Friday, 16 October 2015
“Lòng tê tái vương nhớ nhung”
Chuyện
Phiếm đọc trong tuần 30 thường niên Năm B 25/10/2015
“Lòng tê tái vương nhớ nhung”
Người
chinh phu với sầu đông
Thuyền
không bến lắng trôi tới đâu
Ðưa đón ai
xa ngừng bến nào
Thầm reo
rắc chi sầu nhớ
(Hoàng
Trọng - Phút Chia Ly)
(1P 4: 12-14)
Tê tái cõi lòng, sao còn
hát được? Chắc không tái-tê bằng chuyện phiếm dài ở bên dưới?
Chuyện phiếm dài, hôm nay, chỉ thế
này: vào ngày cuối xuân 2015 ở Úc hôm ấy, có bạn đạo rất thân với bần đạo là anh
Nguyễn Minh-Mẫn, lại đã phát-biểu một câu “xanh rờn”, rằng: “Bút anh viết, nay cùn rồi! Thôi, ngừng viết
đi.Để thì-giờ mà làm vườn cho khoẻ.…”
Nghe xong, bần đạo “giật cả mình” nên
“tê-tái” nhưng không “tái-tê”; bởi, đối với bần đạo, tất cả đều là ân-huệ. Thêm
nữa, với bần đạo thì: Chuyện viết-lách, cũng giống như hít thở. Ngưng viết, tức
ngừng thở. Mà, khi đã ngừng thở rồi thì làm sao đi vào vườn mà lao-động đây?
Kể lại lời phản-hồi trên,
cũng chỉ để nói rằng: chuyện viết lách nó cũng như cái nghiệp. Nghiệp
“truyền-thông”, là thông-truyền những tin …rất “tức mình” của nhà Đạo, chả bao
giờ cho phép người làm truyền thông được ngưng nghỉ để nghĩ đến chuyện làm vườn
hay lao-động, hết.
Hơn
nữa, với người viết chuyện phiếm, thì: chỉ cần người đọc nào đó bắt gặp được
tia sáng dù rất nhỏ rải rác trong các chuyện phiếm đạo/đời, âu đó cũng đủ để
tác-giả mãn nguyện rồi.
Nói thế xong, nay mạn phép bạn và tôi, ta hãy
cùng các thánh tổ-nghiệp, đổi cho bần đạo cây bút khác đỡ cùn/lụt, để rồi sẽ lại
tiếp-tục viết những “chuyện Đạo/đời” rất phiếm cho bạn đạo/bạn đời nào thích
nghe chuyện đời cũng như chuyện Đạo vẫn rối bời, giời ạ.
Thôi thì, để có được nguồn hứng viết tiếp
chuyện Đạo/đời cũng rất mới, xin bạn và tôi, ta nghe câu hát tiếp có ca-từ, như
sau:
“Giòng
sông xanh trôi lững lờ
Lạnh lùng
ngân khúc hùng ca
Người trai
tráng sẽ mang tấm thân
Trong
trắng đi trên đường sáng ngời
Lòng vương
vấn bao nhớ thương
Bàng hoàng
giờ phút từ ly
Tuy lòng
đau nhưng cố quên thê nhi
Tần ngần
chàng bước chân đi
Ði tới nơi
xa xăm bao hình mơ
Thuyền dần trôi xa bến bờ
Ngại ngùng
thay phút biệt ly
Người anh
dũng dứt chân bước đi
Trong bóng
tre xanh hồn nước nhà
Lòng đau
với bao tiếng tơ
Nhưng trên
bến xa, tay bế con còn thơ
Bên sông
cố trông, thuyền khuất xa nửa vời
(Hoàng Trọng – bđd)
Vâng. Trạng-huống viết/lách của bần-đạo nay
cũng giống thế. Giống, câu ca tiếng hát, những bảo rằng: “Tuy lòng đau nhưng cố quên …” ai đó, rồi sẽ hát: “Tần ngần chàng bước chân đi, đi tới nơi xa
xăm bao hình mơ…” rất tuyệt diệu.
Hôm nay, bần đạo đây không còn sức để làm
công việc vườn tược như bạn thân từng đề-nghị, mà chỉ có thể vào vườn hoa
truyện kể, tìm dăm ba câu truyện “đáng kể” để bạn và tôi, ta nghe cho niềm vui chợt
đến trong thoáng chốc, như câu truyện nhè nhẹ ở bên dưới:
“Truyện
rằng:
Hai vợ
chồng nọ tâm-tình với nhau, bằng những lời rất thân-tình rằng:
-Anh có bao
giờ trốn em đi nơi khác để hút xách không?
-Chẳng bao
giờ thế đâu, em ạ.
-Thế, có
bao giờ anh nhâm-nhi chút rượu đào, rượu vào rồi lời ra không?
-Không có đâu,
em ạ. Anh đây cũng biết tự-trọng chứ.
-Thế còn,
cờ bạc bần thì sao? Cũng chút đỉnh chứ nhỉ?
-Lại càng
không nữa. Anh chẳng bao giờ muốn làm Bác thằng bần hết, em biết đấy!
-Vậy,
ngoài em ra, anh có còn để ý đến ‘cô em Bắc-kỳ nho nhỏ’ nào khác chứ?
-Nhất định
là không rồi. Anh chỉ có mình em là người yêu duy-nhất mà thôi.
-Tuy thế,
anh cũng phải có ít nhất một tật xấu nào chứ?
-Cái đó
thì có. Thi-thoảng, anh cũng có nói dối cho vui thôi, em ạ.
-Ối chà. Gì
chứ, cái đó thì không được…” (truyện vui trên mạng, bạn bè kể cho nhau
nghe)
Chẳng biết: truyện-vui-trên-mạng mọi
người kể cho nhau nghe, có giống chuyện tâm-tình bạn bè thổ-lộ trong/ngoài nhà
Đạo không?
Cũng chẳng biết, điều anh tỏ-lộ có giống
tâm-tư/tình-tự của một số vị vừa qua thưa-thốt nhiều sự ở nhà Đạo, không? Thưa
thốt những điều, mà theo nhiều vị, ta cũng không nên nói cho mọi người biết. Như
quan-niệm của ai đó, khi kể về chuyện “đức ông linh mục” nọ ở Vatican hôm rồi đã
tường-trình cách thẳng-thừng rằng:
“Trong 17 năm làm đức ông/linh-mục cho Bộ
Giáo-lý/Đức tin, ông vẫn sống theo kiểu đồng tính luyến ái với nam-nhân khác. Nay,
ông yêu-cầu Thượng Hội-Đồng Giám Mục Rôma hãy có hành-động nhằm thay-đổi
giáo-huấn của Hội-thánh về chuyện “đồng tính luyến ái” …
Bàn chuyện “Gia-đình, hôn-nhân và chuyện “đồng-tính
luyến-ái” ở Thượng Hội-Đồng Giám-mục Rôma tháng 10 năm 2015, lại có ý-kiến rất
thẳng và rất thật của vị Bề Trên Tổng Quyền một hội dòng không nhỏ, là Dòng
Chúa Cứu Thế, đóng trụ ở Rôma như sau:
“Sau phần trình bày, Lm
Michael Brehl CSsR đã nói lên những cảm tưởng của mình về Thượng Hội Đồng Giám Mục
về gia đình như sau:
“Tôi thực sự cảm thấy rất vinh dự khi tham
dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình
và có phần trình bày của mình trước các Nghị phụ. Tôi nhận trách nhiệm rất
nghiêm túc và đã chuẩn bị cho bản thân mình, đọc các tài liệu, đọc đi đọc lại
và thực sự sẵn sàng cho Thượng Hội Đồng này với những gì chúng ta có thể suy
tư.
Nhưng cũng phải lắng nghe mọi người. Chúng
tôi cũng đã làm rất nhiều để lắng nghe. Tôi xin anh em DCCT của tôi trên thế
giới lắng nghe người dân nơi họ đang làm việc tại các giáo xứ và gửi cho tôi
những gì họ có thể. Và như thế tôi nghe được từ mọi Châu lục về những mối quan
tâm của người dân.
Một trong những điều thực sự đánh động tôi
là khi chúng ta nói về một số thách đố mà các gia đình đang phải đối mặt, đôi
khi họ cũng cảm thấy bị loại trừ khỏi các cuộc thảo luận. Đôi khi họ cảm thấy
như thể chúng ta đang nói về họ như họ là những người xa lạ với chúng ta. Nếu
chúng ta tập-trung/chú ý vào những gì Giáo Hội dạy đặc biệt là kể từ Công đồng
Vatican II, thì điều đó lại không phải như họ nghĩ. Nguyên tắc hướng dẫn là
chúng ta phải hình thành một gia đình duy nhất và gia đình này bao gồm tất cả
mọi người.
Vì vậy, khi tôi nhìn thấy tiêu đề về Giáo
Hội và sự bao gồm, đặc biệt là khi phải đối mặt với những vấn đề hay những khó
khăn của gia đình, tôi nghĩ trong nhiều trường hợp chúng ta đã loại trừ những
người như thế nào, làm cho họ khác biệt với chúng ta ra sao. Điều đó không giải
quyết được vấn đề. Những tình huống, những thách đố này ảnh hưởng đến những
người là thành viên trong gia đình của chúng ta.”
Bề Trên Tổng Quyền Michael Brehl CSsR cũng đã trình bày quan
điểm của ngài trước nhiều thách đố về mục vụ hôn nhân như sau:
“Chúng tôi đề cập đến vấn đề ly dị và tái
hôn. Đó không chỉ là vấn-đề là liệu họ có được rước lễ hay không. Nhưng, là
cách thức họ sống như những thành viên tích cực của Giáo Hội. Không chỉ họ thôi,
mà là tất cả những ai bị ảnh hưởng do cuộc hôn nhân thất bại đó.
Rồi chúng tôi nói về người đồng tính, -những
người có khuynh hướng đồng tính- vấn-đề là họ đang sống độc thân khiết tịnh hay
đang ở trong một mối quan hệ. Rồi vấn đề có con hay không có con. Nhưng dù sao
họ là thành viên của gia đình và họ đang là thành viên trong gia đình Giáo hội
của chúng ta. Cho nên, vấn đề là chúng ta công nhận hay không các kết hiệp đồng
tính như một vài xã hội dân sự tại một vài quốc gia đã làm, và phải tách biệt
với vấn đề là làm thế nào để chúng ta thể-hiện như một cộng đoàn Công Giáo, như
một gia đình của Thiên Chúa, bao gồm tất cả mọi người và chăm sóc cho những anh
chị em đang phải đối mặt với một số thách đố rất cụ thể.” (X.
GNsP ngày 13/10/2015)
Nói gì thì nói/làm gì thì làm, một Giáo-hội Công-giáo
vững như bàn thạch vẫn luôn ban bố giáo-huấn, tín-điều rất bài-bản, không
suy-xuyển nhiều thể kỷ. Thế nhưng, lại mới có lập-trường/tư-tưởng của đấng bậc
vị vọng ở Úc tỏ-bày về việc cần-thiết phải có đổi-thay trong Giáo-hội như sau:
“Hiện đang có nhu-cầu rất nghiêm-túc đòi
Giáo-hội phải triệt-để thay-đổi giáo-huấn lâu nay đề ra cho người “đồng-tính
luyến ái”. Với thế-giới được lý-tưởng-hóa, sau bao năm tháng ngày dài, họ lại
giúp các con trưởng-thành về thể-xác, trí-tuệ, cảm-tính, biết giao-tiếp xã-hội,
có óc nghệ-thuật, và để tâm đến những chuyện thiêng-liêng/đạo-đức trong cuộc
sống; để rồi, đến lượt chúng, cũng sẵn-sàng dựng-xây gia-đình của chúng, nữa.
Trong hoàn-cảnh bình-thường, việc tăng-cường
hiệp-thông/phối-kết giữa mẹ/cha cùng việc việc con trẻ mau chóng trưởng-thành, tất
cả đều cùng nhau thăng-tiến. Thế nên, ở đây, tôi không thấy có vấn-đề gì khi
nghĩ rằng: hôn-nhân và gia-đình được coi như các thể-chế đặt nền-tảng nơi con
người, tất cả đều có khía-cạnh cộng-sinh và hiệp-thông/phối-kết.
Nhưng, khởi tự điểm này rồi sẽ đi đến quan-niệm
bảo rằng: bất cứ động-thái ăn nằm xác thịt nào đi nữa, đều phải chứa-đựng lý-tưởng
hiệp-thông/phối-kết và cộng-sinh, thì thật là cú nhảy vọt khổng lồ chứ không
chỉ bước tiến khiêm-tốn dù có lý lẽ này/khác. Ở đây nữa, tôi thấy có 5 vấn-đề
lớn thể-hiện rõ ở trong đó, như: vấn-đề lỗi/tội là hành động chống Chúa, việc Hội-thánh
đưa ra nhiều giáo-huấn hoàn-toàn dựa trên các khẳng-định này/nọ, vấn-đề đạo-lý chức-năng
đối chiếu với động-thái xác-thịt; ý-niệm về sự “tự-nhiên” và trật-tự
thánh-thiêng; và các vấn-đề xảy ra do ta không đặt nền-tảng vào lời dạy của Đức
Giêsu.
Vấn-đề thứ nhất, là: ngang qua giáo-huấn mà
Giáo-hội vẫn dạy cho ta biết, là: mọi động-thái ăn nằm xác thịt nào không mang
tính hiệp-thông/phối kết, nếu không là hành-động cốt tham-gia đồng tạo-dựng sự
sống, đều là lỗi phạm chống Chúa. Bởi, đó là hành-xử vi-phạm những gì được
công-nhận là trật-tự thánh-thiêng và là chuyện tự-nhiên do Thiên-Chúa tạo-lập.
Điều này, lại sẽ nêu lên hai vấn-đề: một, về chuyện tự-nhiên thiêng-liêng, còn vấn-đề
kia, lại cũng liên-quan đến cả Thiên-Chúa.
Giả như trật-tự thánh-thiêng và chuyện
tự-nhiên vẫn hiện-hữu liên-quan đến bộ-phận sinh-dục, thì thử hỏi: phải chăng
nó cũng không hiện-hữu ở địa-hạt khác vẫn có nơi sự sống con người, chứ? Giả
như đó không là biện-luận hoặc lý-giải của Hội-thánh khi nói về mấu-chốt
tình-dục ở lĩnh-vực nào khác, trong đó Thiên-Chúa ban cho ta với mục-đích
thánh-thiêng cho các sự vật Ngài tạo thành, vậy thì phải chăng đó có là tội
chống Chúa khi ta làm việc này theo cung-cách nào khác? Tại sao bộ-phận
sinh-dục của con người lại chỉ có duy-nhất một ý-nghĩa như thế mà thôi? Nếu
thế, các bộ-phận khác trong cơ-thể của ta hoặc sinh-hoạt khác của con người thì
sao?
Về các sự việc liên-quan đến Thiên-Chúa, giống
như giả-thiết như thế này: nếu ta đánh/đập vua/quan lãnh/chúa hoặc một lãnh-tụ chính-trị nào
đó, thì việc này luôn bị coi là tội tày trời rất nặng nề khác hẳn việc đánh/đấm
người dân bình-thường ở trong làng.
Cũng thế, lâu nay ta vẫn được bảo cho biết,
vua/quan lãnh/chúa cao cả nhất từ trước đến nay vẫn là Thiên-Chúa Tối Cao.
Thành thử, tội-nhân nào vi-phạm luật chống lại Thiên-Chúa, thì tội còn
nghiêm-trọng hơn lỗi-phạm tình-dục/xác phàm là lỗi/tội trực-tiếp chống Chúa.
Thế nên, các lỗi và tội như thế, là tội và
lỗi nghiêm-trọng nhất của con người. Lỗi/tội dục-tình, khi xưa, được hiểu như lỗi/phạm
tày trời trực-tiếp chống lại Thiên-Chúa, tựa hồ như tội phạm-thượng vậy. Và, điều
này giúp ta cắt-nghĩa được tại sao với Hội thánh Công-giáo, nền luân-lý/đạo-đức
lại đạt đến mức-độ khó có thể tưởng-tượng được, bởi Đức Chúa này có thể
giáng-phạt người phạm lỗi đến độ tống khứ họ xuống hoả-ngục đời đời bị thiêu-cháy,
chỉ vì đã có khoảnh-khắc vui thú thoả-thuê về tình-dục. Quan-niệm về một Đức
Chúa như thế đã trái-nghịch hoàn-toàn với ý-niệm trọn-vẹn về Thiên-Chúa mà Đức
Giêsu đã mạc-khải cho ta biết. Bản thân tôi, vẫn không thể chấp-nhận những
chuyện tương-tự được.
Bởi thế nên, vấn-nạn đầu-tiên của tôi đối với
giáo-huấn của Hội-thánh về thú vui dục-tình không đi thẳng vào một phản-bác chống
lại những gì Hội-thánh dạy về dục-tính hay dục-tình, mà là phản-bác về một vị
Chúa Tể rất sai-lạc mà giáo-huấn này đưa ra.
Giáo-huấn Hội-thánh, lâu nay, lại là
trọng-tâm sự việc Hội-thánh Công-giáo của ta đối-đáp cách nghèo-nàn chậm-chạp về
những phát-giác cho thấy có xách-nhiễu tình-dục trong hàng giáo-sĩ. Bởi, với
nhiều vị lãnh đạo trong Hội-thánh, thì: động-thái vui thú tình-dục về thể-xác đã
thật-sự dính-dự chuyện xách-nhiễu/lạm-dụng là tội nặng-nề cả-thể, trong khi bất
cứ tổn-hại nào gây ra cho nạn-nhân là con trẻ, vẫn không to lớn, nặng-nề như thế. Bởi, lỗi/tội về tình-dục xác-thịt từng là
lỗi-phạm chống lại Chúa trong khi tổn-hại gây ra cho con trẻ lại vẫn chỉ như
vi-phạm nhẹ đối với con người, mà thôi.
Lại nữa, giòng sử trải dài về các lỗi/tội tình-dục/xác
thịt, một khi đã xưng thú với linh-mục ngồi tòa rồi, lại sẽ được dễ dàng tha-thứ. Và, người
phạm lỗi sẽ lại được hoàn-toàn phục-hồi về lại trạng-thái vẫn có, trước khi
phạm pháp. Và, lối tư-duy này đã góp phần làm cho các linh-mục từng vi-phạm lỗi/tội
dục-tình/thể-xác cứ loanh-quanh/lẩn-quẩn với hành-vi tương-tự. Xách nhiễu
tình-dục phạm với con trẻ, khi trước chỉ bị coi như tội phạm dục-tình, vẫn được
xử-lý như các lỗi phạm tình-dục khác với người lớn, thôi.
Nhiều vị lãnh-đạo tôn-giáo lâu nay chậm hiểu,
và loại tư-duy này hoàn toàn sai lạc và nguy-hiểm, bởi nó nặng tay hạ thấp mức
tổn-hại gây ra cho con trẻ là nạn-nhân chân-phương và tạo phẫn-nộ với Thiên-Chúa
về mức tổn-hại quá nặng. Lâu nay, chuyện này từng tạo nên vết nhơ nơi tâm-khảm
Hội-thánh khi đáp-trả việc xách-nhiễu tình-dục từng phát-hiện nơi hàng giáo-sĩ,
giáo-phẩm của ta.” (Xem thêm Gm Geoffrey Robinson, The 2015 Sydnod, The Crucial Questions:
Divorce and Homosexuality, ATF Press 2015, tr. 12-14)
Chuyện người “đồng tính luyến-ái sống trong
gia-đình, với chòm xóm và cả trong Giáo-hội Công-giáo, lại vẫn là đề-tài đang
được đấng bậc chủ-quản nhiều giáo-xứ, giáo-phận ưu-tư đặt thành vấn-đề. Thế
nhưng, hỏi rằng: với giáo-dân hạng thứ ở quê nhà, thì sao?
Có lần, đấng bậc nọ ở Úc về quê thăm thú, có
gặp một số giáo-dân ở huyện nhà, bèn hỏi thăm bà con xem có biết gì nhiều về
tình-hình Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt lúc này ra sao, thì được trả-lời:
Đức Tổng Ngô Quang Kiệt là ai thế?
Vâng. Đúng thế. Đức Tổng Giám-mục Ngô Quang
Kiệt nổi tiếng như thế, mà bà con ta còn không biết, thì câu chuyện về những người
“đồng tính luyến ái” đòi Giáo hội thay-đổi đường-lối cùng giáo-huấn, làm sao
biết được? Thật sự thì, người mình ở quê nhà có lẽ chỉ biết đến những gì được
ban-phát từ linh-mục trong thánh-lễ, hoặc các vấn-đề liên-quan đến đời sống như
truyện kể minh-hoạ một sự thực ở đời, như sau:
“Có cô gái bán hoa hồng nọ, sau
khi đã bán được gần hết số hoa của mình.Cô liền đưa bông hoa hồng còn lại đang
cầm trên tay; tặng cho một người ăn xin ở ven đường.
Người ăn xin này chưa từng nghĩ
lại có một cô gái tặng hoa cho mình! Có lẽ từ trước đến nay, anh ta cũng không
từng để tâm đến bản-thân; mà cũng có thể chưa từng được nhận tình yêu thương từ
người nào khác!!!
Thế là anh ta quyết-định,
ngày hôm đó không đi xin nữa mà trở về nhà!
Sau khi trở về nhà, anh ta cắm
đóa hoa hồng vào một chiếc bình nhỏ rồi đặt ở trên bàn và ngồi thưởng thức. Trong
lúc ngồi ngắm hoa, anh ta chợt nghĩ: “Bông hoa xinh đẹp như thế này sao có thể
cắm vào một chiếc bình bẩn thỉu như vậy được!”, thế là anh quyết định mang
chiếc bình đi lau rửa sạch sẽ, để cho xứng đôi với vẻ đẹp của đóa hoa.
Sau khi làm xong rồi, anh ta lại
nghĩ: “Bông hoa xinh đẹp như thế! Chiếc bình sạch-sẽ như thế! Sao lại có thể
đặt trong một căn phòng bẩn-thỉu và bừa-bộn như thế này chứ!!!”
Thế là anh ta quét dọn sạch-sẽ một
lượt toàn-bộ căn phòng của mình, rồi sắp xếp lại đồ-đạc cho gọn-gàng ngăn-nắp!
Căn phòng bỗng nhiên trở nên ấm-áp, vì có sự chiếu rọi của đóa hoa! Nó khiến
anh ta dường như đã quên mất chỗ ở cũ của mình vậy!!!
Đang lúc cảm thấy lâng-lâng trong
lòng, thì anh ta phát-hiện trong tấm gương phản-xạ ra một người bẩn-thỉu, đầu
tóc rối bù, anh ta không ngờ bộ dạng của mình lại như vậy, và thầm nghĩ: “Người
như này đâu có tư-cách gì làm bạn với đóa hoa hồng kia???”
Thế là anh ta lập-tức đi tắm rửa,
sửa-sang đầu tóc và làm thay-đổi bản-thân! Tìm trong đống quần áo chọn một bộ
tuy cũ kỹ, nhưng có phần sạch-sẽ! Anh ta phát-hiện ra một chàng trai tuấn-tú,
mà chưa từng tưởng-tượng ra! Khi soi mình vào tấm gương. Chợt anh ta nảy sinh
ý-nghĩ: “Mình quả là không tồi! Sao có thể đi làm kẻ ăn xin được nhỉ???”
Đây là lần đầu tiên anh ta tự hỏi
mình kể từ khi quyết định đi ăn xin, có lẽ rằng linh hồn của anh ta đã trong
nháy mắt mà thức tỉnh! Anh nhìn đi nhìn lại hết thảy mọi thứ trong căn phòng,
rồi nhìn lại đóa hoa hồng xinh đẹp kia và lập tức đưa ra một quyết định trọng
yếu nhất trong cuộc đời mình: “Từ ngày mai mình sẽ không làm một người ăn xin
nữa! Mình sẽ đi tìm việc làm!!!”.
Bởi vì không sợ bẩn không sợ
lạnh! Nên anh ta rất dễ dàng tìm được một công việc. Có lẽ bởi vì trong lòng
anh ta luôn có đóa hoa hồng khích lệ! Nên anh luôn cố gắng không ngừng! Chỉ mấy
năm sau, anh ta đã trở thành một ông chủ của một công-ty!!!
Đây không phải chỉ đơn-thuần là
một đóa hoa hồng! Mà là một tia hy-vọng! Một ước-mơ tươi đẹp và một tương-lai
rực-rỡ!!! Khoảng-cách giữa địa-ngục và thiên-đường chỉ là một bức tường
mỏng-manh! Chỉ cần bạn tin-tưởng vào chính mình! Không buông-bỏ chính mình!
Trong lòng có ước-mơ! Có mục-tiêu! Có hy-vọng! Thì cuộc đời có thể tùy-thời mà
được biến-đổi!!!
Hãy tìm “đóa hoa hồng” xinh đẹp của cuộc
đời bạn, khiến bạn có những cải-biến nho-nhỏ! Khi bạn biến-đổi rồi, thế-giới
cũng sẽ biến-đổi theo!!! Nếu như bạn đã có được một bó hoa hồng lớn, có thể
trang-điểm cho cuộc đời của bạn! Nhất định, xin bạn hãy đem những đóa hoa hồng
tượng-trưng cho hy-vọng và năng-lượng thần-kỳ đó! Tặng cho những người bên cạnh
mình nhé!!! (ST sưu-tầm rồi kể lại)
Sưu-tầm và kể lể toàn chuyện đời thực-tại rất
thực-tế, vẫn là chuyện dễ hiểu, ở đời. Chí ít, là đời bình-dị ở huyện nhà. Thế
nên, nhiều lúc bạn và tôi, ta cũng nên để qua một bên những chuyện khô-khan/cứng-đọng
của Giáo hội, để mở rộng đôi tai ra mà nghe cung-điệu và lời lẽ vẫn rất thực,
như trên rằng:
“Giòng sông xanh trôi lững lờ,
Lạnh lùng
ngân khúc hùng ca.
Người trai
tráng sẽ mang tấm than,
Trong
trắng đi trên đường sáng ngời,
Lòng vương
vấn bao nhớ thương”…
(Hoàng Trọng – Phút Chia Ly)
Thực-tế mà nói: có ưu-tư cho lắm về chuyện
đang xảy ra ở Giáo-hội hoặc xã-hội trời Tây bên ấy, rồi ra ta cũng thấy mọi
việc lại sẽ mang tên “Nguyễn Y Vân”, tức y-nguyên chuyện cũ, cứ trôi lững-lờ
một giòng xanh, rất cuộc đời.
Chi bằng, ta cứ dấn bước về phía trước đi vào
vườn hoa Lời Vàng có bậc thánh-hiền vẫn nhủ khuyên như sau:
“Anh chị em
thân mến,
anh chị em
đang bị lửa thử thách:
đừng ngạc
nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường
xảy đến
cho anh chị em.
Được chia
sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu,
anh chị em
hãy vui mừng bấy nhiêu,
để khi
vinh quang Người tỏ hiện,
anh chị em
cùng được vui mừng hoan hỷ.
Nếu bị sỉ
nhục vì danh Đức Kitô,
anh em
thật có phúc,
bởi lẽ
Thần Khí vinh hiển và uy quyền,
là Thần
Khí của Thiên Chúa,
ngự trên
anh chị em.”
(1 Phêrô 4: 12-14)
Nghe dạy rồi, nay lại cũng xin bạn và tôi, ta
cứ hiên ngang hát nhạc bản ở trên có lời lẽ đầy kinh-nghiệm của người nghệ-sĩ
vẫn rất vui, rằng:
“Bàng
hoàng giờ phút từ ly
Tuy lòng
đau nhưng cố quên thê nhi
Tần ngần
chàng bước chân đi
Ði tới nơi
xa xăm bao hình mơ
Thuyền dần trôi xa bến bờ
Ngại ngùng
thay phút biệt ly
Người anh
dũng dứt chân bước đi
Trong bóng
tre xanh hồn nước nhà
Lòng đau
với bao tiếng tơ
(Hoàng Trọng – bđd)
Hãy luôn hát mãi, hát nhiều dù lời lẽ có
buồn, để rồi sẽ thấm-thiá rằng: cuộc đời mình có lúc vui, lúc buồn như mọi
người thường thấy, như thế. Bởi nếu không, sao gọi đó là đời người của người
đời. Chỉ mỗi thế.
Trần Ngọc
Mười Hai
Cũng từng
trải-nghiệm
Nhiều
tình-huống
Rất như
thế.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment