Chuyện Phiếm đọc
trong tuần thứ 3 mùa thường niên Năm A 26-01-2013
“Yêu em một khối tình quê,”
“Yêu em từng bước tình si.
Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về.”
(Trầm Tử Thiêng – Đêm
Nhớ Về Sài Gòn)
(Lc 1: 16)
“Nhớ về Sài Gòn” nhiều đêm như thế sao? Vâng. Nỗi nhớ ấy,
bần đạo đây cũng cảm nghiệm được vào những ngày lưu lạc ở chốn xa xôi rất quê
người. Từ chốn miền xa xôi lạnh lẽo xứ Nga Sô ấy, nỗi nhớ quê nhà của bần đạo
càng thắm thiết như lời ca người nghệ sĩ nay diễn tả:
“Thấy phố phường buồn
xưa chưa nguôi.
Những con đường thèm đôi
chân vui,
đã bao lâu chờ đợi.
Đường im nghe quá khứ
trong sầu,
Đường chia ly vẫn ngóng
tin nhau.
Tình lẻ loi canh thâu.”
(Trầm
Tử Thiêng – bđd)
Tuy
nhớ về quê hương, nhưng bần đạo đây chẳng thấy mình là “lẻ loi”, “canh thâu”
khi lan man, tàn tàn trên phố phường nổi tiếng, từng chiến thắng hai đoàn quân hùng
hổ ở hai cuộc chiến thế giới, rất năm nào. Chẳng thế mà, hôm nay, bần đạo cũng có
tâm tư lẫn tâm tình đại loại với người viết nhạc qua lời thơ như sau:
“Đêm nhớ về Sài Gòn.
Tiếng nhạc vàng gọi từng
âm xưa.
Ánh đèn vàng nhạt nhòa
đêm mưa.
Ai sầu trong quán úa,
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên
song.
Mắt người tình một trời
mênh mông.
Gợi bao nhiêu cho cùng..
”
(Trầm
Tử Thiêng – bđd)
Lang
thang chốn quê người heo hắt lạnh lùng, bần đạo lại cũng thấy cuộc sống của người
và của mình tương tự như câu hát tiếp:
“Ta
như cậu bé mồ côi.
Cố
vui cuộc sống nhỏ nhoi
Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn
Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn.
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm.
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau.
Tình chia trong đêm sầu ..”
(Trầm Tử Thiêng- bđd)
Là nghệ sĩ thi ca/âm nhạc, khi đã nhớ
Saìgòn là nhớ về tình huống có những đêm “thấy
ngày tháng lẻ loi”, lại vẫn muốn “trở
về quê hương”, để gặp “một trời yêu
thương”, “cho lòng thêm chút ấm”.
Ấm áp rồi, nghệ sĩ mình lại sẽ cùng mọi người đi vào giòng đời để gặp bạn bè/người
thân đang ưu tư/trăn trở về những nhu cầu cũng rất cần cho mình, cho gia đình
mình. Một trong các nhu cầu cấp thiết và thực tế nhất cho mọi người là nhu cầu
đào tạo kiến thức cũng như nghề nghiệp, chứ không chỉ là bằng cấp/khoa bảng như một số “đại gia” ở đây
đó từng bày tỏ:
“Rõ
ràng là, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ ở Trung Hoa đã không đồng ý với vị sáng
lập công ty mạng quốc tế “Alibaba” và các vị này lại chọn cung cách hy sinh từ
ba đến bốn năm thu nhập của gia đình để đầu tư cho con cái, bằng cách gửi đứa
con duy nhất trong gia đình du học nước ngoài. Có vị từng tự hỏi: thật ra có đáng
bỏ tiền đầu tư như thế không?
10 năm
qua, số sinh viên Trung Quốc xuất-dương du-học ngoại quốc gia tăng đến gấp ba
và còn gia tăng mãi không dứt. Sự việc này, đã và đang trở thành gánh nặng khó
giải quyết cho các gia đình trung-lưu có mức thu-nhập thâm thấp. Theo kết quả
khảo sát do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc mới cho biết, thì: tính đến năm
2009, số sinh viên Trung Quốc du-học ngoại quốc chỉ bằng 2% số sinh-viên học
trong nước, thôi. Cho đến cuối năm 2010, con số này tăng lên tới 34%, kể cũng
lạ. Với đại đa số gia đình có con du-học ngoại-quốc, thì tiền học-phí là vấn đề
không đáng để bậc mẹ cha quan ngại. Nhưng, với gia-đình trung-lưu có thu-nhập
thấp và gia đình cần cù lao động, thì vấn đề ở chỗ: họ chỉ có độc nhất mỗi đứa
con để trông cậy vào tuổi già, yếu bệnh ...
Ngày nay,
vấn đề thiết thực đặt ra cho các gia đình có con đi du-học ngoại-quốc vừa nảy-sinh
là: các đại học nước ngoài vẫn dựa vào học phí do sinh-viên Trung-quốc đóng cốt
bổ-sung cho lợi-tức của họ. Thế nhưng, thật ra có bõ để bỏ ra từ 165 ngàn đô
tới 330 ngàn đô cho việc chuẩn bị và hoàn-tất văn-bằng cử-nhân ở nước ngoài, để
rồi khi trở về với thị-trường mong manh quốc-nội trong đó có đến 7 triệu sinh-viên
đã tốt-nghiệp từ lâu nhưng vẫn không kiếm được công ăn việc làm, cho đáng.
Theo một
số trung-tâm tuyển-dụng Trung Quốc, thì: các sinh-viên du-học ngoại-quốc mà
người Trung Hoa gọi họ bằng tiếng lóng là “Rùa Biển” -bởi họ là những người
rất “chân trong chân ngoài”- tức một chân để trên bờ, chân kia cứ rờ rờ dưới nước
thực tế vì đồng lương không trổi-bật cho lắm, chí ít là khi họ khởi sự làm việc
ở trong nước.
Theo
Jennier Feng, chuyên-gia nhân-lực thuộc công ty “51 cổ phần”
rất nổi tiếng ở Trung Quốc, thì hiện nay tiền lương ban đầu giữa các cô/cậu
“cử” học tại đại-học ngoại quốc hay trong nước, vẫn không chênh nhau là bao
nhiêu. Đã xa rồi, thời vàng son dành cho sinh-viên tốt-nghiệp đại-học nước
ngoài được bảo đảm là có công ăn việc làm ở mức cao nhất, nữa rồi.
Cũng theo
Jennifer Feng, thì: hiện đang có sự kiện tỷ-lệ sinh-viên đi du-học nước ngoài
có khả-năng ở mức trung bình hoặc dưới trung-bình bị đánh trượt ở các kỳ thi tuyển
vào đại-học trong nước. Theo cô, sinh-viên du-học ngoại quốc có thể không còn
trổi-trang vào bậc nhất nữa. Cô Feng còn nói thêm: “hiện có đến 80% và/hoặc 90% đại học nước ngoài trong
đó có sinh-viên Trung-Quốc theo học vào lúc này, thì hầu hết người trong nước
chưa từng nghe biết. Cả đến việc học Anh-ngữ ở nước ngoài cũng không còn là vấn-đề
then-chốt nữa! Các nhà tuyển-mộ công-nhân cho biết: có thể họ cũng đã đạt yêu
cầu sử-dụng nhân-viên nói được tiếng Anh, ngay cả đối với các sinh-viên tốt-nghiệp
đại học trong nước, cũng được...”
Trong khi
đó, theo ý-kiến của Xia Yinqui, chức-sắc phục-vụ chính-quyền Trung Quốc qua trọng-trách
lôi-cuốn sinh-viên du-học có chỗ tốt trong chính quyền, thì: với sinh viên
“chân trong chân ngoài” nói ở trên, vấn-đề thiết-thực đặt ra là: chuyện quan
trọng nay không chỉ là có được công ăn việc làm và lương tiền thôi, mà là sống
ở nước ngoài thì toàn thể quốc-gia mình tá túc lại chính là đại học của mình
rồi. Và, vấn đề còn lại là chọn lựa sao cho đích-đáng với mình, mà thôi (x.
Patti Waldmeir, Foreign
Degrees Lose Mark of Distinction in China,
St Peterburg Post 24/12/2013 tr.5)
Vâng,
đúng thế. Ở đâu cũng vậy. Vấn đề quan trọng cho mọi người và mọi nơi sẽ là và
vẫn là: chọn lựa. Chọn giáo dục, chọn “nghề ngỗng”. Cũng vậy, đối với dân con
đi Đạo thì: chọn niềm tin theo Chúa hay không, thôi. Và, khi đã chọn rồi, ai ai
cũng đều chăm nom/vun xới chọn lựa của mình, cho thật tốt.
Hôm nay ngồi ghi lại những giòng
phiếm này, bần đạo bầy tôi đây lại nhớ đến khẳng-định của cụ hướng-dẫn-viên du-lịch
người Ba Tư ở Tê-hê-ran nhắc lại mấy lần về quan-niệm của bậc thày dạy của ông,
một giáo-sư đại-học người Mỹ từng nói:
“Lịch sử các
nước thường vẫn giống nhau rất nhiều thứ. Ban đầu, cũng có chế độ quan-liêu rất
bạo chúa, rồi đến cách mạng, đảo chính hay chỉnh lý cứ thay nhau liên hồi và
người mới lên lại giết chết, phá hủy công-trình của thời-đại trước, rồi cũng lại
xây dựng lâu đài, tường lũy mới cho triều-đại của mình... lịch sử cứ thế lập đi
lập lại mãi giống như nhau; người đi sau cũng lại dẫm phải vết chân của người thời
trước. Lý do là vì: hầu hết các người làm cách-mạng hoặc đảo-chính lại chẳng
bao giờ học lịch-sử của đất nước mình cả, và nếu có học đi nữa cũng chẳng biết học
những gì nên mới ra nông nỗi...” Vị hướng-dẫn-viên này còn thêm là: chuyện
thay-đổi thể-chế hoặc chế-độ này khác, chỉ là thay-đổi chủ-nhân-ông của giới
cầm quyền hoặc cầm tiền thôi!...
Nghe chuyện, bần đạo đây thấy có
điểm nghe hơi quen quen với người mình; nên, cứ ngẫm chuyện người lại nghĩ đến
ta. Cứ nghe nhiều, là sẽ học được nhiều việc/nhiều chuyện có lợi cho chính
mình. Hôm nay, sau nhiều ngày ngao-du rong-ruổi ở xứ người rất Nga-sô và Ba-Tư,
bần đạo ngồi nghĩ thấy họ cũng có lý. Và, nhìn về thánh Hội của mình, lại cũng nhớ
quan-niệm rất “hay hay” của bậc thày dạy từng bảo hôm nào, rằng:
“Nhìn
và học cung-cách nói năng-này với cảnh-tình Giáo hội ngày nay, ta thấy gì? Vài
thập niên nữa, Giáo hội mình đi về đâu? Phải chăng sẽ có một thời qua đó rồi
cũng đổi-thay trên thế giới? Và cả Giáo-hội mình nữa ư? Vâng. Cũng có thể, sẽ
có thời kỳ bất ổn về cơ-cấu xảy đến với thế giới bên ngoài và cả trong Giáo hội
mình.
Giáo
hội ta hy vọng, lại sẽ không rơi vào thời cũ-xưa ở trong đó có thành-tựu này
khác cũng rất nhiều. Nhưng, cũng có các giai đoạn gồm những cãi tranh, giành giựt
uy-thế với nhau. Cả đến xã hội phóng-khoáng hay phóng-túng thời hiện-tại, lại cũng
tìm cách sống mà không cần biểu tỏ ra bên ngoài từng qui vào Giáo hội. Lâu nay,
thế giới ngoại-tại vẫn có khuynh-hướng/thái-độ chống-đối Giáo-hội. Tất cả những
lối/những kiểu thẳng-thừng ấy sẽ đi vào dĩ vãng.
Bởi
lẽ, Giáo hội không là cơ-cấu chống lại xã hội. Giáo hội không ở trên lịch-sử của
người đời, cũng không miễn-nhiễm khỏi giòng sử thế-giới. Giáo hội vẫn sống
chung sống cùng rất cởi-mở và đối-thoại với thế giới bên ngoài. Giáo hội sẽ chỉ
sống sót, nếu biết đối thoại với thế giới ở ngoài mình. Bởi, Giáo hội ban cho
thế-giới cung-cách công-khai diễn-tả về xác-tín của mình. Giáo-hội còn công-khai
cho thấy cuộc sống của người đi Đạo theo cách tập thể, thấy được sự trong sáng,
rất công-nhiên.
Cần
nói ra đôi điều về đạo-đức/chức-năng của hai khối. Cần nói về ý-nghĩa và giao-ước
về xác-tín với cộng đồng. Về niềm tin-yêu, đoàn kết. Cần nói thẳng/nói thật về
kinh-nghiệm tư-riêng trong giòng sử rất tập thể. Tất cả nên đề ra không gian “ban
tặng” hầu tạo giao-ước sống cùng và sống với nhau, trong hoà-hoãn.
Vấn
đề là: làm sao nói lên điều ấy, cách huỵch toẹt? Nói thẳng và nói thật theo kiểu
“Parrhesia” được bao nhiêu và bao lâu? Nói, một cách
công khai khôn khéo ư? Mỗi thứ mỗi kiểu nói như thế kéo dài được bao lâu? Và,
nói được nhiều điều hầu đạt sự hài-hoà, đoàn kết và vui sống, đó mới là mục
tiêu đặt ra trước mắt cho xã hội ngoài đời và Giáo hội trong Đạo. Đó chính là vấn
đề đặt ra cho ta, hôm nay.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Lời Chúa Sẻ San, Chúa Nhật thứ 25 mừa thường niên năm C,
25-9-2013)
Xem thế
thì, từ quyết-tâm học-hỏi lịch-sử các nước có đổi thay, học cả thực-tại sự việc
du học nước ngoài, ta lại bàn đến cảnh-tình Hội-thánh biết nói năng và lắng
nghe, vẫn là động-thái thấy “quen quen” khi bạn và tôi, ta phiếm luận và phiếm
“lọan” dài dài đến hết ý. Tuy nhiên, bàn về cảnh-tình Hội-thánh đã chứng-kiến bao
nhiêu là diễn-biến lịch sử Đạo/đời, làm sao lại hết ý được! Chí ít, là ý kiến cùng
tư-tưởng và kiến-thức về sử Đạo, lại cũng được bậc thày bàn bạc như sau:
“Lịch
sử Đạo, khởi sự với thế giới, ngang qua đế-quốc La Mã cũng khá mạnh. Mạnh đến độ,
những người sống ở trong đó đều tham-gia góp phần vào nghi-thức thánh-thiêng của
chính họ. Ai không theo qui-luật do họ định, đều bị xử phạt đến độ phải tử vì đạo.
Và từ đó, niềm tin đi Đạo lại nhanh chóng lan tràn vào với đế quốc cả ở trời
Tây lẫn phương Đông, khắp chốn.
Được
như thế, một phần là nhờ vào phương-tiện cầu đường do đế-quốc thiết-lập. Sau thời
bách hại, dân con Đạo Chúa cũng nhờ có Constantine lập nên khung-trời mới, với
nhiều thứ, nên việc rao-truyền niềm tin xuyên suốt châu Âu đã đạt nhịp điệu
đáng kể. Chính vì thế, chức-sắc đi Đạo lại rơi vào vết chân của giới chức trong
Đế quốc, tức: cũng thi-hành quyền-lực hệt như họ. Và từ đó, việc rao truyền Đạo
Chúa với thế giới bên ngoài, đã xuất hiện tự bên trong.
Vào
thời đầu, dân con/quần thần ở đế-quốc tiếp tục hành-đạo theo kiểu cũ, dù ít người,
vẫn là thứ tôn-giáo không niềm tin và cũng chẳng có tầm nhìn hoặc thị kiến linh-đạo
gì hết. Tôn-giáo của đế-quốc cũng nhanh chóng mai một dần. Và, đám “rợ” các nơi
mới có dịp xâm-nhâp toàn cõi châu này. Dù như thế, Hội thánh vẫn đủ sức tồn tại
và trở thành chiếc “cầu nối” quá khứ với tương lai. Hội thánh, vẫn giúp-đỡ dân
con mọi người tạo khối đoàn-kết để sau đó, trở thành một Âu châu đầy quyền-uy rất
thế-lực. Và, Hội thánh cứ thế tồn tại cả ngàn năm, khả dĩ bảo-tồn được văn-hoá của
quá-khứ và trao cho chúng-dân những điều tốt đẹp nhất trong đời.
Tuy
nhiên, Hội thánh cũng đã suy sụp, để sau này, phải nhường đất cho một Âu Châu
đang ở vào vị-thế phát-triển mạnh-mẽ. Ngay từ thế kỷ 16, chủ-thuyết “Thệ Phản” đã
nhanh chóng chiếm-lĩnh nhiều thị-trấn ở châu này. Trong khi đó, thay vì đối thoại,
Công-đồng Triđentinô lại chọn thái-độ kình-chống với họ. Nên, mới xảy ra “cuộc chiến”
rất tôn-giáo. Và từ đó, kéo theo một khủng hoảng đến khiếp-hãi cho Kitô-giáo cả
Thệ Phản cũng như Công Giáo. Và, các nhà trí-thức lại cũng xác tín rằng: tôn-giáo
là chất xúc-tác tạo chiến-tranh đến độ không sao tái-tạo được nền hoà bình công
chính. Và sự việc cứ xa rời cuộc sống của chúng-dân, để rồi lấn dần địa-hạt cá-thể,
rất riêng lẻ.
Đã
đến lúc toàn Châu Âu nay trên đà đi xuống. Sau đó, lại xuất-hiện thời-đại tân-kỳ
bằng những phát minh mới, giấc mơ mới/cách mạng mới. Mọi sự nhất nhất đều nhân
danh tự do và giàu có cho mọi người. Cũng từ đó, lại thấy xuất-hiện một số quốc
gia “hiện đại” khiến Hội-thánh đâm phẫn-uất, bất-ưng chối bỏ mọi sự từ thế-giới
với thế-gian, khiến đem lại một kết cuộc thảm hại cho cả Hội-thánh lẫn thế-trần.
Ngay khi đó, trần-thế bên ngoài đã tạo được kiến thức mới, kỹ thuật mới và cả lối
sống cũng rất mới...” (xem
Lm Kevin O’Shea CSsR, Lời Chúa Sẻ San,
Chúa Nhật thứ 14 mùa thường niên năm C, ngày 07-7-2013)
Xem thế thì, chuyện gì cũng vậy,
cũng cần điều nghiên/học hỏi rất xuyên
suốt. Học từ bậc trên xuống kẻ dưới. Học
cả trong nước lẫn nước ngoài. Không nề hà, ngần ngại hoặc trễ nải. Nhưng, cứ
học mãi, cả lịch sử, thần học lẫn văn-minh văn-hoá mọi dân-tộc. Quả là, giáo
dục rất quan trọng và cần thiết để tiếp-thu những khám-phá công trình, lịch sử
của bậc đàn anh đi trước. Văn minh ta có được ngày nay, là nhờ thừa hưởng/tích lũy
những kinh nghiệm hoặc thành-tựu từ thời xưa. Văn minh cổ-đại lẫn tân thời, cũng
tương-tự truyện kể ở bên dưới có đầu đề là “cạm bẫy”, nay dùng làm truyện minh
họa, tuy hơi lạ:
“Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào
trong vùng băng giá và lạnh cóng của Bắc Cực?” là một câu hỏi đã làm nhiều
người dày công suy nghĩ để tìm câu trả lời.
Những người Eskimo lấy các lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu động vật, sau đó
họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần để càng lúc
lớp băng càng dày thêm, đến một thời điểm mà lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn
toàn che dấu lưỡi dao bên trong. Tối đến họ găm cán dao xuống tuyết. Những con
chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng
bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn với tất cả
những sự thèm thuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan
chảy hết và chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của những con chó
sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thú rừng nên
càng liếm hăng say hơn. Càng chảy máu thì nó càng khát, và càng khát thì nó lại
càng liếm … Sáng hôm sau, những ngưởi Eskimo chỉ việc đi thu lượm xác của những
con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi dao đó.” Và lời bàn của người kể cũng vẫn là: Cái bên ngoài cạm bẫy bao giờ cũng hấp dẫn
và quyến rũ vẫn rất thật. (trích truyện kể về “Cạm bẫy” truyền cho nhau,
trên mạng.)
Truyện kể
ở trên, thật ra cũng chẳng minh-họa được là bao về những điều bạn và tôi, ta
bàn ở luận. Truyện để kể, chỉ muốn bảo, rằng: trong sống Đạo ở đời, người người
đều khôn-ngoan/sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm của bậc thày/đàn anh đi trước... dù
không khoa bảng, vẫn cứ để lại cho ta nhiều kinh nghiệm để học hỏi.
Thế nên,
hôm nay và mai ngày,rồi ra bạn và tôi, ta cứ quyết chí đi nhiều nơi, học hỏi những
chuyện đại loại như thế, nhiều hơn nữa. Bởi, chuyện nào/kinh-nghiệm nào thì
cũng bổ cả, như câu nói nghe quen quen: “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”.
Tự nhủ
như thế rồi, nay bần đạo bầy tôi đây xin mời bạn bè khắp nơi, ta cùng người
nghệ sĩ trên hát thêm câu ca “để đời”, rằng:
“Thấy
mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm.
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau.
Tình chia trong đêm sầu ..”
(Trầm Tử Thiêng- bđd)
Hát thế rồi, ta lại cũng suy thêm về Lời Chúa những
nhắc nhở, mà rằng:
“Ai
nghe anh em là nghe Thầy;
và
ai khước từ anh em là khước từ Thầy;
mà
ai khước từ Thầy
là
khước từ Đấng đã sai Thầy."
(Lc
10:16)
Và hôm
nay đây, Lời Chúa sẽ đọng lại trong ta, và với mọi người để rồi sẽ quyết-tâm
sống đích-thực cuộc sống rất vững mạnh, hơn bao giờ hết.
Trần
Ngọc Mười Hai
Lại
cũng sẽ cùng bầu bạn khắp nơi
Cứ
tự nhủ và tự kỷ ám-thị ra như thế
Cho
chuỗi ngày còn lại
Cuộc
đời mình.
No comments:
Post a Comment