Sunday, 7 February 2021

Chuyện phiếm đạo đời đọc trong những ngày có đại dịch Covid 19 06/8/20

 

“Đêm Chớm Ngày Tàn”

“Đêm chớm ngày tàn, theo tiếng xe về, lăn về viễn phố
 “Em hỡi sương rơi, ngoài song đêm hạ, ôi buồn phố xá
  “Hoang liêu về chết tha ma, tiếng chân gõ guốc xa xa
     “Người xa vắng người, người xa vắng người...
             
(Thơ: Cung Trầm Tưởng - Nhạc: Phạm Duy)

 

Ôi thôi! là “Nỗi buồn phố xá hoang liêu về chết trong ta” và trong nơi người, cả một đời!

Ối chà, là “tiếng gõ guốc xa ca, người xa vắng người!” Những xa và vắng nhiều thế hệ trong đó có cả tôi và nhiều người. Cũng dễ hiểu.

 

Hôm nay đây, người người vẫn cứ xa và vắng nhau vì mãi sống kiểu “bên ni bên nớ”, lại cảm nhận chuyện “sương rơi ngoài song đêm hạ” hoặc “hoang liêu về chết trong ta”, cả hồn mình lẫn hồn người, trong đời.

 

Hôm nay đây, dịch Côrôna vi-rút cũng đã, đang và sẽ còn giết ta và nhiều người không chỉ mỗi thân xác yếu mềm thôi, mà cả tấm lòng nhân hậu vốn là sở trường của tôi, của bạn của nhiều người trong thánh Hội của Chúa.

 

Chẳng thế mà, tác giả nọ còn gióng lên lời tra hỏi nghe qua đã thấy sợ, vì nó cứ luẩn quẩn trong đầu người đọc, mãi không thôi. Lẩn cẩn chỉ một câu hỏi giản đơn như bậc thày ở xứ người từng viết lên cuốn sách có đầu đề là “Did Jesus exist” (Phải chăng “Đức Giêsu từng hiện hữu?”) Nghe hỏi, người viết thấy như có lời ca mà nghệ sĩ cứ hát mãi, những lời rằng:     

 

“Em có nghe rồn rã bước ai vất vả bóng ai chập chờn?
Hồn ai cô đơn tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai tình ai ấp úng
Thương ai lạc loài, ăn mày xán lạn ngày mai
Đêm ni ai say đất lở, em ơi có nghe rạn vỡ
Vạn mảnh ly tan theo chuỗi cười.
Bên tê thành phố tráng lệ
Giai nhân nằm khoe lõa thể
Bên ni phố vắng ôi lòng ngoại ô.

Em có nghe hồ như bước ai gõ nhịp bước ai giang hồ?
Hẹn ai bên ni dài in ngõ cũ
Em có nghe bên ni lạnh như bên nớ?
Phút giây chia lìa, trong lòng vẫn phải đèo mong
Hai tâm linh giam kín lại
Bấm đốt ngón tay chờ đợi
Chờ ngày con thơ, thơ cũng ra đời
Em ơi ngoài kia liếp ngỏ
Sương rơi ngoài song khép hở
Bên trong kín gió ấm ơi là tình.”

(Thơ: Cung Trầm Tưởng- Nhạc: Phạm Duy – bđd)

 

À thì ra, đây là lời ngỏ cứ lan man, tản mạn trong đầu người đọc hoặc người viết, chí ít là khi tác giả lại cứ thanh minh rằng:

 

“Thực tế mà nói, Đức Giêsu không hề trở-thành nhân-vật lịch sử của thế kỷ 21 chuyên nói thứ ngôn ngữ của người Mỹ, Anh, Đức hoặc bất cứ nước nào khác. Ngài không nhất thiết phải là người Do-thái sống tại Palestine ở thế kỷ đầu đời. Ngài không giống chúng ta, thế nên nếu ta biến Ngài trở nên giống hình ảnh của ta tức là ta đã biến Đức Giêsu hiển hiện trong lịch sử nhân loại thành nhân vật do chính ta tạo ra cho mình vì mục đích nào đó của mình, thôi.

 

Đức Giêsu không nhận ra được con người của Ngài trong các bài giảng của ta hôm nay. Ngài chẳng biết gì về thế giới ta sống. Ngài không theo tư-bản chủ nghĩa, cũng chẳng hề tìm hiểu thứ doanh-thương do ta làm chủ. Ngài không bao giờ hỗ-trợ chủ trương làm giàu hoặc tạo mẫu chính đáng trong cuộc sống của bất cứ ai. Ngài không tin vào hệ-thống giáo-dục tổng-thể, cũng chẳng bao giờ Ngài lắng nghe hoặc để tâm đến cái gọi là nền dân-chủ nào đó của con người . Ngài chẳng bao giờ bận tâm đến chuyện đi nhà thờ nhà thánh ngày Chủ nhật. Ngài chẳng biết gì về hệ-thống an-sinh xã-hội, về tem phiếu, trợ cấp và/hoặc chủ-trương làm giàu cho nước Mỹ, hoặc về con số những người thất nghiệp cùng chính-sách di dân nhập cảnh. Ngài chẳng có bất cứ quan-điểm nào về việc cải-tổ thuế-má, chăm sóc y-tế/sức khỏe của dân thường ở huyện (ngoại trừ sự việc Ngài từng chữa bệnh cho người phong cùi, ghe lở) hoặc chính sách an-sinh xã-hội ở đâu hết.

 

Lâu nay, ta cứ ra điều hiểu rằng Ngài tỏ bày quan-điểm tư riêng về các vấn-đề luân-lý, xã hội từng làm cho con người đâm hư đốn, như chuyện: phá thai, hoặc quyền chọn lựa cách sinh sản khác biệt, hôn-nhân đồng tính hoặc hỗ trợ an-tử, mang bom đi đánh xứ người, vv…

 

Thế giới của Ngài đâu có là thế-gian trong đó chúng ta sinh sống. Điều Ngài bận tâm cũng chẳng bao giờ là điều mà mọi người từng để ý. Và trớ trêu thay, điều Ngài tin tưởng cũng chẳng là niềm tin tưởng của ta bao giờ hết…” (X. Bart D. Ehrman, Did Jesus exist, sđd tr. 334-335)                         

 

Cuối cùng thì, tác giả nói ở trên lại đã tạm thời đúc kết lập trường của ông, mà bảo rằng:

 

“Đức Giêsu là Đấng Siêu Phàm, vẹn toàn. Ngài tin có ác thần sự dữ và các thần ô uế đang sinh-hoạt trong thế giới hiện giờ. Ngài biết rất ít và có khi Ngài cũng chẳng hề biết tí gì về công việc mà Đế quốc La Mã từng làm. Nhưng, những gì Ngài am-tường và coi đó là sự dữ, như những gì do quyền-lực của ác-thần gây ra, trừ phi đó là thứ thần-quyền thời vị lai do Thiên Chúa đốc thúc ngang qua Đấng Thiên Sai do Ngài phái đến lại cũng không là niềm tin tưởng của ta. Ngài chẳng bao giờ đề xướng các quan-điểm chính-trị của ta bao giờ hết, dù ta có mở ra một tầm nhìn nào đó, khá hấp-dẫn…” (X. cùng một tác giả tr. 335-336)

 

Từ các nhận-định nêu trên, tưởng cũng nên đi vào thực tế cuộc đời người mà sống thật, hệt như Đức Kitô cùng các thánh đã và đang sống, cho đến nay. Sống thật và sống thực tế, như truyện kể được trích dẫn ở bên dưới, vẫn cứ bảo:

 

           

 

 

 

 

 

 

 

No comments: