Chuyện
phiếm đọc trong tuần thứ 14 mùa thường niên C 03/7/2016
“Ngồi nghe anh hát thiên tình ca,”
“Ngỡ như đất trời giao
hòa.
Và tai nghe thấy một rừng âm vang
khúc hát dâng đời ta.”
(Nhạc ngoại quốc – Lời Việt: Nỗi
Đau Dịu Dàng)
(Mt 23: 11-12)
Mấy hôm
nay, gặp ngày trời mây trong sáng, mà lại nghe anh/chị hát khúc “thiên tình ca” như thế thì bần đạo đây thấy
đời bỗng nhiên tuyệt đẹp. Đẹp nhiều và đẹp lắm, chí ít là khi thấy câu hát
những ca-tụng “đất trời giao-hoà”, “một rừng âm vang khúc hát dâng đời ta”,
nữa.
Chả nói
giấu gì bạn đọc và cả những bạn không chịu đọc, rằng thì là: đất trời của ta,
ít khi nào chịu giao hoà, hết ráo trọi. Và, rừng của ta cũng ít khi “âm vang
khúc hát dâng đời” người và đời ta, bao giờ hết. Gọi là ít khi nghe như thế,
rồi lại nghe câu hát tiếp những lời “bóp nát” rất như sau:
“Bóp nát sức sống em bằng tiếng ca”
“Bóp nát sức sống em qua điệu nhạc
Bằng lời dịu dàng anh giết em, giết chết trái tim em
Bằng tiếng ca ru em trong u mê, và xót xa nhắm mắt với nỗi đau
Ngọt lịm da.”
(Nhạc ngoại quốc: Killing me softly with his song)
Nghe nhạc ngoại quốc
có giòng nhạc thong thả rất êm ả chứ đâu “lã chã” đầy những lời “bóp nát sức
sống”, đến như thế. May thay! Mấy câu tiếp nghe cũng không đến nỗi nào, như
sau:
Cỏ cây muôn loại đều hân hoan
Nhưng riêng em tưởng như anh
Bóp nát sức sống em bằng tiếng ca
Bóp nát sức sống em qua điệu nhạc
Bằng lời dịu dàng anh giết em,
giết chết trái tim em
Bằng tiếng ca ru em trong u mê,
và xót xa nhắm mắt với nỗi đau
Ngọt lịm dạ.”
(Nhạc
ngoại quốc: Killing me softly with his song- bđd)
Kể lể
hơi dài giòng như thế, là để dẫn nhập đôi câu quyết bảo rằng: trong đời người,
và cả đời nhà Đạo, lại có nhiều điều nghe qua bỗng thấy như bị “bóp nát sức
sống” của mọi người. Thôi thì, đã trót nghe nhạc rồi, xin cứ tiếp tục nghe cho
hết, rồi hẵng tính. Vậy thì, mời bạn và mời tôi, ta nghe tiếp cho hết nhưng câu
như:
Rồi khi cơn sốt đun tình tôi
Bỗng theo cõi nhạc xa vời
Và anh lên tiếng gọi hồn em
đang khóc bên con vực sâu
Hãy mau lên đường về uyên uyến
Khi nghe thân xác nài van
Giờ đây ai hát thiên tình ca
Khiến tôi thêm nhiều xa lạ
Lời ca âu yếm vỗ về
êm nhưng vẫn thấy xa thật xa
Thiếu anh khúc nhạc thành vô duyên
Tim em vẫn còn nghe.”
(Nhạc
ngoại quốc: Killing me softly with his
song)
Nghe
thế rồi, nay mời bạn và mơi tôi ta đi vào chuyện Đạo, có những vụ việc rất “lạo
xạo” như sau:
Vừa
rồi, bần đạo gặp được ông bạn già tên là Nguyễn Văn Tạ, cựu sinh viên “Giáo
Hoàng Học Viện ĐàLạt” đến gần bên gạn hỏi: Này, anh đã đọc bài của tác giả
Ralph Woodrow hỏi rằng: Ông Phêrô có là vị Giáo Hoàng La Mã đâu tiên không? Anh
thấy bài ấy thế nào?
Nghe
hỏi, bần-đạo thấy bỗng dưng chột dạ, bèn lần lữa, khất hẹn với anh bạn già rằng
thì là: để tớ kiếm giờ đọc xong, rồi sẽ tính. Nói của đáng, đọc rồi mới thấy:
Ôi thôi rồi, nồi xôi! Bài viết xem ra: rất ư là … nổi cộm. Thôi thì, xin bạn và
tôi cứ để bần đạo đây tìm dịp thông và dịch cho chuẩn-xác rồi sẽ thưa thốt sau.
Thôi
thì, quí bạn đang đọc những hàng chữ này nếu nghe có chói tai hoặc trái khuấy
thế nào cũng cứ xin để đó, hạ hồi phân-giải nhé. Nhưng, trước khi dịch và thuật
cho thông, xin bầu bạn hãy cùng tôi nghe thêm câu truyện kể khá đáng kể, để cho
“nhẹ lòng tướng quân”, rồi sẽ tính.
Truyện kể, là kể những điều như sau:
“Ngày 31/5/2016 vừa
qua, tại bệnh viện Koln ở Đức đã có một trái tim nhỏ ngừng đập ở tuổi 77.
Một người ra đi ở tuổi gọi là thất thập cổ lai hy, điều đó có gì để gây xôn
xao! Vì trên hành tinh này mỗi ngày có hơn 150,000 người từ trần với nhiều
nguyên nhân!
Nhưng
đây là một tin gây rúng động cho nhiều cộng đồng, đặc biệt là người VN di tản
hiện đang sống tại Đức, vì người đó là Tiến sỹ Rupert Nudeck, một nhà
thần học Thiên-chúa-giáo, một nhà báo, nhà hoạt động xã hội.
Rupert
Nudeck, ông là ai?
Thú thật trước đây, Anh Tri đây cũng
chưa biết đến tính danh của ông, nhưng tình cờ nhận một email của một
cộng đồng người Việt ở Đức đang kêu gọi nhau đến dự lễ cầu nguyện ông vào ngày
14/6/2016, tôi mới tò mò tìm hiểu tại sao một người Đức qua đời mà cộng
đồng người Việt lại xôn xao báo tin và kêu gọi nhau đến nơi sẽ an táng ông
để dự lễ tưởng niệm vậy!
Càng
tìm hiểu về ông tôi lại càng say mê và ngưỡng mộ về những gì ông đã làm cho
đồng bào của tôi trong thập niên1970s, khi hàng ngày ở miền Nam có hàng
trăm người vượt biển đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ!
Thời đó, do phương tiện truyền thông bị
hạn chế, cũng như tin tức về người vuợt biên rất nhạy cảm theo quan điểm của
nhà cầm quyền, nói chung chưa có face book, Twitter… như thời bây giờ! Nên
những vụ đắm tàu, cướp biển tấn công, hãm hiếp người di tản, một số nước châu Á
cho tàu quân đội ra xua đuổi tàu chở thuyền nhân khi vào lãnh hải của họ... ít
người biết đến!
Nhưng lúc đó, ở các nước phương Tây tin
tức này là thời sự, nó cũng như cảnh ta đang xem trên tivi mới đây về những
người dân Somali, Lybia vượt biên chết hàng loạt trên biển! Tình cảnh thê
lương cùng đường bị xua đuổi như tội đồ đã đánh động trái tim của tiến sỹ
Rupert Nudert. Nó thúc đẩy ông dấn thân hành- động bằng cách kêu gọi chính
quyền Đức, cộng đồng xã hội,tôn giáo, các bằng hữu hãy cứu giúp
những thuyền nhân VN đang bị nạn như thuyền hết xăng dầu, lương thực,
chết máy, bị cướp bóc đang lênh đênh trên biển!
Khi bị nhà cầm quyền từ chối, ông không
nản lòng mà đã cầm cố ngôi nhà của mình, kêu gọi bạn bè thân nhân góp tiền của
để đóng thuyền ra khơi cứu người Việt Nam! Câu chuyện về người có trái tim nhân
ái này được ông Franz Alt, sau này là giám đốc đài truyền hình Baden kể lại vô
cùng ấn tượng đối với tôi: “Ông ấy gõ cửa xin tôi phát lời kêu gọi cộng-đồng,
tôi bảo không thể làm thế được, vì một ý-kiến cá-nhân!". Ông ấy kêu
gào: "Chẳng lẽ chúng ta cứ nhìn thảm- cảnh như vậy mỗi ngày sao?” tôi
trả lời: "Tôi có thể làm được gì?” ông trả lời: “Tôi có thể
cầm-cố ngôi nhà đang ở để khởi-sự cho chuyến đi biển”. Tôi đành nhượng bộ trước
quyết tâm của con người này và cho ông ấy 2 phút để phát song!!!
Đúng vậy, sau lời kêu gọi trên đài, chỉ 3 ngày sau
cả nước Đức đã hưởng ứng với số tiền đóng góp lên đến 1.3 triệu mác (tiền
Đức thời bấy giờ)- để thuê chiếc tàu CAP ANAMOUR đầu tiên ra khơi vào
ngày 9/8/1979 với sứ mệnh cao cả là cứu vớt người VN gặp nguy khốn trên biển
Đông! Tiếp theo đó, là thêm 2 chiếc Cap Anamur được hạ thủy nhờ vào
sự ủng hộ của những người có lòng từ tâm!
Trong thời gian 7 năm hoạt động (1979-1986) tổ
chức Cap Anamour đã cứu vớt được 11.300 người vượt biển trên 223
chiếc ghe/thuyền và hầu hết được định cư tại nước Đức! Để làm được việc
này chính ông, cùng với nhà văn Heinrich Boll, đoạt giải Nobel năm 1972, cùng
thân hữu đã thuyết phục thành công chính quyền Đức cho thuyền nhân Việt Nam
được nhập-cư vào nước này! Được biết, ngoài việc cứu giúp cho người Việt; tổ
chức do ông sáng lập đã có nhiều hoạt động giúp đỡ nạn nhân chiến cuộc tại
Somali, châu Phi, Afganistan, Pakistan. Để tỏ lòng trân trọng công lao to lớn
của ông mà nhà cầm quyền Đức đã tặng ông huân-chương Chevalier cao quý, nhưng
ông đã hai lần từ chối nó.
Chính
ông đã đánh động lương tâm nhiều người, trong đó có người Mỹ và người Việt Nam
sống tại Mỹ! Năm 1979, chính tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ra lệnh cho 5 tuần-dương-hạm
đi cứu-vớt các thuyền-nhân và cho họ được nhập cư vào đất Mỹ!
Hãy
tưởng tượng, từ 11.300 người suốt từ năm 1979 đến nay cũng gần 40 năm, số người
như thế đã tăng lên biết bao nhiêu? Nếu tính luôn việc họ bảo-lãnh người thân
từ Việt Nam sang, thì hẳn có hàng chục ngàn số phận đã đổi thay từ cơ-duyên
này!
14/6 năm nay, sẽ diễn ra
lễ tưởng-niệm một con người vĩ-đại, nói như lời của ông thị-trưởng
thành-phố nơi ông qua đời, rằng: "ông Rupert Nudeck đã làm công việc cao-cả của con người, là
cứu- vớt nhiều mạng người. Nước Đức rất tự-hào về ông!"
Sẽ còn nhiều người Việt-Nam và con cháu
họ chịu ơn cứu-tử của ông từ khắp nơi trên nước Đức đến
dự lễ tưởng-niệm! Sẽ có nhiều lời tri ân, cảm phục tấm-lòng nhân ái
của ông! Riêng tôi, dù không là thuyền nhân trên các chuyến tàu thập-tử-nhất-sinh
đó, tôi vẫn ngưỡng mộ ông như một nhân cách cao quý, một trái tim
vĩ đại! Ông sẽ sống mãi trong lòng của những người
tử tế biết trân quý tinh cảm, có lòng nhớ!
Tôi cũng muốn chia
xẻ thêm tin về thời niên thiếu của ông: Lúc còn bé, thời
đệ nhị thế chiến, ông và gia đình đã nhỡ một chuyến tàu
tỵ nạn và chuyến tàu xấu số đó trúng thuỷ lôi của hồng quân
Liên-xô chìm ngoài biển mang theo hơn 9000 người. Có lẽ biến cố này
đã gây ấn tượng lớn với cậu để khi trưởng thành nó đã thôi thúc ông
làm nghĩa cử gì đó cho nạn-nhân trên biển cả chăng?
Vĩnh-biệt tiến-sỹ Rupert Nudeck!
Ông đã ra đi về nơi thanh-nhàn sau khi làm được công việc tốt đẹp của
Thượng-Đế, là: đem sự sống lần thứ hai cho hàng chục ngàn người! Và
nhờ đó ông trở thành bất-tử!” (Anh-Tri 7/6/2016)
Với
nhà Đạo, thì chắc hẳn Ts Rupert Nudeck đã là thánh-nhân được sống cạnh bên
Thiên-Chúa ngay khi ông nhắm mắt lìa đời! Ghi lại câu truyện về bậc vĩ-nhân rất
ân-cần với nhiều người, là để sánh-ví và tưởng/nhớ các vĩ-nhân khác, trong đời
người. Chí ít, là đời người đi Đạo. Nói xa/nói gần, chi bằng nói thẳng/nói
thật. Và, nói thật đây, là nói về vĩ-nhân nhà Đạo mà mọi người có thói quen gọi
ngài là Đức Giáo Tông, hay Đức Giáo-hoàng của La Mã.
Nói
về Giáo hoàng của nhà Đạo, nhiều người vẫn nói nhiều và nói quá lời, để đến nỗi
quên cả lịch-sử hoặc sự-tích về nhân-vật vĩ-nhân, vĩ-đại ấy. Nên, hôm nay, có
đề-nghị với tôi và với bạn, rằng: ta nên có một chút gọi là “đôi giòng lịch-sử”
cũng rất lịch-sự để rồi nói thật và nói thẳng về nhân-vật mà ta quen gọi là Đức
Giáo-Tông hay Giáo-hoàng của Công-giáo, như sau:
“Theo đạo-lý/tín-điều của Công-giáo
thì “đầu não” của Giáo-hội ở dưới thế và là người kế-vị của thánh Phêrô. Vốn
tin là thế, người đi Đạo cứ nghĩ là Đức Kitô đã chỉ-định thánh Phêrô là vị
Giáo-hoàng tiên-khởi và đã đi Rôma nhậm-chức cùng làm việc tại nơi đó, suốt 25
năm. Nhưng, hỏi rằng sách thánh có chỗ nào nói về chức-năng của vị Giáo-hoàng,
hoặc Giáo-Tông như thế không? Và, tín-hữu thời tiên-khởi có công-nhận thánh
Phêrô là thế chứ?
Ngược lại, Kinh thánh rõ ràng cho thấy
rằng: khi xưa, thành-viên Hội-thánh đều có chức-năng đồng đều, và Đức Kitô mới
là “đầu não” của Giáo-hội mọi thời, chứ không phải Đức Giáo Hoàng, như thánh
Phaolô có viết ở thư Êphêsô đoạn 5 câu 23.
Trong Tân Ước, có lần thánh Giacôbê và
Gioan đến gần Đức Giêsu hỏi xin Ngài cho mỗi vị được ngồi bên phải và bên trái
Ngài nơi Vương-quốc của Ngài. Nên nhớ, ở các nước Đông-phương, hai vị bộ-trưởng
quan-trọng đều ngồi bên tay phải và tay trái của nhà vua.
Giả như điều mà Đạo Công-giáo La Mã
chúng ta nói đúng, thì: xem ra Đức Giêsu đã phải cắt nghĩa là Ngài đã dành chỗ
bên tay phải cho ông Phêrô và không có ý-định đặt ai bên tay trái hết.. Nhưng ở
đây thì ngược lại, câu trả lời của Ngài ở Tin Mừng theo thánh Mác-cô rày đã
viết:
“Hai người con ông Dêbêđê là
Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy
thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." Ngài hỏi: "Các
anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" Các ông thưa: "Xin cho hai
anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy,
khi Thầy được vinh quang."
Đức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin
gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp
chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giêsu bảo: "Chén
Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ
chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng
Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."
Đức Giêsu gọi các ông lại và nói:
"Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống
trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em
thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ
anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến
không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm
giá chuộc muôn người."
Thế nhưng, người Công-giáo chúng ta lại
được giới-chức trong Đạo dạy bảo rằng: thánh Phê-rô được ở vào vị-trí gọi là
toàn Giáo-hội được dừng xây trên vị-trí của ông. Câu kinh-thánh mà Giáo-hội
Công-giáo vẫn qui về là đoạn Phúc Âm thánh Mátthêu đoạn 16 câu 18 như sau:
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh
là Phêrô, nghĩa là Đá Tảng, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy,
và quyền-lực tử-thần sẽ không thể thắng nổi.”
Xét kỹ câu này, ta sẽ thấy là Giáo-hội
của Chúa không dựng-xây trên thánh Phêrô mà trên Đức Kitô. Ở giòng chữ trước
câu ấy, Đức Giêsu có hỏi các môn-đệ Ngài xem thiên-hạ nói Ngài là Ai? Có người
bảo: là, ông Gioan Tẩy Giả, có người nói là ngôn-sứ Êlya; người khác lại cho rằng
Ngài là ngôn sứ Giêrêmia hoặc một trong các Tiên-tri của thời trước đó.
Khi ấy, Đức Giêsu mới hỏi: “Thế còn
anh, anh bảo Ta là ai?” Nghe lời này, ông Phêrô mới thưa: “Thầy là Đức Kitô,
Con Thiên-Chúa Hằng Sống.” Và khi đó, Ngài mới bảo cùng thánh Phê-rô rằng: “Anh
là Đá (“Petros”, tiếng Hy-Lạp gọi đây là viên đá, hòn đá) và trên đá này (chữ
“đá” đây là: “Petra”, tiếng Hy-Lạp là “tảng đá”, tức: thứ đá tảng thật lớn của
“sự thật” mà thánh Phêrô vừa bày-tỏ), Ta sẽ dựng-xây Giáo-hội của Ta.”
Đá tảng, mà trên đó Giáo-hội đích-thực
được dựng-xây đã nối-kết với câu nói của thánh Phêrô, tức câu trả-lời, rằng:
“Thày là Đức Kitô” và như thế là nền-tảng đích-thực trên đó Giáo-hội được dựng-xây
chính là Đức Kitô, chứ không phải thánh Phêrô.
Ngay đến thánh Phêrô cũng tuyên-bố rằng
Đức Kitô là tảng đá khổng-lổ làm nền-tảng ở thư thứ I Phêrô đoạn 2 câu 4-8 và ở
sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 1 câu 11, 12 cũng nói như sau:
“Anh em hãy tiến lại gần Đức Kitô, tảng
đá sống-động bị người ta loại-bỏ, nhưng đã được Thiên-Chúa chọn lựa và coi là
quý giá. Hãy để Thiên-Chúa dùng anh em như những tảng đá sống-động mà xây nên
ngôi Đền Thờ thiêng-liêng, và hãy để Thiên-Chúa đặt anh em làm hàng tư-tế
thánh, dâng những lễ-tế thiêng-liêng đẹp lòng Ngài, nhờ Đức Giêsu Kitô. Quả thật,
có lời Kinh Thánh chép: Này đây Ta đặt tại Sion một tảng đá quý được lựa-chọn,
làm đá tảng góc tường: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất-vọng. Vậy vinh-dự cho
anh em là những người tin, còn đối với những kẻ không tin, thì đá mà thợ xây loại
bỏ đã trở nên đá tảng góc tường, và cũng là tảng đá làm cho vấp, tảng đá làm
cho ngã. Họ đã vấp ngã vì không tin vào Lời Chúa. Số-phận của họ là như vậy.”
(1P 2: 4-8)
Thật ra thì, mãi cho đến thời của Giám-mục
Calixtô từng là Giám-mục thành La-Mã từ năm 218 đến 223, đoạn phúc-Âm trên đây
của thánh Mát-thêu mới được sử-dụng để xác-chứng là Giáo-hội được dựng-xây trên
thánh Phê-rô và từ đó Đức Giám-mục thành La Mã được gọi là vị kế-tục thánh
Phê-rô trong chức-vụ này.
Để ý kỹ các đoạn Kinh-thánh nói về
thánh Phêrô, ta thấy rõ-ràng thánh-nhân đây chưa từng là Giáo-Hoàng bao giờ hết.
Hơn nữa, xét từng luận-điểm ở bên dưới, ta còn thấy rõ hơn, rằng:
- Thánh Phêrô là người
có gia-đình. Điều này không phù-hợp với vai-trò của Đức Giáo-chủ của
Công-giáo. Các đoạn Kinh-thánh như Mátthêu đoạn 8 câu 14, và nhất là đoạn
thư thứ nhất Côrintô ở đoạn 9 câu 5, thánh Phaolô có nói rằng các tông-đồ
đều có vợ.
- Thánh Phêrô không
bao giờ để mọi người cúi gập người chào thánh-nhân. Điều này thấy rõ nhất
khi ông Cornêliô phủ-phục kính-cẩn thánh nhân (x. Cv 10: 25, 26)
- Thánh Phêrô không đặt
truyền-thống ngang tầm mức với Lời Chúa, Ngược lại, thánh-nhân ít tin vào
truyền-thống của các tổ-phụ như có viết trong thư thứ nhất Phêrô đoạn 1
câu 18.
- Thánh Phêrô không
là Giáo-hoàng, bởi thánh-nhân chưa từng đội vương-miện hoặc mũ/mão
Giáo-hoàng bao giờ hết. Ở thư thứ nhất Phêrô đoạn 5 câu 4, tác-giả giải-thích
rõ rằng: “Khi Vị Mục-Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên
vinh hiển không bao giờ hư nát.”
Quả là, vào những ngày đầu của Giáo-hội,
thánh Phêrô đã có địa vị cao-cả trong hàg các thánh tông-đồ. Thánh-nhân
luôn dẫn đầu đội ngũ các tông-đồ và là người cất lời giảng rao đầu tiên vào Lễ
Ngũ Tuần sau khi Thánh Thần Chúa đổ tràn ơn mưa-móc xuống trên 3000 người có mặt.
Nhưng, không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng thánh Phêrô là Giáo-hoàng
tiên-khởi hoặc là Giám mục của các Giám mục trên thế-giới hết.
Thật ra thì, dù thánh Phêrô đứng đầu
danh-sách các thánh Tông-đồ, nhưng thánh Phaolô mới là người có tác-vụ thừa-sai
cao-cả nhất. Chẳng hạn, về việc viết Tân Ước, trong khi thánh Phaolô viết lên
khoảng 100 chương gồm 2,325 câu, thì thánh Phêrô chỉ viết có 8 chương bao gồm
166 câu mà thôi.
Đằng khác, nói theo Kinh thánh, không
có chứng-cớ nào quả-quyết rằng: thánh Phêrô từng đi gần đến Rôma! Mà, Tân Ước
chỉ nói cho ta biết thánh-nhân mới đến Antiôkia, Samaria, Joppa, Cêsarê và vài
nơi khác chứ không phải Rôma hoặc La-Mã. Nếu các tác-giả Tân Ước đã quên sót không
đề-cập, thì đây quả là lãng quên thê-thảm chưa từng thấy, bởi Rôma (hoặc La-Mã)
là thành-phố quan-trọng vào bậc nhất, với thế-giới…” (X. Ralph Woodrow, Was Peter the First Pope? Trong cuốn
“Babylon Mystery Religion”, Ralph Woodrow Evangelistic Association, Inc. 1966
tr. 74-78)
Nói
thế rồi, nay ta đi vào vùng trời truyện kể để xem thiên-hạ có kinh-nghiệm gì về
các bậc trưởng-thượng nào khác, trong đời hay không.
Truyện rằng:
“Ông bà nọ tên
là Quỳnh có 4 người con, 2 trai 2 gái. Hai đứa trai là bác sĩ y khoa, còn 2 đứa
gái, một là dược sĩ và một nha sĩ. Khoảng thời gian khi đứa con gái út vừa rời
trường trung học thì 2 vợ chồng ông ly dị, và chỉ một năm sau, bà đã tái giá
với một bác sĩ Mỹ già đã về hưu.
Vì mục đích
chính trong đề tài này nói về chữ “hiếu”, nên tác giả xin phép không trình bày
lý do vì sao 2 vợ chồng ông bà Quỳnh lại ly dị.
Ông Quỳnh là một
nhà thương gia tài giỏi, thành công ngay từ hồi còn ở Việt Nam. Khi sang tới
Hoa Kỳ thì ông tiếp tục xây dựng lại sự nghiệp thương mại, và mọi sự còn thành
công nhiều hơn hồi ông còn ở Việt Nam. Chả thế mà vợ ông không cần phải đi làm
việc, chỉ ở nhà và phụ giúp ông săn sóc 4 đứa con cho tới khi chúng khôn lớn, 3
đứa học hành thành tài và một đứa út ra trường trung học với hạng tối ưu. Gia
đình ông quả là một hình mẫu mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng mong muốn.
Sau một năm sau
ngày vợ chồng ly dị, ông bị bệnh nặng không đi đứng bình thường và không thể tự
săn sóc vệ sinh cho mình. Ông phải vào sống trong một “nursing home” vì 3 đứa
con lớn đều đã lập gia đình, còn đứa út thì được học bổng phải đi học xa nhà.
Về vấn đề vật chất, quả thực ông không thiếu thốn bất kể thứ gì, nhưng về mặt
tinh thần thì ông có tâm sự cho tôi biết rằng ông rất cô đơn. Đứa con út bận học
hành ở xa, một năm chỉ có thể về thăm ông tối đa là 2 lần. Còn 3 đứa lớn, mặc
dù sống chung một thành phố với ông nhưng chúng chỉ đến thăm ông mỗi tháng 1
lần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút. Chúng nó viện đủ mọi lý do như bận rộn công
việc, con cái…
Có lần, ông tâm
sự với những giọt nước mắt chảy dài trên hai gò má gầy gò, nhăn nheo: “Thầy có
biết không, lắm lúc tôi ngồi một mình nghĩ lại, cả một cuộc đời của tôi làm
việc vất vả để kiếm đủ tiền mang về nhà phụng dưỡng cha mẹ già của mình. Cho
đến khi cha mẹ tôi qua đời, sau đó 2 năm tôi mới lập gia đình và vợ tôi sinh
cho tôi được 4 người con. Tôi lại làm việc vất vả, cố gắng kiếm được nhiều
tiền hơn trước để cho vợ và 4 con của tôi được vui hưởng một cuộc sống sung
túc, không thiếu thốn bất cứ một thứ gì, không thua kém bất cứ ai. Thế mà bây
giờ Thầy thấy đấy, tôi thân tàn ma dại, bị vợ bỏ, con cái không đoái hoài gì
đến, một mình lủi thủi trong viện dưỡng lão.
Ba đứa lớn, cả tháng chúng mới tới
thăm tôi một lần chớp nhoáng, đến cho có lệ. Còn đứa út nó bận học hành tôi
không trách cứ. Không biết kiếp trước tôi có làm điều gì ác độc, hay cha mẹ tôi
có làm gì sai quấy không mà ngày hôm nay tôi phải chịu cảnh này. Nhiều khi buồn
quá tôi chỉ muốn chết sớm ngày nào tốt ngày ấy...” (Truyện kể ở trên mạng rất hà rầm,
tha hồ đọc).
Mỗi
người mỗi ý và mỗi cảnh, nhà Đạo của ta vẫn cứ dạy: mọi sự là do thánh-ý Chúa.
Nhưng, tận thâm-tâm, ta có tin thế không hay chỉ là lời an-ủi, một hy-vọng? Hôm
nay, về với Hội-thánh Chúa lại có người hỏi là: thánh Phêrô có là Giáo-Hoàng
đầu-tiên không, dù có hay không, tưởng cũng không nên quên lời vàng Kinh Sách
vẫn bảo rằng:
“Anh em cũng đừng để ai gọi mình là
lãnh-đạo,
vì anh em chỉ có một lãnh-đạo, là Đức
Kitô.
Trong anh em, người làm lớn hơn cả,
phải là người phục vụ anh em.
Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống;
còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn
lên.”
(Mt
23: 11-12)
Thành
ra, cứ như lời dặn của Đấng Thánh hiền trên đây, hẳn bạn và tôi, ta lại cũng
quyết-tâm coi nhau như ngang-hàng, cùng một cấp. Không ai hơn ai. Cũng chẳng có
ai thua thiệt, làm bề tôi của ai. Nhưng, hãy cứ tay trong tay hướng về phía
trước mà sống nhanh, sống mạnh, sống vững chãi trong niềm tin của người đồng
đồng Đạo, và đồng hàng.
Nghĩ
thế rồi, hãy cứ hiên ngang hát lên ca-từ rất “hết biết” hoặc đáng sợ, ở trên mà
rằng:
“Ngồi nghe anh hát thiên tình
ca,
Ngỡ như đất trời giao hòa.
Và tai nghe thấy một rừng âm vang
khúc hát dâng đời ta.
Cỏ cây muôn loài đều hân hoan,
Nhưng em tưởng như anh
Bóp nát sức sống em bằng tiếng ca
Bóp nát sức sống em qua điệu nhạc
Bằng lời dịu dàng anh giết em,
giết chết trái tim em
Bằng tiếng ca ru em trong u mê,
và xót xa nhắm mắt với nỗi đau
Ngọt lịm dạ…”
(Nhạc ngoại quốc: Killing me softly with his song)
Trần Ngọc Mười Hai
Có những lúc
Thấy đời người và đời mình
Cũng nản chí nam nhi
Vì những chuyện như thế.
Nhưng không sao.
No comments:
Post a Comment