Chuyện
phiếm đọc trong tuần có lễ HIển Linh Năm C 06-01-2013
“Sóng vỗ miên man
như câu ru êm của Mẹ dịu dàng”
“Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của Mẹ trùng dương.”
(Phạm Duy – Mẹ
Trùng Dương)
(Lc
1: 38)
Có
một thời ở quê nhà, nhiều bạn và nhiều người lại cứ bảo: “Sao ta không chịu đổi
bài quốc ca xưa như trái đất bằng bài rất mới nào đầy đủ tính chất Việt Nam, không có tính đâu
tranh, nhỉ?” Hôm nay, ngồi nhớ lại những tình tiết trong nhạc bản được đề nghị
là bài “Mẹ Trùng Dương” của nhạc sĩ họ Phạm, bần đạo lại có ý nghĩ hơi hơi
khác.
Khác
ở chỗ, là: tiếng “Mẹ” ở trong bài dù có kèm theo sau cụm từ “Việt Nam” lại mang ý
nghĩa dài/rộng hơn một nước. Dài và rộng, không chỉ ở tên gọi “Mẹ Trùng Dương”
mà người viết nhạc từng “thai nghén”, còn ở chỗ: trùng dương tình “Mẹ” vẫn bao
la, đầy dặn, như biển cả rất thánh thiêng, như lời vinh danh “Mẹ”ở câu tiếp rất
như sau:
“Mẹ Việt Nam cho quê hương muối
trắng
Thêm thơm mâm cơm mặn
nồng
Mẹ còn cho con
Luôn luôn tôm to cá lớn
tươi ngon đầy thuyền
Mẹ hiền không lên bão tố
Mẹ già không đem nỗi khó
Mẹ là mẹ nhà cho mưa với
gió hiền khô.”
(Phạm
Duy – bđd)
Mẹ hiền cho quê hương, không chỉ “thêm
muối trắng”, cho “mâm cơm mặn nồng” mà thôi. Nhưng, “Mẹ Trùng Dương Việt Nam” lại cũng
“không lên bão tố”, “không đem nỗi khó” cho con và cho cháu. Bởi, mẹ còn là “mẹ
nhà cho mưa với gió hiền khô”, nữa.
Về tính chất rất “hiền khô” của mẹ
“nhà Việt Nam” yêu dấu, mẹ của mình còn được văn chương chữ nghĩa diễn tả bằng
những tâm tình của “người-chị-cũng-như-mẹ-ruột” của tôi, như truyện kể ở bên
dưới:
Một tháng trước, có một người đàn ông
lạ đến tìm và nói rằng, ông là ba của tôi. Điều đó càng được khẳng định chắc
chắn hơn khi ông đưa cho tôi xem kết quả xét nghiệm ADN và vài chữ viết nhanh
của bác sĩ kết luận rằng giữa tôi và ông ta có quan hệ huyết thống cha con. Tôi
cười nhạt và cho rằng đó đơn giản chỉ là một vở kịch vụng về. Người đàn ông kia
có lẽ muốn xin chút tiền từ số gia sản kếch xù mà tôi được nhận từ bố mẹ của
mình.
Nhưng khi Huyền, chị gái tôi lên tiếng
xác nhận thì tôi buộc phải tin đó là sự thật và thậm chí, tôi còn phải chấp
nhận thêm một sự thật khác rằng chị Huyền không phải là chị gái của tôi, mà đó
là mẹ ruột mình.
Khi chưa biết sự thật này, tôi là con
trai trong một gia đình giàu có, trên tôi là một chị gái tên Huyền. Chị Huyền
hơn tôi 16 tuổi. Vì nhà chỉ có 2 chị em nên chúng tôi rất thân nhau. Thế nhưng,
khi tôi còn nhỏ, chị Huyền rất ít khi chơi với tôi. Bố mẹ nói chị có chuyện
buồn nên tôi không được quấy rầy hay làm phiền chị.
Mãi đến khi tôi vào lớp 1, chị mới cởi
mở với tôi hơn và dần dần chị thay bố mẹ chăm sóc tôi, bởi 2 người còn bận rộn
chuyện kinh doanh mà chị Huyền khi ấy đã tốt nghiệp đại học nhưng chị không đi
làm. Tôi cũng không thấy chị có bạn bè bởi cả ngày ngoài chuyện đưa tôi đi học,
đón tôi về, đưa tôi đi chơi, nấu nướng cho tôi ăn thì chị chẳng hề gặp gỡ bất
cứ ai. Nhưng tôi chẳng mấy để ý chuyện đó.
Cho cả đến khi lớn lên và biết suy
nghĩ, tôi vẫn cho rằng tính chị khép kín, không thích giao thiệp rộng rãi nên
chị mới có ít bạn và thích ở nhà nhiều như vậy. Tôi vẫn thường gọi đùa chị
Huyền là bà cô già vì chị quản lý tôi rất chặt, hơn cả bố mẹ. Chị đề ra quy
định về thời gian, quy định về việc gặp gỡ và kết bạn, quy định cả về cách ăn
mặc và nói năng của tôi. Nếu tôi có thắc mắc, bố mẹ chỉ cười nói: "Chị chỉ
muốn tốt cho con mà thôi". Dù rất khó chịu với "bà cô già" này
nhưng tôi rất yêu thương chị, đơn giản vì chị là người thân của tôi.
Năm tôi 20 tuổi, bố mẹ đột ngột mất
trong một tai nạn xe hơi, trong nhà chỉ còn lại 2 chị em. Tôi vẫn đang tuổi ăn,
tuổi chơi nên không thể thay bố mẹ gánh vác chuyện công ty. Chị Huyền đã nhận
lấy việc đó. Bây giờ khi ngồi viết lại những chuyện trong quá khứ, tôi mới nhớ
ra rằng chị chưa một lần yêu ai hoặc ít nhất đó là những gì tôi biết.
Chị có rất ít bạn bè, không gặp gỡ,
hẹn hò với bất cứ người đàn ông nào. Nếu tôi có hỏi thì chị chỉ bảo đợi tôi lấy
vợ xong chị mới đi lấy chồng. Tất nhiên, chị tôi có nhiều người để ý, theo
đuổi. Có người còn khốn khổ vì không được chị tôi đáp lại nhưng chị tôi vẫn cứ
dửng dưng như vậy.
36 tuổi, chị trở thành Tổng Giám đốc
của một công ty truyền thông lớn. Tôi sợ chị không làm được bởi trước giờ chị
vẫn sống khép kín, không giao lưu nhiều với xã hội, vị trí Tổng Giám đốc dường
như không mấy hợp với chị. Nhưng tôi đã nhầm, chị điều hành mọi thứ rất trôi
chảy. Nhìn chị đĩnh đạc trong cương vị mới, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi đó là
hình ảnh về một chị Huyền khác hẳn với chị mà tôi thường nhìn thấy.
25 tuổi, tôi bắt đầu vào công ty học
việc và dần dần thay chị đảm nhận việc của công ty. Chị nói chỉ làm giúp tôi
chừng ấy năm thôi, còn lại tôi phải tự lo liệu. Tôi đồng ý và cố gắng làm mọi
chuyện thật tốt. Tôi muốn chị tôi có thời gian để dành riêng cho bản thân bởi
chị đã ngoài 40 và vẫn chưa lấy chồng. Chị nói không muốn lấy chồng và có ý
định quy y cửa Phật. Tôi kịch liệt phản đối chuyện này. Nhà tôi chỉ còn 2 chị
em, nếu chị đi tu, tôi sẽ giống như một đứa trẻ mồ côi không người thân thích.
Chị lại nói sẽ đợi tôi có vợ, có con
rồi chị mới đi tu. Việc này tôi cũng không đồng ý. Tôi thấy chị cứ u uẩn sống
trong khi với điều kiện của chúng tôi, chị hoàn toàn có thể sống vui vẻ, hưởng
thụ cuộc sống, đi du lịch đó đây. Tôi vẫn không hiểu vì sao chị cứ sống như thể
cả thế giới đang quay lưng lại với chị cho đến ngày người đàn ông lạ xuất hiện.
Ông ta hẹn gặp tôi ở ngoài. Vì không rõ đó là ai và công việc quá nhiều nên tôi
từ chối nhưng khi ông ta nói có chuyện liên quan tới chị Huyền cần nói cho tôi
biết thì tôi đổi ý.
Chỗ hẹn gặp mặt của chúng tôi là một
quán cà phê nhỏ nằm sâu trong ngõ, dù nhỏ nhưng quán được bài trí rất đẹp.
Người đàn ông lạ tự giới thiệu ông ta tên Tân. Tôi đoán chừng ông ta phải gần
60 tuổi, có phong thái đạo mạo, điềm tĩnh và cách nói chuyện thể hiện rằng ông
là một người quyền lực. Ông không nói chuyện vòng vo mà khi vừa bắt đầu, ông đã
nói, ông là bố của tôi, bố ruột.
Sau vài giây sững người, ngạc nhiên,
tôi trấn tĩnh lại bởi cho rằng người đàn ông này đã nhận nhầm người hoặc ông ta
đang tạo kịch để nhòm vào tài sản của gia đình tôi. Ông đưa kết quả xét nghiệm DNA cho tôi. Tôi vẫn không tin. Ông nói, tôi có thể
gọi chị Huyền đến để kiểm chứng, để ba mặt một lời. "Cũng không phải là
chị Huyền đâu, đó là mẹ ruột của con". Ông nói nhẹ như không, còn đối với
tôi thì câu nói này quả thực là một cú sốc lớn.
Tôi không hiểu có chuyện gì đang diễn
ra trong cuộc đời mình. Chị Huyền đến, ngay khi nhìn thấy người đàn ông kia,
nét mặt chị chuyển biến. Tôi nói cho chị về những điều người đàn ông kia khẳng
định và mong mỏi một cái lắc đầu từ phía chị. Thế nhưng chị Huyền không nói gì,
chị cũng không phủ nhận. Chừng ấy là đủ cho tôi hiểu những gì ông Tân nói đều
là sự thật. Khi ông Tân rời đi, chị Huyền mới bắt đầu nói.
Chị thừa nhận những gì người đàn ông
kia nói là đúng. Chị yêu ông ta khi 16 tuổi còn ông ta khi đó đã ngoài 30, đã
có vợ con. Chị sinh tôi khi còn quá trẻ nên ông bà ngoại đã quyết định nhận tôi
làm con trai của họ để che giấu việc đáng xấu hổ là con gái duy nhất của họ
chửa hoang. Và tôi đã sống với thân phận là con trai của ông bà ngoại hơn 20
năm trời. Không một ai biết sự thật ấy ngoài ông bà ngoại, chị Huyền và người
đàn ông kia.
Chị Huyền nói ông ta muốn nhận con.
Ông ta không cần đến tài sản của gia đình chúng tôi bởi ông là một người đàn
ông giàu có và quyền lực. Ông ta muốn nhận con bởi vợ ông không sinh được đứa
con trai nào để nối nghiệp. Lý do quá nực cười! Bởi nếu ông ta đã có con trai
thì chắc chắn ông ta sẽ không bao giờ quay lại tìm tôi, để xem đứa con rơi này
đã sống như thế nào. Dù cho ông ta là bố đẻ của tôi thật nhưng tôi không hề có
ý định nhận bố.
Chuyện khiến tôi khó nghĩ và buồn
nhiều nhất là chị Huyền. Tôi không cách nào chấp nhận chị là mẹ của tôi bởi cái
suy nghĩ chị là chị gái đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Chị là mẹ của tôi sao?
Còn có chuyện nào đáng sửng sốt và nực cười hơn câu chuyện này? Hóa ra, đó là
lý do vì sao chị tôi từng ấy năm trời không hề yêu ai, từng ấy năm trời chị lo
lắng, chăm sóc cho tôi.
Tôi đã chuyển ra ngoài sống mấy tuần
nay. Tôi không biết làm thế nào để gặp và nói chuyện với chị. Sự thật này chắc
chắn tôi sẽ phải chấp nhận nhưng không phải bây giờ. Tôi chưa nghĩ ra cách để
nghĩ về chị Huyền như là mẹ tôi. Thế nên, tôi chọn cách chạy trốn. Lân”
Theo truyện kể ở trên, thì người kể đã
chọn giải pháp mà anh gọi là “chạy trốn” khỏi người mẹ rất hiền mà từ lâu anh vẫn
tưởng là người chị gái cũng rất hiền. Thế đó, là truyện kể về một người mẹ đồng
thời là chị gái ở ngoài đời, rất truyện kể.
Thế nhưng, với âm nhạc hoặc nghệ
thuật, thì: dù người con hay người em có tìm cách “chạy trốn” khỏi mẹ hiền cũng
rất tình, vẫn thấy mẹ hiền “Trùng Dương” đối xử, như sau:
“Ngày
ngày vươn vai
Ra khơi đón ánh dương soi con tim bồi hồi
Chiều chiều chơi vơi
Không nguôi thương thương nhớ nhớ con trong cuộc đời
Mẹ tìm con trong gió Bắc
Mẹ về phương Nam nắng gắt
Tình nhà mở cửa đem ra góp với bao la.”
(Phạm Duy – bđd)
“Mẹ
tìm con trong gió Bắc”, không phải chỉ mỗi thế. Mẹ còn “về phương Nam nắng gắt”, để tỏ “tình nhà mở cửa đem ra góp với bao la.”
Đấy văn chương chữ nghĩa là như thế đấy. Tình mẹ ở đời cũng như vậy. Như thế và
như vậy, nghĩa là vẫn cứ bao la, êm đềm, cao cả.
Còn, tình Mẹ trong Đạo cũng đâu thua
gì tình ở đời, mọi thời. Tin Mừng, khi nói về tình của Đức Maria là Mẹ của
Thiên Chúa, đều nói về Mẹ là người luôn để mắt dõi theo người Con thân yêu của
mình, trên mọi bước đường dù khổ ải. Mẹ theo chân Con mình suốt mọi ngõ ngách,
bởi Con của Mẹ là tất cả. Là, tình người được Chúa hiển hiện nơi Ngài. Ngài là
hiện thân gương mẫu của mọi thứ tình: tình Mẹ, tình Cha và tình người, nói rất
chung. Về tình của Mẹ đưọc tóm gọn trong câu nói có tính quyết định, được thánh
sử Luca viết:
“Này tôi là tôi tớ Chúa
Xin
hãy thành sự cho tôi
theo
lời Ngài.”
(Lc 1: 38)
Bằng vào lời đáp trả rất ngắn gọn
như trên, Mẹ của Chúa đã nói lên một thứ tình cao cả hơn ai hết. Tình đó, là:
dám quyết định một việc có liên quan đến cả đời của Mẹ và mọi người, là: Xin hãy thành sự cho tôi, theo lời Ngài.” Đây
là ý nghĩa của cụm từ “Xin Vâng”. Nhưng chữ “xin” dịch ở đây, không mang tính
quyết định của chính mình. Cũng giống như khi mình quyết định yêu ai, dù nguời
đó là con cái, hoặc khách lạ, nếu chỉ nói chữ “xin” và “vâng” là đủ đâu.
Nhưng nói gì thì nói, khi Mẹ trả lời
thần sứ đại diện Thiên Chúa cao cả để hỏi về tình Mẹ và tình người, Mẹ nói
tiếng “Đồng ý!” rất phải lẽ. Đồng ý cả với những gì sẻ xảy đến dù tốt/xấu. Đó
mới là thứ tình cao cả, ít ai có. Cả đến cụ già tên Symêôn khi thấy được tình
Mẹ cao cả hiển hiện nơi Đức Chúa, cũng đã kêu lên:
“Giờ đây, lạy Chúa, xin thả tôi tớ Người về.
chiếu
theo lời Ngài, trong bình an.
Bởi
chưng mắt tôi đã thấy ơn Ngài cứu độ,
Ngài
đã dọn sẵn trước mặt muôn dân.
Ánh
sáng mặc khải cho dân ngoại,
và
vinh quang của Israel
dân Ngài.”
(Lc 2: 29-32)
Nói cách khác, tình Mẹ bao la nơi
Đức Maria là thứ tình cao cả, rất khác người phàm. Vì Mẹ dám đón nhận ơn cứu độ
Chúa ban cho con người bằng một quyết định đồng ý để mọi sự xảy đến với Mẹ theo
ý của Đấng cứu độ. Và, tình Mẹ của Đức Maria khác và hơn hẳn mọi thứ tình bao
la trùng dương của người phàm, vì Mẹ nhận lời làm Mẹ của Thiên Chúa, thế mới
khiếp.
Diễn tả tình bao là của Mẹ hiền rất
“trùng dương”, người nghệ sĩ ngoài đời chỉ nói được bằng câu thơ và ý nhạc rất
như sau:
“Sóng vỗ êm êm như khuyên
con nên trở lại Mẹ hiền
Gió rít thông reo như kêu
con mau trở về Mẹ yêu.”
(Phạm Duy – bđd)
Xem
như thế, thì mẹ Maria là mẫu gương cho mọi người trong việc Mẹ đã dẫn dắt hết
mọi người đến với Chúa. Đến với Ngài, tựa hồ như “sóng vỗ êm êm”, như “gió rít
thông reo như kêu con trở về với Mẹ yêu.”
Nói
về tình yêu và nhất là tình Mẹ yêu dấu rất bao la như “trùng dương” người đời
cũng giống như dân đi Đạo đều có một mẫu số chung, ở chỗ: tình ấy vẫn cứ “êm
êm” “như khuyên con nên trở lại với mẹ hiền.” Trở về với mẹ hiền, để mẹ dạy cho
mình biết cách mà thưa thốt khi có thần sứ của Thiên Chúa gửi đến, sẽ nói được
hai chữ “đồng ý”. Đồng ý, để mọi dự tính cũng như ý định của Ngài, “thành sự
cho tôi, theo lời Ngài.”
Nói
cho cùng, thì: trọng tâm của cuộc sống của Đức Maria cũng như của mọi người mẹ
“Trùng Dương” là chấp thuận lời mời gọi của Thiên Chúa, rất bên trên. Thành thử,
yêu thương và khâm phục Mẹ hiền là: mỗi lần tưởng nhớ đến Mẹ hiền là nhớ và
tưởng đến khả năng biết sống nghiêm túc về những chuyện nghiêm chỉnh và lấy đó
mà cảm kích. Bởi, nói chung nói cùng Đức Maria cũng như mọi người mẹ hiền đều
là những đấng bậc ta có thể nói với và nói cùng mỗi khi không biết đặt mọi ước
ao và nỗi hãi sợ thành lời nói.
Cho
dù, người con của mẹ “Trùng dương/Maria” không biết cách ăn nói, mẹ hiền vẫn
hiểu được tất cả những câu hỏi và câu nói chính ta chẳng dám nói và hỏi để Chúa
dẫn dắt trong cuộc đời. Mẹ vẫn đặt mình vào tình thương của mẹ hiền luôn đùm
bọc đàn con dù con của mẹ hiền có lớn khôn hay vẫn nhỏ bé, như con trẻ.
Để
hiểu rõ và cảm thông tình mẹ bao la như biển cả, không gì bằng về với truyện kể
dù hơi mang tính chất “phiếm”, sau đây:
“Truyện
rằng:
Giờ trả bài tập làm văn luôn là giờ
sôi động nhất, vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm
cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được những tràng
pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên
nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là: "què, cụt, thiếu sức
thuyết phục..."
Và giai thoại này đôi khi còn lan
truyền ra cả các lớp khác, mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà
che mặt lại. Cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều
rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu….
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp
lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là "Hãy kể lại một kỷ niệm
sâu sắc của em", thầy đã nói rằng, lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn
sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị
thầy chê là đơn điệu, chúng tôi thường chống chế: "Thầy ơi, học cùng nhau,
làm sao mà dẫn chứng không trùng lập nhau được"Khác thường là thầy đưa xấp
bài cho trưởng lớp chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh
cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng
không được. Bài hay nhất? Dở nhất?Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Nhưng rồi dự
đoán của chúng tôi tiêu tan, khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay
trưởng lớp. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về
phía Cường với tiếng cười khúc khích.
Cường thường có những câu văn kiểu
như: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn, vậy nên chúng ta phải đi nhiều
ngày hơn nữa"... Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của
ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời,
môn văn...
Có khi bài trước mới được 6 điểm với
lời phê: "Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú
hơn", thì bài sau nhận được ngay điểm 4 với lời phê: "Quá lan man,
dông dài!" Điểm bảy môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Kim Chi
cũng nói vậy.Chúng tôi nhìn theo tay của trưởng lớp cho đến khi bài cuối cùng
được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn
về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy. Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng
ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng, nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ
của Dũng đỏ ửng.Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai
tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì
tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn văn cả. Vậy mà điểm 8. Phải, điểm 8! Chúng tôi nhìn
rõ số 8 đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi,
cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.
Giọng thầy trầm trầm:"Kỷ niệm sâu
sắc nhất của em là khi nhận được thư của má em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má
cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em
ra phố, ngoài việc phải kiếm tiền làm thêm để có tiền trang trải chuyện học
hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được
cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần
viết thư về quê hay viết đơn từ là em viết..."Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
Các em, thầy sẽ viết lại nguyên văn lá
thư của má bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc. Một chuyện lạ! Tất cả chúng
tôi hồi hộp tò mò từng chữ hiện ra dưới tay thầy.
"Con iu thươn của má. Chìu hôm
qua má kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con. con nhớ nhà hôn? Cã nhà
nhớ con nhìu lấm cố học nge chừn nào mùa màn song má xẽ ra thăm con. Má của con"
Lá thư vọn vẹn có 45 chữ. Khi thầy
quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ. Cả
lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và
gởi gấm của một người mẹ, vốn chỉ quen với công việc chợ búa quét dọn và nội
trợ trong nhà, lần đầu bà cầm bút viết thư cho con…. để khuyến khích con vì mẹ
mà lo hoạc hành.”
Tình mẹ “Việt Nam” rất “trùng
dương” cò thể còn hơn thế. Nhưng, tình của người mẹ nào cũng đều như thế. Vẫn
bao la như biển cả, trung dương sóng dồn. Dồn tất cả về cho con, chí ít là tình
của người mẹ hiền rất Maria, trong cả cuộc đời của Mẹ đối với Chúa.
Trần
Ngọc Mười Hai
Bỗng
dưng nhớ mẹ hiền vất vả
với mối tình bao la như
biển cả.
Nhân ngày giỗ của mẹ.
No comments:
Post a Comment