“Mặt trời nào soi sáng tim tôi
để tình yêu xay mòn thành đá cuội”
(Rm 8: 14-27; 1Cr 12: 3; Cv 2: 5-11)
Thập niên ’70, từ miền Trung trở về Sàigòn bần đạo có ý định đến thăm người thày cũ. Lúc ấy, cụ đang lo cho một xứ họ, ở Gò Vấp. Và, bần đạo được biết thày mình, Lm Đinh Khắc Tiệu CssR, cùng với linh mục bạn khởi xướng “Phong trào Thánh Linh”, ở thị thành.
Vào năm 1998, nhân dịp gặp lại bạn đồng môn ở Quận Cam California Hoa Kỳ, bần đạo được biết người anh học ở lớp trên, anh Tôma Triệu Ngọc Toàn (cựu tu sinh Dòng Chúa Cứu Thế) lúc ấy đang phụ trách lớp Thánh Linh, ở nhiều nơi.
Đến tháng Tám 2007, có dịp trở lại Hoa Kỳ thăm bạn đồng môn ở Gardena California, bần đạo hân hạnh gặp người anh linh mục, anh Nguyễn Đức Mầu CssR, người từng có cảm hứng viết lên nhạc bản “Tôi Thâm Tín Rằng” năm 1968, cũng đang thâm tín sinh hoạt trong địa hạt Chúa Thánh Linh, ở nhiều nơi. Nơi nào, bần đạo cũng thấy bừng bừng khí thế rất Thánh Thần.
Mới đây, nhiều sinh hoạt năng nổ nhằm tỏ lòng sùng kính Chúa Thánh Thần, cũng đã có mặt ở nhiều nơi trên đất Úc. Hoạt động rất hăng say. Đặc sủng của Chúa, đang lan rộng. Lan, cả về tình yêu thương lẫn niềm tin tưởng vào Chúa Thánh Linh, rất dũng mãnh. Tuy nhiên, có bạn chưa rõ lắm về các đặc ân/đặc sủng từ Thánh Thần Chúa, nên cứ hỏi. Và thắc mắc, như sau:
“
Đã hỏi, thì nhà Đạo/nhà báo chắc chắn sẽ trả lời trên giấy trắng, với mực đen. Vì, là giấy Tây với lại giấy Úc, nên câu hỏi được chuyển đạt tới đấng bậc vị vọng, rất
“Tôi nghĩ, chắc cụ đây không phải là người duy nhất chưa biết nhiều về lòng tôn thờ sùng kính Chúa Thánh Thần, ở xứ này. Tuy nhiên, qua vai trò mà Thánh Thần Chúa tác động lên cuộc sống của ta, đây cũng là việc bổ ích nên làm, để ta tỏ lòng biết ơn tôn thờ Đức Chúa Ngôi Ba.
Về chức năng Chúa Ngôi Ba, câu hỏi ta thường đệ đạt nhiều hơn cả, vẫn là: vai trò của Chúa Thánh Linh trong đời thường, là thế nào? Nếu đếm, ta thấy có khá nhiều vai trò Ngài tác động, mà ta thường gọi là Bẩy Ơn Chúa Thánh Thần. Các ơn Ngài ban, không theo thứ tự quan trọng trước sau, để ta xếp trên dưới, nhưng thông thường vẫn được kể như sau:
1. Ơn thánh hoá. Với vai trò này, Ngài là “Đấng Thánh Hoá” con người. Ba Ngôi Đức Chúa đều cùng thánh hoá ta hết; nhưng, danh xưng “Đấng Thánh Hoá” thường được dành riêng để chỉ định Chúa Thánh Thần, mà thôi. Bởi, Thánh Thần Chúa là Tình Thương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Và, sự thánh hoá nhất thiết phải bao gồm sự gia tăng tình thương ta có, với Chúa. Thế nên, ta có thể yêu cầu Ngài gia tăng tình thương nơi ta với Đức Chúa. Để được thế, ta thường hay hát “Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người luôn thăm viếng hồn con, thêm sức cho con tình yêu chan chứa. Trau dồi cho đáng Ngôi Thánh Thần.”
2. Ơn nhận biết ta là con Chúa. Là con cái, chứ không chỉ là tạo vật hoặc rặt đám nô lệ. Chính thánh Phao-lô đã minh định điều này: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa.” (Rm 8: 14) Biết mình là con Chúa, ta sẽ thêm lòng tin tưởng, cậy trông và thương yêu Cha của chúng ta, là Thiên Chúa.
3. Ơn sốt sắng nguyện cầu. Về việc này, thánh Phao-lô cũng viết cho giáo đoàn Rôma: “Có Thần Khí giúp đỡ ta là những kẻ yếu hèn, vì ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho ta.” (Rm 8: 26). Thật là cần, khi Chúa Thánh Linh giúp ta hiểu lời Chúa trong nguyện cầu. Cả vào giờ kinh hay thánh lễ.
4. Ơn hiểu biết “Đức Giê-su là Chúa” Ơn này, thánh Phao-lô đã xác định trong thư gửi giáo đoàn Cô-rin-thô: “không ai có thể nói: "Đức Giê-su là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thần Khí.” (1 Cr 12: 3). Với ơn này, ta xin Chúa giúp ta được sống trong Chúa. Sống, để diễn bày tình thương, lòng biết ơn cảm nhận mọi vui/buồn trong cuộc đời.
5. Ơn dẫn dắt ta đi vào sự thật. Thánh Gio-an quả quyết “Chúa Thánh Linh là “Thần Khí của Sự Thật” (Ga
6. Ơn thông hiểu mọi ngôn ngữ như đã xảy đến trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2: 5-11). Bằng vào ơn này, ta xin Chúa Thánh Linh ban cho ta quà tặng về ngôn ngữ, để cảm thông với những người nói ngôn ngữ khác; chí ít, là khi ta giúp họ đến với Chúa.
7. Ơn khôn ngoan. Có ơn này, ta mới có thể thực hiện điều Chúa dạy hãy ra đi mở rộng Nước Trời, ở mọi nơi. Theo nghĩa này, Chúa Thánh Linh giúp ta sống hăng say và hoạt động cho các linh hồn. Có được ơn này, ta sẽ bạo dạn làm chứng cho Chúa. Làm chứng, với mọi người.
Xem thế, đây là giải thích nghe quen quen. Quen, và rất sáng. Nhưng có đủ độ sáng cho người trẻ ngày nay nay không, đó mới là vấn đề. Và, vấn đề khác nữa, là: Thánh Thần Chúa có giúp người còn ở ngoài Đạo, chưa hồi hướng trở về, không?
Câu hỏi được gửi trao cho đám người rất trẻ, trong buổi họp bàn nọ để chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney 2008, trong đó chủ đề Chúa Thánh Linh được nhấn mạnh và gửi đến những người trẻ hăng say/năng nổ. Chủ đề năm nay nói đến Thánh Linh, rất rõ.
Một bạn trẻ đã phát biểu trong buổi thảo luận, rằng:
“Theo tôi, lâu nay ta dùng biểu tượng chim bồ câu hoà bình là để chỉ về Chúa Thánh Linh, xem ra không mấy thích hợp. Vì, việc ấy không đánh động người trẻ hôm nay, là bao. Chí ít, là các bạn đang sống ở những nước còn nghèo đói, rất khó khăn. Theo chỗ tôi biết, những người này khi nói đến chim bồ câu hay loài chim hiền lành nào khác, đều nghĩ ngay đến các buổi nhậu nhẹt, không xứng hợp.”
Một bạn khác tiếp ý:
“Hình ảnh ngọn lửa bùng cháy, cũng không gây ấn tượng là mấy. Nói đến Chúa Thánh Linh, theo tôi, ta phải nói nhiều đến Tình yêu. Dù tình đó, có là tình phụ tử hay tình mẫu tử, tình yêu đôi lứa, đi chăng nữa.”
Đến lượt một bạn trông khá chững chạc, giơ tay nói:
“Tôi thiển nghĩ, mỗi lần nói đến Chúa Thánh Thần ta nên nghĩ đến Tình Yêu giữa Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Chứ, tuyệt nhiên không nên liên tưởng đến tình yêu trang lứa, như thế bất xứng. Muốn hiểu rõ Chúa Thánh Thần là Tình Yêu, ra cũng cần suy tư nhiều ngày, suốt năm tháng mới nhận ra được Tình Yêu ấy…”
Có bạn, thay vì phát biểu, lại hát lên một đoạn trong bài nhạc của nhạc sĩ Y Vân để minh chứng. Trong nhạc bản có những lời lẽ, như sau:
“Anh, yêu tình nở muộn
Chiều, tím màu mến thương
Mắt, biếc sầu lắng đọng
Đèn, thắp mờ bóng đêm.” (Y Vân – Những bước chân âm thầm).
Ý chừng, anh muốn chứng tỏ: Chúa Thánh Thần là Tình Yêu đến chậm, nhưng rất chắc. Sợ rằng, các bạn rồi sẽ đi quá xa, dễ lạc đề, vị chủ trì buổi họp bèn kéo mọi người về với thực tại bằng một câu Sách Thánh trích dẫn làm chủ đề trên trang mạng. Đó là câu được viết trong sách Công vụ Tông đồ, ở đó Chúa có nói:
“anh em sẽ nhận được quyền uy sức mạnh
của Thánh Thần Chúa
khi Người ngự xuống trên anh em.
Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy.” (Cv 1: 8)
Và, mọi người cũng kết thúc buổi họp chuẩn bị bằng những câu ca, và tiếng hát. Lần này, tiếng hát mang giòng nhạc chảy xiất và tiết điệu trẻ trung, rất thần học:
“Thánh Thần, khấn xin ngự đến
hồn con, đang mong chờ Ngài.
Suối nguồn, Thánh ân hiện xuống
Này dương gian, xin Ngài đổi mới.
Ngài ơi! Xin Ngài hãy đến!
Chiếu sáng, thế gian u mê, tối tăm.
Ngài ơi! Xin Ngài hãy đến!
Hiển linh, Ngài oi!” (Thành Tâm – Thánh Thần hãy đến).
Có ý kiến cho rằng một trong các đặc sủng của Thánh Linh là những quà tặng Chúa gửi đến với mọi người. Quà tặng bình an, nhiều ân huệ. Ân huệ là sự lặng thinh. Là trạng huống tâm linh, rất trí tuệ. Là phương cách để sống. Sống đời người. Sống với người đời. Ở đời thường. Nơi đó, có phong trào sùng kính Thánh Linh, rất nở rộ.
Qua ý kiến ở trên, hẳn là ta thấy nhận định về Chúa Thánh Linh tuy có khác nhau về phương cách diễn tả, nhưng vẫn giống nhau về chiều sâu cảm nghiệm. Những cảm nghiệm thân thương, đậm đà tình yêu mến. Có yêu mến nhau, mới thấy Thần Khí Chúa đang ở cùng. Ở với ta. Với mọi người.
Ngày nay, có lẽ Thần Khí Chúa liên lạc với mọi người chúng ta, theo phương cách rất “thời thượng”, mà người người thường gọi là điện thư Chúa Thánh Thần. Như thư điện ở bên dưới:
Người nhận: chính bạn, kẻ đang đọc các giòng thư này.
Ngày tháng: Bây giờ và mãi mãi
Người Gửi: Thánh Thần Chúa.
Về việc: Cuộc sống của mình.
Ta là Thiên Chúa Ngôi Ba. Hôm nay Ta lo liệu mọi việc cho bạn hiền.
Điều cần nhớ: Ta không cần ai giúp đỡ để hoàn tất việc làm này.
Nếu cuộc đời, đem đến cho bạn tình trạng không thể giải quyết. Cũng đừng quá cố gắng. Hãy bỏ nó vào hộp thư đề tên ĐĐTLL (Để đó Thánh Linh lo). Mọi việc sẽ được giải quyết thoả đáng, theo hạn kỳ của Ta. Chứ, không theo đòi hỏi của bạn, đâu nhé.
Khi đã bỏ mọi thứ vào hộp thư này rồi, bạn cũng đừng lưu giữ điều gì để rồi quá lo toan mà buồn bã. Trái lại, hãy để tâm đến điều tốt đẹp mà hiện thời bạn sở hữu. Dưới đây là vài ví dụ điển hình:
Nếu lái xe bị kẹt đường, chớ nóng giận/gây gổ mà làm chi. Bởi, trên thế gian, còn quá nhiều người chẳng được vinh hạnh rờ đụng đến xe, nói gì đến chuyện lái.
Nếu gặp bực bội ở nơi làm, hãy nghĩ đến những người thất nghiệp, quá nhiều năm.
Hẳn, bạn có nuối tiếc vì tuần lễ đã qua mau: hãy nghĩ nhiều đến cảnh tình người mẹ già tất bật làm lụng một ngày 12 tiếng, suốt 7 ngày, chỉ lo tần tảo để nuôi đàn con thơ dại.
Xe bạn nằm ụ chờ mãi không thấy dịch vụ lưu động đến sửa chữa? Hãy nghĩ đến người tật nguyền cả hai chân lẫn hai tay. Những người, chỉ mong cất được bước chân đi nốt quãng đường dài ngắn ấy.
Thất vọng vì cuộc tình lỡ dở? Hãy liên tưởng đến người chưa từng được yêu và yêu bất cứ một ai.
Hoặc, vẫn thắc mắc về mục tiêu đời mình? Hãy biết rằng, nhiều người chẳng còn sống được bao năm, để có cơ hội mà thắc mắc, với vấn nạn.
Bạn buồn phiền lo lắng vì chợt bắt gặp trên đầu mình có sợi tóc trắng phau, ư? Hãy nghĩ đến bạn bè/người dưng vừa được chẩn đoán bị nhuốm ung thư cần được hoá trị. Những người, chỉ ước sao còn được ít tóc, mà nhìn ngắm.
Tự thấy mình là nạn nhân của những tị nạnh và ghét ghen, sao? Hãy nhớ rằng: mọi sự sẽ còn tệ hơn thế. Biết đâu, mình cũng chẳng hơn gì những người như thế.
Bị chú: Xin vui lòng chuyển thông điệp này đến với mọi người, dù thân quen hay chưa một lần biết tới. Hãy cứ tự nhủ: đây là thông điệp của chính Ta, Thần Khí Chúa ngự trong lòng, hết mọi người.
Đọc xong thông điệp, lời cuối hôm nay chỉ xin thêm một chữ viết: rõ thật hết ý! Hết ý, là bởi thông điệp Chúa gửi còn đó, vẫn nội tâm. Phải chăng, thông điệp đây chính là “phép lạ” ta nhận biết? Phép lạ hay đặc sủng, vẫn là những gì ta cần chuyển cho nhau. Chuyển, để cùng tin. Tin rất nhiều. Yêu thương, chẳng hề thiếu. Tin – yêu là Thần Khí Chúa, rất hôm nay.
Trần Ngọc Mười Hai
nguyện cầu sao
Thánh Thần Chúa
vẫn cứ ở cùng,
cùng bạn, và cùng tôi.
suốt cuộc đời.
No comments:
Post a Comment