Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu hò giận hờn không nguôi
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai.”
Trích và dẫn ở đây, đôi lời ca hôm nay, cũng để nhắc bạn và tôi về nhận định của cụ Phạm Quỳnh khi xưa cứ bảo: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn.”
Hôm nay đây, tất cả vẫn còn đó, nước Việt lẫn tiếng Việt của người viết và người đọc, rất truyện Kiều, ở dương gian. Thế nhưng, có một nghệ sĩ khác cũng họ Phạm lại vẫn hát, những câu ca rất da diết, như:
“Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói thật thà (à à) có duyên...”
(Phạm Duy – bđd)
Cũng một ý tưởng về “yêu tiếng nước tôi” và yêu “câu hát Truyện Kiều” này, hai tác giả cùng họ Phạm lại diễn giải theo cách khác biệt. Khác, ở chỗ: cũng vẫn cùng nói một thứ tiếng, cùng hát một lời ca, nhưng ý-tưởng thì khác hẳn. Khác ở chỗ, nghệ sĩ viết nhạc chú trọng và yêu thương mọi người, mọi vật tựa bác nông phu, trẻ quê, đàn trâu, từ giòng sống đến các anh hùng hào kiệt rất người Việt ..., tựa hồ muốn nói về lý lẽ để yêu và thương, như:
“Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu
Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo
Mình đồng da sắt không phai mầu
Tấm áo nâu! Những mẹ quê chỉ biết cần lao
Những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi
Tấm áo nâu! Rướn mình đi từ cõi rừng cao
Dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi
Tôi yêu biết bao người
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa
Những anh hùng của thời xa xưa
Những anh hùng của một ngày mai.”
(Phạm Duy – bđd)
Có điều là: dù bạn có yêu tiếng nước của bạn, dù tôi không thuộc cùng một giòng tộc rất họ Phạm, vẫn muốn hỏi cho yên trí xem ai là người đuợc tiến lên bục giảng ở nhà thờ để có hát và sẻ san qua những câu hỏi han sau đây:
“Giáo xứ con may thay vẫn còn có linh mục tuy không trẻ, nhưng sốt sắng làm lễ mỗi ngày trong tuần, rất đạo đức. Tuy nhiên, điều con thấy hơi lạ kỳ, là: linh mục chủ-tế vẫn cứ ngồi ở ghế bành mà nghe đọc chứ không đích thân đọc Tin Mừng cho giáo dân nghe và hiểu. Con tự hỏi: không biết linh mục làm thế có đúng không? Nếu vậy, thì ai cũng có thể đọc sách Tin Mừng cho mọi người nghe sao?” (Lại một câu hỏi của người không tên, phải chăng đây chỉ là gợi ý của cha Đạo đưa ra, chắc thế)
Thôi thì, ai đưa ra câu hỏi cũng đâu thành vấn đề. Chỉ thành vấn đề khi chẳng ma nào chịu hỏi han chuyện giáo lý với phụng vụ, mà chỉ muốn hát hò bài xưa cũ, rất như sau:
“Tôi yêu những sông trường
Biết ái tình ở dòng sông Hương
Sống no đầy là nhờ Cửu Long
Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong
Người yêu thế giới mịt mùng (*)
Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam
Làm sao chắp cánh chim ngàn
Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (à hàng) mến nhau
(Phạm Duy – bđd)
Thật ra thì, bạn và tôi, ta có yêu “những sông trường”, “yêu thế giới mịt mùng”, “nhìn Trung Nam Bắc kết hàng... yêu nhau.” Vẫn cứ là những yêu và yêu. Yêu của tiếng nước của mình, lẫn yêu cả cung cách đọc sách thánh rất Tin Mừng, ít khi yêu.
Yêu gì thì yêu. Thích gì thì thích. Chẳng lẽ, thừa-tác-viên nào đó lại ưa và thích cả chuyện đọc sách thánh hoặc Tin Mừng mà khi xưa chỉ dành cho thày sáu, thày cả mà thôi. Thế thì, các thừa tác-viên không chức thánh có được phép đọc sách thánh cho mọi người nghe không? Dưới đây là câu trả lời rất chính qui/chính mạch vì vẫn hợp với luật phụng vụ. Thôi thì, hãy cứ nghe đấng bậc biện bạch, biện giải khá rạch ròi, như sau:
“Điều trước tiên tôi muốn nói cốt để làm sáng tỏ điều mà ta có thói quen gọi là “Chia sẻ Lời Chúa”, để các anh/chị và mọi người trong Đạo mình biết việc đó có nghĩa gì. Bằng vào việc này, đây là bài diễn giải Lời Chúa sau Phúc Âm, thông thường dựa trên các bài đọc trong thánh lễ, để giải thích ý-nghĩa của bản văn Kinh thánh, và khích lệ người nghe đưa vào thực hiện, trong sống-thực, hằng ngày.
Như Đức Bênêđíctô 16 có nói rõ trong Tông Thư do ngài viết mang tựa đề Sacramentum Caritatis (Bí-tích Tình Thương), thì “Chia Sẻ Lời Chúa” là thành-phần phụng-vụ mang ý-nghĩa hỗ-trợ cho sinh hoạt đạo-hạnh để người nghe hiểu được Lời Chúa nói có nghĩa gì và, nhờ đó mọi người có thể thực-thi lời Ngài răn dạy hầu tạo hoa quả trong cuộc sống thường nhật của các kẻ tin”. (xem Tông Thư Sacramentum Caritatis đoạn #46)
Bài “Chia Sẻ Lời Chúa” còn mang ý-nghĩa quan-trọng nhiều hơn nữa khi Giáo Luật của Đạo có đoạn nói rõ: “Các thánh lễ ngày Chúa Nhật và Lễ buộc được cử hành có sự tham dự của đám đông tín hữu, vẫn phải có bài Chia Sẻ và ngoại trừ trường hợp có lý do chánh đáng, còn thì vị chủ tế không thể bỏ sót việc này được.” (xem sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đoạn 767 câu #2)
Hơn nữa, sách Giáo Lý Hội Thánh còn khẳng định: “Giáo hội mạnh mẽ khuyên con dân mình rằng: nếu có nhiều giáo dân đến tham-dự thánh-lễ trong tuần, thì vị chủ-tế vẫn nên diễn-giảng các bài đọc, đặc biệt là trong Mùa Vọng cũng như Mùa Chay, hoặc vào ngày lễ trọng hoặc nhân dịp có giáo dân vừa qua đời, về với Chúa.” (xem Giáo Lý Hội thánh Công giáo đoạn 767 câu #3)
Nhưng hỏi rằng: ai là người được phép ban những lời diễn giảng như thế? Thì, Giáo Luật của Đạo nói rất rõ: “Loại-hình giảng-giải quan-trọng nhất chính là bài “Chia Sẻ Lời Chúa”, tức thành phần của phụng vụ vẫn dành riêng cho linh mục hoặc phó tế, thôi.” (xem Giáo Lý Hội thánh Công giáo đoạn 767 câu #1)
Chỉ thị Hội thánh mang tên “Redemptionis Sacramentum” do Thánh bộ Phụng vụ và Kỷ luật Bí tích ban hành ngày 25/3/2004 dựa trên điều khoản Giáo luật kể trên, đã khẳng định thêm rằng: “Thông thường thì, bài “Chia Sẻ” phải do vị chủ tế ban bố. Vị này cũng có thể ủy thác công việc đó cho một linh-mục đồng tế có mặt vào lúc đó; hoặc đôi khi, tùy hoàn cảnh cho phép, ngài cũng có thể ủy thác cho vị phó tế, nhưng không bao giờ cho giáo-dân.” (xem Chỉ thị Redemptionis Sacramentum đoạn #64)
Chỉ thị Hội thánh còn tiếp tục đi xa hơn bằng việc ngăn cấm các giáo-dân không được phép giảng trong thánh-lễ cũng áp-dụng cho các chủng-sinh, sinh-viên thần-học và những ai có trọng trách như “thừa-tác-viên phụ giúp mục-vụ”, hoặc vào trường-hợp nào đi nữa, cũng không có luật trừ cho phép bất cứ giáo-dân nào, hoặc nhóm hội, đoàn thể hoặc cộng-đoàn được làm thế.” (xem Chỉ thị Redemptionis Sacramentum).
Hỏi rằng, tại sao Hội thánh lại gắt gao về chuyện này đến là thế? Để trả lời, ta có thể qui về với Tông Thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 mới đây có nhan đề Verbum Domini (Lời của Chúa) trong đoạn văn nói rõ ràng về tầm quan-trọng của việc “Chia Sẻ Lời Chúa” như sau: “Những ai có thần-vụ rao giảng do có chức thánh hoặc lâu nay được tin-tưởng ủy-thác cho công-cuộc thừa-tác nói trên, chẳng hạn như: các Giám mục, linh-mục và phó tế, là những vị được phép dẫn-giải Lời của Chúa.” (xem Tông Thư Verbum Domini đoạn 59)
Xem như thế, thì Chia Sẻ Lời Chúa là việc của Thần-vụ Phụng vụ của Hội thánh, một trong 3 thần-vụ do Đức Kitô thực hiện hoặc Chúa ủy thác cho Hội thánh qua thần-vụ giảng giải, thánh-hoá và quản-cai.
Các vị có chức thánh, như: Giám mục, linh mục và phó tế lâu nay được chuẩn-bị cho vai trò rao giảng này phải nghiên-cứu học hỏi rất chuyên sâu về Thánh Kinh, thần học, triết-lý, vv.. và từ đó Hội thánh mới tin-tưởng ủy-thác cho các vị ấy sứ mạng nhân danh Hội thánh mà chính-thức rao giảng trong nghi-thức phụng-vụ.
Có như thế, thì các giáo dân tham-dự thánh-lễ mới tin tưởng rằng: các đấng bậc vị-vọng trong Đạo mỗi khi chia sẻ Lời Chúa đều đã chuẩn-bị kỹ-lưỡng cho thần-vụ này.
Lại hỏi rằng: điều đó phải chăng có nghĩa rằng: các giám-mục, linh-mục và phó-tế đều là những nhà rao giảng tốt cả sao? Không hẳn là như thế. Nhiều trường-hợp các giáo dân trổi-trang trong cộng đồng dân Chúa rất giỏi về thần-vụ này cũng có khi giảng hay hơn các vị nói ở trên. Thế nhưng, Hội thánh với đặc-trưng khôn-ngoan của người mẹ hiền, vẫn muốn bào-đảm với bà con giáo-dân mình rằng những ai diễn giải Tin Mừng, ít nhất, đều đã được học kỹ các khoá thánh kinh trong thời gian lâu dài, mới được làm thế.
Nói như thế, không có nghĩa: Hội-thánh đôi lúc cấm cản linh-mục yêu cầu một giáo-dân trổi-trang nào đó nói về một số dự-án trong giáo-xứ, về sứ mạng mục-vụ này khác, vv.. Tuy nhiên, thông thường những chuyện như thế, phải thực hiện vào cuối lễ, trước khi linh-mục chủ-tể đọc lời nguyện sau phần Hiệp-thông/Rước Lễ hoặc sau khi thánh-lễ đã đến hồi kết-thúc, chứ không thay thế cho bài Chia sẻ Lời Chúa, sau Phúc Âm.
Cũng vậy, ở một số nơi rõ ràng là không có đủ linh-mục hoạt-động mục-vụ, thì vị Giám-mục chủ-quản địa-phận nào đó cũng có thể ban phép cho vị nào không có chức-thánh được nói vào nghi-thức Hiệp-thông hoặc vào buổi “Phụng-vụ Bẻ-Bánh Lời Chúa”, nhưng việc này “không thể biến thành biện-pháp ngoại-lệ để trở thành một nghi-thức thông-thường, hoặc cũng không được hiểu như loại-hình thực-thụ của việc thăng-tiến vai-trò của giáo dân được.” (xem Tông Thư Redemptionis Sacramentum đoạn 161; xem thêm Giáo Luật số 766)(Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 13/2/2011,tr.10)
Ý kiến của đấng bậc vị vọng nói ở trên, rất chính qui, đúng luật-lệ và hợp với giòng chảy chính-mạch của nhà Đạo. Nhưng, ở trời Tây hôm nay, có người lại cứ hỏi, rằng: bạn và tôi, trong tình-huống thế giới thời hiện tại, ta có hoàn toàn đồng ý với đấng bậc trên như thế hay không, cũng còn tùy. Tùy bạn, tùy tôi, ta sống giữa đời vẫn cứ im lặng mà sống. Sống, không cãi tranh, biện luận chuyện được phép này nọ không, mà là: có quên sót việc sẻ san/áp dụng Lời Chúa đi đôi với lời khuyên của “lương tâm” người đời, để rồi vào thời và nơi không còn đấng bậc nào có sẵn và chịu đứng trên đó mà diễn hoài, giải mãi Lời của Chúa, thì sao đây?
Và, vấn đề đặt ra hôm nay, là hỏi thêm rằng: Lương tâm con người có cho phép ta làm những việc đó không? Lương tâm nay là gì? Có quí giá không, để mọi người dựa vào đó có được cuộc sống chính đáng, để sống cho ra sống đúng chức-năng, vai trò và trọng trách của mình?
Thay vì trả lời thẳng vấn đề, đề nghị tôi đề nghị bạn, ta đi vào thế-giới truyện kể để minh-hoạ và minh-oan cho người thời đại ở quê tôi và quê bạn, nói về lương-tâm như sau:
Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình
Nhìn trùng dương hát câu no lành
Ðất nước tôi ! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn
Ðất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi
Ðất nước tôi ! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng
Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi: http://www.lyricenter.com ]
Vì yêu, yêu nước, yêu nòi
Ngày Xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà
Lòng tôi đã nở như là (ừ là) đoá hoa..”
No comments:
Post a Comment