Chuyện
Phiếm đọc trong tuần 28 thường niên năm A 15/10/2017
“Ngày ấy em như hoa sen”
Mang nhiều giáng hiền những khi chiều lên,
Ngày ấy em như sương trong,
Nép trên bông hồng, mượt trên cánh nhung.”
(Trần Ngọc Sơn – Hạnh Phúc Lang Thang)
(1 P 2:
19-212)
“Em như hoa sen ngày ấy”, ư? Nói thế phải chăng hơi quá đáng?
Bởi, hoa sen chỉ đẹp ở chốn bùn lầy nước đọng mà thôi. Còn em đây, đâu đến thế?
Thôi thì, bạn và tôi ta cứ hát những ca-từ như bên dưới có lẽ lại hay hơn:
“Ngày
ấy em như cung tơ,
Cho đời thẫn thờ, cho tôi dệt mơ
Đường khuya tay đan ngón tay,
Ước cho đời ước mơ dài.
Nhưng năm tháng vô tình,
Mà lòng người cũng vô tình,
Rồi mộng úa thay màu xanh,
Người yêu xa bến mộng,
Đò xưa đã sang sông,
Dòng đời trôi mênh mông,
Dáng xưa nay xa rồi,
Đường khuya mưa rơi rơi,
Phố xưa quên một người,
Bàn chân gieo đơn côi,
Gió mang theo cơn lạnh
Về rót lệ trên môi.”
(Trần Ngọc Sơn – bđd)
Vâng.
Có lẽ là như thế. “Nhưng năm tháng vô
tình, Mà lòng người cũng vô tình, Rồi mộng úa thay màu xanh…” Ôi thôi, đời
là thế. Đấy này, lòng người là như vậy. Như thế và như vậy, cũng chỉ là tình người
ở đời, mỗi thế thôi.
Vâng.
Tình đời là như thế. Cũng vẫn là vần thơ “Bàn
chân gieo đơn côi”. “Gió mang theo cơn lạnh, về rót lệ trên môi.”
Vâng.
Người đời là như vậy. Vẫn cứ “Yêu em say
mê”, Nhưng “tình ái không xanh như
thơ”, hệt như ca-từ còn diễn tả, ở bên dưới:
“Ngày ấy yêu em say mê,
Tôi nào nghĩ gì đến câu từ ly
Tình ái không xanh như thơ,
Đến chung hơi thở, rồi trôi rất xa.
Hạnh phúc lang thang như mây,
Cho hồn héo gầy, khi ta còn đây,
Từng đêm qua trong giấc mơ,
Vẫn mong chờ có em về.”
(Trần Ngọc Sơn – bđd)
Vâng.
Thế đó là âm nhạc. Thế nhưng, cuộc đời thường nhật có giống như thế không? Chí
ít, là sau khi bạn và tôi phát-giác ra điều gì đó ở trong người? Phát giác rồi
mới thấy rằng “cuộc sống bây giờ là hai mặt
của một vấn-đề”, như tác-giả “tự truyện” ở bên dưới kể lại cho người đọc
nghe những điều như sau:
“Đừng nghĩ bạn còn cả cuộc
đời để sống'
Mắc
ung thư giai đoạn cuối, Scott Riddle đau xót vì không thể chứng kiến ba con lớn
lên, và không
biết cuộc đời phía trước sẽ thế nào.
Scott
Riddle là nhân viên 35 tuổi của Google ở Sydney, ông bố của ba đứa con, tám
tháng tuổi, ba và năm tuổi. Ba
tuần trước, anh nhận được tin mình bị ung thư ruột già giai đoạn cuối.
Anh
đã chia sẻ câu chuyện của mình trên trang cá nhân và không ngờ có hơn 70.000
người đọc. Scott
đưa ra thông điệp, khiến nhiều người phải suy ngẫm: "Bạn đừng nghĩ rằng
mình còn có cả cuộc đời để sống".
Dưới
đây là trích lược những chia sẻ của Scott Riddle:
"Chỉ
ba tuần trước, mọi thứ vẫn tuyệt vời, cho đến khi tôi nhận thấy thinh thoảng máu
chảy bất thường và có một số thay đổi về thói quen đường ruột. Bác sĩ còn
không nghĩ đó là ung thư và nói chỉ cần khám nội soi. Nhưng tôi đã làm
thêm một số xét nghiệm. Khi biết mình đang mắc ung thư ruột già giai đoạn
cuối, tôi cảm giác như một con sóng đang ập tới.”
Trong
sáu tháng tới, tôi sẽ tiến hành hóa trị và có hai cuộc giải phẫu, cắt bỏ phần
ruột và loại bỏ hai khối u từ gan. Điều này đối với một người chưa bao giờ bị bệnh
nặng là một nỗi ám ảnh cực kỳ lớn. Cuộc sống có thể thay đổi chỉ sau một đêm.
Đột
nhiên, tôi không thể chắc chắn có thể tham gia sinh nhật thứ năm của con trai,
và có lẽ cũng sẽ chẳng tham dự được ngày kết hôn của con gái lớn. Tôi có lẽ sẽ
không biết những gì con tôi muốn thay đổi. Tôi cũng đang phải vật lộn với những
suy nghĩ tôi sẽ trông thế nào trong tương lai, cuộc sống sự nghiệp.
Nếu
tôi có thể sống sót qua việc này, chắc tôi khó có thể trở về thế giới cũ của
mình, vì quan
điểm sống của tôi đã thay đổi cơ bản. Cuộc sống bây giờ là hai mặt của một
vấn đề. Một
mặt tôi phải lạc quan, phải tin rằng mình có thể đánh bại căn bệnh ung thư này. Mặc khác tôi cần
chuẩn bị cho một kịch bản khi phẫu thuật không thành công, và tôi sẽ được cho
biết: tôi còn
bao nhiêu thời gian để sống.
Là
chồng và cha của ba đứa trẻ, kịch bản đó rõ ràng đáng sợ, nhưng là một thực tế
tôi cần chuẩn bị. Tôi có nhiều thông điệp muốn gửi tới mọi người, từ câu
chuyện của tôi, từ tầm quan trọng của những chuyến thăm khám bác sĩ định kỳ.
Hãy
đặt những vấn đề thực dụng sang một bên, dừng ngay ý nghĩ bạn còn có cả cuộc
đời, để làm bất cứ việc gì bạn muốn. Và dĩ nhiên bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng những
điều tồi tệ sẽ xảy ra với bạn. Nhưng
hãy để tôi nói với bạn: mọi
điều có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nó có thể lấy đi tất cả mọi thứ.
Vì
thế, bạn hãy luôn nhớ những điều đó trong tâm. Và xin vui lòng, ngừng phàn nàn về những điều nhỏ
nhặt" (Đề nghị, trích từ bài viết ở trên mạng)
Và, đề nghị trên vẫn luôn là những cảm-nhận, ta có được sau những giây
phút suy-tư về đời mình và đời người. Đề-nghị này, thật đúng để ta áp-dụng từng
ngày/giờ, chí ít là khi có những tư-duy này/khác vẫn thấy xảy đến với mọi người
trong Đạo, như sau:
“Nhìn vào nhà Đạo, ai cũng thấy dân con
Đạo Chúa hôm nay có cả hai hình thức sống là nói và làm. Nhiều lúc, ta chỉ nói
và nói, chứ không làm. Lại có lúc, ta vẫn làm nhưng chẳng nói, dù một lời. Điều
này làm mọi người nhớ đến nhân vật trong phim dài nhiều tập có đầu đề “Cha Phó
Xứ Dibley” luôn bắt đầu câu nói của ngài bằng những tiếng “Không! không! và
không!” để rồi sau đó kết thúc bằng chữ “Có”. Có làm thật. Có hợp tác.
Và đôi lúc nghĩ lại thấy mình từng nói “Có! có!
Nhất định sẽ làm”, nhưng cuối cùng vẫn thành: Không! Không làm. Và cũng chẳng
làm điều mình từng nói từng hứa, giống nhiều người trong ta.
Đi vào thực tế, giống câu truyện ở nhà thờ xảy ra vào
cuối thánh lễ, các vị chủ tế có thói quen ra đứng ở cuối nhà thờ rồi nói năng/chào
hỏi hết mọi người. Có lần nọ, vị linh mục chủ tế hỏi một giáo dân: tuần sau có
đi lễ không đó? Rất nhiều người cứ trơn tru trả lời: “Dạ thưa cha, có chứ!”
Thưa thì thưa “có”, nhưng các tuần sau đó lại khó mà thấy mặt vì nhiều lý do.
Chính đó, là hiện trạng của người đi Đạo ở trời Tây, hôm nay.
Hôm nay đây, có thể cũng có người lúc đầu tình thật
không dám nói, nhưng sau đó suy đi nghĩ lại, vẫn cứ đến. Có người coi đây là
chuyện linh mục không nên hỏi, vì ai mà dám thưa.
Các nghiên cứu khảo sát hôm nay nhiều khi cho thấy:
thế hệ trẻ hôm nay, và cả người cao niên cũng thế, cứ tính chuyện lời lãi mỗi
khi được hỏi, ở nhà thờ hay ngoài ngõ, về bất cứ chuyện gì cần lấy ý kiến. Nói
chung, nhiều người chỉ muốn dính dự vào các cuộc khảo sát với phỏng vấn khi
biết mình chắc chắn có lợi, nếu trả lời.
Nói thế nghĩa là: những người này chỉ muốn làm
người dưng, trên trời rơi xuống. Chẳng muốn dính vào chuyện gì, dù thuộc vấn đề
trong Đạo. Quần chúng hôm nay ra như lạc lõng ở đâu đó. Chẳng muốn ai ngó ngàng
hỏi han mình điều gì, dù là ý kiến riêng tư. Kín đáo. Hoặc ép buộc. Khi xưa, ở
phương Tây, các linh mục còn có thói quen đến từng nhà thăm viếng, hỏi han về
cuộc sống của mỗi người. Ngày nay, làm thế tức vi phạm đời tư, rất nguy hiểm và
dễ bị ra toà.
Nhiều năm trước, mỗi khi có đề tài cần hỏi han/góp
ý hay tranh luận ở giáo xứ, còn có người chủ trương phóng khoáng, bảo thủ hoặc
trung lập. Ngày nay, lại thấy những người như thế đi đâu mất tuốt; hoặc, họ vẫn
có đó nhưng chẳng thiết tha gì chuyện bàn-luận hay tranh đấu cho sự sống còn
của Hội thánh.
Nói chung, người đạo hạnh hôm nay không còn muốn
dính dự vào chuyện chung của Hội thánh. Nhiều vị vẫn lành thánh, chuyên chăm
chuyện lễ lạy, đạo hạnh. Nhưng không còn thiết tha chuyện tham gia nhóm hội
đoàn thể có sinh hoạt tập thể, năng nổ tích cực. Mà chỉ muốn rút vào vỏ sò,
sống riêng rẽ, cho khoẻ.
Nhiều vị lại nhận ra rằng: thế giới nhà đạo mình đang
sống, nay khác trước rất nhiều. Khác, với thế giới của người phàm thực tế luôn
trong sáng, đầy dẫy những thông tin có đủ mọi chọn lựa. Thế nên, ai cũng sống hết
mình với mọi người. Ngay tại sở làm, mọi người đều hăng say lãnh trách nhiệm.
Vẫn làm vì chuyện chung. Nhưng trong Hội thánh, nhiều người đã bắt đầu ít nói.
Không còn “cà kê dê ngỗng” như khi trước, dù về chuyện hội đoàn.
Bởi thế nên, khi linh mục chủ tế hỏi: “Anh/chị tính sao? Có ý-định tham dự chầu
Thánh Thể thứ sáu này chứ?” Câu trả lời thường là: “Không dám đâu! Tụi này bận lắm. Chẳng kiếm
đâu ra giờ, để đi chầu!”
Nếu hỏi: “Anh/chị
tính sao? Có định tham gia biểu tình phản đối đôi ba chuyện chính phủ làm
không?” Câu trả lời, chắc cũng thế. Giống như người hành tinh vừa chợt
ghé bến. Không chuyện trò, cũng không trao đổi. Chẳng bước đi về nhiều phía.
Ngày hôm nay, các câu Chúa hỏi hoặc nói ở Tin Mừng cũng
đại loại như thế: “Các ông nghĩ sao?” Hỏi
như thế, không có nghĩa Chúa yêu cầu ta bắt chước những người chỉ biết nói chứ
không làm, hoặc chỉ làm chứ không nói. Chúa không có ý khen ngợi hai loại người
nói trên. Ngài cũng chẳng giải thích tại sao Ngài không làm thế, hoặc Ngài vẫn
làm như thế. Ngài chẳng nói hoặc có nói về bất cứ sự gì. Ngài không đi vào chi
tiết để cho mọi người biết tại sao Ngài có lập trường như vậy.
Dù, lập trường đó có là bê trễ, biếng nhác. Dù, đó
có là kế hoạch, hoặc một cảnh tình nào đó khó đoán. Dù, đó là chuyện đáng quên
hoặc chẳng lý gì về công kia việc nọ, cần tôn trọng. Điều Ngài hỏi chỉ là: “Các ông nghĩ sao?” mà thôi.
Liên tưởng đến chuyện này, có thể là ta nghĩ mình
đang đi vào loại hình nào đó của cuộc sống trong Hội thánh, vào một thời rất
khác thường trong lịch sử. Một Hội thánh từng đòi rất ít ở dân con đi Đạo, một
đòi hỏi về thời gian và thiện chí. Một Hội thánh không đòi hỏi những gì ngoại
lệ, nơi con người. Một thánh hội từng học cách biết tôn kính hết mọi người. Tôn
và kính, chuyện riêng tư của dân con đi Đạo. Học hỏi và trân trọng việc phục vụ
dân con hơn là sắp xếp để họ phục vụ Thánh Hội, mà thôi.
Phục vụ dân con, còn có nghĩa: không dùng bạo động
để dính dự vào cuộc sống đích thực của dân con đi Đạo. Phục vụ, còn có nghĩa:
tôn trọng phẩm cách tư riêng của mỗi người. Chính đó là nền tảng của việc yêu
thương lẫn nhau. Nền tảng, của việc trở nên cộng đoàn dân con sống với nhau rất
thân thương. Nền và tảng, để dân con sống lập trường hăng say mà nhận lãnh
Thánh Thể Tình Yêu, ngày của Chúa.
Đó, là những người con đang sống khác biệt. Sống
rất đẹp, ở thế giới cuộc đời, rất thực. Một đời người, luôn tham gia giùm giúp hết
mọi người. Trong đời…” (X. Lm
Kevin O’Shea, Lời Chúa Sẻ San Chúa Nhật
26 thường niên năm A, nxb Tôn Giáo 2013, tr. 203-206)
Cuộc sống
con người ở đời thường hay trong Đạo luôn có hai mặt. Có thể là như thế. Và, cũng
có thể không là như vậy. “Có thể hay không thể” về nhiều việc, vẫn là hai mặt và/hoặc
nhiều mặt của nhà Đạo trên thực tế. Một thực-tế, trải dài nhiều thế-kỷ qua các
giai-đoạn thăng/trầm, trong lịch-sử.
Cuộc sống
thăng trầm trong Đạo/ngoài đời vẫn là và sẽ là một thực tế để đời, khiến ta suy
nghĩ suốt cuộc đời. Suy tư bằng nhiều cách thức rất đa dạng. Suy tư qua tâm
niệm, hoặc hát hò, đọc truyện kể để nhớ mãi mà sống. Sống hân hoan, tiến tới
bất kể sự việc xấu/tốt xảy đến với mình và với người, trong đời.
Trong suy
tư như thế, nay đề-nghị bạn và tôi, ta cứ hiên-ngang hướng về phía trước mà
tiến bước và rồi lại sẽ vui tươi cất tiếng hát vang những ca-từ đang hát dở ở
trên, rằng:
“Ngày
ấy em như hoa sen”
Mang nhiều giáng hiền những khi chiều lên,
Ngày ấy em như sương trong,
Nép trên bông hồng, mượt trên cánh nhung.
Ngày
ấy em như cung tơ,
Cho đời thẫn thờ, cho tôi dệt mơ
Đường khuya tay đan ngón tay,
Ước cho đời ước mơ dài.
Nhưng
năm tháng vô tình,
Mà lòng người cũng vô tình,
Rồi mộng úa thay màu xanh,
Người yêu xa bến mộng,
Đò xưa đã sang sông,
Dòng đời trôi mênh mông,
Dáng xưa nay xa rồi,
Đường khuya mưa rơi rơi,
Phố xưa quên một người,
Bàn chân gieo đơn côi,
Gió mang theo cơn lạnh
Về rót lệ trên môi.”
(Trần Ngọc Sơn – bđd)
“Bàn chân gieo đơn côi”, “Gió mang theo cơn lạnh về rót lệ trên môi”, vẫn là những lời hát của người
người ở đời. Hát thế rồi, nay xin khép lại câu
chuyện phiếm Đạo/đời, để rồi cứ thế mạnh-dạn lên mà sống những ngày còn lại trong đời, đầy hứa hẹn.
Hứa hẹn rồi, nay đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta trở về với vườn ngự uyển dẫy đầy giòng chảy tâm-tư làm
đoạn kết những bảo rằng:
“Thật
vậy,
chấp nhận những nỗi khổ phải chịu một
cách bất công
vì lòng tôn kính Thiên Chúa,
thì đó là một ân huệ.
Vì nếu có tội mà anh em bị đánh đập và
đành chịu,
thì nào có vẻ vang gì?
Nếu làm việc lành và phải khổ
mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng,
thì đó là ơn Thiên Chúa ban.
Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như
thế.”
(1 P 2: 19-212)
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn mong chờ sống cuộc đời
đẹp như bao giờ.
No comments:
Post a Comment