Monday 4 November 2019

“Cho nhớ thương về quê xưa.”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 32 thường niên năm C 10/11/2019

“Cho nhớ thương về quê xưa.”
Mùa Xuân không còn nữa,
Muôn cánh hoa đào phai úa,
Lối cũ rơi hững hờ.”
(Nguyễn Hiền – Hoa Bướm Ngày Xưa)


(1Phêrô 4: 12-16)

“Nhớ thương quê xưa”, “Xuân mùa không còn” rồi thì cả đến “lối cũ” cũng như “hoa đào” hoặc hoa xuân ít nhiều cánh, cũng chẳng ai còn nhớ, còn thương như khi xưa, bao giờ.

Đó, là niềm thương niềm nhớ về chốn cũ ”Ngày xanh”, “Hồn thơ mơ màng” và… thôi thì cú đủ  trăng thanh gió mát, “làn mây trôi”, “Khung trời hoa bướm”, “Nắng tơ vàng”, đủ thứ, hết mọi loại lại cứ ơ hờ, trời mơ quẩn quanh đây đó mấy tư-tưởng đầy những thơ như câu ca còn hát mãi: 

“Nơi ấy bao ngày xanh qua
Hồn thơ mơ màng quá
Yêu những khung trời hoa bướm
Với nắng tơ vàng êm
Yêu sao ngày thơ ấu
Đất nước chưa thay màu
Những tấm lòng thương nhau
Cười nghiêng nghiêng tà áo
Năm tháng theo làn mây trôi
Ngày thơ xa dần mãi
Nơi cũ dâng sầu tê tái
Sắc bướm hoa tàn phai
Hồn bướm hoa xưa còn đâu?
Vườn cũ quê nhà yêu dấu
Mầu nắng xưa còn lưu luyến
Hương sắc ngừng trôi trước thềm
Còn nhớ hay chăng người ơi!
Chiều nào thầm nghe lá rơi
Ta nắn cung đàn u sầu
Thương ngàn cánh hoa phai mầu

Cho nhớ thương về quê xưa
Mùa Xuân không còn nữa
Muôn cánh hoa đào phai úa
Lối cũ rơi hững hờ
Nơi ấy bao ngày xanh qua
Hồn thơ mơ màng quá
Yêu những khung trời hoa bướm
Với nắng tơ vàng êm
Yêu sao ngày thơ ấu
Đất nước chưa thay màu
Những tấm lòng thương nhau
Cười nghiêng nghiêng tà áo
Năm tháng theo làn mây trôi
Ngày thơ xa dần mãi
Nơi cũ dâng sầu tê tái
Sắc bướm hoa tàn phai
Tìm thấy đâu ngày thơ êm ái
(Nguyễn Hiền - bđd)

Hôm nay đây, và có lẽ cả trong mai ngày nhiều thế hệ, bạn cũng như tôi sẽ không còn thấy bơ phờ nhiều giòng chảy tư-tưởng đầy những thở than, lan man một “bồ chữ”, rất như sau:

“Thưa Cha,
Có thể nào, cũng xin Cha kể cho đám con cháu còn ngu muội đây, đôi điều về “Linh-hồn xâm nhập xác phàm loài trẻ bé”. Xâm nhập từ đâu? Khởi từ khi nào? Từ buồng trứng hoặc tử cung đây? Con có đứa con gái rất đáng yêu từng xảy thai khá nhiều lần khiến con đây cứ tự hỏi lòng mình là: với các thai nhi chưa kịp mang hình hài trai, gái xác phàm có chăng linh hồn của trẻ thơ? Linh hồn ấy, hẳn cũng đạt chốn thiên đường khi chết sớm đấy chứ? Xin Cha bố thí cho con đôi giòng chữ thân thương giải đáp để con còn biết mà thưa thốt với mọi người, trong ngoài Giáo hội!”

Vâng, đấng bậc nhà Đạo đây có bố thí cho người hỏi đôi giòng tư-tưởng không “ta bà” nhiều bến đáp, rất như sau:

“Trước nhất, theo thiển ý, ta cũng nên tìm về bối cảnh trong đó ta có những hai sự thật về đời người, ở đời. Trước hết, qua cụm từ “linh hồn” nói chung, mọi người thường diễn-tả nguyên-tắc sống của mọi sinh-vật trong trời đất. Tất cả mọi sinh vật sống, từ cây cỏ, thú vật hoặc bản-thể người đều có một thứ gọi là ‘hồn’. Chính cái ‘hồn’ này tạo sự hợp nhất cho bản thể ấy, và theo nghĩa triết-học cái đó được gọi là ‘hình-thức’ của chất vật.

Tuy nhiên, duy chỉ nơi con người cái hồn này mới mang tính linh thiêng, có khả năng am-hiểu, tư-duy và thương mến, vv… Rồi từ đó, hồn người mới lại có chính hành-động tư-tung tự tác, biệt-lập với thân xác rồi cứ thế nó tiếp tục hiện-hữu mãi đến khi người ấy quá vãng đi vào chốn thiên thu bất tận.

Thứ hai là, hồn thiêng nơi con người do Thiên-Chúa trực-tiếp dựng nên. Bằng vào lời lẽ ở Sách Giáo-lý, ta đọc được những lời sau đây: “Giáo Hội dạy rằng: tất cả thần-hồn linh-thiêng đều do Thiên Chúa trực-tiếp tác thành –chứ không do cha mẹ ‘sản sinh’-  và hồn thiêng con người luôn bất tử; hồn thiêng không héo rụi khi tách rời khỏi xác thể vào lúc chết và nó sẽ kết hợp trở lại với xác thân vào ngày Phục sinh sau hết.” Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đoạn 366; và ở câu 33)                 

Nhìn vào lịch sử Giáo hội, ta thấy Aristotle (384-322 trước Công nguyên) dạy rằng: bản thể người lúc đầu đã có hồn thực vật hoặc hồn cỏ cây, rồi sau đó có hồn cảm-xúc hoặc hồn thú và cuối cùng là hồn trí-tri hoặc hồn người. Với ông, thì việc nhập hồn, tức việc hồn người gia nhập thể xác xảy ra 40 ngày sau khi thụ thai, đó là đối với nam-nhân và 90 ngày với nữ-giới. Vào lúc ấy, mọi người tin rằng chỉ sau thời gian ấy ta mới thấy có sự chuyển động trong cung lòng người mẹ và chỉ khi ấy việc người mẹ mang thai mới chắc chắn.

Với các triết-gia khác, nhóm Khắc Kỷ chủ-trương rằng hồn thú chỉ thành hình sau khi sinh ra, tức vào lúc thú con tiếp xúc với không khí và sau đó mới đổi thành hồn có lý-trí vào độ tuổi 14 thôi. Các triết-gia theo thuyết Êpicure và Pythagore lại tin rằng hồn thiêng khởi sự hiện-hữu ngay vào lúc thú mẹ thụ thai.         

Giáo hội thời đầu, có rất nhiều vị chuẩn-nhận lập-trường của triết-gia Aristotle. Nhưng, ý-tưởng bảo rằng hồn thiêng thấm nhập thể xác vào lúc thụ thai lại cũng được mọi người chấp-nhận ngay từ thế kỷ thứ 3 và sau đó thánh Grêgôriô thành Nyssa lại cũng xác-nhận sự thật này vào thế kỷ thứ tư.

Mãi sau này, quan-điểm của Aristotle mới trở-thành lập-trường của nhiều người hơn nữa là do họ đặt nền-tảng trên sự tin tưởng bảo rằng chỉ vào khi thai-nhi đã thành-hình rồi mới có được hồn người. Đến thế kỷ thứ 5, thánh Âu-tinh mới theo lập trường này dù thánh-nhân sau đó cũng biện-luận nhiều về sự việc hồn thiêng mọi loài có khả-năng xuất-hiện trước lúc đó.

Đến thế-kỷ thứ 13, thánh Tôma Aquinô lại đã công-nhận rất hết mình khái-niệm của Aristotle chủ-trương rằng phôi-thai ban đầu đã có hồn thực-vật và hồn thiêng xúc-cảm của con người xuất-hiện vào 40 ngày sau.

Đi thẳng vào thời hiện-tại, Giáo-hội lâu nay vẫn chưa khẳng-định khi nào thì hồn thiêng nhập-định. Đây vẫn là vấn-đề còn mở ngỏ, suốt từ lâu.

Thánh bộ Giáo-lý Đức tin có tuyên-bố thẳng-thừng về chuyện này qua Tông thư Tuyên-ngôn Phá thai ban hành năm 1974, khi ấy nói rõ: “Tuyên ngôn đây, dứt khoát để sang một bên vấn đề hỏi rằng: khi nào thì hồn thiêng con người nhập-định vào thân xác. Về điểm này, truyền thống Giáo-hội không nói rõ chuyện đó và các tác-giả lại cũng bất đồng ý kiến về chuyện ấy. Với nhiều vị, sự việc này xuất-hiện ngay vào lúc khởi đầu; các vị khác lại chủ-trương: ít ra thì, sự việc này cũng không xảy ra vào lúc phôi thai đi vào cung lòng của người nữ. Và, chuyện này khoa-học cũng không có thẩm-quyền để phân-định các lập trường khác biệt, bởi lẽ việc linh hồn bất-tử hiện-hữu không là vấn-đề đặt ra cho họ.

Đây là vấn đề triết-học chứng tỏ rằng những gì ta khẳng định về đạo đức vẫn mang tính biệt lập, vì hai lý-do: thứ nhất, nếu có được sự sinh động muộn màng đi nữa, thì sự sinh động đó vẫn không là gì hết so với sự sống con người đang chuẩn bị đón nhận hồn thiêng trong đó bản-chất người được hoàn tất xuất từ cung lòng của mẹ cha. Mặt khác, điều đó cũng đủ để nói rằng sự hiện hữu của hồn thiêng này chỉ là khả-hữu-thể(và không ai lại có thể chứng minh điều ngược lại)ngõ hầu việc chấp-nhận sự sống bao gồm cả việc chấp-nhận mối nguy hiểm sẽ giết chết con người, không phải chỉ vì còn đợi chờ, nhưng đã sở-hữu hồn này rồi.

Thành thử, dù không biết rõ khi nào thi hồn thiêng nhập-định vào với xác thể, nhưng ta vẫn nắm chắc rằng nó đã có đó thoạt vào lúc rất sớm, cả khi người mang bầu bị xảy thai.

Với ơn cứu độ, Sách Giáo lý Hội thánh quả quyết rằng: trường hợp trẻ bé chết đi cả vào lúc bé chưa chịu phép thanh-tẩy, Giáo hội chỉ có thể phó thác bé trong tình thương của Thiên-Chúa và Giáo hội vẫn làm lễ mồ cho bé như người thường.

Quả thật, Thiên Chúa lòng lành vẫn mong muốn sao cho tất cả mọi người được cứu rỗi, và lòng từ-ái của Đức Giê su đối với con trẻ là nguyên-do khiến Ngài bảo ban các môn-đệ trong Tin Mừng, bảo rằng: “Hãy để con trẻ đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng”, (Mc 10: 14). Từ đó, ta có lý để hy vọng rằng vẫn còn đó con đường cứu rỗi các trẻ bé chết đi trước khi lĩnh nhận bí tích thanh tẩy.”  Như sách Giáo lý Hội thánh Công giáo đoạn 1261 từng đoan quyết. (X. Lm John Flader, The Child and the soul, The Catholic Weekly 27/10/2019, tr.23)
                                         
Với nhà Đạo, các đấng bậc bao giờ cũng thở than, luận bàn về “linh hồn” nhập vào thể xác cùng lập trường của các giáo phái, giáo luật gồm tòn chữ “Phải” và “Phải”, tức là toàn những chuyện trăng sao mây nước với hào quang sáng chói, chứng tỏ đấng bậc lành thánh không thuộc loại “ma trơi”, ma mãnh nhưng là chuyện thực tế hấp dẫn mọi người trong thiên hạ.

Với người đời trong thiên hạ, ắt hẳn việc bàn bạc chuyện thực tế trong đời là chuyện thiết yếu chẳng cần phải trích dẫn điều gì vẫn thu hút người nghe, ở khắp chốn. Những chuyện hấp dẫn người nghe, tựa hồ truyện kể ở thôn làng này/khác có giòng chảy nhẹ như sau:

            “Truyện rằng:
Có một người đau khổ tìm đến tham vấn vị Thiền sư:
-Kính bạch Ngài, đời con khổ quá, khổ đeo đuổi con như một kẻ ''chạy trời không khỏi nắng''? Làm cách để đời con hết khổ, cuộc đời chỉ có một màu hạnh phúc mà thôi?
- Này nhé! Bây giờ ông ra chợ mua một trái Thanh Long, ăn cho hết trái đó, với điều kiện là chỉ ăn phần thịt và phun hết hạt của nó ra, thì ông sẽ hết khổ.

Và, lời bàn của người kể truyện lại đã bảo rằng:

Bạn biết không, khổ đau trong cuộc đời này giống như muối vậy. Số lượng muối luôn giữ nguyên, chẳng hề thay đổi. Nhưng khối lượng khổ đau chúng ta phải thọ nhận còn phụ thuộc vào chiếc “bình chứa” của nó. Vậy nên, khi ta đau khổ, điều duy nhất con nên làm là mở rộng tầm nhìn của con ra. Đừng an phận làm một ly nước, hãy trở thành một hồ nước hay một dòng sông hòa tan mọi hết đau đớn trong cuộc đời này”.

Đúng như lời những vị thiền sư nói, mỗi con người trong đời đều phải trải qua nhiều khó khăn hay đau đớn nhưng quan trọng là cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Nhìn xa hơn một chút, có lẽ chúng ta sẽ nhận thấy được nhiều điều tích  cực và rồi nhận ra đớn đau hay gian khó cũng chẳng hề gì, ta vẫn có thể vui vẻ, hạnh phúc nếu ta thực sự muốn. Vấn đề như thế nào không quan trọng, điều tất yếu là ta chọn cách đối mặt với nó ra sao.

Bạn chọn trở thành một ly nước hay cả một hồ nước? Mỗi khi bạn cảm thấy buồn phiền hay chán nản, cảm thấy cuộc sống mình không hạnh phúc, không như mong đợi thì hãy nhớ lấy điều này: “Một nhúm muối nếu bỏ vào một cốc nước, cốc nước ấy có thể không còn uống ược, nhưng nếu được bỏ vào một hồ nước thì nguồn nước ấy vẫn trong ngọt.

Vì thế, vấn đề không chỉ đơn thuần là có hay không có một ai đó bỏ một nhúm muối vào cuộc đời bạn, mà còn là ở: trái tim bạn là một hồ nước lớn hay chỉ là một cốc nước  nhỏ bé?

'Cuộc đời khổ một phần tư
Ba phần còn lại, khổ từ chính ta.
Ta là Phật, cũng là Ma
Ma nhiều hơn Phật- Đời là khổ đau!''
(Như Nhiên Thích Tánh Tọa)

Với nhà Đạo, thì: cuộc đời có là những chuỗi ngày đầy đau khổ như thế không? Câu trả lời, cũng tùy từng người. Tùy từng giai đoạn trong cuộc đời mình và đời người. Nhưng, đời ai đi nữa, cũng đều có chung một kinh-nghiệm xương máu, rất tốt tươi. Kinh nghiệm ấy, đấng thánh hiền nhà Đạo, từng kinh qua, nên mới bảo:

            “Anh em đang bị lửa thử thách: chớ có ngạc nhiên
Nhưng hãy coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em.
Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu,
anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện,
anh em cùng được vui mừng hoan hỷ…
Nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Kitô hữu, thì cũng đừng xấu hổ,
nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa
vì được mang danh hiệu đó.”
(IP 4: 12-16)

Nơi “nhà Phật” có giòng chảy thi-ca cũng nhẹ nhàng, hấp dẫn chứng tỏ cuộc đời người gồm đủ tham, sân, si như bên dưới:

“Lẫn Trong Nhau
Khổ đau là bạn an vui
An vui đích thực không rời khổ đau
Thong dong ngay giữa cõi sầu
Niết Bàn chung một nhịp cầu thế gian.

Trong mưa có giọt nắng vàng
Nơi bùn thoang thoảng.. mơ màng hương sen
Giữa ngày nghiêng bóng màn đêm
Canh khuya chợp mắt, nắng lên ngập hồn.

Sau niềm vui có nỗi buồn,
Trong tù ngục thấy con đường thoát ly.
Nơi dung nhan tuổi xuân thì,
Có đôi mắt Mẹ xếp li buổi chiều.

Ghét người, bởi chính vì Yêu
Yêu bao nhiêu Hận bấy nhiêu cũng là..
Trong chùa có cả ta bà
Trong ta bà ẩn một toà Như Lai.

Nơi điều '' nghịch ý trái tai ''
Lặng mà nghe - tỏ một bài Pháp âm.
À ơi, dưới võng con nằm
Cũng là giấc ngủ ngàn năm đi về...

Trong phiền não có Bồ đề
Dạt dào sóng gợn.. bốn bề đại dương.
Ngay tim ta có tình thương
Thương như lưới cá - tơ vương.. nhọc mình!

Trong sinh tử gặp Vô sinh
Bên đời huyên náo lặng thinh Phật ngồi.
Trong ta có cả vạn đời
Lặng yên.. tràn ngập đất trời xưa, sau..
(Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ)

Đọc thơ Bồ Đề nhà Phật, hẳn người Đạo Chúa thấy rất thấm và cũng thương cho lòng người còn bôn ba, ta bà khắp chốn. Cả chốn tu-trì lẫn ngoài đời nhiễu nhương, tít mù nhiều sương khói. Những sương và khói còn đó nơi cuộc đời con người như tôi, như bạn, như mỗi người và mọi người, ở đây. Rất vui vầy đầy nhân tính.


Trần Ngọc Mười Hai
            Và những kỷ niệm đẹp
            Của một đời người
            Nhiều ý nghĩa.

No comments: