Chuyện
Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 4 mùa Thường niên năm A 29/01/2017
“Vầng trăng từ độ lên ngôi”
năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
em ngồi quay tơ
Quay đều..quay đều..quay đều..”
(Nhạc:
Phạm Duy/Thơ: Lưu Trọng Lư – Vầng Trăng Sầu
Rụng)
Trăng
sầu nên trăng rụng, phải thế không anh? Và, khi trăng đã rụng rời hay rụng rồi,
thì đâu còn sầu với đau nữa, phải vậy không em? “Năm năm bến cũ”, chắc em
vẫn còn quay tơ hay quay cuồng một đời người, đấy chứ nhỉ? Quay cuồng cả một đời,
vẫn là chuyện bạn và tôi nên lưu tâm/chú ý đến độ rụng rời cả mùa trăng, thôi!
Rụng
thì rụng, nay mời bạn/mời tôi, ta nghe thêm câu hát nữa, rồi sẽ tính. Nghe, thế
này đây:
“Để
tóc rối vần câu thơ sầu rụng,
mái tóc cũng buồn theo thơ.
Cũng buồn theo thơ.
Quay đều..quay đều..quay đều..
Năm năm tiếng lụa se đều,
trong cây gió lạnh đưa vèo.
Hằng năm tiếng lụa đưa theo,
đêm đêm gió rét đưa vèo trong cây,
đưa vèo trong cây.
Quay đều..quay đều..quay đều..
Nhẹ tay nhè nhẹ đôi tay,
hương thơm lối xóm bay đầy thinh không,
bay đầy thinh không.
Quay đều..quay đều..quay đều..
Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng.
Quay đều..quay đều..quay đều..
thời gian lặng rót một giòng buồn tênh.
một dòng buồn tênh.
Quay đều..quay đều..quay đều...”
(Phạm Duy – bđd)
“Thời-gian lặng rót một giòng buồn
tênh”. Ôi thôi là buồn.
Dù có bảo, đó chỉ là thơ và nhạc cùng những ý/từ của nhiều văn thơ/nhạc bản ở đời,
khiến con người thêm “hỷ, nộ, ái, ố, ai hoan lạc” đủ bảy thứ tình. Duy, có một
thứ tình-tự vẫn linh-tinh tạo nỗi “buồn đời người”, được một tác-giả khác đưa
vào truyện kể, như sau:
“Bà vợ trẻ lúc
nào cũng áy náy lo âu sợ chồng không yêu thương săn sóc, bà bị tư
tưỡng tiêu cực lúc nào cũng ám ảnh đưa đến bệnh nặng phải vào viện. Tại bệnh
viện sau nhiều xét nghiệm , bác sỉ cho chồng bà biết rằng: “ Ông ko tìm ra bất
cứ triệu chứng bệnh gì!
Thể xác bà
khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh nào cả “
Bệnh của bà thuộc loại tâm thần. Giữa 2 người đã nghĩ ra một cách bí mật. Họ
mời một cô y tá rất trẻ đẹp săn sóc cho bà. Sau đó ông chồng thử ý bà vợ và nói
rằng:
-Em yêu, em
luôn trăn trối với anh rằng: - Để cho anh được hạnh phúc nếu không may mà em có mệnh hệ gì. Em à, anh đã suy nghĩ kỹ, anh đã tìm được một người mà người đó sẽ thay cho em
được để làm cho anh hạnh phúc . Anh tin tưởng rằng cô y tá trẻ đẹp săn sóc cho
em đó có thể trở thành người làm cho anh hạnh phúc.
Sau một thời
gian ngắn ngủi thôi, phép lạ đã xảy ra, vợ anh bình phục và đòi
xuất viện ngay về nhà!
Chuyện
“phép lạ xảy ra” cho bạn và cho tôi, vẫn là chuyện đời thường hoặc chuyện bên
lề cuộc đời của mọi người. Thế nhưng, có một “sự-kiện lạ” ít xảy ra ở nhà Đạo,
mà quan-viên các cấp cứ là hay thắc mắc/nghĩ-ngợi về chuyện “4 hồng-y giáo-chủ của
Đạo đã tỏ ý bất đồng với Đức Giáo Tông về thông-điệp Amoris Laetitia” cách đây không lâu. Nay, Đức Thày John Flader ở
Sydney đặt câu hỏi/đáp rất như sau:
“Thưa, hôm rồi có bài viết trên
báo nói rằng: 4 hồng y nọ viết thư yêu-cầu Đức Giáo Hoàng làm sáng tỏ những
điều ngài viết trong thông-điệp Amoris Laetitia về hôn-nhân và gia-đình, khiến
nhiều vị hết sức ngỡ ngàng. Xin hỏi, phải chăng đây là dấu hiệu khá khiếm-nhã
đối với Đức Giáo-hoàng hoặc vẫn là chuyện bình thường trong Đạo?
Và, Đức
thày Flader, đã trả lời như sau:
“Nhiều vị đã luận-bình về vấn-đề
này, ở đây đó, nên tôi nghĩ: ta cũng nên làm sáng-tỏ sự-kiện vừa xảy ra để có
một lập-trường chính-xác hơn.
4 hồng-y nói đây, lâu nay vẫn được
mọi người trong Đạo kính-nể, đó là: Hồng y Walter Brandmũller, nguyên Chủ-tịch
Uỷ-Ban Giáo-hoàng về Khoa-học Lịch-sử; Hồng y Raymond Burke, nguyên là
niên-trưởng Toà Án Tối Cao của Vatican gọi là Signatura, Hồng y Carlo Caffara,
Tổng Giám-Mực hồi-hưu của Bologna và Hồng y Joachim Meisner Tổng Giám-mục
Cologne nay hưu-dưỡng. Trong buổi phỏng vấn trên mạng, dành cho cơ-quan có tên
là Ban Hành-Động Công Giáo về Niềm Tin và Gia Đình hôm 14/11/2016, Hồng y Burke
có giải-thích lý-do tại sao các hồng-y như ngài lại đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng
làm sáng-tỏ sự việc nói ở đây.
Hồng y Burke từng giải-thích rằng:
khi có ai nghi-ngờ hoặc quan-ngại điều gì về một số vấn-đề niềm tin hoặc
luân-lý; hoặc đặc-biệt hơn, về ý-nghĩa xác-đáng ở văn-bản nào đó trong các tài-liệu
của Toà Thánh, thì thông thường là: các giám-mục, linh-mục hoặc ngay đến
giáo-dân cũng nên yêu-cầu Đức Giáo Hoàng giải-thích cho rõ. Đây là mộng-ước bình-thường
của giáo-dân thường-tình không theo cách “sách mé”, thiếu tôn-kính.
Thật ra thì, Đức Giáo Hoàng từng
có những lời phát-biểu đưa ra, là để đáp trả những thắc-mắc tương-tự. Những năm
về trước, các phát-biểu tương-tự đều từ các nhóm hội/ ban ngành hoặc đoàn-thể như:
Uỷ-Ban Kinh-Thánh về ý-nghĩa các đoạn-văn trong thánh kinh, Uỷ-ban Giáo Hoàng
về Văn-bản Luật-Pháp có trọng-trách giải-thích các điều-khoản của Giáo-luật và Thánh-bộ
Tín-Lý Đức Tin cũng có trách-nhiệm về các vấn-đề về niềm tin của mọi người.
Hồng y Burke có nói: Thông-điệp
Amoris Laetitia từng nêu lên một số thắc mắc và nghi-ngại có trong đầu các Giám
mục, linh-mục và giáo-dân, mà một số những điều như thế từng đệ-đạt lên Đức
Giáo Hoàng và được công-khai bàn-bạc. Trường-hợp nói ở đây, bốn hồng-y đã chính-thức
trình-bày lên Đức Giáo-hoàng 5 câu hỏi nền-tảng hoặc còn gọi là mối nghi-ngại
về tín-điều và luân-lý đặt nền-tảng trên việc đọc thông-điệp “Amoris Laetitia”
như thế nào. Đức Hồng-y công-nhận rằng: ngay bên trong Giám-mục-đoàn cũng có
nhiều vị bất-đồng với nhau về cách giải-thích chương 8 của thông điệp Amoris Laetitia và
vì thế, các vị này mới cần đến Đấng Bản-quyền làm sáng-tỏ cách chính-thức. Nên,
các ngài mới chính-thức gửi một bản sao bức thư đến Hồng Y Gerard Mũller, Bổ
trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.
Nhiều ngày trôi qua mà không thấy
có câu trả lời, các Hồng-y mới quyết-định để cho quần-chúng biết sự việc này để
họ có thể bàn-luận với mọi tín-hữu Công-giáo, đặc-biệt là các Giám-mục. Các
Hồng-y đây cũng đã sử-dụng từ-vựng chính-xác về thần-học qui-chiếu về các
tài-liệu trước đó của Giáo-hội. Ta có thể tóm tắt như bên dưới:
Thứ nhất, có thể nào Giáo hội ta
cho phép xá-giải bằng bí tích Hoà-giải và cho phép những người từng ly-dị và có
gia-thất mới và đang có tương-quan hôn-phối với nhau được rước lễ chứ?
Thứ hai, là: có phải các
điều-luật về luân-lý chặt-chẽ vẫn cấm-đoán các hành-động của sự ác ngấm-ngầm
bên trong và đang ràng buộc mọi sự không biệt-lệ?
Thứ ba nữa, có thể nào khẳng-định
rằng người nào đó vẫn có thói quen sống chống lại lại giới răn của Chúa, chẳng
hạn như luật cấm ngoại tình, vẫn ở vào đối-tượng của tội trọng?
Thứ tư, phải chăng vẫn là
trường-hợp cảnh-huống hoặc ý-định không bao giờ có thể thay-đổi một hành-động
ngấm-ngầm tội-ác như việc “đối-đế” đã là đối-tượng của hành-động chủ-quan là
tốt hoặc có thể biện-hộ được như một chọn lựa được?
Thứ năm, phải chăng vẫn là chuyện
đúng bảo rằng lương-tâm không bao giờ cho phép có luật trừ để xá-giải các
luật-lệ về luân-lý khiến cấm ngặt hành-động nào ngấm-ngầm là tội ác do có
tác-dụng là đối-tượng của họ được chăng?
Các hồng-y nói trên cảm thấy rằng
lời lẽ trong thông-điệp Amoris
Laetitia đã bỏ qua những nguyên-tắc
căn-bản của nền luân-lý Công-giáo vẫn dạy phải cởi mở đối với vấn-đề này; chính
vì vậy, các ngài mới cần câu đáp trả của giới chức có thẩm-quyền. Không phải là
Đức Giáo Hoàng đã công khai chối bỏ bất cứ nguyên-tắc nào trong đó nhưng là vì
có một số các giám-mục và thần-học-gia đã giải-thích tài-liệu của ngài theo
cách sao đó khiếm có người hiểu là ngài đề-xuất rằng những điều đó đã được mở
rộng cho dư-luận thắc mắc.
Xin mọi người cầu nguyện để
vấn-đề nêu trên được giải-quyết theo cách nào đó để rồi không còn ai tỏ ra thắc
mắc điều gì nữa.” (X. Lm
John Flader, What on earth is going on
with the pope and those cardinals?, The Catholic Weekly Question Time,
11/12/2016 tr. 24)
Chuyện giải-đáp
thắc mắc cùng khiếu nại, bao giờ cũng không đơn giản khiến người thường ở huyện
có thể hả hê, hiểu mọi chữ. Chuyện thế-gian hay đạo hạnh trong luồng đôi khi
cũng không dễ hiểu hoặc dễ theo như các đấng bậc mình kỳ vọng.
Chuyện
mình và chuyện mọi người sống ở đời, nhiều lúc sẽ dễ hiểu và dễ theo hơn, nếu
được kể bằng truyện kể có đính kèm nhiều phẩm-bình khá xác đáng mỗi khi nói về
hạnh-phúc của nhiều người, rất ở đời, như câu nói: “Hạnh phúc không nằm trong thành-tựu hay đổi đời, nó không nằm ở bên
ngoài mà nằm trong sự xác tín của chúng ta.”
Tựa như
lời bàn về hạnh phúc của con người là thứ phúc hạnh giữa vợ và chồng, lại được
quan-niệm một cách khác, như sau:
“Tình cảm lớn nhất của một người là
tình cảm vợ chồng, và sự kết nối ý nghĩa nhất cũng chính là sợi dây kết nối giữa
vợ và chồng.
Lòng khoan dung vô bờ bến nhất là lòng
khoan dung mà vợ chồng dành cho chau; sự nhường nhịn ân cần nhất cũng là sự nhường
nhịn giữa hai vợ chồng; và sự quan tâm không thể thiếu của một người cũng chính
là sự quan tâm giữa vợ và chồng.
Người ta ví hôn nhân giống như một
tách trà. Khi vợ chồng êm ấm thuận hòa thì tách trà mang vị ngọt, khi bền lòng
vượt qua bão tố thì tách trà nồng đượm hương thơm…Ngay cả những tách trà đắng
thì cuối cùng vẫn để lại vị ngọt trên môi. Khi vợ chồng cùng nắm tay bước đến
cuối con đường, thì hết thảy những khổ đau trong đời đều tỏa ra hương vị!
Sau khi kết hôn, vì những điều vụn vặt
trong cuộc sống mà vợ chồng không thể tránh khỏi ma sát hay va chạm. Khi chung
sống lâu dài, người chồng có thể thấy vợ mình không còn xinh đẹp bằng những cô
gái khác, còn người vợ cũng nhận ra rằng chồng mình không còn lịch lãm như xưa…
Cũng có một số người, khi đã có trong
tay tiền tài và địa vị sẽ đi tìm cho mình một bến đỗ mới mẻ hơn. Nhưng bạn đã
bao giờ nhìn lại? Vợ mình khi xưa cũng là cô gái xinh đẹp trẻ trung, nhưng vì
toàn tâm toàn ý với gia đình mới trở thành đóa hoa tàn úa?
- Là người chồng, đừng bao giờ hỏi
dáng vẻ yểu điệu thục nữ của vợ mình đã đi đâu mất?... Xin hãy quay đầu nhìn về
phía các con, bởi vì cô ấy giờ đây đã là mẹ của các con mình rồi.
- Là người chồng, cũng xin đừng bao giờ
hỏi dung nhan xinh đẹp của vợ khi xưa đã đi đâu mất?... Là bởi vì cô ấy đã dốc
sức chăm lo cho gia đình để bạn yên tâm gây dựng sự nghiệp lâu dài !
- Là người chồng, xin đừng trách vợ tại
sao không thích đi dạo phố như xưa? Tại sao không thường xuyên mua quần áo đẹp
như xưa?
- Cũng đừng trách cô ấy vì sao không
được gọn gàng, chỉnh tề như thuở còn hò hẹn? ... Đó là bởi vì người vợ giờ đây
đã là người phụ nữ toàn tâm toàn ý cho chồng, cho con, cho gia đình, không còn thời gian cho bản thân nhiều như
xưa nữa!
Một người vợ tốt luôn vì gia đình, vì
người chồng mà cam tâm tình nguyện làm hết thảy, không cần báo đáp. Đó chẳng phải
là vì người chồng chính là người mà cô ấy yêu nhất trên đời, là người cô ấy coi
trọng nhất hay sao?
Người vợ, người chồng luôn là người mà
đêm khuya nóng ruột chờ đợi khi bạn chưa trở về, là người không ghét bỏ và rời
xa khi bạn nghèo khó, luôn lặng lẽ ở bên bạn, cổ vũ khích lệ bạn, hỗ trợ bạn
cho đến khi công thành danh toại. Khi bạn sinh bệnh, họ sẽ là người thời thời
khắc khắc ở bên để chăm sóc bạn không quản ngày đêm.
Đó chẳng phải đã đủ là ân nhân của
nhau rồi sao?
Người vợ là con thuyền mang đến sự ấm
áp cho chồng.
Người chồng là bến cảng mang đến sự
bình an cho vợ.
Cho nên, bất kể một loại tình cảm nam
nữ nào khác trên thế gian này đều không thể so sánh được với tình cảm giữa vợ
và chồng!
Hãy luôn yêu thương và trân quý người
vợ, người chồng của mình,
Hãy cho họ một khoảng không gian và thời
gian, đừng xem nhẹ hết thảy những gì họ đã làm cho bạn!
Yêu thương là phải trân quý, đừng để đến
khi mất đi mới nhận ra những điều tốt đẹp của họ, lúc ấy hối hận cũng đã muộn
màng!
Thế
đó, là lời lẽ cùng ý-niệm của người đời về chuyện đời, thật rõ nét. Thế nhưng,
nhà Đạo mình nói thế nào về những chuyện như thế ấy? Trả lời cho câu hỏi này,
thật không phải là chuyện đơn giản.
Thông
thường thì, người người đều giải-quyết các khó-khăn/khúc mắc trong đời của mình
và của người bằng những lý-luận hoặc lời giảng-giải này khác. Hôm nay đây, tôi
mời bạn và cả tôi nữa, ta nghe câu truyện kể cũnt rất nhẹ, để xem sao. May ra
cũng vui được một vài giây phút, dù chẳng giải-quyết được chuyện gì trong đời
người và đời mình.
Truyện
kể, đôi khi cũng là những giòng chữ nghe giống như truyện người khác từng kể
cho mình, nhưng mình lại không tin. Truyện ấy nó nhẹ đến thế này đây:
“Truyện rằng:
Chiều đi làm về, trời nóng, anh tạt vào quán ngay
gần công ty làm cốc café, chờ lát cho vãn người rồi về cho đỡ đông. Nhìn
người ta chen chúc nhau mồ hôi nhễ nhại cũng ngán, lè lưỡi lắc đầu. Thế
nên là thôi, nghỉ, làm hớp đã, đang khát!
-Chú ơi đánh giầy không chú?
-ưmmm… Anh vừa cúi ngậm uống hút vừa lắc đầu.
-Rẻ mà chú, con chỉ xin cái bánh mỳ ăn cho đỡ đói
thôi…
-Giầy chú sắp cho vào bảo tàng đến nơi rồi, thử hỏi
người khác xem nhé!
Anh cười nhìn nó, nó xị mặt nhìn anh, buông thõng 2
vai có vẻ mệt mỏi rồi thất thểu đi ra mé cửa ngồi.
Mụ chủ quán ngồi ngay đó cất giọng chua ngoa:
- Đi chỗ khác kiếm ăn đi 2 cái thằng kia! Chúng mày
ngồi đó án ngữ thì ai dám vào hàng nhà tao nữa. Hãm vừa chứ!!!
Đúng là cái miệng xinh không đồng nghĩa với những lời
nói đẹp. Nó hắt hủi thân phận của đồng loại. Anh với tay lấy chùm chìa khoá
trên bàn gọi thanh toán, mình cũng đếch thèm ngồi ở cái quán này lần nào nữa
luôn. Hãm!!!
Lao xe theo hướng 2 đứa nhỏ đi để tìm mà mãi không
thấy. Quái! vừa thấy ở đây xong ngoắt cái đã không thấy đâu, bọn này nó bay đi
chắc?? Anh tự hỏi.
-Chú ơi…
Anh giật mình, quay lại thấy thằng bé con đang ngồi
sát ngay sau vách tường lúc nãy chìa tay ra.
-Sao lại ngồi đây? Anh cháu đâu?
-Anh đi kiếm đồ ăn rồi, chú ơi …đói…!!!
Tội nghiệp, thằng bé còm nhom, chắc chỉ tầm 3-4
tuổi, bằng đứa cháu con ông anh trai anh là cùng. Đáng lẽ ra bây giờ nó phải
đang được chăm sóc ăn uống đầy đủ, được đi mẫu giáo, có bố và có mẹ bên cạnh
như bao đứa trẻ khác. Thế mà…
Anh lần túi quần ra được hơn 30k đưa cho
nó:
-Này cháu, cầm bảo anh đi mua đồ ăn cho nhé!
-KHÔNG!!!
Chưa kịp đưa đến tay thằng bé thì thằng anh từ đâu
chạy lại giật tay thằng em vào.
-Con cám ơn chú nhưng anh em con không dám nhận đâu
ạ. Bọn con đâu phải ăn xin. Chú có lòng tốt thì để con đánh giầy cho chú. Giọng
nó có vẻ dứt khoát.
-Thế mày định để cho em nó đói chết à thằng kia?
Nó cúi gằm mặt xuống không nói gì. Thằng em thì cứ
cầm lấy tay anh giật giật. Anh bước gần đến ấn tiền vào tay thì nó lại hẩy ra,
xong quay ra ôm lấy thằng bé.
-Thôi được rồi, Âyz, thế qua quán nước mía kia
ngồi, chú trả công đánh giầy và mời 2 thằng nước mía. Được chưa?
Nó lí nhí:
-Vâng, thế thì được ạ.
Vừa đặt cốc nước mía xuống bàn 2 đứa nó hút 1 mạch
hết sạch, còn toàn đá. Anh quay qua chị bán nước giơ 2 ngón tay ý ra hiệu thêm
2 cốc nữa, chị hiểu ý ngay, gật lia lịa.
Đợi 2 cốc nước nữa đến, anh bắt chuyện.
-Uống từ từ thôi không lạnh cổ, về đau họng đấy.
Ngon không?
-Dạ. Ngon ạ! Thằng bé con mút chùn chụt rồi quay
sang anh.
-Nước mía ngon quá anh hai, thế
mà hôm trước anh bảo đắng lắm!
Nó cười hề hề rồi xoa đầu em.
Thấy cốc thằng em đã gần hết, nó lấy cốc của mình đổ sang cho em.
-Ơ, anh hai không uống à?
-Không, anh không thích uống
nước mía. Em uống nốt đi.
Nó nhìn xuống chân anh.
-Giầy chú bẩn quá rồi, con
đánh giầy cho chú nha.
-Ok! Hy vọng nó còn đánh được.
Không cần sạch quá đâu.
Anh vừa tụt đôi giầy vừa xỏ
đôi dép tổ ong nó đưa. Mặt nó đen nhẻm, nhưng nhìn kỹ khá sáng sủa.
- Cháu bao tuổi?
-Tám chú ạ.
-Tám?
-Dạ
-Quá nhỏ!
Nó cười trừ - Con lớn rồi
mà.
-Mà sao cháu cứ xưng con với
chú thế? Chú đâu quen cháu nhỉ.
-Mẹ con bảo ra đường gặp người
lớn phải xưng con hết, phải lễ phép với người lớn tuổi, mình không có gì thì
cũng không để người ta coi thường được. Xưng con để thấy con người gần gũi
nhau hơn chú ạ.
Anh tay chống cằm thở dài. Mình còn cố chấp hơn 1
đứa con nít.
-Thế mẹ cháu... à con đâu? nhà ở đâu?
-Mẹ con mất rồi ạ, gần 2 năm nay rồi. Nhà con ở
đằng kia, nhưng bị phá rồi chú ơi. Người ta giải toả rồi, giờ tụi con ngủ ở sau
chợ.
-Thế bố? bố đâu?
-Con không có bố. Lúc sinh ra đến giờ con chỉ biết
có mẹ thôi. Con không được đến trường, mẹ dạy con viết, dạy con làm toán, cái
gì mẹ cũng dạy con hết.
Nó vừa nói, 1 tay luồn vào trong giầy, 1 tay quệt
xi thoăn thoắt, mặt trùng xuống. Anh cũng thôi, chẳng hỏi thêm nữa, quá khứ của
mẹ nó chắc nó cũng chẳng biết đâu mà hỏi làm gì, nhưng trong đầu anh thì hiện
lên cả đống giả thiết: nào là mẹ nó bị gã nào lừa xong không chịu cưới, bị nhà
chồng hắt hủi hay cũng có thể người nhà ruồng bỏ… Nhưng có điều, anh chắc chắn
đó là một bà mẹ tốt. Cứ nhìn cách thằng bé ăn nói và đối xử với người khác thì
biết, hẳn nó phải bị ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ. Anh bế thằng bé con lên cho
ngồi lên đùi, nó cười, nụ cười như chưa từng được một lần như thế. Nó còn bé
quá, còn chưa biết gì đang ở phía trước đợi chờ nó.
-Con định tích góp tiền để bữa nào nó lớn cho nó
đến trường chú ạ, con không muốn nó giống như con. Nhưng mà sao giờ người ta
khó quá, trước 1 ngày con đánh được hai chục đôi mà giờ chỉ được năm, sáu… Hôm
mưa thì có khi chẳng đôi nào. Không có cái cho nó ăn nên nó còm nhom chú ạ.
-Âyzzz…Mà sao nhìn 2 đứa chả giống nhau nhỉ?
-Dạ, con nhặt được nó ở góc chợ, nó khóc to lắm,
con không biết ai để nó ở đấy nữa.
-Sao không đem nó trả lại, con có nuôi nổi nó đâu.
-Biết người ta ở đâu mà trả hở chú? Người ta đâu có
thương nó, bỏ nó giữa chợ thế kia còn gì. Ít ra con còn có chỗ ngủ, kiếm được
cái ăn cho nó. Nó chẳng có gì.
-Xong rồi chú. Có mấy chỗ con chà mãi không
sạch.
-Ừ, nó nát rồi thì sạch sao được, thế này là tốt
lắm rồi, chú cảm ơn. Hết bao nhiêu chú gửi tiền
nào?
-Dạ,7 ngàn
chú. Nhưng thôi ạ, chú cho anh em con uống nước mía coi như hoà rồi ạ.
-Hoà là hoà thế nào, nước mía là chú mời bọn mày.
Đây, ví chú còn có ngần này, cầm lấy đưa em đi
ăn cơm đi. Tối rồi.
-Sao nhiều thế chú, con không dám cầm đâu. Mẹ con
mắng đấy!
-Sao con bảo mẹ con mất rồi? Không được nói dối
nha, xấu lắm đấy.
-Con không nói dối, mẹ con vẫn ở đây mà.
Nói rồi nó thò tay vào túi áo lôi ra cái ảnh be bé
đen trắng có hình người phụ nữ tóc dài, đôi mắt buồn nhìn rất hiền. Lần đầu
tiên anh thấy những tia nắng vàng cuối ngày nó nặng trĩu trên khoé mắt đến thế…
Anh xoa đầu nó:
-Cầm lấy, coi như chú đặt trước cả tháng, mai lại
đánh giầy cho chú nhé.
Nó lưỡng lự một hồi, cuối cùng cũng chịu cầm rồi lí
nhí:
-Thế mai con sẽ đánh giầy cho chú nữa. Con cám ơn
chú!
-Ừ…
Thằng anh cầm tay thằng em lũng cũng đi theo.
-Bữa nào kiếm được tiền mình đi uống nước mía nữa
nha anh hai, ngon lắm!!!
Anh nghe mà chẳng nhấc chân được lên. Giá mà ngay
lúc này chú có thể làm được điều gì đó tốt hơn cho 2 đứa. Cảm ơn con, hôm nay
là ngày may mắn của chú, con đã chỉ lại cho chú một con đường mà chú dường như
đang mất dần niềm tin vào cái xã hội này. Chú vẫn tin là có điều kỳ diệu trên
thế giới này, và con là một ví dụ. Cố gắng lên nhé! Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi.”
(Theo benh.vn (st))
Vâng.
Các truyện kể nhè nhẹ ở trên chỉ để phiếm cho vui, chứ không có ý thuyết-phục một
ai ở huyện nhà, hết. Và, có kể truyện cũng chỉ để nhắc nhở người đọc cũng như bạn
và tôi, rằng thì là: đời mình còn rất nhiều chuyện để kể và để nghe, cho quên
buồn. Chứ không để giảng hoặc dạy bất cứ ai trong đời, mỗi thế thôi.
Nghĩ
thế rồi, nay ta hãy ngâm nga đôi câu ca ở trên để rồi cứ thế mà “quay đều” cuộc
đời mình, cho rồi!
Trần
Ngọc Mười Hai
Vẫn
cứ quay tròn
cuộc
đời mình
cũng
rất đều.