Chuyện Phiếm đọc trong tuần thánh năm B 30/3/2015
“Tình như thoáng mây”,
Tình
đến cùng ta, âm thầm không ngờ
Tình như cánh hoa, tình chiếm hồn ta đâu ngờ là tình.
Tình như mưa gió, thoảng vào trong tim.
Tình như cánh chim, bay đến trong ta sao nghe bồi hồi?
(Nhạc:
Nino Rota Speak Softly Love – Lời:
Trường Kỳ: Thú Yêu Thương)
(1Timothê 4: 4-6)
Nói gì thì nói, nếu cứ nói những chữ
như “thương” như “yêu” của cuộc tình, thì đó có thể vẫn là điều thích thú, dù ta
có gọi đó là thú yêu thương hay đau thương, gì cũng được.
Hát
gì thì hát, nếu cứ hát những lời chỉ về cái “thú yêu thương” như người viết lời
Việt ở đây từng ỉ ôi hát rằng: “Tình đến
cùng ta, âm thầm không ngờ”, lại sẽ là điều cần nói và hát. Nói không nhiều
lời, nhưng bằng tiếng ai ca, với giọng hát như sau:
“Có biết đau thương mới
hay là tình.
Say đắm trong đời thì mới
là yêu.
Tình như đớn đau.
Tình xé lòng nhau, muôn
đời không lành.
Tình như ngất ngây.”
(Lời
Việt Trường Kỳ - bđd)
Nói
hoặc hát vào lúc khề khà phiếm Đạo hoặc lạo xạo những nói năng, là nói và hát cũng
rất nhiều điều. Những điều như đấng bậc chóp bu nhà Đạo, từng nói về nhóm hội Đạo
mình có những căn bệnh toàn những nói năng, cũng rất nhiều. Nhiều, ở chỗ: có những
15 căn bệnh hiểm nghèo cũng nghe quen. Nhưng hôm nay, thiết tưởng bạn và tôi
cũng chỉ nên tập-trung vào một hai điều tiêu biểu gọi là “căn bệnh”, như sau:
“Lên
tiếng trong dịp Giáng sinh 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến sự kiện
Giáo triều Rôma tạo thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể
có những bệnh tật cần được chữa. Ngài nói: “Giáo triều được kêu gọi cải tiến,
và tăng trưởng tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng.
Nhưng, cũng như thân thể con người, giáo triều cũng có thể bị bệnh, hoạt động
không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê một vài căn bệnh có thể mắc
phải, tức bệnh của giáo triều, là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục
vụ Chúa.
Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm,
hoặc thậm chí là không thể thay thế và lơ là kiểm điểm.
Một giáo triều không tự phê, canh tân, không tìm cách cải tiến, thì đó là một
cơ thể đau yếu. Nếu có cơ hội ghé thăm nghĩa trang, ta sẽ thấy tên của rất nhiều
người, cả những người mà ta nghĩ họ bất tử, miễn nhiễm, và không thể thay thế!
Đó là bệnh của người thanh niên giàu có trong Phúc Âm nghĩ rằng mình sống vĩnh cửu
(Lc 12:13-21) và của những người trở thành chủ nhân ông, thấy mình cao trọng
hơn ai hết, chứ không là kẻ phục vụ mọi người. Bệnh này xuất phát từ bệnh “cửa quyền”,
tự cho mình là kẻ ưu-việt có thái độ tự-ái/vị-kỷ, say mê ngắm nhìn con người
mình mà không thấy hình ảnh của Thiên Chúa hằn in nơi diện-mạo của người khác,
đặc biệt là những người yếu đuối và túng cực.
Thuốc
chữa bệnh này là ân-huệ lành thánh biết mình là kẻ yếu kém nên thành tâm nói: “Ta
chỉ là đầy tớ vô dụng. Ta làm những việc mình phải làm” (Lc 17:10). (trích phát biểu của Đức Phanxicô trong
buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo Giáo triều Rôma hôm 22/12/2014)
Bệnh, thì ai cũng mắc bệnh dù
ít/nhiều, nặng/nhẹ, dù không chỉ và không phải là bệnh nói nhiều và hát nhiều.
Nhưng vấn đề, là: ta có làm như người nghệ sĩ từng làm bằng lời hát, sau đây
không thôi:
“Tình đến cùng nhau,
mang nhiều tuyệt vời.
Tình như giông bão, dập
vùi yêu thương
Tình như tiếng ca
Theo gió phương xa cho
nhau lời chào.
Có biết đau thương mới
hay là tình
Say đắm trong đời thì mới
là yêu.
Đời không thiết tha vì
có tình yêu,
Không còn là đời
Người không sót xa vì mất
tình yêu
Không còn là người.”
(Lời Việt: Trường Kỳ - bđd)
“Tình đến cùng nhau,
mang nhiều tuyệt vời”, ôi
thôi, phải chăng đó là “thú yêu thương”, hay “thú đau thương”? Có thể cả hai đều
có nghĩa và đúng ý. Thế nhưng, hãy cứ nghe câu hát cuối, hạ hồi sẽ rõ:
“Đời ta muôn kiếp đã trôi theo tháng ngày
Tình như khói sương bay thoảng trong mơ
Ngàn đời vu vơ...”
(Lời Việt: Trường Kỳ - bđd)
Có
thể là, ca-từ ở trên diễn-tả nhiều ý-nghĩa trong nhiều trường, cũng rất hợp và
rất trùng.
Có
thể là, lời phát-biểu của đấng bậc trên cao ở nhà Đạo cũng khá trùng và khá hợp
với trường-hợp của cơ-quan/chức-sắc nào đó trong nhà Đạo, chứ không chỉ mỗi
Giáo triều Rôma, mà thôi.
Có
thể là, ngôn-từ và ý-nghĩa của lời Đức “ngài” nói cũng làm đau nhói cơ-phận thể-lý
của ai đó, rất con người.
Có
thể là, Đức Phanxicô nói thay và nói giùm cho đấng bậc lành thánh nào đó từng
căn dặn, nhắn nhủ bà con, anh chị em đồng Đạo/đồng thuyền rất chí tình như sau:
“Thật vậy,
tất cả những gì Thiên
Chúa tạo dựng đều tốt,
và không có gì phải loại
bỏ,
nếu biết dùng trong tâm
tình tri ân cảm tạ,
vì lời Thiên Chúa và lời
cầu nguyện thánh hoá những thứ đó.
Nếu anh trình bày cho
anh chị em những điều ấy,
thì anh sẽ là người phục
vụ tốt của Đức Giêsu Kitô,
một người thấm nhuần lời
đức tin
và giáo lý cao đẹp mà
anh đã trung thành noi theo.”
(1Timôthê
4: 4-6)
“Và không có gì phải loại
bỏ, nếu biết dùng trong tâm tình tri-ân, cảm tạ” phải chăng là châm-ngôn, tâm-tình và là
thực tế cuộc sống ở đời, nhiều năng-nổ. “Vì
lời Thiên-Chúa và lời cầu-nguyện thánh-hoá những thứ đó.”
Thật
quá đúng, khi thánh-nhân còn nhấn-mạnh: “Nếu
anh trình-bày cho anh chị em những điều ấy, thì anh sẽ là người phục-vụ tốt của
Đức Giêsu Kitô”… Bởi, ta và người chỉ
có thể bảo mình và bảo mọi người là kẻ phục-vụ tốt của Đức Giêsu Kitô, khi biết
dùng lời nói hay tiếng hát “trong
tâm-tình tri-ân, cảm tạ”.
Thật
quá đúng, khi đấng bậc được gọi là Đức-thánh-là-Cha Phanxicô lại dám nói thêm
căn bệnh thứ 7 khác, được gọi bằng danh từ “cạnh tranh và háo danh” với lời lẽ
cũng rất thật, như sau:
“Khi
cái vẻ bề ngoài, qua mầu áo và huy-hiệu sặc-sỡ trở-thành đối-tượng ưu-tiên của
cuộc sống, lại quên đi lời thánh Phaolô từng dặn dò: ” Anh em đừng làm chi vì ganh tị hay vì
hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người
đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác”(Phillípphê 2: 3-4). Đó là căn bệnh đưa
chúng ta trở-thành những con người giả dối và sống một thứ thần bí giả hiệu, một
chủ thuyết yên tĩnh giả tạo. Chính thánh Phaolô đã định nghĩa họ là ”những kẻ
thù của Thập Giá Chúa Kitô” vì họ “kiêu hãnh về những điều mà lẽ ra họ phải hổ
thẹn và chỉ nghĩ đến những điều thuộc về trần-thế này, mà thôi.” (Philípphê 3: 19)
Xem
như thế, kể cũng đúng. Bệnh cạnh tranh, kiêu hãnh và háo danh, vẫn là bệnh là tật
của nhiều người, vào mọi thời. Không chỉ ở mỗi Giáo triều Rôma mà thôi, nhưng
còn ở mọi đấng-bậc có quyền hành dù vẫn mang danh “đầy-tớ của các tôi-tớ Chúa”
nơi Giáo-hội sở tại, rất địa phương.
Xem
thế thì, căn-bệnh quái-ác kể trên còn gặp thấy ở nhiều người có quyền ăn quyền
nói và quyền được hành kẻ thuộc cấp, rất bé mọn.
Xem
thế thì, chỉ mỗi hai căn-bệnh quái-ác trên đây cũng đã làm kiệt quệ guồng máy cồng
kềnh bảo là để phục vụ mọi người trong thánh hội, nhưng thực tế là như căn-bệnh
cuối cùng trong danh-sách được liệt kê hôm ấy như sau:
“Sau cùng là bệnh “tìm kiếm lợi-lộc trần-tục và phô trương”.
Khi
vị tông-đồ biến việc phục-vụ của mình thành quyền lực, và biến quyền lực của
mình thành hàng-hóa để kiếm tìm lợi-lộc phàm-tục được nhiều quyền thế hơn. Đó
là bệnh của những người tìm cách gia-tăng quyền-lực cách vô độ. Và, nhằm đạt được
mục tiêu đó, họ vu khống, mạ lỵ và làm mất thanh-danh người khác, thậm chí cả
trên truyền-thông/báo chí, dĩ nhiên chỉ để biểu-dương chứng-tỏ mình có khả-năng
hơn người. Bệnh này cũng gây hại rất nhiều cho chính bản thân mình, vì nó làm
cho con người đi tới độ biện-minh/biện-hộ cho việc mình có thể sử-dụng bất kỳ
phương-thế nào hầu đạt được mục tiêu mình đặt ra, thường họ nhân-danh công-lý
và sự minh bạch. Ở đây, tôi nhớ đến linh mục nọ đã gọi các ký giả đến để kể cho
họ một điều do chính vị linh-mục này bịa đặt về chuyện riêng tư của linh mục
khác và của giáo dân. Linh mục này, chỉ muốn xuất-hiện trên trang nhất của báo-giới
mà thôi; và như thế, đã thấy mình quyền-năng và chiến-thắng, nhưng lại tạo ra
bao nhiêu đau khổ cho người khác và cho cả Giáo Hội nữa! Thật đáng thương!
Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn nhận xét rằng các căn bệnh và cám dỗ kể ở
trên lại cũng là nguy cơ cho mỗi Kitô hữu, giáo xứ, cộng-đoàn, dòng tu, phong-trào
đoàn-thể trong Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn, nữa”. (trích lời phát-biểu của Đức Phanxicô
như đã dẫn)
Trích-dẫn
ở trên, hôm nay, không để kể tội của ai đó nơi quyền cao chức trọng của Giáo-hội,
nhưng chỉ để nói lên đôi điều như nhận-định của một người vừa chuyển cho nhau
những điều hệ-trong trong cuộc sống, bằng lời lẽ như sau:
“22 câu nói có thể làm thay-đổi cuộc đời của bạn. Bởi
thế nên, xin bạn hãy chú ý học-tập mọi điều ở bên dưới, đặc biệt là 1, 2, 3 và 19
rất hay, cần chú ý:
1.
Đồng tiền xu
luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi
giá trị của bạn tăng lên,
hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi!
2. Càng nói ít, càng nghe
được nhiều. – Alexander Solshenitsen
3. Khi người
khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói
“tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”
4. Không
ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.
5. Thành công lớn nhất là
đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã!
6. Rất nhiều người không dám nói lên
những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng.- Madonna
7. Khi
trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem
những gì họ làm được.– Andrew Carnegie
8. Kiên
trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng
tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch.- Albert Schweitzer
9. Cuộc sống
giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và
một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ
không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo!
10. Bạn
có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người
khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn. - Dale Carnegie
11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ
trong hai cơ thể. – Aristotle
12. Tôi tiến
bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi
giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó.– Henry J. Kaiser
13. Tranh cãi với một kẻ ngốc
sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc.– Doris M. Smith
14. Những
người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn.- Beatrice Vincent
15. Đừng
quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang
cố gắng!
16. Không có hành động tử tế
nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí.– Aesop
17. Bất luận lúc nào khi bạn
nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ
cảm nhận được nụ cười của bạn!
18. Cuộc sống vốn không công
bằng, hãy tập quen dần với điều đó!- Bill Gates
19. Lưỡi không
xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ
của bạn!
20. Đừng bao
giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần
điều đó, còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!
21. Nhu cầu
cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu.- Ralph
Nichols
22. Hãy ghi nhớ 3 điều: Cố Gắng, Kiên
Định, Tin Tưởng. Cố dắng cho một tương lai tốt hơn KIÊN ĐỊNH với công
việcTIN TƯỞNG vào bản thân. (trích từ
điện thư bạn bè gửi cho nhau, đến quá nhiều)
Hôm
nay đây, bần đạo có trích dẫn nhiều, cũng chỉ để đề-nghị với bạn và tôi, ta cứ
hiên ngang mà hát mãi lời ca ở bên dưới làm lời cuối cho nhau hầu kết-luận đôi
giòng chảy lững lờ một chuyện phiếm rất hững hờ rằng:
“Tình đến cùng nhau,
mang nhiều tuyệt vời.
Tình như giông bão, dập
vùi yêu thương
Tình như tiếng ca
Theo gió phương xa cho
nhau lời chào.
Có biết đau thương mới
hay là tình
Say đắm trong đời thì mới
là yêu.
Đời không thiết tha vì
có tình yêu,
Không còn là đời
Người không sót xa vì mất
tình yêu
Không còn là người.”
(Lời
Việt: Trường Kỳ - bđd)
Quả
thật rất đúng. “Tình đến cùng nhau, mang
nhiều tuyệt vời!” cũng giống hệt như câu nói của ai đó, hình như là thánh
Augustinô đại để vẫn cứ bảo: “Hãy yêu
nhau đi, rồi muốn làm gì thì làm”. Nói thế là bởi, tình yêu con người sẽ
làm nên nhiều điều rất tuyệt vời. Ở mọi nơi.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn công-nhận
những chuyện như thế
ở đời mình.
No comments:
Post a Comment