Chuyện Phiếm Đạo Đời đọc trong
tuần thứ 19 thường niên năm C11-8-2013
“Anh còn nợ em, công viên ghế
đá,”
“Công viên ghế đá, Lá đổ chiều êm.
Và còn nợ em giòng xưa bến cũ
Giòng xưa bến cũ, con sông êm đềm.”
(Thơ:
Thái Can - Nhạc: Anh Bằng – Anh còn nợ em)
(Rm 13: 8)
Hôm ấy, là buổi liên hoan “Hát Cho Nhau Nghe” ở Sydney, như thường
lệ. Nhưng, có điều không giống lệ thường của buổi này, là hôm ấy có giọng hát
trẻ của vị linh mục còn khá trẻ ở Sydney lại cứ hát đi hát lại mỗi câu nhắn: “Anh còn nợ em, anh còn nợ em”, tựa hồ
như “đức ngài” như còn nợ rất nhiều thứ, mà Lời đấng thánh hiền ở Kinh Sách, vẫn
cứ nhủ:
“Anh em đừng mắc nợ gì ai,
Trừ phi
là yêu mến nhau.
Vì kẻ yêu người, tất đã làm trọn
Lề Luật.”
(Rm 13:
8)
À thì ra,
vị linh mục trẻ có hát như thế, cũng chỉ để nhắc bà con người nghe và người đọc
hôm nay, mỗi điều này tựa như thế. Như thế, nghĩa là: mỗi lần nghe ca/nhạc sĩ
xưng hô anh/em với nhau không hẳn là như người con trai nói với con gái, mà như
thể người người nhắn nhủ nhau, trong đời. Tựa như người Do thái xưa cũng từng
nợ nần nhau, rất nhiều thứ. Và nhiều sự, như: những thứ và những sự được người
nghệ sĩ lại hát tiếp:
“Anh còn nợ em, chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm, trời mờ mưa đêm
Anh còn nợ em nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng nắng chói qua
song.”
(Thái Can/Anh
Bằng – bđd)
Xem thế thì, nợ ở đây, là: nợ tình
thân thương bao dung giữa người với người. Nợ trời, nợ đất trời chưa trả được, nên
vẫn cứ coi đó là tội. Tội và nợ, như cuộc tình đã lỡ, được nói ở câu thơ/ý
nhạc, như câu hát cuối của nhạc bản ở trên:
“Anh còn nợ em Con tim bối rối
Con tim bối rối Anh còn nợ em
Và còn nợ em Cuộc tình đã lỡ..
Cuộc tình đã lỡ Anh còn nợ em...”
(Thái Can/Anh
Bằng – bđd)
Thành thử
ra, “linh mục nhà” của mình và của người vẫn cứ la cà đây đó để hát và để nói
những lời của thánh-nhân vẫn từng nói, vào khi trước. Hôm nay đây, thánh-nhân hiền từ trong đạo, lại cứ nhắc nhở những
tình tiết trong Đạo, coi như nợ nần rất “đồng lần”, vẫn khó trả.
Về nợ và nần
mà linh mục nọ vẫn nhắn nhủ, mà người nhà Đạo mình lại coi đó, là tội nợ, nên đã
trích dẫn lời cầu ở kinh “Lạy Cha”, rất như sau:
“Xin tha nợ chúng con,
như chúng con cũng tha
kẻ có nợ chúng con. “
(Mt 6:
12; Lc 11: 4)
Diễn giải ý tưởng về tội và nợ, các
nhà chú giải Kinh thánh thường vẫn bảo: ngay từ đầu, người Do thái quan niệm
tội và nợ như nợ nần vật chất rất tiền bạc/của cải, cần được xoá bỏ. Bởi thế
nên, qua rất nhiều bản văn thánh kinh, người Do thái thời xưa cũ vẫn nặng trĩu
những ưu tư về sự việc cần được Chúa thứ tha, hết mọi nợ, cũng như tội.
Thế nhưng, nếu bảo rằng: ý chính của
Kinh Lạy Cha là kính xin Chúa thứ tha mọi tội/nợ mà các vị tiên tổ từng mắc
phải. Các cụ mắc tội, không chỉ là sai lầm khi nghĩ về Đức Chúa là Đấng cột
buộc mọi thứ, đến độ phải xin thứ tha, rất nhiều lần. Mà kỳ thực, Đức Chúa là
Đấng Thánh rất hiền lành thương yêu con người đến mức độ dạy mọi người chỉ nên gọi
Ngài là “Cha”, mà thôi.
Đúng như cha giáo Thánh Kinh của bần
đạo, từng có nhận định rất chính xác, như:
“Kinh
“Lạy Cha!”, là cả một mặc khải về Thiên Chúa, và về mối liên hệ giữa Chúa Giêsu
và Thiên Chúa, có một cái gì tuyệt đối, mà người khác không thể nói được.” (Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Kinh Lạy Cha, tài liệu
Giảng Huấn Nội bộ tr.159)
Điều mà người khác không thể nói và gọi được là thế,
có thánh-sử ghi rõ:
“Phần
anh em, thì đừng để ai gọi mình là "ráp-bi",
vì
anh em chỉ có một Thầy;
còn
tất cả anh em đều là anh em với nhau.
Anh
em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em,
vì
anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.
(Mt 23:
8-10)
Diễn và
giải thật rõ nét về điều được thánh sử nói đến, cha giáo Nguyễn Thế Thuấn, lại
đã nói như sau:
“Đọc đoạn
trên, kẻ nhận tín thư của Ngài thì phải ra khỏi lề lói thường có và bạo dạn đủ
để không làm như người ta, ngay bề ngoài. Bởi lẽ, lời dạy của Chúa Yêsu cực
đoan, tuyệt đối như thế, mà nhiều khi Hội thánh của chúng ta bênh chữa bằng
những lý lẽ thật phiền phức để thoát khỏi những lời lẽ này và để nương theo
những điều vốn có! Có lẽ chúng ta phải dần dần làm một việc cực đoan như Chúa
Yêsu dạy, như các giám mục ở Đức đã truyền lệnh thực sự cho tín hữu chỉ gọi họ
bằng các ông, chứ đừng gọi bằng cha hay thày.
Trong Hội
thánh, vì cơ cấu tổ chức bao giờ cũng có cái nguy nan là: những nghi thức được
làm một cách vô ý thức thật sự, phản với Tin Mừng mà không ngờ! Ví dụ, chúng ta
có thể gọi một cách dễ dàng: Đức Thánh Cha (sa sainteté bên tiếng Pháp,
hoặc Holy Father, ở tiếng Anh). Trong khi Chúa Yêsu nói: “Sao ngươi nói Ta
tốt lành? Không có ai tốt lành trừ phi có một mình Thiên Chúa (Ms 190: 10, 18).
Ngài quở người gọi Ngài là Tốt Lành như thế. Chữ “thánh” chỉ có thể thuộc về
Thiên Chúa, ai chiếm lấy là một sự phạm thượng. Chúa Yêsu còn cho chúng ta
những lời tương tự như vậy trong Lc 12: 30-31. Phải làm thế nào để khi nói đến
Cha, chúng ta không còn thái-độ như dân ngoại: “Các điều đó, dân ngoại nơi thế gian kiếm tìm. Nhưng, Cha các người
biết rõ, các người cần đến các điều ấy. Song, hãy tìm kiếm Nước của Người, và
các điều ấy sẽ được ban thêm cho các người.” (xem Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR,
sđd tr. 161)
Về lại với
lời hát do vị “cha” trẻ nọ ở Sydney, và/hoặc Đức “Thánh” Cha là đấng “thánh” vẫn
chưa già, cũng từng gọi/từng nói và hát những lời tương tự như: “Anh” đây là
linh mục, hoặc “Đức thánh Cha” đây vẫn còn nợ nhiều nơi Em (tức: dân con mọi
người trong thánh hội), như lời lẽ của nhà thơ và người viết nhạc, từng ca cẩm:
“Anh còn nợ em, Con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ em
Và còn nợ em, Cuộc tình đã lỡ..
Cuộc tình đã lỡ, Anh còn nợ em...”
(Thái Can/Anh
Bằng – bđd)
Nói của
đáng tội, có ca cẩm hoặc hát lớn tiếng những lời tương tự, vẫn để bảo: mối nợ
ta canh cánh bên lòng, không chỉ nợ mỗi “Công
viên ghế đá”, “Con tim bối rối”, hoặc
“Cuộc tình đã lỡ” đi chăng nữa, thì
nợ đó cũng chỉ là món nợ “tình” của mọi người, ở Nước Trời, thôi.
Nói cũng
tội, là nói như đấng bậc vị vọng này/khác, về “Lòng Chúa thương yêu” hết mọi
người, chứ không chỉ những người cứ hát câu “Anh còn
Nợ Em! Anh còn nợ em! Ghế đá không đèn”. Nói, là nói về cái
tội của “bầy tôi” những là hay nói và thích trích dẫn khá nhiều đoạn kể, để qua
ngày đoạn tháng cũng để cho vui mà thôi.
Trích dẫn
hôm nay, còn một nhận định của đấng bậc nào đó viết trên mạng thật đậm nét về
chân lý cuộc đời tuy gồm những khiếm khuyết, nợ nần, lần chần nhưng vẫn là chân
lý rất triết học, như sau:
“Hôm nay viết về chân lý cuộc
đời, với câu: “Có những người...”, tôi sẽ viết như sau:
-Thật ra,
chẳng ai có được cuộc đời hoàn hảo hoặc không một khiếm khuyết, nào cả!
-Thật ra
thì, mỗi người đều có khiếm khuyết, và còn nợ nhau khá nhiều.
-Có những
vợ chồng vừa trí thức, vừa lương bổng cao, nhưng lại bị mắc bệnh nan y, như của
nợ canh cánh bên lòng.
-Có người
tài sắc vẹn toàn, giỏi dang, nhưng đường tình duyên lại trắc trở.
-Có những
người thừa kế gia tài kếch sù, nhưng keo kiệt ích kỷ, đầu óc rỗng tuếch.
-Có những
gia đình thế lực/giàu sang nhưng con cái bất hiếu, khiến tán gia bại sản và làm
nhiều điều phi pháp.
-Sống
trên cõi trần, ai cũng cần nợ nần/khiếm khuyết để bớt đi phần kiêu ngạo.
-Dù bạn
có muốn hay không, là người, bạn vẫn bị bệnh tật lây bám, như định mệnh.
-Đừng bực
bõ về khiếm khuyết/nợ nần trong đời. Vì, sở dĩ người đời mở rộng lòng mình ra
là để đón nhận cả những nợ nần, lẫn khiếm khuyết.
-Bởi, con
người vẫn biết rằng: nợ nần, lẫn khuyết điểm là như cái gai mình cõng trên lưng
để biết mà khiêm tốn hợp tác với người khác.
-Cuộc đời
mà thiếu thăng trầm, thì con người dễ tìm chốn an thân, khó mà biết cảm thông
những người nghèo hèn, đầy công nợ. Sống ở đời, mà không trải nghiệm mọi thiếu
thốn với nợ nần, làm sao có thể trưởng thành!
-Những
người thứ gì cũng thừa mức, có đủ, sẽ không biết đến niềm vui của đợi chờ và hy
vọng.
-Đừng quá
khổ tâm, buồn sầu, bất mãn với những gì mình chưa có hoặc tuy là có nhưng do nợ
chồng chất đến tận cổ, nên không bao giờ thấy là mình cũng ...có.
-Hãy lấy
làm vui, vì có những thiếu thốn, cũng như “nợ đồng lần” vì có thế mình mới có
khát vọng mà vươn lên.
-Vốn ý
thức rằng: là người ai cũng có khuyết điểm, nên sẽ không cần so đo với mọi
người. Và như thế, mình sẽ biết quí trọng hơn nữa, những gì mình đã có và đang
có.
-Thay vì
ta cứ đứng núi này trông núi nọ, hãy kiểm lại những gì Ơn Trên đã tặng ban cho
mình! Và khi đó, mình sẽ nhận ra rằng: những gì mình có, vẫn nhiều hơn những gì
“mình không có”.
-Nếu nhìn
lên, thấy chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống sẽ thấy chẳng có bao người bằng mình.
-Trời cho
ta khiếm khuyết để biết nhờ và, giúp đỡ lẫn nhau.
-Niềm vui
đời này, không chỉ là biết cho đi mà thôi, mà là biết đón nhận nhau nữa.
-Nếu coi
nợ nần cùng khuyết điểm là thành phần cuộc đời, ta sẽ lạc quan yêu đời hơn.
-Đừng để
niềm vui luột khỏi vòng tay. Đừng ngồi đó ủ rũ đêm ngày vì khiếm khuyết hoặc nợ
nần rồi giải sầu bằng chén rượu say. Chúc tất cả mọi người tìm thấy được niềm
vui và phúc hạnh, mỗi một ngày.” (trích
lời khuyên của đấng bậc trên mạng)
Của đáng
tội, -tội chứ không phải nợ-, là: mỗi lần nói đến “nợ đồng lần” các cụ nhà ta
xưa nay vẫn rất sợ. Sợ, là bởi: ai rồi cũng đến phiên mình sẽ phải trả nợ và
nếu có nợ cao chồng chất đến độ như núi/như đồi, thì chắc chắn trả đến đời con
đời cháu cũng không hết.
Thế
nhưng, có những món “nợ” tình thương trong đời người mà người người lại cứ
tưởng là nợ đồng lần, trả không nổi, nhưng sự thật không thế. Nợ đồng lần, dù
to như nợ “tình thương” với những người thương mình, vẫn là thứ nợ trả được nếu
“con nợ” là mình vẫn còn nhớ, như truyện kể để khích lệ, như bên dưới:
“Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng
mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh
sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước
ra khỏi xe, anh thấy một bé gái
đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và
hỏi nó sao lại khóc.
Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ
cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có
75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2
đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó:
-Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một
bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi,
anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà
không. Nó vui mừng nhìn anh và trả
lời:
-Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ
cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa
trang, nơi có một phần mộ vừa mới
đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
-Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng
lên mộ.
Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy
bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua
một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh
đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh
để trao tận tay bà bó hoa.” (truyện về ngày Vu Lan bên Tây rút từ
mạng vi tính)
Thật ra thì, truyện kể ở trên chẳng
dính dáng gì đến chuyện nợ nần rất “chồng chất”, hay “nợ đồng lần” gì ráo trọi.
Nhưng, suy cho kỹ, bạn và tôi, ta sẽ thấy linh mục trẻ có hát hò nhiều lần ở
đây đó, hết đám cưới của bạn bè/người thân hoặc vào những buổi “Hát Cho Nhau
Nghe” ở Sydney, cũng chỉ để nói lên những điều và những sự khiến ta hát hoài và
hát mãi có mỗi câu:
“Anh còn nợ em, Con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ em
Và còn nợ em, Cuộc tình đã lỡ..
Cuộc tình đã lỡ, Anh còn nợ em...”
(Thái Can/Anh
Bằng – bđd)
Hát thế
rồi, hỡi bạn trẻ linh mục của tôi hay bạn tôi không là linh mục trẻ, hãy nhớ
rằng: mình còn nợ nhau “Con tim bối rối”,
“Cuộc tình lỡ”, hay gì gì nữa, vẫn là tình yêu, của mọi người. Với mọi
người. Chí ít là những người cần đến tình người, không chỉ từ linh mục trẻ hoặc
Đức Cha rất thánh ở trần thế.
Trần
Ngọc Mười Hai
Cũng
còn nợ
Rất nhiều người
Một cuộc tình vẫn không
lỡ.
Đó là tình người của người
tình,
Rất trăm năm.
No comments:
Post a Comment