Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 17 mùa
thường niên C 24/7/2016
“Những con mắt tình nhân”,
nuôi ta biết nồng nàn,
Những con mắt thù hận,
cho ta đời lạnh căm
Những mắt biếc cỏ non,
xanh cây trái địa đàng
Những con mắt bạc tình,
cháy tan ngày thần tiên.”
(Trịnh Công Sơn – Những Con Mắt Trần Gian)
(Mc 10: 41-43/Êphêsô 5: 23))
Nếu bảo rằng, “Những
con mắt tình-nhân” nói ở đây , cũng đầy những “thù hận”, “nồng-nàn”, rất
ư “đời lạnh căm”. Và rồi còn hát “mắt biếc cỏ non”, “bạc tình”, “cháy tan ngày
thần-tiên”, vv.. âu đó cũng là những
câu ca đáng để ta lưu-tâm/quan-ngại.
Hôm nay đây, bần đạo đang mải tìm lời thơ nhè nhẹ để có
một dẫn-nhập cho bài “luận phiếm” rất bình-thường, bỗng chợt nghe thấy ở đâu
đó, lố-nhố những bàn-bạc chuyện Giáo hội với các lỗi/tội của bậc trên cao vút
định-danh bằng cụm-từ “Giáo chủ” hay “giám-quản” rơi rớt từ những tháng ngày xa
xôi thời buổi trước, cũng bí mật/bật mí rất tưng bừng.
Bàn và bạc, chuyện bí mật nhà Đạo từng được “bật mí” ở đây
đó, có lẽ ta nên hát thêm những ca-từ tuyệt-cú, như sau:
“Ngày ra đi với gió,
ta nghe tình đổi mùa.
Rừng đông rơi chiếc lá,
ta cười với âm u.
Trên quê hương còn lại,
ta đi qua nửa đời.
Chưa thấy được ngày vui,
đường trần rồi khăn gói.
Mai kia chào cuộc đời,
nghìn trùng con gió bay.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
“Trên quê hương còn lại” đã thấy mình “qua (được) nửa đời” người rồi, mà vẫn “chưa thấy được ngày vui”! Và rồi, lại cứ
“đường trần khăn gói”, “mai kia chào cuộc đời”, “nghìn trùng cơn gió bay”... Chao ôi, là
những lời ý-nhị quyện vào bên nhau như gió với rừng nghìn trùng, cũng không
vui.
Hôm nay đây, bần đạo lại những muốn nói ra đôi ba chuyện trầm-kha
ở bên dưới ít được “bật mí” mãi đến lúc đọc được bài báo có tiêu-đề là: “Ta phải xin lỗi cộng đồng người đồng-tính
luyến-ái” qua đó, Đức Phanxicô đề-nghị:
“Tín hữu chúng ta
phải xin lỗi Chúa về cung cách mình xử-sự rất không phải, đối với người đồng
tính luyến ái”…
Hôm nay đây, một lần nữa, bần đạo lại cũng sẽ không bàn nhiều
về chuyện “xử sự rất không phải” ở Giáo-hội mà chỉ nhân cơ-hội Đức Giáo-Tông vừa
“bật mí” để rồi nhìn vào chốn cao sang vời vợi ở trên ấy. Và rồi, góp nhặt đôi ba
ý/lực xem thực/hư ra sao, để sẽ sống đúng với chức-năng dân con Đạo Chúa, thời
hiện-tại!
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Số là, vừa rồi, bần
đạo ngồi buồn giở lại vài trang sách/báo đọc được hôm trước, nay san-sẻ với bạn
nào thích những chuyện “lỉnh kỉnh” nhà Đạo hoặc ngoài đời, để còn biết rõ.
Biết, là biết những gì mình được học và được đọc qua sách vở hoặc bạn bè chuyền
cho nhau đôi ba câu thuộc thể-loại mà người đời vẫn bảo: “biết rồi, khổ lắm ông bạn ạ”. Toàn những chuyện trời trăng/mây
nước ở đâu đâu, ấy!
Vâng. Chuyện
“trời/trăng” hôm nay vẫn chỉ là chuyện “tầm-phào”, thuộc loại “ngồi lê đôi
mách”, thế mà nhiều người vẫn thích nói và thích nghe. Nhưng, trước khi nghe và
nói những chuyện tương-tự, lại xin mời bạn/mời tôi, ta nghe thêm đôi câu hát
rất như sau:
“Những con mắt trần gian,
xin nguôi vết nhục nhằn.
Những con mắt muộn phiền,
xin cấy lại niềm tin.
Những con mắt quầng thâm,
xin tươi sáng một lần.
Cho con mắt người tình,
ấm như lời hỏi han ...”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Trước khi đi vào chi tiết của sự/việc, hãy cứ “nhìn lại nhau có mắt lo-âu”, rồi sẽ
thấy nhiều thứ chuyện tưởng chừng như không thể xảy ra ở nhà Đạo, nhưng vẫn có.
Nhìn để thấy, những lo âu/quan-ngại như ca-từ gặp ở trên còn hát mãi, những lời
sau đây:
“Nhìn lại nhau có mắt lo âu,
Xin vỗ về muôn yêu dấu,
Nhìn lại nhau che những cơn đau,
Tìm dưới bóng ... ngọt ngào ...”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Nhìn lại nhau, nhiều lúc cũng chẳng có “mắt lo âu” là
bao. Nhưng, vẫn cứ nhìn để biết rằng mình không sợ nhìn vào sự thật của người
và của mình. Của, cả đấng bậc trên/dưới, già/trẻ hơn mình, bấy lâu nay.
Vâng. Hãy cứ nhìn nhau để thấy có nhiều điều mình nhìn
mãi mà không ra, như những điều được nhà báo hoặc tác-giả viết bài viết báo nói
về người mình/Đạo mình, rất cắc cớ như sau:
“Đặc
trưng/đặc thù của một số Đức Giáo chủ khi trước có khuynh-hướng định-danh/định-vị
các ngài chỉ là những người kế-tục tiếp tay với các thày tư-tế, mục-tử của dân
ngoại, hơn chỉ là đấng bậc đại-diện cho Đức Kitô hoặc đấng thánh Phêrô của thời
trước.
Một số vị
còn “bê-bết” đến độ có những hành-xử sa-đà, đồi truỵ, mất cả căn-tính, khiến
con dân trong/ngoài Đạo ở dưới trướng thấy xấu hổ. Nếu căn-cứ trên các hành-vi
đầy lỗi-phạm của các vị đại-diện Chúa ở thế-trần cũng thấy sửng-sốt. May thay,
tất cả các vị kể ở đây đều không hẳn như thế…” (Xem thêm Ralph
Woodrow, Papal Immorality, Babylon
Mystery Religion, Ralph Woodow Evangelistic Association Inc. 1996 edition, tr. 91-99)
Không hẳn như thế, tức có nghĩa: không phải tất cả các vị
cầm quyền ở bên trên đều lỗi đạo làm người và lỗi luật làm kẻ cả ở bên trên, nhưng
lại tầm thường, hạ cấp thua cả những người ở bên dưới.
Không hẳn như thế, còn có nghĩa: các ngài rày quên tuốt
tuồn tuột những lời dặn của đấng thánh nhân-hiền ở Kinh Sách, rất như sau:
“Đức
Giêsu gọi các ông lại và nói:
Anh em biết:
những người được coi là thủ-lãnh các
dân
thì dùng uy mà thống trị dân,
những người làm lớn
thì lấy quyền mà cai quản dân.
Nhưng giữa anh em thì không được như vậy:
ai muốn làm lớn giữa anh em
thì phải làm người phục vụ anh em;
ai muốn làm đầu anh em
thì phải làm đầy tớ mọi người.”
(Mc
10 41-43)
Và, ở một đoạn khác trong Tân-ước, thánh-nhân trụ-cột của
Đạo Chúa, cũng từng minh-định vai-trò của đấng làm đầu Giáo-hội tương-tự như
tương-quan chồng/vợ ở ngoài đời như sau:
“Vì lòng kính sợ Đức Kitô,
anh em hãy tùng-phục lẫn nhau.
Người làm vợ hãy tùng phục chồng như
tùng phục Chúa,
vì chồng là đầu của vợ
cũng như Đức Kitô là đầu của Hội
Thánh,
chính Ngài là Đấng cứu chuộc Hội
Thánh,
thân thể của Ngài.
Và như Hội Thánh tùng-phục Đức Kitô thế
nào,
thì vợ cũng phải tùng-phục chồng
trong mọi sự như vậy.”
(Êphêsô
5: 21-24)
Tùng-phục và phục-tùng rất “tương-kính như tân”, vẫn là và phải là việc “thường ngày ở huyện”.
Huyện ngoài đời hoặc huyện Đạo rất Công-giáo. Dù huyện ấy, có những vị và nhiều
vị nay đã “mải vui quên hết lời Em” dặn
dò” đi nữa, cũng mặc kệ.
Và mặc kệ, lại là thái-độ “chẳng đặng đừng” dù ngày nay
các vị cầm-quyền ở thánh-hội nhà Đạo ở trên hay ở dưới, ở trong hay ở ngoài đất
nước mình đang sống, rất hôm nay.
Và hôm nay, bạn và tôi, ta vẫn mặc kệ, là bởi ở đây hôm
nay, vào lúc này, bậc thang giá-trị về mọi sự việc ở xã-hội ngoài đời hoặc
trong Đạo mình đã bị đảo-lộn đến mức cần cảnh-giác. Thế cho nên, cứ đà này, nếu
không quan-tâm/cảnh-giác, thì rồi ra quyền-lực và quyền-uy của đấng bậc ở trên
cao sẽ ra sao để còn làm gương cho đám dân con ở bên dưới xem đó mà bắt chước để
sống cho phải lẽ, phải đạo làm người.
Thế cho nên, nỗi-niềm quan-tâm/cảnh-giác về tương-lai mai
ngày ở mọi nơi/mọi chỗ chốn có quyền-hành và hành quyền đã và đang được nghệ-sĩ
viết nhạc xưa nay vẫn cảnh-báo bằng giòng nhạc tâm-tình, đầy quan-ngại, nên mới
hát:
“Những con mắt trần gian,
xin nguôi vết nhục nhằn.
Những con mắt muộn phiền,
xin cấy lại niềm tin.
Những con mắt quầng thâm,
xin tươi sáng một lần.
Cho con mắt người tình,
ấm như lời hỏi han ...”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Và hôm nay, trong giòng đời truyện kể, lại cũng có những
lời và những lẽ rất minh-bạch vẫn gửi đến mỗi người và mọi người để minh-hoạ một
lời bàn rất để đời, sau đây:
Lời rằng:
Ai làm
chủ cái tâm của mình?
Chuyện cũ kể lại rằng:
Một hôm, học-giả Hứa Hành có việc
phải ra ngoài, khí trời nóng bức khiến cho người ta khát nước không chịu nổi.
Vừa khéo ở bên đường có một cây lê, người đi đường thi nhau đến hái lê để giải
khát, duy chỉ có Hứa Hành chẳng mảy may động tĩnh gì. Một người thấy thế liền
hỏi: “Sao ông không hái lê mà giải khát?”
Hứa Hành đáp: “Lê không phải của
tôi, sao tôi có thể hái bừa?”. Người kia cười to bảo: “Thói đời hỗn loạn như
vậy đó, ông còn quan tâm xem lê là của ai sao?”. Hứa Hành nghiêm mặt nói: “Lê
tuy vô chủ nhưng tâm ta có chủ”.
“Tâm có chủ” là ý nói rằng một
người có thể kiên trì chủ kiến cá nhân, tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức của bản
thân, gạt bỏ những can nhiễu và cám dỗ, không bị ngoại cảnh sai khiến, cũng
không bị danh lợi làm cho khốn đốn, và có thể làm được “Nhất niệm chi phi tức
át chi, nhất động chi vọng tức cải chi”, mMột suy nghĩ không tốt vừa xuất hiện liền ngăn chặn ngay, một hành động
sai trái vừa thực hiện liền sửa chữa ngay.
Trong cuộc sống thực tế, có những
người chỉ chạy theo danh lợi, tham nhũng hối lộ làm trái pháp luật, bị đồng
tiền làm cho mờ mắt mà bất chấp đạo đức và nhân phẩm, họ lý giải rằng cả xã hội
đang diễn ra như thế, việc xấu này họ không làm thì cũng có người khác làm.
Nguyên nhân căn bản là không coi
trọng đạo đức, không có lý tưởng kiên định, thiếu đi cái nhìn đúng đắn về nhân
sinh và giá trị làm người.
Trái lại, nếu như có thể làm được
“tâm có chủ” thì sẽ ước chế được bản thân, không hùa theo số đông hỗn loạn, có
thể giữ vững đạo đức và thành tựu được sự nghiệp của mình.
“Lê tuy vô chủ nhưng tâm ta có
chủ”, đây là một loại nguyên tắc, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới, một
loại tinh thần.
Thành ra,
làm chủ cộng-đoàn hoặc nhóm hội/đoàn thể, trước nhất cần làm chủ cái tâm của
mình trước đã. Bởi, như các cụ khi xưa từng khuyên bảo con cháu trong/ngoài
nhà, một bí kíp vẫn bảo rằng: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.”
Chưa
tu-thân tề-gia, ắt hẳn không thể nghĩ chuyện trị quốc, huống chi bình thiên-hạ
được. Chí ít, thiên-hạ ấy lại là thiên và hạ ở Nước Trời Hội-thánh, rất hôm
nay.
Trần Ngọc Mươi Hai
Rất nhiều lần
vẫn nhắn nhủ lòng mình
ra như thế.
No comments:
Post a Comment