Chuyện Phiếm đọc
trong tuần thứ Ba Mùa Vọng Năm A 15-12-2013
“Có phải tình băng giá"
là tình đẹp trên
thế gian?
(Trần Thiện
Thanh – Mùa Đông Của Anh)
(Ga 15: 13-17)
Có thể nói: vào những khi bạn và tôi, ta ngồi nhâm
nhi tách trà hoặc ly cà phê ở quán xá, mỗi buổi sáng, vẫn cứ phải nghe các câu
hát từ loa nhạc như một vấn nạn ở đời, rất khó trả lời. Chí ít, là lúc ta buồn
tình chẳng muốn nói năng chi, chỉ mong uống nốt ly cà phê đen đặc cho mau chóng
chứ nếu cứ lần chần nghe cho hết bản, thì người nghệ sĩ sẽ níu kéo bằng câu khác,
dài như sau:
“Ngày
nào em yêu anh, em đã quen trong cay đắng tuyệt vời
Ngày nào em yêu anh, em hãy quên với trời hạnh phúc mới
Anh ơi Đông lại về từ trăm năm lạnh giá
Tim em như ngừng thở, từ sau ân tình đó
Anh nghe không? Mùa đông... mùa đông.”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Tuy hỏi là hỏi thế, nhưng vẫn chưa chắc
rằng: cả anh và em lại hát thêm:
“Ngày
nào ta xa nhau, em bước đi trong vùng tối nhạt nhòa
Từng mùa đông theo qua, em đã quen với đỉnh đời băng giá
Xưa hôn anh một lần, rồi đau thương tràn lấp
Em yêu anh một ngày, rồi xa anh trọn kiếp
Nên em yêu mùa đông, nên em yêu mùa đông
Ôi mùa đông của anh.”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Thế nghĩa là: cứ “yêu Em mùa Đông” loạn xạ như
thế rồi, thì tình của em hay của anh, cũng vẫn là “Tình Băng giá” rồi lại bảo, đó là: “Tình đẹp trên thế gian.” Có thế không anh? Đúng vậy không em? Hỡi người
trẻ đã từng yêu và sẽ còn yêu mãi suốt cuộc đời, dù anh dù em cứ thấy mình đi vào
“mùa Đông của anh” hay của em hay không?
Bần đạo đây, tuy cũng đã “yêu hoài và
yêu mãi”, lại chả dám bảo: cái thứ “tình
băng giá (ấy mới) là tình đẹp trên thế
gian” được. Chí ít, là chả bao giờ thấy tức bực khi nghe người kể câu truyện
cũng khá “bực” như bên dưới:
“Trên đường về nhà, bạn
dừng xe lại cho một cô gái trẻ đẹp quá giang. Đang lái xe, thình lình cô
ta bất tỉnh nhân sự trên xe của bạn.Bạn đành phải chở cô ta vào bịnh viện. Thật
là bực!
Tại bịnh viện bác sĩ chẩn bịnh và cho biết cô
ta đang có bầu! Họ nồng nhiệt chúc mừng bạn sắp được làm cha. Bạn cãi là
bạn không biết cô gái và bạn không phải là cha đứa bé. Nhưng cô gái lại
khăng khăng nói bạn là cha đứa bé! Cái này thiệt là quá bực! Bạn tức quá
đòi họ lấy máu và thử DNA để chứng minh là bạn nói thật.
Họ thử máu bạn và cho biết bạn bị bịnh hiếm
muộn không thể nào có con nối dõi. Bịnh nầy bẩm sinh từ lúc bạn mới lọt
lòng!
Bạn cảm thấy hết sức tức bực, nhưng vui mừng
vì được thoát nạn.
Trên đường về bạn sực
nghĩ về 3 đứa con của mình...!?
Bây giờ... là lúc lên máu
bực mình muốn chết quách cho rồi..!
Trong sống Đạo ở đời lại có bạn đạo cũng
gặp phải những chuyện trớ trêu của thứ “tình
băng giá” nào đó nhưng không mấy thuyết phục để cho rằng đó là “tình đẹp trên thế gian”. Đẹp sao được,
khi có những bạn đạo trong đời, lại cứ kể lể và hỏi han đấng bậc nhà Đạo những
câu như sau:
“Thưa cha. Mới đây con có người bạn lại cứ hay nói về thứ
“tình lạnh nhạt” băng giá trong hôn nhân, khiến cho hôn nhân của anh chị ấy bị
hủy bỏ. Nay viết thư này, con xin cha cắt nghĩa thêm cho bọn con biết thế nào
là hôn nhân bị “xoá bỏ”. Có phải đó là chuyện để Giáo hội ta chấp thuận cho ly
dị không? Xin cha ban lời giải thích để mọi người chúng con còn sống vui, sống
mạnh, sống vững chắc với bà con chòm xóm. Xin cảm ơn Cha.” (trích câu hỏi của một độc giả ghi thư
gửi báo Đạo Sydney hỏi về chuyện Đạo).
Tuy nhiên, trước khi nghe cha/cố trả lời
về hôn-nhân có thứ tình nào đó được nhiều người gọi bằng hình-dung-từ mà cả cố
và cha đều nghe không lọt tai cho lắm, tưởng cũng nên để cha nghe thêm đoạn nhạc
khác hầu đức thày nhà Đạo có hứng mà trả lời đúng ý người hỏi:
“Em
chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái.
Em chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy.
Anh đi đi, người điên không biết nhớ.
Và người say không biết buồn.
Những cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý.
Nhưng người vẫn tìm nhau trong vòng tay tình ý.
Như đôi ta... niềm yêu xưa chỉ còn một vì sao em lẻ loi.”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Giả như cha/cố nhà mình tuổi già/sức yếu
nghe không lọt tai về thứ tình mà nghệ sĩ nhà mình gọi là “tình băng giá”, thế nên: có thể là cha/cố không biết thế nào là “Trời lập đông”, có “tình băng giá” khác cũng khá đẹp! Thế thì, việc gì mà ngần ngại?
Này anh “D.J.” đâu, sao không cho hát thêm câu nữa, để cha rõ tự sự tại sao cứ
gọi là “tình đẹp trên thế gian”, cơ
chứ?”
“Trời
lập đông chưa anh, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi.
Để mặc em lang thang, ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới.
Đêm chia ly anh về, đường khuya em bật khóc.
Em xa anh thật rồi, làm sao quên mùi tóc.
Anh hỡi anh, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?”
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Vâng. Nơi vườn hoa “tình ái” ở ngoài đời,
cha cố nào đã hiểu và đã biết có tình gì gọi là “tình băng giá”, thì xin cha/cố
cứ cho đôi lời chỉ giáo kẻo bổn đạo trên “mất kiên nhẫn” không buồn nghe cha giảng
giải nữa, thật cũng “tội”. Thế thì, xin bạn và tôi, ta hãy để “đức ngài” phán bảo
đã, rồi hạ hồi phân giải. Và bây giờ, bần đạo xin nhường lời cho “đức thày” giòng
họ Flader ở Sydney những phán và bảo như sau:
“Rất nhiều bạn đọc và bạn trẻ đi nhà thờ thường hỏi tôi
câu này. Một số bạn trẻ lại tỏ ra hoang mang, bối rối khi nghe biết chuyện hôn nhân mà họ đã có vào lúc trước, nay bị “xoá
bỏ/hủy hoại” tức trở thành vô-hiệu-lực rồi nghĩ rằng hôn nhân ấy vẫn còn
hiêu-năng/hiệu-lực. Nay, tôi xin nói thêm về đề tài này chỉ một chút thôi.
Nội mấy chữ “hủy bỏ” đây, đã khiến nhiều người lẫn lộn, cứ
tưởng Hội thánh của ta chủ trương bãi bỏ hoặc hủy hoại cuộc hôn-nhân nào đó lâu
nay vẫn có hiệu-lực, giống như thể chính giới ngoài đời từng gặp những chuyện
như thế, trước khi thoả thuận cho đôi vợ chồng được ly dị. Đây không là việc hủy
hoại để gỡ bỏ gì hết. Đúng hơn, Hội thánh tuyên bố các ràng buộc hôn-nhân đó chẳng
bao giờ hiện-hữu, rằng: hôn nhân ngay từ đầu đã nên vô hiệu dù có rất nhiều lý
do để biện-bạch.
Có lẽ, ta cũng nên vạch ra tiến-trình dẫn vào lời tuyên bố
về tính vô-hiệu-lực của hôn-nhân. Nó bắt đầu bằng hai nam và nữ lâu nay ra như thể
đã từng lấy nhau một cách có hiệu-lực theo tầm nhìn của Hội thánh, cũng đã trải-nghiệm
nhiều khó khăn trong hôn-nhân, để rồi cuối cùng đi đến gãy đổ và họ xin phép được
ly dị theo luật đời.
Ít ra, là: một trong hai người phối ngẫu lại cũng sẽ tìm
đến người nào đó có chân trong Toà hôn-phối để xem có cách nào khiến Toà tuyên
bố rằng hôn-nhân ấy nay được coi là vô-hiệu-lực.
Về tính vô-hiệu-lực của hôn-nhân, thật ra cũng có một số
lý lẽ có thể có. Chẳng hạn: theo điều #1095 Luật Hội thánh có nói về sự thể
không thể đi đến hôn-nhân, là trường hợp: “Những ai không đủ lý lẽ để xét đoán, hoặc những người
thiếu suy nghĩ chín chắn về những gì có liên quan đến quyền đạt đến hôn-nhân
cũng như những ràng buộc để cho đi và nhận-lãnh cả hai chiều, và những người vì
các nguyên-nhân tâm-lý, không thể đảm-nhận các trọng-trách thiết-yếu của
hôn-nhân được”. Rất nhiều trường-hợp
hôn-nhân bị mất tính hiệu-lực là do một trong các nguyên-nhân như thế.
Nguyên-nhân khác, có thể là do mánh-lới hoặc mưu-chước có
liên quan đến một số đặc- thù nơi con người như phạm phải tội ác nào đó cốt được
chấp-thuận (theo Giáo luật điều #1098); tự ruỗi-bỏ hôn-nhân một cách có chủ
đích hoặc loại-trừ khỏi bất cứ tài sản trọng-yếu nào có ở hôn-nhân (theo Giáo
luật điều #1101); hoặc do áp-lực hoặc hãi-sợ rất nặng nề (Giáo luật điều #1103),
vv..
Nếu thẩm phán Toà này xét thấy có đủ lý lẽ để xúc-tiến việc
khiếu kiện, thì đương đơn xin vô-hiệu-hoá hôn-nhân phải viết giấy cam-kết về
các yếu-tố thiết-yếu có trong tiểu-sử hôn-nhân của vợ-chồng ấy và nếu trưng ra
được tên tuổi người chứng biết rõ hai vợ-chồng, đặc biệt vào thời-khắc lúc hai
người cưới nhau để có thể ra làm chứng thì tốt nhất. Nếu các vị ấy nay lại sống
ở thành phố khác hoặc nước khác, thì họ có thể cũng được thẩm phán nào khác cũng
thuộc Toà Hôn-phối để thẩm-vấn tại nơi ở của vị này, cũng được.
Người được thẩm-vấn có thể kể tên tuổi của những người
không hẳn chỉ là bạn bè hoặc người thân của họ, như trong nhiều trường-hợp của các
bác-sĩ, tâm-lý-gia, chuyên-gia phân-tâm-học hoặc các bác sĩ chuyên-môn nào khác
thích-hợp.
Khi tất cả mọi tài-liệu đều đã thu thập rồi, thì vị nào
đó trong Toà Hôn-phối có kinh nghiệm về Giáo luật sẽ tóm tắt các yếu-tố của vụ
việc và có thể các vị cũng có lý lẽ chính đáng dùng cho việc vô-hiệu-hoá
hôn-nhân. Các tài-liệu này, sẽ đưa cho luật-sư biện-hộ có kinh-nghiệm về luật Hội-thánh
có vai trò trưng-dẫn lập-luận để bào-chữa xem hôn-nhân ấy có hiệu-lực trong vụ
việc đặc-biệt nào đó, chẳng hạn.
Cuối cùng thì, vấn đề được đưa ra cho Toà Hôn-phối phán quyết.
Vai trò của quan toà không phải để tìm phương cách nào đó tuyên bố là hôn-nhân ấy
là vô-hiệu-lực, nhưng đúng hơn, là để phán quyết một cách công-bằng và chính
đáng, với ánh sáng soi-dọi từ các yếu tố và luật-pháp thích-hợp, thì hôn-nhân ấy
mới đích thực được coi là vô-hiệu-lực.
Bao giờ cũng thế, sự suy-đoán có thiện-cảm với tính hiệu-lực
của hôn-nhân theo giáo luật điều khoản số #1060 có ghi: “Hôn-nhân khi nào cũng có thiện-cảm với
lề luật. Kết cuộc là, nếu có gì nghi-vấn về tính hiệu-lực của hôn-nhân phải được
duy-trì cho đến khi nào ta chứng minh được sự thật trái ngược, mới thôi.
Giả như ai đó thỉnh thoảng cũng ngỡ ngàng khi thấy Hội
thánh địa phương chuẩn chước cho cặp phối-ngẫu nào được huỷ bỏ hôn-nhân mình có
vào khi trước mà theo họ nghĩ thì hôn-nhân trước đây của một trong hai người
này chắc chắn có hiệu-lực, thì cũng đừng nên lên án gì hết. Bởi lẽ, có thể
trong vụ việc này vẫn có các yếu-tố nào đó mà người ngỡ-ngàng không biết là Toà
Án Hôn-phối đã bình tĩnh cứu xét với đủ mọi yếu-tố mới đi đến quyết-định chắc-nịch
là hôn-nhân cũ/trước bị vô-hiệu-hoá rồi.
Rõ ràng là, khi tuyên bố rằng hôn-nhân khi trước của vị
nào đó là vô hiệu-lực vẫn không giống với tuyên-ngôn mà Hội thánh chấp-thuận sự
việc cho ly dị.” (Xem
Lm John Flader, Question Time, The
Catholic Weekly 7/9/2008 tr. 10)
Nói về các cha/cố ở nhà thờ, bần đạo
đây vừa nhận được một đoạn hồi ký viết về những tháng ngày mà người viết bị nhốt
chung cạnh Lm Nguyễn Văn Vàng DCCT ở trại A20 Xuân Phước, Tuy Hoà cũng nói qua
về tình-tự riêng-tư của linh mục về thứ “tình” mà bần đạo mạo muội gọi là “tình băng giá” nơi cha/cố nhà đạo, để
minh-hoạ và phiếm “loạn” mà thôi:
“Cha
Vàng thấy tôi lả đi, ngài đập cửa báo cáo, nhưng đám cán bộ của nhà kỷ luật im
lặng, coi như không có chuyện gì xảy ra. Buổi trưa hôm đó, cha Vàng nẩy ra một
ý kiến. Ngài nói:
-Anh
không thể tránh ăn mãi như thế. Nếu Chúa che chở cho mình, phù cũng không chết.
Bố tự trách không nghĩ ra việc hy sinh nửa ca nước của bố cho anh. Khoai mì ít
ngấm nước muối hơn. Bố sẽ hy sinh nửa phần nước để anh rửa khoai mì cho bớt mặn.
Tôi
khước từ:
-Bố (trong tù chúng
tôi đều gọi tất cả các tu sĩ của các đạo giáo là bố hết) lớn tuổi sức chịu đựng
yếu rồi, nhịn khát như con không được đâu.
Ông
cười:
-Sao
biết không được, đã thử đâu mà biết không được.
Tôi
chọc ngài cho bớt căng thẳng:
-Thế
bố đã thử chưa mà khi đi giảng đạo có lúc bố nói về hạnh phúc lứa đôi.
Cả
hai chúng tôi đều cười vang. Cha Vàng nói:
-Ê này, để bố nói cho
anh nghe chuyện này. Bố dù là linh mục thì cũng là người, con tim cũng rung động
như mọi người khác, nhiều lúc bố cũng muốn thử. Những lúc như thế mình phải
tranh đấu với chính bản thân mình ghê lắm để đừng vượt rào đi “ăn tình”. Ðiều
này cũng cần can đảm mới làm được. Giáo dân họ kính trọng người tu hành là kính
trọng sự can đảm ấy, kính trọng sự vượt qua để phục vụ, chứ nếu giống như thường
tình thì nói gì nữa”. (Trích hồi ký một bạn tù với Lm Nguyễn Văn
Vàng, DCCT qua điện thư anh Nguyễn Sơn chuyển hôm 06/11/2013)
Thật ra thì, cảm nghiệm và thông hiểu
về thứ “tình băng giá là tình đẹp trên thế
gian” cũng còn tùy. Tùy người, tùy hoàn cảnh khác nhau. Khác, rất nhiều.
Khác, không thiếu một dấu chấm/phết, hay tình-tiết rất tư-riêng, mà nhiều lúc
chỉ có bạn bè thân thiết mới biết và hiểu được mà thôi. Chẳng thế mà, Đấng
Thánh Hiền nhà Đạo từng ghi Lời Vàng Chúa nói vào năm nào:
“Không
có tình mến thương nào
lớn
hơn là thí mạng sống
vì
bạn hữu.”
(Ga 15: 13)
Thật ra thì, nghệ sĩ ở đời, tuy không
nói rõ thứ “tình băng giá” đó, có là
tình bạn hay không. Nhưng, tình gì thì tình, tựu chung vẫn là những tình-tự và
cảm-nghiệm được diễn tả qua lời ca/tiếng hát như sau:
“Những
cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý.
Nhưng người vẫn tìm nhau trong vòng tay tình ý.
Như đôi ta... niềm yêu xưa chỉ còn một vì sao em lẻ loi.
Trời lập đông chưa anh, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi.
Để mặc em lang thang, ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới.
Đêm chia ly anh về, đường khuya em bật khóc.
Em xa anh thật rồi, làm sao quên mùi tóc.
Anh hỡi anh, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?
Anh hỡi anh, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?
Anh hỡi anh, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?
(Trần Thiện Thanh – bđd)
Thật ra thì, có cảm và có nghiệm thật
nhiều như nghệ sĩ nào đó từng nghiệm và cảm đến độ gợi nhớ cảnh “đêm chia ly anh về, đường khuya anh bật khóc”,
hoặc “Em xa anh thật rồi, làm sao quên
mùi tóc”...Vẫn là “cuộc tình dương
gian, muôn đời không nghĩa lý” nên chi em mới bảo tình đó là “Tình đẹp trên thế gian.”
Thật ra thì, với người nhà Đạo, chẳng
nên có và cũng chẳng bao giờ có: thứ “tình
băng giá” rất mất đẹp. Mà, chỉ nên có tình đẹp nhất như Chúa nói, là: “tình
bạn” vừa nung nấu tình người lại vừa chiếu toả khắp muôn nơi. Tình ấy, sẽ đưa mọi
người vào sự sáng, rất hợp lẽ.
Tình chỉ đẹp, khi mỗi người và mọi người
sẽ mãi mãi “nhân bản” thứ “Tình Bạn” được Chúa khuyến khích cho thật sâu/thật rộng
ở chốn nhân gian phàm trần. Bởi, chính vị-môn-đệ-được-Chúa-mến-thương lại cũng
đã ghi Lời Thày từng bảo: “Chính do tình
mến thương anh em dành cho nhau như bè bạn, mọi người sẽ biết anh em là môn đệ
Thày.”
Thật ra thì, Tình đó mới là “Tình đẹp nhất trên thế gian”. Và, tình ấy,
ai cũng đã cảm và nghiệm, dù có là ông cha, bà sơ hay thiền sư/tăng ni “ngoài
luồng”, cũng cảm và nghiệm như thế. Và khi đã cảm nghiệm được “tình đẹp trên thế gian” ấy, thì là thiền
sư hay “tăng già” đạo nào đi nữa, tất cả cũng là “bạn bè” và đồ-đệ của Đấng từng
khẳng định:
“Thầy
gọi anh em là bạn hữu,
vì
tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy,
Thầy
đã cho anh em biết.
Không
phải anh em đã chọn Thầy,
nhưng
chính Thầy đã chọn anh em,
và
cắt cử anh em để anh em ra đi,
sinh
được hoa trái,
và
hoa trái của anh em tồn tại,
hầu
tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy,
thì
Người ban cho anh em.
Điều
Thầy truyền dạy anh em, là: hãy yêu thương nhau.”
(Ga 15: 15-17)
Xem thế thì, hỡi bạn và tôi, ta cũng đừng
nên thắc mắc nhiều về vấn nạn: thế nào là “tình
đẹp nhất trên thế gian” nữa. Bởi, nay thì mọi người đều nghe/biết chuyện ấy.
Vấn đề còn lại, là: làm sao thực hiện điều mà Đấng-vừa-là-Thày-vừa-là-Bạn-Hữu Tối
cao của ta đã truyền dạy, thôi.
Trần
Ngọc Mười Hai.
Lại
đã xác tín thêm một lần nữa
Về
Lời Vàng Ngài gửi gắm
Đến
với mình.
No comments:
Post a Comment