Chuyện Phiếm CN 3 Phục Sinh năm
C 05/5/2019
“Có
ai biết chăng chuyện tình cờ”
Có ai biết đâu nào mà ngờ?
Vào một đêm trăng sáng
Hồn nhạc thơ lai láng
Thiết tha êm đềm mơ hồ.
(Văn
Phụng – Mộng Viễn Du)
(Isaya 29: 8)
Phải chăng câu hát ở trên là sự
thật, qua câu nhắn? Bởi, có những sự rất thật, thoạt xem qua tưởng chừng không
đúng. Nghĩ đi nghĩ lại, mới thấy nó đúng làm sao! Thế đó, là “sự thật” được
diễn tả như chuyện không để cười ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Có bà vợ nọ đứng trước gương ngắm nghía một lúc rồi buông tiếng
thở dài:
-Giời ạ, tôi đã già, béo và xấu xí đến mức này sao?
Thấy chồng không mảy may chú ý, bà vợ lại tiếp tục … than:
-Phụ nữ đúng là số khổ mà! Có
chồng có con xong là nhan sắc tàn tạ, đến giờ nó thảm đến mức soi gương cũng
không dám nữa!
Ông chồng ngồi đọc báo gần đó lên tiếng:
-Bà còn may mắn hơn tui chán, than thở gì cơ chứ?
Bà vợ bực mình đáp lại:
-Đàn ông các ông có phải lo lắng gì đâu mà xuống sắc, lại còn bảo
tôi may mắn hơn?
Ông chồng buông tờ báo, thở dài ngao ngán nói:
-Bà tự ngắm mình trước gương có
mấy phút thôi đã than đau khổ rồi! Còn tôi đây phải ngắm bà suốt từ ngày này
sang tháng nọ, có được than vãn tiếng nào đâu?” (Truyện kể lấy từ trang mạng)
Chuyện tình cờ ở trên mạng
hay trong cuộc đời, vẫn là những chuyện còn được người nghệ sĩ diễn-tả qua câu
hát được thêm vào như sau:
“Có
ai biết chăng chuyện tình cờ
Có ai biết đâu nào mà ngờ
Vào một đêm trăng sáng,
hồn nhạc thơ lai láng,
thiết tha êm đềm mơ hồ
Áng mây cuốn tâm hồn dịu dàng
Thiết tha với cung đàn nhịp nhàng
Dìu hồn ta đi tới
miền Thần Tiên thanh thú,
sắc hương huy hoàng nên thơ.
Hào quang bốn phương huy hoàng
Bầy tiên nữ đang khoe mình với cung đàn
Nắm tay múa theo điệu nhịp nhàng
Nhắp say chén men rượu nồng nàn
Bầu trời trong thanh mát
Ngàn người vang câu hát
dưới hoa muôn mầu huy hoàng.
Có
ai biết chăng chuyện tình cờ
Có ai biết đâu nào mà ngờ
Chuyện Thần Tiên giây phút
chìm dần trong sương khói
vấn vương tâm hồn trong mơ
Tìm trong mơ
Tìm trong mơ
Tìm trong mơ
Mơ trong mơ.”
(Văn
Phụng – bđd)
“Tìm trong mơ” hoặc
“Mơ trong mơ”, trong mộng lại
vẫn là những giấc mơ có thể trở thành hiện-thực, như câu truyện kể còn thêm nếm
ở bên dưới:
“Sau đám tang, họ hàng bạn bè ở xa, ở
gần, đã từ giã ra về hết. Người đàn bà bắt đầu thu dọn lại căn nhà mình. Ngôi
nhà bây giờ chỉ còn lại một người. Chị không biết mình sẽ ở lại trong ngôi nhà
này, hay chị sẽ dọn về với con.
Chị bắt đầu dọn dẹp từ mấy gian bên
ngoài. Từ cái ghế vải dài nằm coi truyền hình của anh, chắc là phải gọi con đem
đi giặt; những cái áo khoác treo trên mắc ở tủ ngoài, chị tháo xuống, xếp vào
thùng; mấy cái nón mùa đông, mấy cái nón mùa hè, chị cũng xếp luôn vào. Cứ mỗi
một thứ xếp vào thùng chị lại tần ngần ngắm nghía, cầm lên, bỏ xuống. Không biết
nên giữ hay nên đem cho, vì cái nào cũng mang một kỷ niệm. Cái mũ nỉ ấm áp này
mua ở đâu, trong chuyến đi nào; cái nón mùa hè này, chị nhớ là của con gái cho
bố trong ngày Father’s Day.
Trên cái bàn ăn trong bếp, một cái
khay nhựa mầu trắng, đựng gần hai mươi chai thuốc của anh, chị cầm lên đọc tên
từng chai thuốc. Chị đã thuộc lòng từng loại thuốc trong chai; thuốc giảm đau,
thuốc mất ngủ, thuốc chống ói, thuốc trụ sinh,v.v. Chị cho tất cả mấy cái chai vào cái túi nhỏ,
cột chặt lại, vứt cái túi vào thùng rác ngoài sân. Cái khay bây giờ trống rỗng.
Chị hình dung ra hình ảnh khi anh qua đời, người ta đến mang anh ra khỏi giường,
chiếc giường trống, một màu chăn gối trắng toát. Người ta cất anh vào một cái
ngăn thật lạnh.
Chị vào nhà xe, những đôi giầy cũ mới,
những đôi giầy anh dùng chạy trên sân đánh tennis, giầy đi bộ, giầy du lịch, giầy
khiêu vũ. Những đôi giầy đã mang anh vào đám tiệc, đi gặp gỡ bạn bè, lang thang
trên những con đường, loanh quanh ở công viên, lên thuyền, xuống bến, đi qua những
thành phố rất lạ, những quốc gia rất xa.
Nhưng bây giờ anh đi về một nơi lạ nhất,
xa nhất, anh lại không cần đến bất cứ đôi giầy nào. Chị xếp những đôi giầy của
anh vào một chiếc thùng giấy, để vào một góc nhà xe. Chúng sẽ được mang đem đi
cho và người xa lạ nào đó, sẽ xỏ chân vào, tiếp tục đi trên một đoạn đường
ngoài kia. Họ có đi cho đến khi đôi giầy rách, cũ? Hay những đôi giầy đó lại được
chuyển sang những bàn chân mới?
Chàng đi để lại đôi giầy
Ngón
chân em nhớ những ngày có nhau (1). Chị ra vườn, vườn trước vườn sau, những cây
hoa lan đất đủ mầu đang đua nhau nở tung trong chậu; hoa hồng, hoa dâm bụt cũng
rực rỡ không kém, chị bùi ngùi nghĩ đến công lao của anh chăm sóc cây cỏ lá
hoa. Những ống nước trong vườn cũng do anh đặt, sợi giây điện chung quanh tượng
Đức Mẹ cũng anh giăng. Các con có lưu ý là bố phải cẩn thận, kẻo gây hỏa hoạn đấy,
Nhưng anh đời nào nghe chúng.
Mấy năm rồi, bóng đèn vẫn chớp, vẫn
sáng, có sao đâu. Chị se lòng nghĩ, nếu một người khác dọn vào nhà này, họ có
làm lại ngôi vườn không? Những cây hoa có bị dời chỗ, những bóng đèn sẽ tháo xuống,
và tượng Đức Mẹ nữa, người chủ mới có cùng một tôn giáo như anh chị không?
Cuối cùng, chị quay vào buồng của anh.
Căn buồng mấy năm nay là một thế giới của riêng anh. Thỉnh thoảng chị ngó vào,
kêu ầm lên: Sao mà bừa thế này!
Chị đến bàn viết. Cái máy vi tính đã
đóng lại để cho người con trai lớn đến mang đi; một ít giấy linh tinh trên mặt
cái bàn nhỏ, chị nhìn qua, thấy không có gì quan trọng, chị thu xuống cái sọt
giấy bên dưới. Chị coi như là xong, những thư từ trên máy vi tính đã có con
trai lo hộ, chị không thắc mắc.
Bây giờ chị cần thu dọn quần áo của
anh đem cho. Chị bối rối vì không biết nên bắt đầu từ ngăn kéo nào, từ góc tủ
nào.
Quần dầy, áo mỏng, áo còn mới, hay quần
đã cũ. Cái treo, cái gấp, cái vắt trên ghế, cái rơi cạnh giường. Hơn một tháng
nay anh ở bệnh viện, anh vào hospice, chị đâu có thời giờ để ý đến căn buồng.
Quần áo là vật dụng thân quen nhất cho
thân thể, chúng đã ôm ấp anh, mang hơi hướm anh, chúng là những người bạn thân
thiết của anh, quần áo này gần gũi với anh cho đến hôm anh mất. Chị úp mặt vào
chiếc áo sơ mi vắt trên thành ghế tưởng như chị đang gục đầu trên vai anh.
Một cơn gió nhẹ thổi vào phòng qua cửa
sổ xoa xoa mái tóc chị, nước mắt chị ứa ra. Bất giác chị nhớ đến bài thơ của
Cao Bá Quát khóc vợ:
Từ ngày anh ra đi Giường không đêm đêm
giữ Trăng biển soi lòng nhớ Vào giấc mộng cô đơn Gió sông thổi cơn lạnh Vào khoảng
trời hoàng hôn Chiếc gương nhỏ em cất Trong hành lý người xa Áo lạnh em vẫn giữ
Trong phòng của hai ta Giữ vật tự an ủi Làm sao mà quên nhau (2)
Chị tháo xuống từng chiếc áo, chiếc quần.
Gấp lại như gấp chính hồn mình, chị xếp từng xấp để lên giường anh. Chị đứng
nhìn những xấp vải vô tri đó mà như nhìn những mảnh hồn mình. Chị ngồi lặng đi
trong buồng anh không biết bao lâu. Ngoài kia, mặt trời đang xuống.
Bỗng chị nghe một tiếng reo, hai tiếng
reo. Tiếng reo của chiếc cell-phone. Chị nhìn quanh, không phải phôn của chị,
chị biết phôn của chị đang để ở buồng ngủ của chị, phía bên kia nhà. Chị hấp tấp
đến bàn viết, kéo từng ngăn kéo, chị tìm thấy cái phôn của anh đang rung, chị cầm
lên:
-A lô, A lô!
Không có tiếng trả lời. Chị luống cuống
bấm lung tung tìm xem ai vừa gọi. Không có ai gọi cả, con số cuối cùng trong
máy là của con gái chị gọi cho bố từ tuần trước, khi anh còn tỉnh. Cái phôn im
lặng, tắt ngấm, lạnh ngắt trong tay chị. Bất giác chị nấc lên: “Anh ơi!” Ngoài
kia, mặt trời đã tắt. (Trích
truyện kể của tác giả Trần Mộng Tú)
Và
dưới đây là một truyện kể khác trích từ kho tàng truyện của tác giả khác như
sau:
“Có lẽ hầu hết các bạn
đều biết đến tên Scott Hahn. Ông là một học giả Kinh thánh và mục sư Tin lành
đã gia nhập Công giáo. Scott Hahn có một người bạn là linh mục, vị linh mục đó
đến viếng thăm Giáo Đô Rôma.
“Trong lần đó, vị Linh mục được gặp gỡ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Vào
ngày hẹn, vị Linh mục có nhiều thời gian rảnh rỗi. Giống như những du khách,
ngài quyết định đi tới một nhà thờ chính toà, để kính viếng thăm và cầu nguyện.
Trên những bậc thềm của nhà thờ thường hay có những người hành khất, cảnh này
rất quen thuộc ở Rome.
Nhưng tình cờ, vị Linh mục đã nhận ra một người có gương mặt rất quen
trong số những người hành khất. Sau khi vào đền thánh cầu nguyện, khuôn mặt của
người hành khất đó cứ luẩn quẩn trong tâm trí của ngài. Vị linh mục đó đã cố nhớ
lại xem, mình đã gặp người hành khất đó ở đâu đó. Cuối cùng, ngài đã nhớ ra,
ngài chạy vội đến người hành khất đang ngồi ở ngoài Vương Cung Thánh Đường và
hỏi :
-Tôi biết anh. Hình
như chúng ta đã học chung ở chủng viện phải không?
Người hành khất
gật đầu xác nhận. Vị linh mục nói với người hành khất:
-Như vậy anh là một
linh mục!”
Người hành khất trả lời:
-Tôi không còn là một linh mục nữa. Tôi đã sa ngã và mọi sự đã kết thúc
rồi. Làm ơn để cho tôi yên.
Vị Linh mục chợt nhớ cuộc hẹn sắp tới của mình với Đức Thánh Cha. “Tôi
đi đây và tôi sẽ cầu nguyên cho anh. ” Người ăn xin với
bộ mặt quen thuộc trả lời "Còn nhiều việc đang chờ bạn.”
Sau đó, vị Linh mục bỏ lại người hành khất trên bậc thềm và đi dự buổi
tiếp kiến Đức Thánh Cha. Những cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha thường thì rất
long trọng nhưng ngắn ngủi. Một số người được đặc ân gặp gỡ riêng cùng lúc và
khi Đức Thánh Cha tiến về phía bạn, vị thư ký trao cho ngài một cỗ tràng hạt đã
làm phép và Đức Thánh Cha tận tay trao cho bạn.
Vào lúc này, người ta có thể hôn nhẫn của Đức Thánh Cha và nói điều gì
đó cách chân thành, chẳng hạn xin ngài cầu nguyện cho bạn, nói rằng bạn đang
cầu nguyện cho ngài, hay cám ơn ngài về sự phục vụ cho Giáo Hội. Tuy nhiên, khi Đức Thánh Cha
đến gần, vị Linh mục đã không cầm được lòng và bộc phát:
-Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho bạn con. ”
Không chỉ có thế, vị Linh mục đã kể toàn bộ
câu chuyện. Đức Thánh Cha có vẻ đăm chiêu và ngài hứa sẽ cầu nguyện cho người
hành khất đó. Khi ra khỏi phòng, ngài thì thầm điều gì đó với một người trợ tá
ở lối đi.
Chiều tối hôm đó, vị Linh mục nhận được cú điện thoại từ một nhân viên
của toà thánh Vatican. Họ nói với vị Linh mục rằng ngài và người hành khất được
mời tới để dùng bữa tối với Đức Thánh Cha. Phấn khởi và bồn chồn, vị linh mục
chạy vội tới nhà thờ nơi ngài đã gặp người bạn học của mình. Chỉ còn lại vài
người ăn xin, thật là may mắn (hay có lẽ do ơn Chúa), người bạn học năm xưa vẫn
còn đó. Ngài tới gần bạn mình và nói:
-Tôi đã gặp Đức Thánh Cha và ngài nói sẽ cầu nguyên cho anh. Nhưng còn hơn thế nữa, ngài đã mời chúng ta
tới gặp gỡ riêng để ăn tối với ngài.
Người hành khất
nói:
-“Không thể nào, nhìn kỹ tôi
đi. Tôi chỉ là đống giẻ rách. Tôi đã không tắm gội từ lâu rồi... rồi quần áo
của tôi... ”
Nhận ra sự nghiêm trọng của tình huống (và hiểu được rằng người ăn xin
này được phép ăn cơm tối với Đức Thánh Cha) vị Linh mục nói:
-Tôi đang mướn một phòng ở khách sạn gần đây, ở đó anh có thể tắm rửa và
cạo râu, và tôi có quần áo vừa vặn cho anh.
Một lần nữa, nhờ ơn sủng của Thiên Chúa, người hành khất đồng ý. Sau đó,
họ cùng tới dùng bữa tối với Đức Thánh Cha. Vào lúc bữa ăn kết
thúc, trước khi ăn tráng miệng, Đức Thánh Cha đi về phía vị Linh mục, nhưng vị
này không hiểu được ngài đang có ý định gì. Cuối cùng, vị thư ký của Đức Thánh
Cha nói nhỏ với vị Linh mục:
-Ngài muốn chúng ta ra khỏi phòng.
Lúc đó vị Linh mục và vị thư ký đi ra ngoài, để Đức Thánh Cha ở lại một
mình với người hành khất.
Một lúc sau, người
hành khất rưng rưng nước mắt bước ra khỏi phòng. Vị Linh mục hỏi:
-Chuyện gì đã xảy ra vậy?
-Đức Thánh Cha xin tôi giải tội
cho ngài , người ăn xin nức nở.
Sau khi lấy lại
bình tĩnh, người hành khất nói tiếp:
-Tôi nói với ngài, ‘Thưa Đức Thánh Cha, hãy nhìn con đi. Con chỉ là đứa ăn xin. Con không
còn là một Linh mục’. Đức Thánh Cha nhìn tôi và nói rằng:
-Con ơi, một lần là Linh mục thì suốt đời là Linh mục, và không phải chỉ
có con là người ăn xin. Trước mặt Chúa, ta cũng là một kẻ ăn xin, ta cầu xin
Chúa tha thứ tội lỗi cho ta’.
-Tôi nói với ngài tôi không xứng đáng ở trong Giáo
hội, nhưng ngài bảo đảm với tôi rằng với tư cách là Giám mục Rôma,
ngài có quyền phục chức cho tôi ngay lúc đó và tại đó. Vị linh mục hành khất
nói tiếp rằng, đã lâu lắm rồi tôi đã không giải tội, đến độ Đức Thánh Cha đã
phải giúp tôi đọc lời xá giải.
Vị Linh mục bạn
hỏi:
-Nhưng anh ở trong đó khá lâu.
Chắc chắn việc xưng tội của Đức Thánh Cha đâu có lâu như vậy?
Người linh mục
hành khất mới nói:
-Không, việc xưng tội của Đức
Thánh Cha không có lâu như vậy đâu, nhưng sau khi tôi đã giải tội cho ngài
xong, tôi đã xin ngài giải tội cho tôi.
Những lời nói cuối cùng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 với người con
hoang đàng này, là một mệnh lệnh. Đức Thánh Cha đã giao cho vị Linh mục mới
được hoà giải, nhiệm vụ đầu tiên:
-Con hãy đi và làm mục vụ cho
những người vô gia cư và ăn xin, trên bậc thềm ở chính ngôi thánh đường mà con
đã ở đó.” (Truyện kể do bạn bè kể
trên Sách Phây)
Truyện kể trên Facebook
nghe xong tưởng chừng như chuyện hư cấu, có dàn dựng. Bởi, có Đức thánh cha nào
mà lại vướng bận mấy chuyện cỏn con, cục bộ như thế? Thôi thì, cục bộ hay đại
cục gì gì đi nữa, nay vẫn cứ xin bạn và tôi coi đó như một cơ hội giúp ta suy
tư đôi chút về cuộc sống của người đi Đạo ở đây đó. Đây và đó, có nhiều loại truyện
kể cũng đáng nể để ta suy. Suy và nghĩ, vẫn là thói quen của người đời ở trong
Đạo hoặc người đi Đạo ở đời, mà thôi.
Định thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta quay lại bài
hát đầy những chữ và chứ rất trần tình làm đoạn kết cho chuyện phiếm lai rai,
dài giòng như hôm nay. Vậy, bạn và tôi lại sẽ hát rằng:
“Có
ai biết chăng chuyện tình cờ
Có ai biết đâu nào mà ngờ
Vào một đêm trăng sáng,
hồn nhạc thơ lai láng,
thiết tha êm đềm mơ hồ
Áng mây cuốn tâm hồn dịu dàng
Thiết tha với cung đàn nhịp nhàng
Dìu hồn ta đi tới
miền Thần Tiên thanh thú,
sắc hương huy hoàng nên thơ.
Hào quang bốn phương huy hoàng
Bầy tiên nữ đang khoe mình với cung đàn
Nắm tay múa theo điệu nhịp nhàng
Nhắp say chén men rượu nồng nàn
Bầu trời trong thanh mát
Ngàn người vang câu hát
dưới hoa muôn mầu huy hoàng.
Có ai biết chăng chuyện tình cờ
Có ai biết đâu nào mà ngờ
Chuyện Thần Tiên giây phút
chìm dần trong sương khói
vấn vương tâm hồn trong mơ
Tìm
trong mơ
Tìm trong mơ
Tìm trong mơ
Mơ trong mơ.”
(Văn
Phụng – bđd)
“Chuyện thần tiên giây
phút” vẫn như “Tìm trong mơ” lại cũng giống chuyện đời
người ở huyện rất nên thơ như sự việc được Đấng thánh hiền ghi ở Kinh Sách vẫn
nói rằng:
“Như
người đói mơ thấy mình đang ăn,
khi tỉnh dậy thấy dạ dày trống rỗng;
hoặc như một người khát nằm mơ thấy mình đang uống,
khi tỉnh dậy thấy mình mệt lử,
họng
khát khô;
đoàn lũ các dân tộc đang tiến đánh núi Xion
cũng
sẽ y như vậy.
(Is
29: 8)
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn luôn liên tưởng đến những gì Là
Tình Trong Mơ
Biết đâu nào ngờ về Hồn nhạc thơ lai
láng
Cũng trong mơ.
No comments:
Post a Comment