Sầu thương cho em, mơ ước chưa kịp đến
Trời đã, rét mướt cùng gió mưa
Khóc anh chiều tiễn đưa
Thế thôi, tàn giấc mơ.”
(Hoàng Trọng – Ngàn Thu Áo Tím)
(Ga 16: 20-22)
Sống ở Úc, bần đạo thấy nhiều người sao cứ thích mầu tím, nhiều đến thế. Nhiều đến độ, cả Tây lẫn Ta, đều mặc áo mầu tím ngắt, suốt mọi mùa. Bất kể, mầu tím đó có là “tím Huế”, tím than, hay “tím cả chiều hôm biền biệt” đi chăng nữa, vẫn cứ tím...
Hồi còn ở quê nhà, mỗi lần nhắc đến tím mầu dìu dịu, người người đều nghĩ đến các nhạc bản, giống như trên. Thu ngàn rất tím. Chân trời cũng tím. Hoặc tệ hơn, tím cả đời người. Thật hết biết.
Mới đây thôi, ở đêm “Hát cho nhau” vào mùa Thu Sydney 2010, với đề tài “Lắng tiếng chiều rơi”, người dàn dựng sân khấu/nghệ thuật những ca và hát, cũng đã trưng sắc mầu rất tím. Tím đây, không là tím cả chiều hôm, nhàn nhạt. Mà là, tím ngắt tim ngơ. Người hát hôm ấy, cứ đong đưa thân mình đèm đẹp mầu tím nhạt. Rất hay hay. Thêm vào đó, là câu hát:
“Ngày xưa xa xôi, em rất yêu màu tím
Ngày xưa vô tư, em sống trong trìu mến
Chiều xuống, áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa.”
(Hoàng Trọng-bđd)
Thật ra, khi nói chữ “tím”, người viết nhạc thường hay diễn tả sắc mầu hiu hắt, một đời thơ. Rất nhiều. Nghệ sĩ nói nhiều/viết nhiều về tím mầu thời gian hơn ai hết, phải kể là nhạc sĩ Hoàng Trọng. Ông viết những 3 bài. Bài nào cũng đầy những sắc mầu tim tím, như: “Buồn xa, một chiều mây hoen mầu tím…” (Người Đi Chưa Về), “”Anh có mơ mầu tím chiều nay” (Cánh Hoa Yêu), “Ngày xưa xa xôi, em rất ưa mầu tím…” (Ngàn Thu Áo Tím).
Ngoài ông ra, còn có cả nhạc sĩ lão thành Phạm Duy với “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà”, “Như Là Lòng Tôi”. Tiếp đến, là: Nguyễn Hiền với “
Không cần biết, ai từng hát hoặc từng đặt những nhạc bản tim tím, cứ mỗi lần nhắc đến tím mầu nhè nhẹ, người nghe lại thấy lòng mình như trùng lại. Lại có cảm giác, như: trời nghiêng ngả, đã và đang dồn về mặt đất. Quyện vào nhau. Làm thành vũ trụ của hồn thơ. Của âm nhạc. Chẳng thế mà, để diễn tả mạnh hơn, cái khung trời “tím ngắt” ấy, người thưởng lãm nay lại được nghe:
“Anh xa xôi, bóng mưa giăng mờ lối,
Anh xa xôi, áo bay trong chiều rơi.
Anh xa xôi, áo ôm tim lẻ loi,
Tím lên khung trời nhớ nhung, đầy với”.
(Hoàng Trọng – bđd)
À thì ra, “tím ngắt” hay “tím lên khung trời” đầy nhung nhớ, hoặc “chiều mây hoen mầu tím”, đều như thế. Về với nhà Đạo, vốn có nhạc và có thơ rất Đạo. Của sắc mầu rất ư là Thương Khó/Thống Khổ, của Mùa Chay. Thì hỏi rằng, có chăng sắc mầu tím ngắt của người thờ Chúa? Có chăng, mầu của nhung nhớ, và rất thương. Nhớ và thương, khi thấy Chúa ngục đầu trên thập tự. Rất đắng cay? Bần đạo không có tư cách để trả lời câu hỏi trên. Chỉ dám mượn lời bậc thầy cựu linh mục, từng đả động đến vấn đế ấy, như sau:
“…Nếu “trong Mùa Chay không được chưng bông trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi” (Sách nghi thức Giám Mục), thì chẳng qua là để đêm Phục Sinh hoa nở rộ thắm đẹp hơn bao giờ hết trong năm phụng vụ. Lễ phục Mùa Chay có là mầu tím thì ngay giữa Mùa Chay (hay Mùa Vọng) vẫn có một Chủ Nhật …Hồng.” (x. Gs Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, Cơ Sở Hy Vọng 2002, tr. 157)
Để thêm vào giòng chảy về mầu sắc rất-tím-nhưng-không-than, là mầu của nhung nhớ, nay mời bạn mời tôi, ta nghe thử câu truyện kể rất nhẹ, về mầu sắc. Nghe khá quen. Truyện, có thể do ai đó chứ không phải do bạn/do tôi, mà do người mang tên và họ rất Trần, chết mãi cái tên gọi “Sơn Hoài”, tức sơn mãi mầu tím, rất như sau:
“Có chị nọ, một hôm mời người thợ sơn về sơn mấy bức tường nhà của chị, để đón xuân. Người thợ vừa bước vào cổng, thấy chồng chị bị mù loà, cả hai mắt. Bèn đem lòng xót thương.
Người chồng mù, lại luôn lạc quan yêu đời. Khiến, anh thợ sơn làm việc mấy ngày trời ở nơi đó, rất ăn ý. Anh không bao giờ nhắc nhở về những điều đáng thương đáng tiếc, của người mù.
Công việc hoàn tất. Người thợ sơn đưa cho chủ nhà biên lai tính tiền. Chủ nhà phát hiện ra rằng: số tiền lẽ đáng phải thanh toán, sao rẻ hơn mức thuận thảo, lúc ban đầu. Bèn, hỏi anh thợ:
-Bác tính toán cách nào mà sao bớt giá, quá nhiều vậy?
-Mấy ngày nay, tôi làm việc gần cận chồng của chị. Nay, thấy lòng mình rất vui. Thái độ của anh, trong cuộc sống giao tiếp với đời, khiến tôi cứ nghĩ mãi về cảnh tình của đời tôi, chưa đến nỗi tệ. Nên, tôi bớt cho anh chị một phần, khác với giá đã định hôm trước. Coi như đây, là để bày tỏ chút tình cảm, đối với anh. Làm việc ở đây, anh chị đã khiến tôi thấy rằng: đời mình không đến nỗi thiếu thốn. Khổ sở. Chỉ mỗi thế.
Nhìn hai người, một chồng một thợ, chị thấy cả hai cùng ở vào hoàn cảnh chẳng khá hơn gì người khác. Vì anh thợ sơn, chỉ mỗi cánh tay. Thế mà, anh chẳng thấy đời mình mang sắc mầu tím ngắt, những nỗi buồn.
Về với đời thường, chị vợ bèn nghĩ thêm: Thái độ nguời đời, có nhận định xấu/tốt vui/buồn sao đi nữa, cũng chẳng thay đổi được nhân sinh quan ta vẫn sống. Cùng lắm, chỉ đổi được quan niệm về cuộc đời ngắn ngủi, của mình thôi. Tuyệt nhiên, chẳng làm sao đổi thay toàn bộ cuộc sống, của người khác. Ta không thể chỉnh đốn cảnh đời sao cho phù hợp với cuộc sống mình đã chọn. Thật ra, ta chỉ có thể điều chỉnh thái độ của mình trong giao tế với người khác, thôi.
Trong cuộc sống, bất ai có cái nhìn lạc quan hơn, thì khi đối diện sự thật, sẽ thấy mình sống vui tươi. Hoà hợp. Vui, để chấp nhận. Vui, để cùng sống với người khác. Bởi, người người nếu biết cách điều chỉnh thái độ mình giao tiếp, sẽ nhìn sự vật theo con mắt lạc quan. Yêu đời. Sẽ thấy đời là chuỗi ngày vui. Đáng sống. Trái lại, ai muốn người đời thuần phục ý mình, thì khi việc không may xảy đến, sẽ thấy khổ đau. Tuyệt vọng. Thậm chí, dễ chán chường. Tự vẫn.
Xét cho cùng, đời người dù mang dáng mầu tím ngắt/tím đanh hay lanh chanh mầu hy vọng, cũng đều tuỳ tâm. Tuỳ tính. Tùy thái độ của mình khi nhìn sự việc. Chỉ mỗi thế.”
Nhìn sự việc, mà định mầu rất-tươi-vui của mùa Tím, ta thấy thánh sử viềt về sắc mầu phụng tự, cũng trích dẫn Lời Chúa trong Kinh Sách, như sau:
“Anh em cũng vậy,
bây giờ anh em lo buồn,
nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em,
lòng anh em sẽ vui mừng;
và niềm vui của anh em,
không ai lấy mất được.”
(Ga 16: 22)
Còn người viết nhạc ở trên lại diễn tả cõi lòng người em yêu, bằng câu hát:
“Từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ
Mà sao anh đi, đi mãi không về nữa.
Một bóng, áo tím buồn ngẩn ngơ,
Khóc trong chiều gió mưa
Khóc thương hình bóng xưa.”
(Hoàng Trọng-bđd)
“Áo tím buồn ngẩn ngơ”, “khóc trong chiều gió mưa”, “khóc thương hình bóng xưa”, là ngôn từ nói lên một điều mà vị giáo sư triết, hồi đó cũng viết:
“Cuộc sống người tín hữu có là Mùa Tím triền miên thế nào đi nữa, thì ngày ngày –tuy vậy- vẫn phải là Chủ Nhật Hồng. Trong bất cứ cảnh ngộ nào. Niềm Vui cũng phải phản ánh Lòng Tin. Niềm Vui thuộc về căn cước. Cốt cách của Kitô hữu. Niềm Vui còn thuộc về sứ vụ của Hội Thánh. Hẳn không phải tình cờ mà hiến chế mục vụ của Công Đồng
Nhưng vấn đề là, tím tím/xanh xanh hoặc xanh xanh/tím tím vẫn chẳng là gì, nếu ta còn nghĩ và giao tiếp rất thân thương những người/những bạn trong đời, chẳng thích gì sắc mầu tím ngắt của cuộc đời. Tức, những người cảm thấy nay đang “bị” hoặc “được” nhà Đạo bỏ bê. Chê bai. Không tiếp xúc. Thậm chí, còn không cho tiếp cận Mình Máu Chúa vào giờ lễ, nữa.
Nói như thế, là bởi: hôm trước, có bạn đạo ở
“Mới đây, tôi đọc được một bài viết của ai đó ở trên mạng. Trong bài, có trích dẫn câu nói, bảo rằng: Giáo huấn Hội thánh chẳng nói gì đến chuyện cấm đoán những người đồng tính luyến ái không được phép rước Mình Thánh Chúa. Điều này, làm tôi rất ngạc nhiên. Xin hỏi: nói như thế có đúng luật Đạo, không?”
Cứ sự thường, đấng bậc thuộc giòng họ rất “đức thầy” ở
“Có lẽ việc trước nhất nên làm, là nói rõ: riêng tôi và rất nhiều người, không thích sử dụng cụm từ “đồng dục” nam hay nữ. Con người, bất kể mình có chiều hướng tình dục đến thế nào đi nữa, tự thân, vẫn mang phẩm cách có sẵn, được Chúa coi như con cái của Ngài, chứ không thể định nghĩa bằng tên gọi/danh xưng khiến họ bị tách rời khỏi cộng đoàn, chỉ vì khuynh hướng tình dục của họ. Và, giá trị của con người không do chiều hướng dục tình của mình, mà mất đi.
Tốt hơn và hay hơn hết, ta nên nói về họ như người thường lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính hoặc cùng khuynh hướng tình dục giống nhau trong một giới. Làm thế, sẽ giúp ta hiểu rằng: nhiều nguời như thế, sau này sẽ có chiều hướng tình dục nghiêng về phái tính khác biệt. Minh định rồi, nay ta hỏi: người lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính, nghĩa là gì?
Nói về người có sự lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính một cách lâu dài và trổi bật, tức bảo rằng: những người có khả năng cũng lôi cuốn người khác phái, nhưng sự lôi cuốn dễ thấy nhất, vẫn là với người cùng phái tính. Lôi cuốn như thế, chẳng có gì là tội, hết. Có chăng, chỉ là những việc như thế đã dấy lên một số cung cách rất khác nhau.
Quả thật, nhiều người từng có kinh nghiệm như thế vẫn sống tốt đẹp. Họ chẳng cần kiếm tìm người khác để cùng sống theo cách lôi cuốn dục tình, rất lạ kỳ. Có thể, họ bị liệt vào với người lôi cuốn/hấp dẫn người cùng phái tính, nhưng không đi đến chuyện thực hiện lối sống rất dục tình như thế.
Bởi vậy nên, nếu ta chỉ để ý đến yếu tố cho thấy là người nào đó có kinh nghiệm sống lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái, rồi loại trừ họ. Không cho họ hiệp thông rước Chúa. Việc này không nghiêm trọng bằng trường hợp người đã có gia đình rồi mà lại sống lôi cuốn/hấp dẫn người nào khác không là vợ hoặc chồng mình, thế mới tệ.
Những người như thế nếu biết tránh biểu lộ mình lôi cuốn/hấp dẫn tình dục, thì họ sẽ được phép hiệp thông rước lễ, thôi.
Nếu những người đang có vấn đề về chuyện lôi cuốn/hấp dẫn sống đời tình dục lạ kỳ mà phấn đấu để tránh các dịp phạm lỗi, dù đôi lúc thất bại vẫn tìm ơn tha thứ qua bí tích Hoà giải, thì họ vẫn được rước Chúa như thường. Những người như thế, ta vẫn nên giúp họ tiếp tục phấn đấu có sự hỗ trợ của các nhóm như nhóm mang tên “Lòng Quả Cảm”.
Thật ra, Hội thánh cũng có rất nhiều người hiện đang phấn đấu để tránh các dịp phạm lỗi, bằng đủ cách. Bao lâu họ giải hoà được với Chúa và ở vào tình trạng được ôn lành Chúa ban, thì họ vẫn có thể rước lễ, được như thường.
Tuy là thế, nếu người sống lôi cuốn/hấp dẫn tình dục với người cùng phái tính, mà lại vênh vang tự đắc về chiều hướng đồng tính luyến ái. Hoặc, chẳng mảy may cố gắng tránh xa dịp tội về dục tình, thì họ không thể lĩnh nhận Mình Thánh Chúa được. Trong số những người này, phải kể đến người có lối sống dị kỳ, không tuân thủ luân lý của Hội thánh Chúa nào hết.
Hội thánh lâu nay nói rõ về sự thể là chỉ những ai trong trạng thái có ân sủng (tức không mắc tội trọng) mới được phép rước Chúa, mà thôi.
Sách Giáo Lý Hội thánh Công giáo từng khẳng định: Để đáp ứng lời kêu gọi của Đức Kitô mời ta ăn Thịt và uống Máu Ngài “ta phải sửa soạn chính mình cho thời khắc cao cả thánh thiêng ấy. Thánh Phaolô thôi thúc ta kiểm điểm lương tâm, như đã viết: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” (1 Cr 11: 27-29) Những ai đang trong tình trạng phạm lỗi nặng, hãy nên đến toà cáo giải để nhận lãnh bí tích Giao Hoà đã, rồi hẵng buớc lên rước Chúa.” (GLHTCG #1385)
Xem như thế, ai phạm lỗi dục tình giữa những người cùng phái tính, cũng giống như giữa người khác phái mà không có cưới hỏi, đều đang phạm lỗi nghiêm trọng. (X. GLHTCG #2353, 2357, 2380)
Cứ sự thường, người lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính nhưng cố gắng phấn đấu tránh xa dịp tội, nên được mời đến dự thánh lễ. Như thuờng.” (x. John Flader, The Catholic Weekly,
Giải đáp những uẩn khuất/thắc mắc nơi lẽ Đạo, cách chính xác. Mạch lạc. Vẫn là nghề của đức ngài. Của chàng trai uyên bác, chuyên chăm luân lý/Giáo luật thuộc Đại học Havard, thời buổi trước.
Hỡi bạn và hỡi tôi, ta cũng nên ngả nón chào đức ngài, đi chứ. Ngả nón chào, không có nghĩa: hết rồi, từ đó những ấm ức. Thắc mắc! Giải quyết rồi mà vẫn thấy chưa ổn, thì ta cứ thế mà thư từ/hỏi han đấng bậc nào khác. Bần đạo tài hèn sức yếu về nhiều chuyện, nên chỉ dám xin thêm một điều, rất nhỏ. Rằng: mới đây, được bầu bạn từ quê người chuyển cho bức “tâm” thư trong đó có nói về chữ “Tâm” . Xin dùng nó, làm đoạn kết cho giòng chảy luận phiếm, rất hôm nay:
“Tâm, là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng. Nên người ta mới gọi là: tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn, vì nói lên nhân cách của mình.
Tâm lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả. Đảo điên.
Tâm gian dối, thì cuộc sống bất an.
Tâm ghen ghét, thì cuộc sống chứa đầy hận thù.
Tâm đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
Tâm tham lam, thì cuộc sống điêu ngoa. Dối trá.
Bởi thế nên, ta không những đem “Tâm” của mình đặt ngay trên ngực, để yêu, mà:
-đặt trên tay, để giúp đỡ người khác.
-đặt trên mắt, để nhìn thấy nỗi khổ. Của tha nhân.
-đặt trên chân, để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
-đặt trên miệng, để nói lời an ủi. Với người bất hạnh.
-đặt trên tai, để nghe lời than trách. Góp ý, của người khác.
-đặt trên vai, để biết trách nhiệm. Và, chia sẻ trách nhiệm với vợ chồng. Anh em. Chị em.
Thân xác mà không tim thì thân xác chết.
Làm người không có “Tâm’ thì cuộc sống chỉ có hận thù,
và là mối nguy hiểm cho mọi người…”
Lời cuối, và cũng kết cuộc, là câu hỏi: nếu kết hợp mầu “tím (rất) hoa sim” vào trong tim. Hoặc, vào với “tâm” trạng của người người, thì: cuộc sống có còn con “tim” mầu tím hay trắng mướt mầu trinh trong, không? Câu trả lời, xin cứ dành cho bạn. Và cho tôi. Bất kể tôi và bạn, là người có sức lôi cuốn/hấp dẫn những người cùng phái tính, hay không. Cũng chẳng thành vấn đề. Gì hết.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn yêu hết mọi mầu
và mọi người.
Và, cũng kính trọng
những người có sở thích
và chiều hướng rất khác biệt, về tình dục.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment