cứ điều gì ông nghe được ở phòng xưng thú hết.
Năm 1151, trong sách ông viết có đầu
đề là “Concordia discordantium canonum”, mà nhiều người cho rằng ông đã qui-chiếu Sắc-lệnh
Gratian qua đó ông thâu thập nhiều bản luật lúc đó nằm rải rác ở nhiều tư-liệu
khác nhau rồi gom lại thành một tập.
Tập sách ông gom gộp, bao gồm qui-tắc
bảo rằng: “Hãy buộc các linh-mục nào dám tiết lộ lỗi tội của hối-nhân đến xưng
thú phải bị hạ bệ.” (Phần 2, Tiết
6, câu II). Ông tiếp tục bảo những ai
vi-phạm luật này phải bị coi là kẻ rối đạo suốt đời chịu ô nhục.
Cũng nên biết rằng Gratian không
phải là người đầu tiên sáng chế ra qui-luật này mà chỉ là người tuyên bố những
gì đã xuất-hiện vào nhiều thời khắc, trong lịch sử.
Thế kỷ sau, Công đồng Latêranô 4 họp
bàn vào năm 1215 lại đã cho ra sắc lệnh phán rằng: “Hãy cho các linh mục biết
rõ rằng ông không được phép dùng lời nói, dấu hiệu hoặc tỏ bày bằng bất cứ
hình-thức hoặc phương-cách nào khác hầu phản-bội hối-nhân. Giả như ông cần được
cố-vấn khuyên bảo một cách khôn-ngoan hơn, thì hãy để ông làm thế nhưng không
được đả động gì đến hối-nhân từng xưng-thú với ông.
Bởi, bất cứ ai dám tiết-lộ lỗi
tội của bất kỳ hối-nhân nào từng xưng thú với ông khiến người khác biết được,
thì luật dạy rằng: linh mục ấy sẽ không những bị hạ bệ không được giữ chức linh-mục
nữa, mà còn bị đưa vào viện-tu ở đó làm việc đền tội đến hết đời mình.” (Giáo
luật số 21)
Thánh Tôma Akinô (1225-1274) có
viết trong Tuyển tập Thần học Summa Theologiae trong đó thánh-nhân trích-thuật điều
luật này và giải-thích lý-do tại sao phải giữ ấn-tín này rằng: “Nay, Thiên Chúa
giấu-kín các lỗi/tội của những ai hạ mình xưng thú với Ngài qua Bí Tích Giải
Tội. Vì thế nên, điều này phải được ghi trong Bí tích Giải tội; và từ đó, Bí
tích này đòi buộc việc xưng thú tội/lỗi phải được giữ bí mật và linh mục nào tiết-lộ
tội của người đã xưng ở toà cáo giải, phải coi là đã vị-phạm trầm-trọng Bí tích
này.
Ngoài chuyện này ra, lại cũng có
những lợi-điểm khác trong việc giữ kín như thế, bởi lẽ con người lại càng bị
cuốn hút vào chuyên xưng thú các lỗi/tội mình mắc phải. Và nhờ đó, mới xưng thú
tội lệ của mình một cách đơn giản hơn.” (Tuyển tập thần học Summa Theologia quyển 11, chương/đoạn 1)
Cũng vào thế-kỷ ấy, Công đồng
Durham (1220) diễn ra tại Anh Quốc từng tuyên bố: “Linh mục không được phép tiết-lộ
những gì nghe được ở toà giải tội, và có lẽ không ai dám làm thế do bởi tức
giận hoặc ganh ghét, đố kỵ hoặc hãi sợ Hội thánh hoặc sợ chết, cách nào cũng
quyết tâm không tiết-lộ điều gì hối-nhân xưng thú dù bằng lời nói, ra dấu cách
chung chung hoặc cách đặc-thù, như thể bảo: ‘tôi thừa biết anh/chị thuộc loại
người nào rồi…’để đe doạ hoặc trục lời người ấy; nếu làm thế, linh mục ấy sẽ bị
kết tội như thế và sẽ bị giáng chức không thương tiếc.”
Bộ Sách “Bách Khoa Công-giáo” có
ghi chép câu chuyện xảy ra ở thế-kỷ thứ 13 ở Tây Ban Nha có người viết ẩn-danh
tuyên-bố rằng dưới triều vua James I của Aragon có linh mục nọ bị kết tội là đã
vi-phạm ấn-tín toà cáo-giải nên đã bị cắt lưỡi ngay tức thì. Thành thử, ấn-tín
toà cáo giải được thực-thi cách nghiêm-chỉnh.
Thế kỷ thứ 16, vua Henry 8 của
nước Anh, trong cuốn sách ông viết có nhan đề là “Bảo vệ Bảy Phép Bí-tích” ông
công-nhận tầm quan-trọng rất cực kỳ của ấn-tín toà cáo-giải nên đã truyền cho
mọi người tuân giữ ơn lành của Đức Chúa, khi bảo rằng: “Bởi lẽ, mọi người không
bao giờ được phép, dù bằng vào bất cứ thẩm quyền nào, lại dám phát-giác các tội
thầm kín mà họ kinh-tởm trong lương-tâm, và họ hết lòng che đậy một cách đáng
xấu hổ như thế, và cứ lầm lẫn nên đã rõ ràng tỏ lộ cho người khác cốt làm vui
lòng người ấy, thì ông ta đã phản-bội họ.
Dù điều đó có thể xảy ra theo
cách nào đi nữa, thì trong số các linh mục cũng có người xấu người tốt, dù có hờ
hững nghe tội người khác, các linh mục vẫn phải giữ kín trong lòng; và rằng khi
có vị nào không giữ bí mật được điều gì, thì nếu Thiên Chúa là chính tác-giả
của Bí tích, cũng không bảo vệ các ông này dù bằng ân-huệ đặc biệt, cũng không
bênh-vực chuyện này một cách toàn-bộ được.”
Thành thử, ấn-tín toà cáo-giải là
qui-luật lâu nay vẫn tồn-tại rất lâu đời, trong Giáo-hội. Nên, không bao giờ
thay đổi chuyện ấy được.” (X. Lm
John Flader, “A breakable confessional
seal? It’s impossible”, The Catholic Weekly 03/9/2017, Question Time tr.
25).
Quả là,
đời người luôn có những chuyện buồn/vui tương tự như thế. Thế nên, người viết
nhạc lại cứ dẫn người nghe đi vào chốn âm-thanh thi-tứ có giòng nhạc tiếp-tục
chảy dài, như sau:
“Cuộc đời chẳng có bao lâu.
Sao ta cứ
mãi u sầu.
Hãy mỉm cười
với tất cả mọi người.
Tự nhiên ta
sẽ thấy đời thêm tươi.
Hãy vui lên
bạn ơi!
Đời tuy đắng
cay như cuộc tình nửa vời.
Tim tuy chán
chê lòng người nhưng cố vui.
Dù sao hãy
cười bạn ơi.”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Quả là,
chuyện người đời trong Đạo, lại cũng có những tình-tiết hoặc tình-tự rất
“tư-lự” còn gọi là những khúc mắc của cuộc đời. Người sống ở đời, nhân cớ sự,
cứ hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện từng phóng lên mạng cái-gọi-là “cuộc
đời 10 thứ, dù con người có muốn cũng
đành bất lực”, nay đề-nghị bạn và tôi, ta dùng làm kết-đoạn cho chuyện
“phiếm” rất đời thường như sau:
“Nếu bạn đang phiền não, cảm thấy
mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được 10 điều
“bất lực” trong đời người này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông bỏ nhiều
hơn, đạt được nhiều hơn.
Trong giòng chảy cuộc đời, thời gian
cuốn trôi đi bao thị phi, phiền muộn, bao niềm vui nỗi buồn, cũng như cả tuổi
thanh xuân. (Tranh sưu tầm từ Internet)
1.Người rời xa bạn
Con người đến với nhau vì duyên,
ra đi cũng là duyên, không cần quá níu kéo, bởi có níu kéo cũng không giữ được.
Người rời xa bạn, đó là họ đã đánh mất bạn, không phải bạn đã đánh mất họ. Cũng
có thể, rời xa là để gặp lại nhau tại một nơi nào đó tốt đẹp hơn.
2.Thời gian trôi qua
Trong giòng chảy cuộc đời, thời
gian cuốn trôi đi bao thị phi, phiền muộn, bao niềm vui nỗi buồn, cũng như cả
tuổi thanh xuân. Thời gian một khi trôi qua là không thể nào trở lại, vậy nên,
việc gì cần làm thì nên cố gắng nỗ lực, đời này, ít nhất là không hổ thẹn với
chính mình.
3. Thất bại
Thất bại tựa như một bức tường đổ
sụp, nó đè lên thân bạn, khiến bạn không cách nào vùng vẫy, không thở được,
khiến bạn mất đi niềm tin. Tuy nhiên, nếu bạn lặng lẽ chấp nhận nó, thì bạn sẽ
không cách nào đứng dậy được nữa. Nếu bạn cố gắng đứng lên, bạn sẽ thấy mọi thứ
không quá tồi tệ như mình vẫn nghĩ.
4. Không thể lựa chọn xuất thân
Có người sinh ra đã là vua, có
người sinh ra là quý tộc, nhưng rất nhiều người sinh ra đã là thường dân. Trên
thế giới này, chúng ta có thể thay đổi được mọi thứ, nhưng không thể lựa chọn
cho mình được nơi sinh ra, lựa chọn bậc sinh thành.
Từ trong sâu thẳm mỗi người đều
có một nỗi cô đơn không sao hiểu được.
5. Sự cô đơn không ai hiểu thấu
Con người, bất kể là đang vui vẻ
hay ưu sầu, cao sang hay hèn mọn, đều có thể bắt gặp cảm giác cô đơn không sao
hiểu thấu, nó quanh quẩn trong tâm hồn mỗi người, tựa như đang tìm kiếm ý nghĩa
chân thực của đời người.
6. Tình yêu vô vọng
Một loại độc dược rất ngọt ngào
gọi là “ưa thích”, cái thích này không có giới hạn, đủ dạng đủ loại, nhưng rốt
cuộc ưa thích vẫn là ưa thích, nó không phải là “yêu”.
7. Lãng quên
Nhiều người trong chúng ta cho
rằng cả đời sẽ không bao giờ quên đi sự tình, ngay cả những chuyện chúng ta cho
rằng không thể quên, rốt cuộc vẫn sẽ bị lãng quên. Cuộc sống vì có kỷ niệm, nên
mới có những phút giây hoài niệm. Hãy cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, vui
với hiện tại là điều nên làm nhất.
8. Quá khứ đã qua
Một giây vừa trôi qua đã trở
thành quá khứ. Cuộc sống này, rất nhiều thứ sẽ mất đi, dù muốn hay không cũng
nên chấp nhận. Điều duy nhất có thể đọng lại, đó là những ký ức không bị lãng
quên.
9. Người khác cười nhạo
Miệng là của người khác, tai là
của bản thân mình, nói hay không đó là việc của họ, còn nghe hay không lại là
chuyện riêng của mình, chúng ta phải học cách mỉm cười khi đối mặt với tất cả
điều này.
10. Không tránh khỏi cái chết
Cuộc sống là một quá trình, và
cái chết là điều không thể tránh khỏi. Nếu như đã không tránh khỏi, vậy cứ thản
nhiên đối mặt, xem nhẹ nó, chuyện gì đến sẽ đến, như vậy những phút giây tồn
tại trên đời này mới có ý nghĩa, mới có thể an nhiên tự tại.” (Tuệ Tâm, theo aboluowang)
Đó là, 10 thứ trong cuộc đời người, ta không thể
tránh khỏi. Cả trong Kinh Sách nhà Đạo cũng nói đến trạng-huống dạy người dân
đi Đạo không nên và không được tránh né những việc cần làm, bằng lời lẽ như sau:
“Kẻ
giấu tội mình
sẽ không thành đạt,
nhưng ai xưng thú và chừa
tội
sẽ được xót thương.”
(Cách ngôn 28: 13)
Vậy thì, tránh gì bây giờ? Tránh niềm vui/nỗi buồn
của mình và/hoặc của người khác giống mình sao? Câu trả lời xin dành để cho quí
bạn đang đọc những giòng này, mà thôi.
Trần Ngọc
Mười Hai
Vẫn dành
để rất nhiều thứ
Chứ không
chỉ 10 thứ trong đời người
Mà thôi.
No comments:
Post a Comment