Chuyện
Phiếm đọc trong tuần sau lễ Hiện Xuống 20-5-2018
“Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng
về rừng sâu.”
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu
(Lê Minh Bằng – Đêm Nguyện Cầu)
(Tv
141: 2/Kh 8: 3-4/Lc 1: 9)
Hễ cứ
là nguyện cầu, thì đêm nào chả là đêm. Dù đêm ấy, hay đêm nay vẫn rất lặng như
tờ, thờ ơ ít rộn tiếng. Vâng. Thế đó, là nguyện cầu. Ở đây đó, Nước Trời và
cũng ôi thôi bần đạo bầy tôi xưa nay cứ
nghĩ đã là nguyện cầu, phải có tiếng nức nở với Thượng Đế, Ông Trời, Đức Chúa
hoặc thần linh nào đó, mới phải.
Thế
nhưng, bần đạo đây đã sai lầm, hết chỗ nói. Bèn đi vào tìm hiểu với đấng bậc
thày dạy để tỏ con ngươi.Nhưng, trước khi đi vào chính điểm, xin mời bạn và tôi
ta nghe thêm lời ca tiếp:
“Có
những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu
Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?.”
(Lê Minh Bằng – bđd)
Và
hôm nay, bàn về nguyện cầu có lời van có hương khói với tiếng nhạc, lại thấy những
hỏi han và đối đáp như sau:
“Thưa Cha,
Lâu nay, con vẫn thích các lễ trọng có
khói hương nghi-ngút quanh bàn thờ, nhưng con vẫn tự hỏi không biết ý-nghĩa
đích-thực của nghi-thức này ra sao. Xin cha giải thích cho con biết để còn tin.
Cám đội ơn cha.”
Vâng.
Nghi-thức phụng-vụ Đạo Chúa bao giờ cũng mang nhiều ý-nghĩa rút từ sinh-hoạt phụng-tự
vào thời trước. Có khi còn trước cả thời lập Đạo nữa. Thế nên, hôm nay ta cứ thử
theo dõi những lời đối-đáp của đấng bậc vị vọng ở trong Đạo, để xem sao. Đối và
đáp, từ đấng bậc rày như sau:
“Việc sử-dụng “hương trầm nghi ngút”
có nguồn gốc rất xưa, ngay vào thời Cựu-Ước. Chẳng hạn như, ta đọc ở sách Xuất
Hành trong đó có câu nói: “Ông Môsê được lệnh dựng lều để hội họp, như đã bảo:
“Ngươi sẽ làm một bàn thờ để đốt hương; ngươi sẽ làm bằng gỗ keo…Trên
đó, Aharon sẽ đốt hương thơm: sáng nào, ông ấy cũng đốt hương thơm khi chuẩn bị
dầu đèn, và lúc Aharon thắp đèn lên vào chập tối, ông ấy cũng sẽ đốt hương
thơm: đó là hương vĩnh viễn dâng trước nhan Đức Chúa qua mọi thế hệ của các
ngươi…” (Xh 30: 1, 7-8)
Hương trầm tỏa mùi thơm phức như còn dạy:
“Đức Chúa phán với ông Môsê: "Ngươi hãy lấy các thứ hương chất: tô hợp
hương, hương loa, phong tử hương, các hương chất và nhũ hương nguyên chất; số
lượng mỗi thứ sẽ đồng đều. Ngươi sẽ lấy các thứ hương chất đó chế thành hương để
đốt: hợp chất các hương này sẽ là sản phẩm của thợ làm hương; hương đó sẽ là
hương pha muối, nguyên chất, và là hương thánh. Ngươi sẽ lấy một phần tán thành
bột, và sẽ đặt trước Chứng Ước, trong Lều Hội Ngộ, nơi Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Đối
với các ngươi, đó sẽ là một vật rất thánh. Các ngươi sẽ không được chế hương
theo kiểu ấy mà dùng: đối với ngươi, đó sẽ là một vật thánh, dành riêng cho Đức
Chúa.” (Xh 30: 7-8)
Ngay ở đây, ta thấy là hương trầm dâng
lên Chúa là để thờ kính Ngài, chứ không
phải cho người phàm. Thời xưa đã có lời dạy phải đốt hương khói mỗi ngày hai lần
vào lúc tế-tự tượng-trưng cho lời cầu bay cao lên Đức Chúa. Chính vua Đavít
cũng có nói ở Thánh vịnh:
“Ước
chi lời con nguyện
như
hương trầm bay toả trước Thánh Nhan,
và
tay con giơ lên được chấp nhận như của lễ ban chiều.”
(Tv
141: 2)
Ta còn biết, việc sử-dụng hương trầm
nghi-ngút lại cũng có chung một biểu tượng cả trong sách Khải Huyền khi tác-giả
nói đến việc phụng-thờ Chiên Con khi bảo rằng:
“Một
thiên thần khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm bình hương vàng. Thiên thần
lãnh nhận nhiều hương thơm, để dâng trên bàn thờ bằng vàng trước ngai Thiên
Chúa, cùng với những lời cầu nguyện của toàn thể dân thánh.”
(Kh
8: 3-4)
Thời Tân Ước, người theo Do-thái-giáo
lại vẫn sử-dụng trầm hương ở nghi-thức phụng thờ, như thánh-sử Luca mô-tả ông
Zacaria chồng bà Êlizabét thực-thi vài trò thượng-tế ở đền thờ Giêrusalem đã bảo:
“Trong
cuộc bắt thăm thường lệ của hàng tư tế,
ông
đã trúng thăm được vào dâng hương
trong
Đền Thờ của Đức Chúa.”
(Lc
1: 9)
Dù có sử-dụng trầm hương trong nghi-thức
phụng thờ ở Cựu Ước, nhưng việc này đã trở thành thói quen thông-thường được
Giáo-hội tiên-khởi áp-dụng thôi. Một trong các nghi-thức thấy rõ còn được ghi
chép để lại là vào các buổi tang lễ, đã được các sử-gia thuật lại, trong đó có
chứng-cớ do Tertulian ghi vào niên-biểu 160-220 sau Công nguyên.
Về sau, nghi thức này được quảng bá đưa
vào di-tích và lăng mộ các thánh tử-đạo và vào buổi thánh-hiến nguyện-đường,
vào thời trước. Di-tích lịch-sử được ghi chép lâu đời nhất, là vào thế-kỷ thứ
tư tại một nhà thờ ở La Mã; và mục-đích các vị làm thế là để tạo hương thơm dễ
chịu tại các nhà được dùng làm nơi tế tự.
Phụng vụ thánh Giacôbê và thánh Máccô
cũng đã xảy ra hồi thế kỷ thứ 5 khi đó đã có sử-gia viết về mục-đích sử-dụng
hương trầm trong các nghi-lễ thờ kính Chúa và Sách Lễ Rôma hồi thế-kỷ thứ 7
cũng đề-cập đến sự việc đoàn tùy-tùng Giám mục bước lên bàn thờ vào ngày Thứ
Sáu Tuần Thánh.
Đến thế-kỷ thứ 7 và 8, nhiều hồ-sơ ghi
chép có nói đến việc sử-dụng hương trần nghi-ngút ở các nghi-thức phụng-vụ tại
Rôma để vinh-danh Đức Giáo-hoàng và tôn kính Sách Phúc Âm. Việc này, có thể là
do thói quen dân dã đã sử dụng hương khói để vinh-danh các vị thẩm-phán và các
sách Luật.
Còn việc xông hương bàn thờ, giáo sĩ
cùng bánh và rượu như quà lễ cũng được đưa vào hiện-thực từ thế kỷ thứ 9 có lẽ
do thói quen phụng-vụ thực-hiện tại các nước như Pháp và Đức, vào thời đó.
Mãi đến năm 1350, luật “Chữ Đỏ” ở Phụng
vụ, cũng đã coi việc xông hương trong các lễ phải được thực-hiện cho đúng cách.
Dù xông hương là để vinh-danh một người nào hoặc vật dụng nào đó, trước hết vẫn
là hành-xử để thờ kính Chúa, vì hương thơm nghi ngút bốc cao tượng trưng cho lời
nguyện cầu của Hội thánh.
Ngày nay, trầm hương được sử-dụng vào
nhiều lễ, chí ít là các thánh-lễ trọng-thể như xông hương bàn thờ, thánh giá
xông cả linh-mục chủ tế lẫn giáo dân, cả Sách Phúc Âm cũng như của lễ trên bàn
thờ và các đồ vật được thánh-hiến vào lúc dâng tiến.
Vào các lễ mồ, qui lăng Giáo hội còn
cho phép xông hương cả quan-tài, xông hương Mình Thánh Chúa vào các buổi Chầu
Thánh Thể, Phép Lành cũng như lễ cung-hiến đền thánh hoặc bàn thờ trong các lễ
trọng, nữa.
Những việc như thế, đều để tăng thêm
tính trọng-thể và thánh thiêng cho việc cử-hành nghi-thức phụng vụ đồng thời
đưa hồn mình lên cùng Chúa.” (X.
Lm John Flader, Like the smoke of
incense, prayer rises to God”, The Catholic Weekly 29/4/2018 tr. 21)
Đấng
bậc vị vọng trong Đạo một khi đã bảo như thế thì mọi người đều cũng sẽ hiểu như
thế. Chứ đâu nào có ai dám cãi. Bởi, mỗi khi vị linh-mục đại-diện Đức Chúa đã hành-xử
hoặc cử-hành lễ lạy đều có ý tốt lành, hạnh-đạo. Nếu không, sao gọi được là buổi
lễ rất thánh hoặc “thánh lễ”!
Thế
nhưng, sáng-chế ra càng nhiều nghi-thức này nọ cũng chỉ khiến cho đấng bậc chủ-sự
hoặc người tham-dự lâu rồi sẽ xa dần ý-nghĩa và mục đích của mỗi sự và mỗi việc,
thôi. Nói cách khác, nếu ta chỉ chú-tâm vào các hành-vi/hành-xử bên ngoài mà
thôi, thì có lẽ rồi ra, ta cũng sẽ gần cận với thứ “Đạo bề ngoài”, thấy rất rõ.
Tóm
lại, cũng nên để tâm đến các nhận-định của người ngoài Đạo vẫn cứ cho rằng: Đạo
của ta, có là Đạo “nặng về hình thức” không?
Để
trả lời, có lẽ cũng nên về với “một chút sử-tính” của việc sử-dụng trầm
hương/hương trầm trong quá-khứ, ở đâu đó xứ sở rất Rôma không xa Babylon của thời
trước, qua các bài viết dài/ngắn cũng khác nhau, như sau:
“Với đạo đa-thần của La Mã, thì việc sử-dụng
“hương trầm nghi ngút bay” trong nghi-thức dâng tiến lễ mang tính-cách cực đoan
rất sâu đậm. Người dân Êtruria nước Ý đã cắm sâu tục lệ Đạo-giáo của La Mã bằng
các nghi-thức thắp hương và xông hương từ thế-kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trong
khi ở Hy-Lạp gần đó, triết-gia Homer (năm 850 trước Công nguyên) có đề cập việc
dâng hương cho nữ-thần Tình Ái tại đền
thờ của bà trên đảo Síp.
“Ngõ hầu duy-trì truyền-thống do Vua
La Mã là Numa thiết-lập việc sùng kính có rất lâu là dâng tiến “bột mì, thức uống
và các quà tặng ít tốn kém khác”; thành thử,bột spenta, bánh mì đặc biệt là các
bánh bông lan có pha mật ong, rượu, sữa, hoa và dược thảo trong vùng. Từ các thứ
như thế, người địa phương mới sáng-chế ra loại hương/nhang đặt cạnh than hồng
đang cháy như một thói quen đốt hương vẫn có ở thế-giới cổ sử.
“Thời đế quốc La Mã, nhiều người cũng
thực-hiện giao-thương rộng rãi các sản-phẩm sinh-thái từ các nước phương Đông
đem đến, cộng thêm vào với danh sách của lễ dân-dã trong đó nổi-bật nhất là nhang
đèn tiến lễ.
“Khi người dân thường dâng lời nguyện
cầu của họ lên Thượng Đế, thì họ có thói-quen từ thời xưa cổ là kèm theo đó nhiều
của lễ thông thường thì nhang đèn bao giờ cũng là của lễ đẹp lòng thần thánh
hơn cả.
“Truyền-thống tôn-giáo của người La Mã
có nền-tảng đặt nặng lên hương thơm làm say lòng các thánh thần chỉ qua làn
khói có hương thơm ngào ngạt bốc lên không trung đạt chốn thiên đường, thế nên
lời cầu của ta cũng tương-tự như thế, suốt nhiều thời.
“Tác-giả Carmelo Cannarella là tín-đồ
đa thần đã diễn-tả sự việc này một cách thành-thạo như sau: “Khói của
hương/nhang bốc lên bầu trời trước nhất là sự dâng tiến chốn trên cao, một
hành-động tỏ bày sự siêu-nghiệm, tức khoảnh-khắc nối-kết giữa con người phàm và
các đấng thần thiêng trên cao vút: một hội-ngộ trùng phùng giữa Trái Đất và Trời
Cao chốn ấy…
“Hình xoắn ốc nơi làn khói bốc từ
nhang/đèn lan tỏa chốn không-gian bay bổng lên cao lên cao mãi “chốn mù xa tận
trên trời. Làn khói bốc cao đây, tượng-trưng cho sự hòa-hợp với tầm cỡ Thánh Thiêng
dành cho các hữu-thể sống-động và cả trong buổi lễ đầy tang chế nữa.
“Chính sự “bốc cao bốc cao mãi” này vẫn
tượng-trưng cho “sự tự-do hoạt-động, cho việc giải-phóng vũ-trụ vật-chất, cho sự
siêu-nghiệm của thế-giới gian-trần nữa…” (X. M. Sentia Figula, Neo Polytheist, http://romanpagan.blogspot.com.au)
Đi
vào cuộc sống có truyện kể đầy những khói và lửa, để mua vui hết mọi người, có
lẽ ta cũng nên kể lại câu chuyện sống chung hoà bình giữa đôi vợ chồng tình tứ tuy
có khác biệt về tư-thế giao-dịch hoặc “giao-diện”, những kể rằng:
“Một nam nhân-viên đang tập trung
tình-thần để làm việc ở sở, bèn nhận được cú điện-thoại từ người vợ cứ từ loan
tin. Anh bèn hối thúc cô trẻ hãy nói nhanh cho được việc hỏi rằng:
-Có chuyện gì thì cứ nói nhanh lên,
anh đang bận lắm, công việc cứ bù đâu không thể chờ được!
-Em có một tin tốt và một tin xấu cần
bào cho anh ngay lập tức.
-Được rồi, em chỉ nói tin tốt thôi,
còn các chuyện khác thì để về nhà hãy nói sau.
Cô vợ im lặng trong giây lát, rồi từ từ
nói:
-Tin tốt là: xe chữa lửa kịp thời đến
nhà mình, cũng rất nhanh, anh ạ!
-Thế mà gọi là tin tốt à? Thôi được,
30 giây thôi anh sẽ có mặt tại nhà.”(Truyện
kể ê hề trên mạng)
Truyện
kể rút từ đâu chăng nữa, vẫn ê hề đầy ắp khắp nơi, rất nhiều nghĩa. Có truyện, kể
ra nghe thấy cũng rất hay, lại thích hợp với sự sống của con người ở trong đời;
như truyện kể về cuộc đời người đang cần phút thinh lặng/ngơi nghỉ trong sự sống
đầy hình thức như được bàn ở truyện kể nghe được, bấy lâu nay, ở bên dưới:
“Chúng ta thường nghĩ rằng một người thành công, hay là
một người có ích cho đời là một người rất bận rộn. Người ta thường nói thì giờ
là vàng bạc, vì vậy lúc nào ta cũng phải biết tận dụng thi giờ của mình, không
được hoang phí. Nhưng có một nhà văn Trung Hoa, ông Lâm Ngữ Đường, nói
rằng, "Thì giờ có ích lợi nhất khi nó không bị bắt dùng vào một việc gì
hết. Thì giờ cũng được ví như khoảng trống trong một căn phòng."
Khoảng trống ấy đâu có sử dụng cho việc gì đâu, nhưng nó rất là cần thiết.
Cũng như trong nghệ thuật cắm hoa. Một yếu tố quan trọng
trong sự cắm hoa là khoảng không gian chung quanh những nhánh hoa, những cành
lá. Chứ không phải hễ càng cắm cho nhiều hoa, chen chúc với nhau, là đẹp. Nhìn
vào ta phải thấy nhẹ mát, phải cảm nhận được nơi ấy một không gian rộng.
Ta có thể ví dụ cuộc sống như là một bài nhạc. Trong một bài nhạc bao giờ cũng
có những dấu lặng, và những khoảng cách giữa hai nốt nhạc với nhau. Thiếu những
khoảng trống ấy, thì bản nhạc không thể là một bản nhạc, nó chỉ là một âm thanh
kéo dài vô nghĩa mà thôi.
Một nhạc sĩ dương cầm tài danh, Artur Schnabel, chia sẻ về nghệ thuật chơi đàn
của ông như sau, "Tôi không nghĩ là mình chơi đàn hay hơn bất cứ một nhạc
sĩ nào khác, những nốt nhạc trong một bài nhạc đều giống y như nhau, chúng cũng
chỉ có vậy thôi. Nhưng tôi biết cách sử dụng những khoảng cách giữa hai nốt
nhạc. Mà nghệ thuật nằm ở những nốt nghỉ đó. Chúng làm cho bản nhạc hay
hơn."
Bạn biết không, mọi vật trên vũ trụ đều có một nhịp điệu riêng, từ sự chuyển
động của một hạt nguyên tử nhỏ bé, cho đến trái đất, mặt trăng, và các dãy ngân
hà xa xôi. Tất cả đều có một nhịp riêng của nó. Chung quanh ta,
trời có mưa nắng, thiên nhiên cây lá có bốn mùa, thủy triều có lên xuống...
Sự sống của ta cũng vậy, cũng có những sự mất còn, đến đi, cần thiết của nó. Có
những lúc ta bước tới, nhưng cũng có những lúc ta cần sự dừng lại. Nếu như ta
chỉ biết đi tới mà không còn dừng nghỉ, thì sự sống này chỉ còn có một chiều
duy nhất mà thôi, nó sẽ lạc mất nhịp điệu.
Bạn hãy làm cho cuộc sống mình được tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, trong sáng hơn,
bằng cách chú ý và trân quý đến những khoảng trống, những dấu lặng trong đời
mình. Và bạn biết không, nghệ thuật sống đẹp của chúng ta nằm ở nơi những
khoảng trống đó.” (Nguyễn
Duy Nhiên kể lại)
Kể truyện
xong, nay mời bạn và tôi, ta lại sẽ hát những ca-từ ở trên để kết-luận mà rằng:
“Có
những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu
Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?.”
(Lê Minh Bằng – bđd)
Trần
Ngọc Mười Hai
Cũng
đã trải-nghiệm
Những
lúc và những lần
rất
như thế.
No comments:
Post a Comment