Chuyện
Phiếm đọc trong tuần lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm C 19-5-2013
“Tôi yêu em, buổi đầu tiên biết yêu”..
Tôi ngu ngơ, ôm ấp bao mộng mơ ...
Nhưng hôm nay, bao mộng mơ vỡ tan,
Con tim như phế tích hoang tàn”
(Lê Hựu Hà – Nỗi Đau Người Để Lại)
(Kn 3: 16-19)
Có thể nói mà
không sợ sai lầm, rằng: đâu chỉ mình tôi và bạn, ta có mỗi “Con tim như phế tích, hoang tàn”, mà hầu như tất cả mọi người xưa nay
cũng đâu chắc gì mình “ôm ấp bao mộng mơ”
theo kiểu nghệ sĩ từng làm thơ hoặc viết nhạc để hát ca rộn ràng lên như
thế.
Rộn ràng, với
nghệ sĩ, không chỉ là “mộng vỡ tan”, nhưng còn là lời tả oán, khi ta hát:
“Em ra đi, bỏ rơi tôi trong lạnh lùng,
Không phân vân..thương tiếc hay bâng khuâng ...
Lúc trái tim chưa học hết tiềng yêu ...
Lúc trái tim chưa thuộc hết vần yêu ...”
Cuộc
đời đôi lúc trớ trêu, người không yêu sao ta vẫn yêu?
Tình cho đi không ai lấy lại bao giờ ...
Người vừa tặng ta khổ đau, tình tặng ta thêm bao nỗi sầu
Giờ còn chi khi ta mất trong đời nhau?...”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Thật ra thì, khổ đau, âu sầu hoặc
nỗi chết, đâu phải do mọi người hoặc chính mình đem đến cho ai hết. Và câu hát “Giờ còn chi, khi ta mất trong đời nhau?” vẫn
có thể là câu hỏi trong đời, rất muôn thuở. Bởi, chính tôi hay bạn, ta vẫn thường
hỏi chỉ một câu như thế, nhưng nào nhận được lời đáp trả, ở đâu đó?
Lại cũng có những câu hỏi không lời đáp
giống như thế, dù bạn và tôi, ta có nói theo kiểu sẻ san trong thánh lễ tưởng
niệm tại nhà thờ họ lẻ ở đất Úc tối hôm 26/4/13 như sau:
“Thật
ra, đứng ở đây, tôi không có tư cách để giảng giải hoặc chia sẻ Lời Chúa như thày
sáu hay thày cả, mà chỉ là “thày chạy” tức cũng là thày dòng vào một dạo, nhưng
lại chạy khỏi Dòng tu, để đi vào giòng đời tìm kiếm Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu nơi
lòng người, nhất là những người khác niềm tin với tôi. Minh định thế rồi, nay xin
mạn phép được sẻ san đôi ba cảm nghiệm của người con Chúa từng đi vào đời sống với
người đời, nhất là với người thân trong gia đình “nhà hiếu” không cùng niềm tin
tôn giáo với mình.
Vì
là cảm nghiệm, nên việc sẻ san đây chỉ mang tính tư riêng/cục bộ, thôi. Và cũng
vì là cảm nghiệm về sống Đạo giữa đời với bà con thân thuộc không cùng Đạo
Chúa, nên những điều nói ra hôm nay dứt khoát không mang tính thần học hoặc tu
đức gì hết, chỉ là lời kể lể có chút “phiếm Đạo”, thế nên nếu có gì hơi quá
hoặc tư riêng sao đó, xin quý vị niệm tình tha thứ.
Cảm nghiệm của tôi, là một người rể
trong hiếu-quyến hôm nay, là thế này:
Xưa
nay, mỗi lần có bạn bè/người thân nào đó ra đi về miền vĩnh hằng có Chúa có
cha, có cả Phật hiền, chừng như các cụ nhà ta đều bảo rằng: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Câu này, mang rất nhiều ý nghĩa, cũng còn tuỳ
trường hợp và hoàn cảnh của mỗi người; nhưng với riêng tôi, thì “nghĩa tận” bao
hàm 3 cung cách, đó là: tận trung, tận hiếu và tận tình.
Tận trung, thì đối với dân con sống dưới chế độ dân chủ, ở ngoài đời, là trung
thành với vua, quan, lãnh chúa. Còn với Đạo Chúa của tôi, thì tận trung lại có nghĩa trung tín với Chúa với Cha
trên trời, bằng cung cách tin, yêu & phục vụ người đồng loại của mình.
Tận hiếu, thì dĩ nhiên: người Việt mình ai cũng vì có cha/có mẹ để vinh danh và
tỏ lòng hiếu thảo đến tận cùng đời mình. Nhưng với riêng tôi, trong trường hợp
sống và hành xử hiếu đễ với thân sinh ra mình, thì quyết tâm của tôi, là: muốn
trung thành và yêu thương vợ hiền, thì phải có hiếu với vợ (ấy chết) với bố mẹ
vợ mình nữa! Nói thế, là bởi: ngay từ ngày “chạm ngõ” và cưới hỏi người mình
yêu, tôi đã trải qua đợt sát hạch khá gay go. Thoạt vào lúc các cụ nhận thấy
tôi tuổi Mùi và nhạc mẫu của tôi lại tuổi Mão, như khoa Tử vi Đẩu số có nói: đó
là tam hợp. Nói nôm na, thì: vì thấy tôi tuổi con dê hiền lành chất phác, lại
từ Dòng Chúa Cứu Thế chui ra, nên nhạc mẫu của tôi bèn tự nhủ: Ừ! Anh chàng này
làm rể nhà mình được đấy. Tôi cho điểm A, tức: Đạt!
Còn, Tận Tình, tức: tận tâm đến cùng với cuộc tình, dù tình đó có là tình vợ/chồng,
tình con rể với mẹ vợ, hoặc tình Chúa, tình người, hoặc tận tình với nguời của
Chúa, và với nhau. Và, tối hôm nay, vì là buổi tâm tình đặc biệt về một trong “tứ
thân phụ mẫu” cuối cùng của tôi, ở đây tôi xin nhấn mạnh đến chữ “tận tình” giữa tôi và mẹ vợ.
Hẳn
bạn bè/người thân hoặc độc giả xa gần đọc và nghe “Chuyện Phiếm Đạo Đời” còn nhớ
là cách đây khaỏng 6 năm, tôi đã khởi đầu sự nghiệp viết và lách bằng một bài
“luận phiếm” có đầu đề lấy từ câu nói của cụ bà nhà tôi thường hay dùng, đó là
câu: “Ấy Là Kể Chuyện!” Bài này kể về nhiều thứ, nhiều chuyện: chuyện
yêu thương, tha thứ, chuyện tình người đối xử với nhau cho phải Đạo. Thế thì,
trong bài có kể một chuyện khá ý nghĩa về các hành xử của con người, trong đời,
chuyện tình người rất “tận tình”, đó là câu chuyện xảy ra hồi thế chiến thứ 2
gần chấm dứt khi đó có anh lính Đức nọ quyết gom dân làng ở Pháp còn sống ra
bức tường làng để xử bắn, bất kể người đó có là đàn bà hay con trẻ. Kịp khi ấy,
có thiếu niên nọ vội dùng dăm ba tiếng Đức học được ở trường, lại đã đứng ra
xin anh đội trưởng cho mình chết thay người chị có con nhỏ, phải chăm sóc. Và
cuối truyện lại có đoạn: chính tác giả có mặt trong truyện đã đứng ra xin bà
con tha chết cho người đội trưởng này khi cuộc chiến đã kết thúc. Tóm tắt, thì:
ý chính của câu chuyện phiếm đầu tay hôm ấy, chỉ muốn nói: trong chuỗi ngày dài
sống Đạo giữa đời với người cùng Đạo, cùng chánh kiến hoặc khác đạo/khác cuộc
tình, thì dù sao đi nữa, mình vẫn nên “tận tình”, tức đi đến cùng bằng tình
thương yêu hết mọi người như yêu chính mình. Và, khi đã tỏ bày tình yêu thương đến
tận cùng rồi, thì cũng đừng quên thứ tha cho cả người mình yêu hoặc những người
chẳng yêu mình đi nữa.
Về
triết lý sống Đạo làm người, tôi không chỉ học được từ trường Dòng hoặc từ Đạo
Chúa mà thôi, nhưng còn từ cụ bà nhạc mẫu của tôi nữa. Bằng chứng là: trong
chuỗi ngày trải dài đời mình, thì: sau khi mất đi người mẹ ruột vào năm 1978,
tôi lại được nhạc mẫu từng kể cho nghe chuyện đời người và người đời, cụ còn kể
cả về Đạo làm người và làm con Chúa/con Phật. Những chuyện mà cụ cứ gọi bằng
ngôn từ rất nôm na, như: “Ấy Là Kể Chuyện!”, thôi.
Đó
là chuyện đầu đời và suốt cuộc đời, tôi được hân hạnh gặp, sống và nghe cụ bà
nhạc mẫu kể chuyện suốt. Còn, đây là chuyện cuối đời của cụ: chiều hôm trước
ngày cụ ra đi, theo thường lệ, chúng tôi vào thăm cụ ở viện, tôi chào cụ nhưng
không thấy cụ tỏ bày điều gì. Thấy lạ, nhà tôi sợ rằng cụ bị bệnh lẫn nặng không
nhớ được cả chàng rể hiền mà cụ vẫn thương mến, bèn hỏi: “Bà biết ai không?”,
thì được cụ trả lời: “Thì, Chú Tá chứ ai!”, chỉ mỗi thế. Vâng. Nhưng, trong cái
“chỉ mỗi thế” này, tôi nghe như cụ muốn nói thêm điều gì đó với riêng tôi, mà
vì hơi tàn sức cạn, cụ chỉ nói được có thế.
Sáng
hôm sau, tức cách đây đúng một tuần lễ, gần 9 giờ sáng, tôi đang chuẩn bị cho
một buổi sáng thường lệ trong tuần, thì nhận được cú điện thoại do nhà tôi gọi gấp
bằng một giọng mếu máo,khóc oà: “Bố ơi! Bà mất rồi!…”
Được
hung tín, tôi vội lấy taxi trực chỉ phòng bệnh của cụ thì được biết: cụ đã ra
đi vế chốn “Tây Phương cực lạc” chừng mươi phút. Hiện diện bên cụ lúc đó, chỉ
có mình tôi là người đầu tiên chạy đến khi cụ qui tiên thôi! Tôi nhìn thẳng vào
diện mạo của cụ để xem cụ có tỏ bày điều gì qua sắc mặt hoặc cung cách nào đó hay
không, mới nhận ra rằng: cụ đi rất an nhàn/thanh thản như thể muốn nói lời cuối
với riêng tôi, rằng:”Rõ
Thật Hết Truyện!”
Vâng!
“Rõ Thật Hết Truyện” để nói. Hết cả những chuyện để bảo: “Ấy
là Kể Chuyện!.” Và, cuối cùng thì, sau cả
100 năm cuộc đời toàn những nghe và kể đủ thứ chuyện trên đời rồi, thì nay nhạc
mẫu của tôi ra như muốn bảo với con cháu và bạn bè người thân trong/ngoài Đạo,
rằng: “Rõ Thật Hết Chuyện!”. Hết, cả
chuyện đời người và người đời. Nhưng vẫn còn một chuyện để ta có thể nhắn bảo với
nhau, rằng: “Nghĩa tử là nghĩa tận!”
Chữ “tận” ở đây, không là tận thế, hoặc tận cùng của sự sống, mà là tận tụy hết mình vì Tình thương yêu mọi người.
Vậy
thì, tối nay, tôi lại xin phép được chuyển trao thông điệp của cụ bà nhạc mẫu của
tôi và cũng là người Mẹ thứ hai của tôi, đến bạn bè/người thân xa gần, trong đó
có những người mà nhạc mẫu của tôi cũng rất thân và gần cận, lời nhắn nhủ cuối
hết, đó là: “Rõ thật hết
chuyện!” Hết cả chuyện đời lẫn chuyện
người. Nhưng vẫn còn đó chuyện tình người và tình Chúa/Phật trong tôi và trong quý
vị mãi thiên thu, nhiều kiếp. Quý vị và tôi đang quyết tâm sống trọn kiếp người
của dân con Đức Chúa hay Phật tử thần thành hay Đạo nào đó, thì cũng xin nhớ
cho rằng: “Nghĩa tử là nghĩa tận”, có
nghĩa là: tận trung, tận hiếu và tận tình với hết mọi người, trong yêu thương. Thiện tai! Thiện tai! Thiện thiện
tai! Amen” (Tâm tình san sẻ của người con rể mang tên Trần Ngọc Tá, trong
thánh lễ tưởng niệm nhạc mẫu của anh tối 26/4/13 ở Úc.)
San sẻ tâm tình về một mất mát, cũng hệt
như sẻ san tình tự về cuộc đời có khổ đau, sầu buồn đầy những giòng nhạc vẫn
được hát:
“Khi yêu em, tôi nguyện
yêu suốt đời ...
Nhưng riêng em, yêu giông như trò chơi ...
Che cơn đau, tôi lặng thing mỉm cười ...
Mai xa nhau, tôi vẫn yêu người ...
Bao năm qua, xót xa đã quen nhiều rồi
Hôm nay yêu, mai nói câu chia phôi
Nước mắt kia vỗ về khuyên hãy cười ...
Để nỗi đau yên lòng thấy mình vui ...”
(Lê
Hựu Hà – bđd)
San
sẻ về tình người đi Đạo, vào lúc có mất mát, khổ đau, sầu buồn lại sẽ là và vẫn
là những sẻ và san của đấng bậc vị vọng chuyên trách việc Giải mã thắc mắc
trong sống đời Đạo ở đời, rất như sau:
“Tôi có
người bạn, nay được bác sĩ cho biết sẽ phải ngồi xe lăn đến mãn đời. Chị rất ít
di chuyển đây đó vì thấy khó khăn trong vận động và cả đến chuyện nói năng nữa.
Chị là người Công giáo, nhưng vẫn thấy khó chấp nhận tình trạng đau khổ đang
xảy đến với mình. Theo cha, tôi phải giúp chị như thế nào? Làm gì để cho chị
bớt khổ? Câu hỏi của một giáo dân
ngoan đạo, nhưng không biết nhiều).
Hỏi chuyện đạo với đấng bậc trong đạo, là chuyện thường ngày ở huyện,
không gì khó. Nhưng, hỏi về chuyện chấp nhận khổ đau với tư cách là giáo dân
buôn nhiều hơn vui, gửi đấng bậc vui nhiều hơn buồn, thật cũng khó. Tuy là thế,
đấng bậc nhà Đạo mình chẳng quản ngại khó khăn để san sẻ tâm tình với tư cách
là đấng bậc, thật cũng khó, như sau:
“Một trong
những việc, mà theo tôi, cũng rất khó cho người cùng Đạo thấy được giá trị của những
đớn đau sầu buồn, họ vẫn cam lòng chịu đựng. Tôi cảm tạ Chúa đã soi dọi ánh
sáng của niềm tin người Công giáo lên thực tại của cuộc sống đã và vẫn ảnh
hưởng lên mọi người trong chúng ta. Nói cho cùng, thì khổ đau và nỗi chết đều
là hậu quả của tội nguyên tổ, chính vì thế nên, tất cả chúng ta đều trải nghiệm
chuyện ấy cách này hay cách khác. Nhớ lại sự việc xảy đến theo sau hành động
của người đầu tiên phạm tội, là: Ađam phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được
của ăn, thức uống, và Evà, người bạn đồng hành với ông trong cuộc sống cũng
phải cưu mang sanh con đẻ cái cách đau đớn và cả hai người đầu đời đều phải
trải nghiệm nỗi chết, giống mọi người. (x. Khởi nguyên 3: 16-19)
Về đớn
đau/sầu khổ, ta có thể chia ra làm hai thể loại chính, đó là: đau khổ thể xác
và đau khổ đạo đức. Về thể xác, mọi người đều phải trải qua mọi nỗi đớn đau
như: tật bệnh, đau nhức, mệt mỏi, tật nguyền, đói khát, trúng lạnh hoặc cảm sốt
vv..Buồn đau đạo đức được cảm nghiệm trong trí óc và tâm can nhiều hơn, như:
Nỗi đau mất mát người thân, khổ ải của ai đó rất gần gũi với mình, gia đình gẫy
đổ, ưu tư tiền bạc, tài chánh xảy đến với kế hoạch mình dự tính, niểm cô đơn lẻ
bóng, ân hận về những sai sót, bị người khác xử ép, vv..
Theo cung
cách nào đó, thì khổ đau sầu buồn sẽ luôn là bí mật mà ta không thể hiểu tường
tận, chí ít là khi nỗi khổ đau ấy về con trẻ hoặc người tốt lành, hạnh ngộ. Thế
nhưng, một phần của lời đáp cho bí nhiệm này khác là do từ một người vô tội
sống trên địa cầu thực tiễn, của Đấng cũng đã trải nghiệm những tháng ngày khổ đau
đến cực độ, đó là Đức Giêsu Kitô. Vào lúc hấp hối trên thập giá, Đức Giêsu cũng
đã kêu lên: “Lạy Thiên Chúa tôi! Lạy
Thiên Chúa tôi! Vì sao Người lại bỏ tôi? (Mc 15: 34; Tv 22:1) lại
cũng là lời lẽ nói lên tâm trạng hoang mang, bối rối của nhiều người suốt nhiều
thời.
Tuy nhiên,
ngang qua nỗi thống khổ, cái chết và Phục Sinh của Ngài, Đức Giêsu đã cứu độ
trần gian khỏi tội nguyên tổ và tái tạo chúng ta đưa vào tình thân thương bằng
hữu thánh thiêng và theo cách nào đó, Ngài đã cứu độ chính sự đau khổ, và Ngài
đem lại cho khổ đau ấy một ý nghĩa và giá trị mới. Chính vì thế mà Ngài từng
chúc phúc cho những người chịu đau khổ bằng quả quyết: “Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an…, Phúc
thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.”(Mt 5: 5, 1012)
Lại cũng có những phương cách trong đó khổ đau đích thực là ân huệ.
Trước hết, nó củng cố sức mạnh của cá tính. Chúng ta đều biết rằng những
ai lướt thắng được nghịch cảnh trong đời rồi cứ thế tiếp tục hoàn tất nhiều sự
việc tốt đẹp. Khổ đau họ gặp phải sẽ góp phần lớn lao để kiến tạo bản sắc tư
riêng của mình.
Thứ đến, khổ đau giúp cho người đau khổ cảm thông với những ai đang sầu
buồn, tang tóc, khổ sở. Chỉ khi nào ta có kinh qua và trải nghiệm những giai
đoạn đớn đau trong đời mình, thì lúc đó ta mới cảm kích những gì người khác đã
kinh qua, trải nghiệm và đem đến cho họ lòng xót thương đích thực, Cụm từ “Lòng
xót thương”, cuối cùng ra, cũng mang ý nghĩa rất từng chữ, là: “cùng đau khổ
với người ấy.”
Thứ ba nữa, là: việc chịu đựng khổ đau giúp ta chỉnh sửa mọi sơ hở, lỗi
lầm, tội vạ. Chúng ta ai cũng phạm tội và trước khi đi vào chốn thiên cung,
thiên quốc, ta đều phải chỉnh sửa sao đó các lỗi phạm như thế, ở đây lúc này
hay ở chốn luyện hình. Đau khổ là một trong nhiều phương cách hay nhất đẻ ta
làm việc ấy, miễn là ta chấp nhận nó từ Thiên Chúa, cách yêu thương. Làm như
thế, sẽ rút ngắn thời gian ở chốn luyện hình hoặc vứt bỏ nó đi, có như thế thì
đau khổ trở thành “Chốn luyện hình của ta nơi dương thế.”
Thứ tư nữa, là: đau khổ kết nối ta vào với Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chịu
khổ vì ta trên thập giá, Ngài mời gọi ta làm như thế khi Ngài phán bảo: “Ai
muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16:
24) Ngay như thánh Phaolô cũng từng xác
chứng việc thánh-nhân kết nối với Chúa ngang qua đau khổ, khi thánh-nhân bảo: “Tôi đã cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào
thập giá.”(Gal 2; 19)
Thứ năm nữa, là: ta có thể dâng hiến mọi khổ đau cho người khác được
hạnh phúc. Khi ta chấp nhận như thế để dâng hiến cho ai đó đã quay đầu lại niềm
tin, hoặc cho người đau yếu, tật bệnh, cho cả những người đang tìm việc để kiếm
sống, thì ta hẳn biết là lời cầu của ta sẽ được đoái nhậm bởi lẽ việc ấy được
nối kết với sự hy sinh của ta trong đau khổ. Điều này đem lại cho chính khổ đau
mục đích mới mẻ.
Cuối cùng,
khổ đau đem lại lợi ích cho những ai đang trông nom chăm sóc người đau khổ. Sự
tử tế, kiên nhẫn và lòng đại độ mà họ chứng tỏ cho người đó cũng được dâng lên
chính Chúa, như thánh Mát-thêu từng viết: “Vì xưa Ta đói,
các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi
đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã
thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 25: 35-36). Bằng vào việc dâng lên Chúa tình thương yêu
ngang qua người đang đau khổ, người chăm sóc sẽ lớn lên trong sự thánh-hoá, nên
xứng đáng với phần thưởng vĩnh cửu.
Vì những lý do nêu trên, đau khổ như Chúa nói, thực sự là mối phúc thật.
Đây chính là kho báu Chúa gửi, thế nên đừng phung phí nó.” (x. Lm John Flader, The Value of Suffering, The Catholic Weekly, 28/4/2013, tr. 10)
San sẻ ý
nghĩa khổ đau, sầu buồn từ đấng bậc mô phạm, đạo mạo rất kinh điển thì cũng
đừng quên tâm tình sẻ san của các nghệ sĩ qua giòng nhạc vẫn được hát, những
lời rằng:
“Cuộc đời đôi lúc trớ
trêu, người không yêu sao ta vẫn yêu?
Tình cho đi không ai lấy lại bao giờ ...
Người vừa tặng ta khổ đau, tình tặng ta thêm bao nỗi sầu
Giờ còn chi khi ta mất trong đời nhau...
Cuộc đời đôi lúc trớ trêu, người không yêu sao ta vẫn yêu?
Tình cho đi không ai lấy lại bao giờ ...
Người vừa tặng ta khổ đau, tình tặng ta thêm bao nỗi sầu
Giờ còn chi khi ta mất trong đời nhau...”
(Lê
Hựu Hà – bđd)
San sẻ ý nghĩa và tâm tình
về ý nghĩa và sự thật của cuộc sống theo cung cách khác nhau giữa người nhà Đạo
và nghệ sĩ ngoài đời, là như thế. Như thế là như thể lời sẻ và san của các nghệ
sĩ và/hoặc cụ “đạo” từng hiểu biết hoặc trải nghiệm về khổ đau/sầu buồn trong
đời, còn là thế. Thế nhưng, lại có vị cũng diễn tả thực chất cuộc đời cũng hơi
“sầu buồn” nhưng theo cung cách rất khác, như sau:
“Tôi quen gia đình nhà White khi mới vào đại học. Họ
hoàn toàn khác gia đình tôi, mặc dù vậy ở bên họ, lúc nào tôi cũng cảm thấy hết
sức thoải mái. Jane White với tôi thoạt tiên là bạn trong trường, rồi kế tới cả
gia đình đón tiếp tôi - một người ngoài - như thể đón một người em họ mới tìm
ra.
Ở nhà tôi, mỗi khi có chuyện gì không hay xảy ra,
luôn luôn nhất thiết là phải tìm cho ra thủ phạm để trách mắng.“Cái này là ai làm đây?”. Mẹ tôi sẽ
hét lên như thế trong nhà bếp hỗn độn như bãi chiến trường. “Đó là tại con đó, Katharine!”. Cha
tôi sẽ đay nghiến mỗi khi con mèo biến mất hoặc cái máy giặt không làm việc.
Ngay từ khi còn nhỏ, anh chị em chúng tôi vẫn hay nói
với nhau là trong nhà mình còn một người nữa là ông Trách Mắng.
Mỗi tối ngồi vào bàn nhớ dọn cả cho ông ấy một phần
ăn! Nhưng gia đình nhà White lại không bao giờ quan tâm đến ai vừa gây ra việc
gì, họ chỉ thu dọn những mảnh vỡ và tiếp tục sống vui vẻ. Tôi chỉ thực sự hiểu
hết nét đẹp của nếp sống này vào mùa hè mà Jane qua đời.
Ông bà White có sáu người con, ba trai, ba gái. Vào
tháng bảy, ba người con gái nhà White và tôi quyết định làm một chuyến đi từ Florida
đến New York.
Hai cô lớn nhất, Sarah và Jane đều là sinh viên. Người nhỏ nhất, Amy, thì vừa
mới có được bằng lái xe. Tự hào vì điều đó, cô rất mong đến chuyến đi để được
thực tập.
Hai cô chị chia nhau lái suốt chặng đầu của chuyến
đi, đến một khu thưa dân cư họ mới cho Amy lái. Thế rồi cô bé đột nhiên đi lạc
vào đường ngược chiều, đã vậy mà Amy vẫn tiếp tục cho xe chạy băng băng không
dừng lại. Một chiếc xe tải đã không kịp dừng lại nên lao thẳng vào xe chúng
tôi. Jane chết ngay tại chỗ.
Khi ông bà White đến bệnh viện, họ thấy hai cô con
gái còn sống sót của mình nằm chung một phòng. Đầu Sarah thì quấn băng còn chân
Amy thì bó nạng. Hai ông bà ôm lấy chúng tôi khóc buồn vui lẫn lộn khi gặp lại
các con. Họ lau nước mắt cho các con và thậm chí còn trêu Amy khi thấy cô bé
học sử dụng nạng.
Với cả hai cô con gái, đặc biệt là với Amy, họ nói đi
nói lại: “Bố mẹ mừng biết bao khi thấy con còn sống.”Tôi vô cùng kinh
ngạc, không có kết tội, không có trách mắng ở đây.
Về sau, tôi hỏi ông bà sao lại không có một lời kết
tội nào đối với việc Amy đã đi vào đường cấm. Bà White bảo: “Jane
đã mất rồi và chúng tôi thương nhớ nó kinh khủng, nhưng nói hay làm gì thì có
mang Jane về được đâu. Trong khi đó Amy còn cả một cuộc đời trước mặt. Làm sao
nó có thể sống một cuộc đời hạnh phúc nếu cứ cảm thấy rằng chúng tôi oán trách
nó vì nó đã gây ra cái chết của chị gái?”
Họ nói đúng, Amy tốt nghiệp đại học và lấy chồng vài
năm sau đó. Cô trở thành mẹ của hai bé gái, và bé lớn nhất tên là Jane.
Tôi đã học được từ gia đình White một điều thực sự
quan trọng trong cuộc sống: Trách mắng quả thật không cần thiết, đôi khi đó còn
là một việc hoàn toàn vô ích.” (Không rõ tác giả)
Cuối cùng thì, có diễn
giải, cảm kích hoặc sẻ san tâm tình về cuộc sống khá “sầu buồn” hay không, cuộc
đời người vẫn là thế. Là thế, tức là nó vẫn diễn tiến đúng chức năng thành phần
của chính nó. Ngõ hầu đối đầu với nó theo cung cách rất đúng cách, chi bằng ta
cứ trở về với Lời dạy của Bậc thánh hiền từng căn dặn, rằng:
“Hỡi anh em là những kẻ được Chúa
yêu mến,
chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên
Chúa về anh em,
vì Thiên Chúa đã chọn anh em ngay từ
lúc khởi đầu,
để cứu độ anh em nhờ Thần Khí thánh
hoá và nhờ lòng tin vào chân lý.
Chính vì thế mà Người đã dùng Tin
Mừng chúng tôi loan báo mà kêu gọi anh em,
để anh em được hưởng vinh quang của
Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.
Vậy, thưa anh em, anh em hãy đứng
vững
và nắm giữ các truyền thống chúng
tôi đã dạy cho anh em bằng lời nói hay bằng thư từ.
Xin chính Chúa chúng ta là Đức Giêsu
Kitô, và xin Thiên Chúa là Cha chúng ta,
Đấng yêu thương chúng ta và đã dùng
ân sủng mà ban cho chúng ta,
niềm an ủi bất diệt và niềm cậy
trông tốt đẹp,
xin các Ngài an ủi và cho tâm hồn
anh em được vững mạnh,
để làm và nói tất cả những gì tốt
lành.”
(2Thes 2:13-17)
Đàng
rằng, đoạn trích ở trên không
có ý ám chỉ rằng: thánh Phaolô đề cập đến tính thiết yếu và “phúc hạnh” của khổ
đau/sầu buồn nơi đời người. Nhưng, thánh-nhân cũng như đấng bậc hiền lành sống
ở đời, cũng có những nhận định sâu sắc và thực tiễn để giúp mình/giúp người
sống trọn vẹn kiếp người. Kiếp sống, của những người vui hưởng trọn vẹn đạo làm
người. Đạo trong đời.
Trần
Ngọc Mười Hai
Vẫn
luôn tự nhủ
cuộc
đời con người có những điều
chính
mình vẫn chưa hiểu hết
và
sống trọn, sống cho hết
đạo làm người, rất “nghĩa” tận.
No comments:
Post a Comment