Chuyện
Phiếm đọc trong tuần lễ Chúa Thăng Thiên năm B 17/05/2015
“Bây giờ là thu rồi
đó em”,
Ai qua áo lụa mắt nhung mềm
Bước chân hè phố hoen vạt nắng
Và mắt em gợi mùa lá xanh”.
(Thanh Trang – Nói Với Mùa Thu)
(Mc 9: 22-23)
Người viết nhạc tên Thanh
Trang lại cũng nói với mùa thu, rất nhiều điều. Những điều thấy ở thi-ca/âm-nhạc
giòng chảy suốt, vẫn không thôi.
Thơ/nhạc với mùa Thu còn đọng lắng ở
giòng thác cũng không mềm nhưng lắng đọng một tâm-tư, như sau:
“Bây giờ là thu rồi đó em.
Cây khô nghiêng lặng đứng bên thềm.
Gió quen rừng cũ mây về thấp.
Sương trắng giăng mù vây kín đêm.”
(Thanh Trang – bđd)
Thi ca và lời hát,
lâu nay còn là phương-tiện để người người chuyển cho nhau những tư-tưởng đầy ắp
một tình-tự xuyên suốt, còn hát thêm:
“Mùa thu về những phố không đèn.
Mùa thu về những lối đường quen.
Mùa thu dịu như tóc nhung mềm.
Mùa thu anh xót xa tình quê.
Bây giờ là thu rồi đó
em.
Xôn xao mây lạc bốn phương chìm.
Nước xanh hồ lũng khơi mờ biếc.
Và nắng thu nhạt màu lãng quên”…
(Thanh Trang – bđd)
“Bây giờ là Thu (mùa) rồi đó
em”, nay không chỉ là lời ngắn gọn chuyên chở nhiều ý-tứ và ý-từ mà người
hát vẫn trân-trọng. Thu mùa rồi đó em, còn là và vẫn là những nhắc nhở về một
tình-yêu đọng lắng nơi tâm-can của ai đó, cũng nhiều thời. Tâm tình đó, tình-tự
đây vẫn trải dầy xuyên suốt những ý lời mà nhiều người ở trong Đạo cũng như
ngoài đời, còn gửi gắm.
Hôm nay đây, nhà Đạo
mình vẫn cứ gửi gắm nhiều ý/lời rất “lung khởi” để bạn và để tôi, ta đưa mắt
hoặc ghé tai đặt vào mà nghe ngóng, với cảm-nhận. Ý/lời được bạn và tôi tức bạn
mình hoặc bạn và mình, cần chú ý.
Hôm nay đây, ý/lời
cùng tư-tưởng của nhà Đạo còn nhắc nhở và nhắc tôi cùng bạn, ta nghe thêm cho
khỏi quên. Tất cả, cũng chỉ là sự việc và những điều từng là “điểm nhấn”, mà các
đấng bậc vị vọng trong Đạo vẫn từng hứng khởi gởi đến mọi người bằng nhiều
cách. Người thì giảng-thuyết, kẻ bàn bạc về những quyết-tâm. Riêng bầy tôi bần
đạo, lại chỉ sử-dụng đôi ba chuyện phiếm kỳ-lạ rất nghe quan, như sau:
“Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên
phố. Bà cụ đi chân đất, trên tuyết.
Một đôi trẻ, tay xách lỉnh-kỉnh những túi to - vừa nói chuyện vừa cười
đến nỗi không để ý thấy bà cụ.
Một người mẹ dẫn 2 đứa con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ
quá vội nên cũng không để ý. Một viên chức ôm một sách đi qua. Mải suy
nghĩ nên cũng không để ý. Bà cụ dùng cả hai tay để cố kéo lại hai vạt áo
ngoài đứt hết cả khuy. Dừng lại, nép vào một góc ở bến xe buýt.
Một quý ông ăn mặc lịch-lãm cũng đứng đợi ở bến xe
buýt. Ông cố đứng tránh xa bà một chút. Tất nhiên là bà già rồi, cũng chẳng làm
hại được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao...
Một cô gái cũng đứng đợi ở bến xe buýt. Cô liên tục
liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì. Xe buýt tới và bà cụ nặng
nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay sau người lái xe. Quý ông và cô
ấy vội vã chạy xuống phía cuối xe ngồi. Người lái xe khẽ liếc bà cụ và
thầm nghĩ : " Mình không thích phải nhìn thấy cảnh nghèo khổ này chút
nào!"
Một cậu bé
chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:
-Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất!
Mẹ bảo chỉ có ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ?
Người mẹ hơi ngượng ngập, kéo tay con
xuống:
-Andrew, không được chỉ
vào người khác! - rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ.
-Bà cụ này chắc phải có
con cái trưởng thành rồi chứ!
Một phụ nữ mặc áo choàng lông ấm, nói thì thầm một
mình:
-Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới
phải!
Phụ nữ này bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm
đầy đủ đến mẹ mình.
-Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm
tiền!
Một chàng trai ăn mặc bảnh bao thêm vào:
-Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy
đã chả phải như bây giờ!
Một
doanh nhân hào phóng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra 1 tờ 10$, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà
cụ, nói giọng hãnh diện:
-Đây, xin biếu bà! Bà nhớ
mua đôi giày mà đi nhé!
Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và
tự hào về mình. Xe buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước
lên. Trong đó có một cậu bé khoảng 16-17 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu
xanh và đeo balô cũng to, đang nghe headfone. Cậu trả tiền xe búyt và ngồi ngay
chiếc ghế ngang hàng với bà cụ, chiếc ghế đã bị bỏ trống từ khi xe buýt mới
khởi hành.
Rồi cậu chợt nhìn thấy bà cụ đi chân đất, bèn tắt
nhạc đang nghe đi, rồi thấy lạnh cả người. Cậu nhìn vào chân bà cụ rồi lại nhìn
sang chân mình. Cậu đang đi đôi giày cổ cao đầy lông ấm dành cho người đi trên tuyết.
Đôi giày mới cứng và ấm thật. Cậu đã phải tiết kiệm tiền tiêu vặt cũng khá lâu mới
mua được đôi giày này, bạn bè cậu đứa nào cũng khen đôi giày của cậu thuộc loại
“chiến đấu”.
Nhưng rồi, cậu cúi xuống và bắt đầu gỡ giây giày,
cởi bí-tất rồi ngồi xuống sàn xe, cạnh đôi chân trần của bà cụ đang tím tái đi
vì lạnh.
-Bà, cháu có đôi giày này! cậu cẩn thận nói
chậm rãi, rồi nhấc bàn chân lạnh cóng đang co quắp của bà cụ lên, đi tất và
giày của mình vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm
ơn rất nhỏ.
Lúc đó, xe buýt dừng lại trong giây lát. Cậu thanh
niên chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết lạnh. Hành khách trên xe
nhấp nhổm thò đầu ra cửa, nhìn đôi chân trần của cậu thanh niên, rồi xôn xao
bình phẩm:
-Cậu ta làm sao thế? một
người lên tiếng hỏi.
-Là
thiên thần chăng?
-Hay là con Chúa vừa xuống
trần?
Cậu bé con, lúc đầu có ý-kiến với mẹ nay chỉ vào bà
cụ rồi quay sang nói với mẹ:
-Không phải đâu mẹ! Con đã
nhìn rõ, anh ta cũng chỉ là người bình thường thôi.
Và công việc mà người thanh-niên trẻ vừa làm, thật
sự cũng chỉ là chuyện bình-thường của một người bình thường vẫn thường làm mà
thôi.” (truyện kể do St sưu tầm).
Vâng đúng thế. Chuyện trong đời, chuyện nào cũng
vẫn là chuyện bình thường do người rất bình-thường thực-hiện trong đời, để nói
lên một ý-tứ nào đó, rất vui tươi.
Vâng. Đời người, còn có những chuyện
tươi vui để người người thấy vui và thấy tươi trong đời, mà vui sống. Vui và
tươi, có thể là những truyện kể, hoặc chỉ là ý/lời rất đặc biệt trong đời, chí
ít là niềm tin-yêu đi Đạo để ta nghĩ suy, nguyện cầu trong im ắng.
Vâng. Nghĩ và suy, như tư-tưởng rất “lung”
của đấng bậc thày dạy ở trời Tây, vào nhiều lúc. Tuy thế, trước khi đi vào
những lúc và thời để suy-nghĩ, tưởng cũng nên quay về với lời ca tiếng hát,
được nghệ-sĩ tỏ bày, rằng:
“Bây
giờ là thu rồi đó em
Ru
thêm cơn mộng đến êm đềm
Mắt
xưa sầu biết như ngày tháng
Em
đã xa và ta bỗng quên”…
(Thanh Trang – bđd)
Vâng. Hôm nay đây, lại cũng là lúc ta
nghĩ và suy lời bàn về niềm
tin-yêu, rất như sau:
“Mọi định-nghĩa về chữ “Tin” ở các từ-điển khác nhau, đều chia sẻ hai yếu
tố quan-trọng. Trước nhất, Tin như
tin-tưởng rằng thứ gì đó, tức lời tuyên-bố hoặc những câu nói nào đó, là
đúng thực, trong đó có nhiều cường-độ chắc-chắn khác nhau.
Thật ra thì: tin-tưởng vẫn thường dính-dấp đôi điều không chắc chắn; bởi
nếu không có gì chắc chắn, thì động-từ “Tin” sẽ là “Biết”, chứ
không phải là “Tin”. Hai nữa, trong
bối-cảnh đạo-giáo của ngôn-ngữ, tất cả những thứ ấy đều định-dạng “Tin” với những gì ta thường nói: Có niềm tin…
Thời buổi hôm nay, ý-nghĩa của chữ “Tin” lại rất khác với ý-nghĩa mà các
tín-hữu thời tiên-khởi vẫn thường dùng mãi đến thế kỷ thứ 17. Ở tiếng Anh mọi
người sử-dụng trước năm 1600, thì động từ “Tin” luôn luôn có túc-từ trực-tiếp
là con người, chứ không là lời tuyên-bố. Khi ấy nói chữ “Tin”, không có nghĩa
bảo rằng mình “Tin” rằng lời tuyên-bố ấy đúng-thực, dù có đôi chút chắc
chắn, nhưng lại giống như trường-hợp ta vẫn nói vào thời buổi này: “Tôi tin Anh/chị”…
Có lần mục-sư Tin Lành nọ ở Tô-Cách-Lan có viết cho tôi một đoạn thư
ngắn minh-định rằng ông không còn tin vào các yếu tố chính của nền tín-lý và
giáo-điều trong Đạo nữa. Ông còn viết tiếp:
“Tôi từng đọc nhiều sách do thày
viết, trong đó có cuốn “Trọng Tâm của Đạo Chúa” khiến tôi thấy mù mờ lẫn lộn
không ít về những gì ông diễn-tả về “niềm tin” như thứ gì khác với tin-tưởng.
Thày lại bảo: niềm tin là chuyện của con tim hơn là cái đầu. Thế nhưng, có hẳn
là như thế không? Theo lịch-sử thì điều đó có đúng không? Tin-tưởng có là
vấn-đề hay không thế? Phải chăng các tín-hữu Đạo Chúa từng suy nghĩ cũng khá
nhiều vào thời đó: Tin tưởng vẫn là những chuyện phải lẽ để ta tin, không? Há
chẳng phải, bao thế kỷ nay, các vị tử vì Đạo lại không chết vì các ngài có được
lòng tin chính-đáng hay sao? Thế có phải là Đạo Chúa chính-đáng đã từng nói
tin-tưởng là con đường dẫn đến ơn cứu-chuộc hay sao?...”
Câu trả-lời của tôi khi ấy bao gồm công việc minh-bạch-hoá những gì tôi
từng viết trên các sách để bảo rằng: Niềm tin Kitô-giáo trước tiên là có được
sự tin-yêu đối với Chúa và là sự tin-tưởng vào Chúa từng thấy được ở Đức Giêsu
Kitô.
Tôi cũng nói: lập-trtrường của tôi không phải bảo rằng “sự tin-tưởng”
không thành vấn-đề. Tin-tưởng rất thành vấn-đề lắm chứ. Nhiều tin-tưởng “xấu
xa” đã xảy đến qua cung-cách ta có được niềm-tin, và có khi còn tồi-tệ hơn.
Tin-tưởng xấu xa rất thường là nguồn-gốc gây ra tính-thú bất khoan-dung, ác-nghiệt,
bất công, tàn-bạo, bức-hại và man-rợ.
Thành thử, sự tin-tưởng “tốt-lành” lại vẫn thành vấn-đề đối với mọi
người. Tin-tưởng có thể giúp ta quăng bỏ những vật chướng-ngại ngăn cản việc ta
trở-thành Kitô-hữu, và quan-trọng hơn, sự việc ấy lại có thể định-hình con
người chúng ta để trở-thành những con người đầy lòng trắc-ẩn hơn, công-chính và
bình-an hơn.
Thành-thử, tin-tưởng rất thành vấn-đề. Nhưng ta cũng không nên tưởng-nghĩ
rằng “tin-tưởng những điều tốt lành” đều có tầm quan-trọng rất chính-yếu. Niềm
tin lại là động-tác sâu-sắc hơn của con tim, của chính con người mình ở mức-độ
đậm-sâu nhất. Niềm-tin Kitô-giáo là lòng trung-tín và tin cậy hết mình vào
Thiên Chúa như ta đã biết nơi Đức Giêsu Kitô”… (x. Marcus J. Borg, Speaking Christian, HarperOne 2011, tr.115-124)
Tin-yêu, đương nhiên là thế. Yêu thương và tin-tuởng
cùng một lượt, lại vẫn không là chuyện của trí-óc, tinh-thần hoặc tư-tuởng ở tâm-thức.
Tin và yêu, còn là và chính là động-thái của con tim phát tiết ra ngoài bằng
trí-lực và hành-động rất đương yêu. Tin, lại mang tính sáng-lạn của hữu-thể “người”
rất tiêu-biểu, từng được các đấng bậc, đã hơn một lần xác-quyết. Một trong các xác
quyết ấy, được tóm gọn bằng lập-trường sau đây:
“Tác
giả De Certeau đã khá ư là vất vả khi ông muốn gỡ bỏ kinh nghiệm về niềm tin ta
có, ra khỏi lãnh-vực “hiểu biết”. “Tin”, không là động-thái “hiểu” và “biết”. Cũng
không là sản-phẩm ta có, do từ bản-chất của những gì được kể là sẽ định-đoạt niềm
tin, nơi ta.
Tin,
không do ngôn-ngữ hoặc từ-vựng tạo thành hình-thái của công-thức. Cũng chẳng là
sự việc ban đầu ta thoạt nhìn vào những gì diễn-lộ ra ngoài như sự thể đáng để
mọi người tin. Nó không là động-thái qui về nội-dung khiến ta đặt tin-tưởng vào
đó và nó lại cũng không được hỗ-trợ từ các định-nghĩa/diễn-giải không tùy-thuộc
một cách trực-tiếp, cấp-bách vào “đối-tượng” ta vẫn tin; và nhiều người lại cứ
cho rằng: đó là cung-cách diễn-đạt theo khoa học. Và, nó cũng không là kết-cuộc
có được từ văn-bản đáng tin cậy.
Khi
niềm tin được trình-bày theo cách-thức như thế, ta lại bảo: không hẳn thế! Trên
thực tế, chẳng làm sao có được tính khách-quan đệ-tam-nhân về những chuyện như
thế. Không thể có được thứ nối-kết nào khả dĩ đưa ta vào ‘thực tại’ này”... (x. Lm Kevin O’Shea,CSsR Tin, Động-tác phát tự con tim, www.giadinganphong.blogspot.com,
25-8-2013)
Và
thêm nữa, đấng bậc thày dạy ở Úc lại khẳng-định thêm bằng xác-quyết khác không
thiếu sự chắc-nịch cần có, rất như sau:
“Tin,
là cung-cách khác-biệt quyết trở nên con người. Đây, là cung cách thực hành nghệ
thuật sống rất khác biệt. Ở đây, nó tạo cho kẻ tin có được khả-năng nhận lãnh một
lệnh-truyền hiện-hữu khác, đã biến thành chủ-thể tự-do dành cho chính mình.
Đây, đích-thực một nguyện cầu/ới gọi; là: “nói với” chứ không phải là “nói cho”
hoặc “nói về” ai đó. Là, đối ứng/đáp trả những chuyện mình nghe/biết. Và là: ứng-đáp
lại giọng nói chứ không phải tuyên-ngôn.
Ở
đây, có thứ gì đó thật khó có thể giản-lược được niềm tin. Đây, là nghệ-thuật
“nghe” với cung-cách rất mới. Niềm tin, mang tính hư-vô vốn từ-khước sự thể
tách-bạch khỏi lĩnh-vực từng mang tính khác biệt và nó những muốn ở lại trong
đó, bất kể hiểm nguy có thể xảy đến.
Nói
cách khác, rõ ràng là: nó như thể đang chuyển động về nơi nào đó chẳng ai biết
rõ đó là chốn nào. Điều này nghe như thể có sự thể thích-ứng với tư-tưởng của
Heidegger mãi về sau, như tác giả Rahner từng đề cập. Tác giả là người từng nói
đến “hiện-tượng” niềm tin đang dần dà biến dạng...
Diễn-trình
đúng cách của niềm tin như thế, là diễn và trình theo kiểu ngụ ngôn, thơ văn.
Nó mang tính chất khá bí-nhiệm. Nó vốn dĩ là thi ca. Là, thứ ngôn-từ của sự việc
truất-hữu. Thứ ngữ-vựng của sự thể chẳng-bao-giờ-nắm-bắt được toàn bộ sự việc.
Chính đây là cung-cách cho thấy: tại sao và làm thế nào mà các văn-bản huyền-nhiệm
lại quan trọng đối với sức sống của niềm tin. Huyền-nhiệm này, là “thực-thể tư
duy” dìu dắt mọi hình-thái thần học.
Thế
nên, mới có lời lẽ huyền-nhiệm chưa đến được tới tai người nghe, nhưng vẫn mang
tính hữu-hiệu. Kẻ tin tưởng vào tính huyền-nhiệm có nguyện cầu rằng: Xin để con
xa tránh những gì chúng con không thể quay lại mà quan-hệ”. (x. Lm Kevin
O’Shea, CSsR, bđd)
Như
mọi lần, nay bầy tôi đây lại xin mời bạn và mời tôi, ta quay về vườn thượng-uyển
có những lời vàng để đời như hoa đẹp từ Đức Chúa Nhân-Hiền từng dặn-dò, và nhắc
nhở. Những nhắc-nhở dặn-dò từng phổ biến khắp nơi, như sau:
“Đức Giêsu nói với ông
ta:
‘Sao lại nói: nếu Thầy
có thể’?
Mọi sự đều có thể đối với
người tin.
Lập tức, cha đứa bé kêu
lên:
"Tôi tin! Nhưng xin
Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!"
(Mc
9: 22-23)
Hôm
nay đây, nhân nghe lời dặn-dò, nhắc-nhở từ ĐỨc Chúa Nhân Hiền và các bậc vị-vọng
trong Đạo, bầy tôi bần-đạo đây thấy lòng mình hưng-phấn hẳn lên, bèn âm-thầm cất
lên lời ca vang trên, nhưng hát rằng:
“Mùa thu
về những phố không đèn.
Mùa thu về những lối đường quen.
Mùa thu dịu như tóc nhung mềm .
Mùa thu anh xót xa tình quê.
Bây giờ là thu rồi đó
em.
Xôn xao mây lạc bốn phương chìm.
Nước xanh hồ lũng khơi mờ biếc.
Và nắng thu nhạt màu lãng quên”…
(Thanh Trang – bđd)
Hát
thế rồi, lại những mong rằng: lời dặn dò đó sẽ ở lại với bạn và với tôi, suốt một
đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mong cho riêng mình
Thực hiện được lời dặn
dò nhắc nhở
trở thành lời khuyên-nhủ
sẽ ở lại mãi với chính
mình.
No comments:
Post a Comment