Monday 28 May 2018

“Tôi viết tên anh trên lá trên hoa,”


Chuyện phiếm đọc trong tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi 27-5-2018

“Tôi viết tên anh trên lá trên hoa,”
Tôi viết tên anh trong trái tim tôi
Tôi viết tên anh trên đá, trên vôi.
Tôi viết tên em ngập nẻo đường đi ngàn lối.”
(Hoàng Thi Thơ – Tôi Nhớ Tên Anh)

(Mc 15: 40-41)

Nhớ tên anh, tên em hay tên người nào khác cũng vẫn là nỗi nhớ nhung hoài, nhiều vương vấn. Nhớ tên anh, đến độ viết cả “trên gấm, trên nhung”, cũng là điều ít thấy ở nhạc bản, có những lời ca thêm thắt rất như sau:

“Tôi viết tên anh trên gấm, trên nhung.
Tôi viết tên anh trên trán, trên tay.
Tôi viết tên anh trong gió, trong mây.
Tôi viết tên anh vào lòng biển lớn sông dài.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)

Vâng. Có thể là như thế. Cứ viết tên anh/tên em cho thật nhiều ở đây đó, rồi cũng có lúc nhớ đến tên ấy với tên này cả vào khi mưa gió , lúc “trăng thanh”, “có tiếng tơ ngàn” để rồi “đi vào lòng thời gian đầy sắc tím” như câu ca còn hát tiếp:

“Tôi nhớ tên anh khi gió khi mưa. 
Tôi nhớ tên anh khi nắng lưa thưa. 
Tôi nhớ tên anh qua ánh trăng thanh. 
Khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím. 
Tôi nhớ tên anh như nhớ tương lai. 
Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai. 
Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai. 
Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)

Thế đó, là tên của người mà anh hoặc em những thương và nhớ suốt đường dài cuộc đời người. Thế đây, lại là nhà Đạo, người người còn nhớ đến tên ai chăng? Tên, của Đấng thánh hiền đạo-hạnh một thời được mọi người nhắc nhớ, tựa hồ để đề-cao/vinh-danh như câu truyện kể ngăn ngắn có ý-nghĩa.

“Truyện rằng:

Có phóng viên đài truyền-hình nọ bất chợt đến phỏng-vấn cặp vợ chồng nổi tiếng là hòa-thuận, vì chòm xó/láng giềng chả thấy hai người to tiếng với nhau bao giờ hết.
Phóng viên bắt đầu hỏi:
-Xin anh chị cho biết bí kíp nào từng giúp anh chị có cuộc sống gia thất hạnh phúc đến như vậy?
Ông chồng nghe hỏi bèn đáp vội:
-Có gì đâu. Chẳng qua là, mỗi lần vợ chồng chúng tôi có chuyện hục hặc, cơm chẳng lành/canh chẳng ngọt là cứ đưa nhau ra công viên xa vắng ở đó giải-quyết cho xong, mới về nhà. Thú thật với quí vị là: bọn tôi e ngại chòm xóm biết chuyện riêng tư gia đình mình thật không tiện.” (Truyện kể lại cũng trích từ mạng vi tính, rất lền khên).

Vâng. Mạng vi-tính hay vi-sinh đều thấy rất nhiều. Cả đến các chuyện riêng-tư/đạo đời cũng không thiếu. Chẳng hạn như, câu truyện riêng tư của một thừa-tác-viên/tông-đồ thời tiên-khởi cũng được truyền-thông đưa lên mạng hoặ làm thành phim.

Đây, cũng là trường-hợp của đấng bậc tông-đồ phái nữ có tên là Maria Magđalêna được đề-cao, đưa lên báo điện có tên là MercatorNet hôm 26/3/2018 đã kể rằng:

“Cuốn phim mới, có nói bà là vị “Tông-đồ của các tông-đồ”, tức một thần-tượng thuộc phái nữ.

Đây, là Tin Mừng về nhân-vật Maria Magđala theo tầm nhìn của đạo-diễn phim-ảnh người Úc có tên là Garth Davi. Phim bản này, trình-bày về một nữ-phụ trổi-bật của Tin Mừng xuất-hiện trên màn hình lớn, cũng rất sớm.

Maria Magđala, là một nữ-phụ quả cảm từng thách-thức nam-nhân trong gia đình bà được coi là “thày tư-tế” duy-nhất và được phép tháp-tùng các tông-đồ. Đức Giêsu và Maria Mẹ Ngài đã có hiểu biết và tình thương-yêu theo cách đặc-biệt, Mẹ hiểu biết Tin Vui An Bình và tình thương yêu rất mực, trong khi Nhóm Mười Hai chỉ nghĩ về chuyện đánh đổ đám người La Mã mà thôi.

Đức Giêsu đã ban cho bà ơn trổi-bật, kể cả chỗ ngồi bên phải trong bữa Tiệc Tạ Từ (như cuốn The Da Vinci Code từng nói đến) và cũng công-khai để cho bà làm nhân-chứng đầu tiên cho Ngài. Thế nhưng, sau ngày Phục Sinh, ông Phêrô và các người khác đều coi nhẹ vị-thế cũng như quà tặng của bà. Và ngay khi đó, bà đã vượt qua khỏi mọi sự để tham-gia một thứ “lên-đường” của phụ-nữ bằng quyết tâm như thể bảo: “Tôi sẽ không giữ im lặng, nhưng sẽ loan-báo cho mọi người biết.”

Phim trên còn ghi-chú, bảo rằng: dù hồi năm 591 Đức Grêgôriô Cả lại diễn-giải trong một bài giảng bảo rằng: Bà là cô gái điếm, được đề-cập ở Tin Mừng. Nhưng vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại khẳng-định rằng: Bà là vị “Tông đồ của các tông-đồ”, tức có nghĩa: Bà ngang hàng với các tông-đồ của Chúa…

Thật tình mà nói, phim ảnh về Bà Maria Magđalêna do Đạo-diễn Davis dàn dựng, đã khẳng-định vai trò của phụ nữ trong Giáo-hội khiến ta đi xa hơn các bằng chứng có được từ Tin Mừng. Những gì ta biết về Bà qua Tin Mừng cũng đánh động đủ. Bà là một trong các nữ-phụ được chữa lành “khỏi các thần dữ và các bệnh-tình khác nhau” rồi quyết-định theo chân Đức Giê su và nhóm 12 tông đồ cung-cấp đủ mọi thứ giúp các vị thực-hiện sứ-vụ cao cả ấy. (Lc 8: 1-3; Mc 16: 9)

Bà là một trong ba nữ-phụ được ghi chép là đã đứng dưới chân khổ-giá treo mình Đức Giê su trên cqao trên đồi Calvariô, và hai vị kia là Maria Mẹ Ngài và Maria vợ của Clopas (Gioan 19: 25). Bà Maria Magđala và các nữ-phụ kia vội chôn cất Đức Giêsu vào buổi chiều ngày Sabát rồi sớm trở lại sáng hôm sau dự định thoa thoa dầu thơm lên xác Ngài, thì mộ phần trống vắng, ngay lúc ấy sứ thần Chúa báo cho các bà biết Đức Giêsu đã trỗi dậy, các ngài phải ra đi kể cho đồ đệ Ngài biết. Nhưng họ vẫn chẳng tin…

Đó là những gì ta biết về bà Maria Magđala được nêu cao cùng với nữ-phụ khác và thân-mẫu Đức Giêsu ở Tin Mừng. Và, đó cũng là điều mà nhiều bậc hiển-thánh nay vẫn coi thánh-nữ Maria Magđala là mẫu-mã/thần-tượng để nói về vai-trò của các nữ-phụ trong Giáo hội.” (X. Carolyn Moynihan, MercatorNet 26/3/2018)
                   
Nói cho cùng, đề-cao vai-trò người nữ tên Maria Magđala từng xuất-hiện trên Tin Mừng như một tông-đồ năng-nổ, có nghĩa là: từ nay, Giáo-hội sẽ không còn coi thường vai-trò của phụ-nữ, dù trên lãnh-vực nào đi nữa; nhưng ngược lại, đã đặt cùng hàng với các tông-đồ nổi-bật xưa nay.

Cuối cùng ra, bằng vào công-cuộc thừa-tác đắc-lực của các tông-đồ nữ như Maria Magđala, Giáo hội nay cũng sẽ cất cao lời hát vang vọng của người đời mà rằng: 
  
“Anh, lớp trai ngày nay 
Đắp xây ngày mai. 
Đem tự do cho người 
Mang niềm vui cho đời. 

Và, cũng từ đó, sẽ lại ghi nhớ tên anh/tên em, tên các đấng-bậc năng nổ, cả nam lẫn nữ, rằng:

“Tôi nhớ tên anh khi gió khi mưa. 
Tôi nhớ tên anh khi nắng lưa thưa. 
Tôi nhớ tên anh qua ánh trăng thanh. 
Khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím. 
Tôi nhớ tên anh như nhớ tương lai. 
Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai. 
Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai. 
Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài.”

Vâng. “Đời đời còn nhớ nhung hoài”, vẫn cứ là câu hát nhắc nhở mọi người hãy “nhớ nhung hoài” về nhiều chuyện. Những chuyện, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc con dân đi Đạo bằng một động-thái hơi khang-khác nhưng cũng vẫn là nhắc nhở, như tin-tức trên báo/đài ở Úc cũng đã ghi:

“Mới đây ĐTC Phanxicô đã cập nhật hoá vị thế của Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, ngoài những trách nhiệm đã có được bổ túc thêm vai trò cổ xuý việc suy nghĩ sâu xa hơn về vị trí của phụ nữ trong giáo hội và xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến “tính chất thiên tài” của phụ nữ để kêu gọi sự đóng góp của họ.

Vai trò mới được ĐTC phê chuẩn trên căn bản thử nghiệm và đượng Toà Thánh phổ biến hôm 8 tháng 5 và sẽ bắt đầu có hiệu lực kể tử chủ nhật 13 tháng 5, ngày Hiền Mẫu. Thánh Bộ hiện do Đức Hồng Y người Mỹ là Kevin J Farrell cầm đầu. Quy chế mới, đòi Thánh Bộ phải có ít nhất hai thứ trưởng là giáo dân, mới được.

Thánh Bộ cần duy trì các mối dây liên lạc với các Hội Đồng Giám Mục Đia Phương, với các giáo phận và các tổ chức khác trong giáo hội để khuyến khích sự hợp tác giữa họ. Quy chế mới cũng kêu gọi Thánh Bộ đưa ra những chỉ dẫn trong các chương trình đào tạo hôn nhân và cho các đôi vợ chồng mới cưới.

Ngoài ra Thánh Bộ còn có trách nhiệm khác cho thấy “việc chăm sóc mục vụ cho các trường hợp hôn nhân bất thường, kể cả trường hợp sống chung chưa có giấy chính thức, hoặc trường hợp ly dị, tái-giá theo luật đời, thánh Bộ cũng có trách nhiệm chăm sóc giới trẻ, khuyến khích họ tham gia các sinh-hoạt của giáo hội cũng như xã hội.” (X. Cindy Wooden, Pope asks Vatican group to examine role of women in the Church, catholicherald 8/5/2018 Vũ Nhuận chuyển ngữ)

Về vai-trò của nữ-phụ trong cơ-chế Giáo-hội, là chuyện không thể kể cho hết trong đời người đi Đạo. Nói và nhắc nhớ nhiều lần, còn là khẳng định của đấng bậc vị vọng nọ từng viết về phong-trào phụng thờ Mẹ và Con của Ralph Woodrow, như sau:

“Một trong các ví-dụ thấy rõ nhất về đạo ngoại-thần của văn minh Babylon đã xâm-nhập vào với Giáo-hội La Mã đến nỗi Đạo Chúa ở đây đã sáng-chế ra lối phụng thờ Đức Nữ Trinh Maria thay thế cho việc thờ-phụng các nữ-thần làm mẹ.

Chính vào lúc, chúng dân người Babylon tản mát khắp nơi trên trái đất, họ họ đem theo đủ mọi chuyện về nữ-phụ trong đó có việc thờ thánh mẫu và người con nhỏ của Bà. Điều này cắt nghĩa tại sao nhiều quốc gia trên thế-giới lâu nay đã thờ kính Mẫu-thần và Con của Bà theo cách này hay cách khác suốt nhiều thế-kỷ trước khi Đấng Cứu Thế đích-thực là Đức Giêsu sinh ra đời!

Tại nhiều nước trên thế-giới, việc sùng kính “Mẫu thân và Con của Bà” được lan rộng  và được đặt theo tên gọi của mỗi quốc-gia, mỗi phong-tục/tập-quán của địa phương, do bởi ngôn-ngữ của con người phàm đã thay-đổi xảy từ sự kiện ngọn tháp Babel. Người Hoa gọi Mẫu-thần của họ là “Shingmoo” hoặc “Đức Thánh Mẫu”.

Người Đức cổ lại cũng tôn-thờ Nữ Trinh Hertha bồng trẻ bé trên tay Bà. Người Scanđinavia cũng tôn-thờ thần Disa của họ theo hình thù bà mẹ bế con. Người Êtruscan gọi vị ấy là Nutria và người Druids gọi Nữ Trinh Patitura của họ là “Mẹ của Đức Chúa”… (X. Ralph Woodrow, Babylon Mystery Religion, Ralph Woodrow 1981 tr. 13)    
     
Nói về người nữ, luôn có nhiều điều để nói và để kể. Nói, là nói về triết-lý, thần-học và pháp-lý, ôi thôi chẳng bao giờ hết. Cũng hệt thế, kể các truyện có liên-quan đến sự khéo léo/tế-nhị hoặc cá-tính riêng biệt của phụ-nữ, sẽ không bao giờ cạn.

Thôi thì, hôm nay, bần đạo bầy tôi đây chỉ xin nói và ghi lại một truyện đã được kể từ nhiều tháng ngày vào buổi trước rất nhiều lần để minh-họa cho bài viết, như sau:

“Một người đàn ông hôm ấy đến gặp bác sĩ tâm-lý than-phiền về những khó khăn mình gặp, rằng:
-Thưa bác sĩ, không biết tại sao đêm nào tôi cũng mơ chuyện vớ vẩn như quái vật mang hình đàn bà ngồi cạnh giường khiến tôi không ngủ được, cả tháng nay.
Bác sĩ suy nghĩ một hồi, rồi từ tốn nói:
-Được rồi. Tôi nghĩ bệnh của anh có thể trị dứt ngay lập tức. Nhưng có điều là chí phí điều-trị sẽ khá cao và dao-động khoảng từ 20 đến 30 ngàn đô, chứ chẳng chơi.
Người bệnh bèn kêu thất thanh lên rằng:
-Ấy chết Làm gì dữ vậy bác sĩ, 30 ngàn đô sao mắc dữ vậy? Tự dưng, tôi thấy không cần-thiết phải xua đuổi quái vật đội lốt đàn bà nữa. Suy cho kỹ, thì: gọi là quái vật chứ nó cũng có điểm đáng yêu, đấy chứ. Thôi, để tôi về nhà và cố gắng làm bạn với quái-vật ấy, là xong ngay. Có điều, hơi lấn cấn với bà vợ ở nhà một chút, bác sĩ nhỉ?
Bác sĩ nghe vậy, chẳng biết nói sao cho người bệnh an lòng.” (Lại một truyện kể rút trên mạng)

Kể truyện vui vui hoặc nói với nhau nhiều điều, cũng chỉ để nhắc nhau nhiều điều bằng ca-từ ở trên, cứ hát tiếp:

“Tôi viết tên anh trên lá trên hoa,
Tôi viết tên anh trong trái tim tôi.
Tôi viết tên anh trên đá, trên vôi.
Tôi viết tên em ngập nẻo đường đi ngàn lối.
Tôi nhớ tên anh khi gió khi mưa. 
Tôi nhớ tên anh khi nắng lưa thưa. 
Tôi nhớ tên anh qua ánh trăng thanh. 
Khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím. 
Tôi nhớ tên anh như nhớ tương lai. 
Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai. 
Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai. 
Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)

Tôi nhớ tên anh/tên em” và/hoặc tên các nữ-tông đồ ở Tin Mừng, tức: vẫn còn nhớ lời đấng thánh hiền từng nói ở Kinh/Sách như sau:

“Có mấy phụ nữ đứng xa xa mà nhìn,
trong đó có bà Maria Magđala,
bà Maria mẹ các ông Giacôbê Thứ và Giôxết,
cùng bà Salômê.
Các bà này đã đi theo
và giúp đỡ Đức Giêsu khi Ngài còn ở Galilê.
Lại có nhiều bà khác
đã cùng với Ngài lên Giêrusalem,
cũng có mặt tại đó.”
(Mc 15: 40-41)

Các đấng tông-đồ vị vọng phái nữ có mặt nhiều lần, nhiều nơi bên cạnh Chúa. Các bà có mặt ở đó, không chỉ để chiêm-ngắm những việc Chúa làm bằng mắt thịt người phàm mà thôi, nhưng vẫn là công-việc thừa-tác các bà từng làm còn đắc-lực hơn các tông đồ phái nam, nữa.

Thế đó, là chuyện không chỉ để phiếm đại cho xong mà thôi; nhưng, còn là niềm vui nhắc nhớ để ta lại sẽ viết tên nhau trên lá/trên hoa, trên tất cả mọi thứ ở đời, khiến người người cứ viết hoài viết mãi, rất không ngơi.


Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ viết nhiều điều để phiếm.
Phiếm rất nhiều.
Phiếm lai rai, dài dài
Không biết chán.     

Wednesday 16 May 2018

“Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau lễ Hiện Xuống 20-5-2018

“Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.”
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu
 (Lê Minh Bằng – Đêm Nguyện Cầu)


(Tv 141: 2/Kh 8: 3-4/Lc 1: 9) 

Hễ cứ là nguyện cầu, thì đêm nào chả là đêm. Dù đêm ấy, hay đêm nay vẫn rất lặng như tờ, thờ ơ ít rộn tiếng. Vâng. Thế đó, là nguyện cầu. Ở đây đó, Nước Trời và cũng ôi thôi bần đạo bầy tôi  xưa nay cứ nghĩ đã là nguyện cầu, phải có tiếng nức nở với Thượng Đế, Ông Trời, Đức Chúa hoặc thần linh nào đó, mới phải.

Thế nhưng, bần đạo đây đã sai lầm, hết chỗ nói. Bèn đi vào tìm hiểu với đấng bậc thày dạy để tỏ con ngươi.Nhưng, trước khi đi vào chính điểm, xin mời bạn và tôi ta nghe thêm lời ca tiếp:

“Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu

Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.

Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?.”
(Lê Minh Bằng – bđd)

Và hôm nay, bàn về nguyện cầu có lời van có hương khói với tiếng nhạc, lại thấy những hỏi han và đối đáp như sau:

“Thưa Cha,
Lâu nay, con vẫn thích các lễ trọng có khói hương nghi-ngút quanh bàn thờ, nhưng con vẫn tự hỏi không biết ý-nghĩa đích-thực của nghi-thức này ra sao. Xin cha giải thích cho con biết để còn tin. Cám đội ơn cha.”

Vâng. Nghi-thức phụng-vụ Đạo Chúa bao giờ cũng mang nhiều ý-nghĩa rút từ sinh-hoạt phụng-tự vào thời trước. Có khi còn trước cả thời lập Đạo nữa. Thế nên, hôm nay ta cứ thử theo dõi những lời đối-đáp của đấng bậc vị vọng ở trong Đạo, để xem sao. Đối và đáp, từ đấng bậc rày như sau:

“Việc sử-dụng “hương trầm nghi ngút” có nguồn gốc rất xưa, ngay vào thời Cựu-Ước. Chẳng hạn như, ta đọc ở sách Xuất Hành trong đó có câu nói: “Ông Môsê được lệnh dựng lều để hội họp, như đã bảo: “Ngươi sẽ làm một bàn thờ để đốt hương; ngươi sẽ làm bằng gỗ keoTrên đó, Aharon sẽ đốt hương thơm: sáng nào, ông ấy cũng đốt hương thơm khi chuẩn bị dầu đèn, và lúc Aharon thắp đèn lên vào chập tối, ông ấy cũng sẽ đốt hương thơm: đó là hương vĩnh viễn dâng trước nhan Đức Chúa qua mọi thế hệ của các ngươi…” (Xh 30: 1, 7-8)     

Hương trầm tỏa mùi thơm phức như còn dạy: “Đức Chúa phán với ông Môsê: "Ngươi hãy lấy các thứ hương chất: tô hợp hương, hương loa, phong tử hương, các hương chất và nhũ hương nguyên chất; số lượng mỗi thứ sẽ đồng đều. Ngươi sẽ lấy các thứ hương chất đó chế thành hương để đốt: hợp chất các hương này sẽ là sản phẩm của thợ làm hương; hương đó sẽ là hương pha muối, nguyên chất, và là hương thánh. Ngươi sẽ lấy một phần tán thành bột, và sẽ đặt trước Chứng Ước, trong Lều Hội Ngộ, nơi Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Đối với các ngươi, đó sẽ là một vật rất thánh. Các ngươi sẽ không được chế hương theo kiểu ấy mà dùng: đối với ngươi, đó sẽ là một vật thánh, dành riêng cho Đức Chúa.” (Xh 30: 7-8)

Ngay ở đây, ta thấy là hương trầm dâng lên Chúa  là để thờ kính Ngài, chứ không phải cho người phàm. Thời xưa đã có lời dạy phải đốt hương khói mỗi ngày hai lần vào lúc tế-tự tượng-trưng cho lời cầu bay cao lên Đức Chúa. Chính vua Đavít cũng có nói ở Thánh vịnh:

“Ước chi lời con nguyện
như hương trầm bay toả trước Thánh Nhan,
và tay con giơ lên được chấp nhận như của lễ ban chiều.”
(Tv 141: 2)

Ta còn biết, việc sử-dụng hương trầm nghi-ngút lại cũng có chung một biểu tượng cả trong sách Khải Huyền khi tác-giả nói đến việc phụng-thờ Chiên Con khi bảo rằng:

“Một thiên thần khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm bình hương vàng. Thiên thần lãnh nhận nhiều hương thơm, để dâng trên bàn thờ bằng vàng trước ngai Thiên Chúa, cùng với những lời cầu nguyện của toàn thể dân thánh.”
(Kh 8: 3-4)  

Thời Tân Ước, người theo Do-thái-giáo lại vẫn sử-dụng trầm hương ở nghi-thức phụng thờ, như thánh-sử Luca mô-tả ông Zacaria chồng bà Êlizabét thực-thi vài trò thượng-tế ở đền thờ Giêrusalem đã bảo:

“Trong cuộc bắt thăm thường lệ của hàng tư tế,
ông đã trúng thăm được vào dâng hương
trong Đền Thờ của Đức Chúa.”
(Lc 1: 9)

Dù có sử-dụng trầm hương trong nghi-thức phụng thờ ở Cựu Ước, nhưng việc này đã trở thành thói quen thông-thường được Giáo-hội tiên-khởi áp-dụng thôi. Một trong các nghi-thức thấy rõ còn được ghi chép để lại là vào các buổi tang lễ, đã được các sử-gia thuật lại, trong đó có chứng-cớ do Tertulian ghi vào niên-biểu 160-220 sau Công nguyên.

Về sau, nghi thức này được quảng bá đưa vào di-tích và lăng mộ các thánh tử-đạo và vào buổi thánh-hiến nguyện-đường, vào thời trước. Di-tích lịch-sử được ghi chép lâu đời nhất, là vào thế-kỷ thứ tư tại một nhà thờ ở La Mã; và mục-đích các vị làm thế là để tạo hương thơm dễ chịu tại các nhà được dùng làm nơi tế tự.

Phụng vụ thánh Giacôbê và thánh Máccô cũng đã xảy ra hồi thế kỷ thứ 5 khi đó đã có sử-gia viết về mục-đích sử-dụng hương trầm trong các nghi-lễ thờ kính Chúa và Sách Lễ Rôma hồi thế-kỷ thứ 7 cũng đề-cập đến sự việc đoàn tùy-tùng Giám mục bước lên bàn thờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đến thế-kỷ thứ 7 và 8, nhiều hồ-sơ ghi chép có nói đến việc sử-dụng hương trần nghi-ngút ở các nghi-thức phụng-vụ tại Rôma để vinh-danh Đức Giáo-hoàng và tôn kính Sách Phúc Âm. Việc này, có thể là do thói quen dân dã đã sử dụng hương khói để vinh-danh các vị thẩm-phán và các sách Luật.

Còn việc xông hương bàn thờ, giáo sĩ cùng bánh và rượu như quà lễ cũng được đưa vào hiện-thực từ thế kỷ thứ 9 có lẽ do thói quen phụng-vụ thực-hiện tại các nước như Pháp và Đức, vào thời đó.

Mãi đến năm 1350, luật “Chữ Đỏ” ở Phụng vụ, cũng đã coi việc xông hương trong các lễ phải được thực-hiện cho đúng cách. Dù xông hương là để vinh-danh một người nào hoặc vật dụng nào đó, trước hết vẫn là hành-xử để thờ kính Chúa, vì hương thơm nghi ngút bốc cao tượng trưng cho lời nguyện cầu của Hội thánh.

Ngày nay, trầm hương được sử-dụng vào nhiều lễ, chí ít là các thánh-lễ trọng-thể như xông hương bàn thờ, thánh giá xông cả linh-mục chủ tế lẫn giáo dân, cả Sách Phúc Âm cũng như của lễ trên bàn thờ và các đồ vật được thánh-hiến vào lúc dâng tiến.

Vào các lễ mồ, qui lăng Giáo hội còn cho phép xông hương cả quan-tài, xông hương Mình Thánh Chúa vào các buổi Chầu Thánh Thể, Phép Lành cũng như lễ cung-hiến đền thánh hoặc bàn thờ trong các lễ trọng, nữa.

Những việc như thế, đều để tăng thêm tính trọng-thể và thánh thiêng cho việc cử-hành nghi-thức phụng vụ đồng thời đưa hồn mình lên cùng Chúa.” (X. Lm John Flader, Like the smoke of incense, prayer rises to God”, The Catholic Weekly 29/4/2018 tr. 21)

Đấng bậc vị vọng trong Đạo một khi đã bảo như thế thì mọi người đều cũng sẽ hiểu như thế. Chứ đâu nào có ai dám cãi. Bởi, mỗi khi vị linh-mục đại-diện Đức Chúa đã hành-xử hoặc cử-hành lễ lạy đều có ý tốt lành, hạnh-đạo. Nếu không, sao gọi được là buổi lễ rất thánh hoặc “thánh lễ”!

Thế nhưng, sáng-chế ra càng nhiều nghi-thức này nọ cũng chỉ khiến cho đấng bậc chủ-sự hoặc người tham-dự lâu rồi sẽ xa dần ý-nghĩa và mục đích của mỗi sự và mỗi việc, thôi. Nói cách khác, nếu ta chỉ chú-tâm vào các hành-vi/hành-xử bên ngoài mà thôi, thì có lẽ rồi ra, ta cũng sẽ gần cận với thứ “Đạo bề ngoài”, thấy rất rõ.

Tóm lại, cũng nên để tâm đến các nhận-định của người ngoài Đạo vẫn cứ cho rằng: Đạo của ta, có là Đạo “nặng về hình thức” không?            

Để trả lời, có lẽ cũng nên về với “một chút sử-tính” của việc sử-dụng trầm hương/hương trầm trong quá-khứ, ở đâu đó xứ sở rất Rôma không xa Babylon của thời trước, qua các bài viết dài/ngắn cũng khác nhau, như sau:

“Với đạo đa-thần của La Mã, thì việc sử-dụng “hương trầm nghi ngút bay” trong nghi-thức dâng tiến lễ mang tính-cách cực đoan rất sâu đậm. Người dân Êtruria nước Ý đã cắm sâu tục lệ Đạo-giáo của La Mã bằng các nghi-thức thắp hương và xông hương từ thế-kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trong khi ở Hy-Lạp gần đó, triết-gia Homer (năm 850 trước Công nguyên) có đề cập việc dâng hương cho nữ-thần Tình Ái  tại đền thờ của bà trên đảo Síp.

“Ngõ hầu duy-trì truyền-thống do Vua La Mã là Numa thiết-lập việc sùng kính có rất lâu là dâng tiến “bột mì, thức uống và các quà tặng ít tốn kém khác”; thành thử,bột spenta, bánh mì đặc biệt là các bánh bông lan có pha mật ong, rượu, sữa, hoa và dược thảo trong vùng. Từ các thứ như thế, người địa phương mới sáng-chế ra loại hương/nhang đặt cạnh than hồng đang cháy như một thói quen đốt hương vẫn có ở thế-giới cổ sử.

“Thời đế quốc La Mã, nhiều người cũng thực-hiện giao-thương rộng rãi các sản-phẩm sinh-thái từ các nước phương Đông đem đến, cộng thêm vào với danh sách của lễ dân-dã trong đó nổi-bật nhất là nhang đèn tiến lễ.

“Khi người dân thường dâng lời nguyện cầu của họ lên Thượng Đế, thì họ có thói-quen từ thời xưa cổ là kèm theo đó nhiều của lễ thông thường thì nhang đèn bao giờ cũng là của lễ đẹp lòng thần thánh hơn cả.

“Truyền-thống tôn-giáo của người La Mã có nền-tảng đặt nặng lên hương thơm làm say lòng các thánh thần chỉ qua làn khói có hương thơm ngào ngạt bốc lên không trung đạt chốn thiên đường, thế nên lời cầu của ta cũng tương-tự như thế, suốt nhiều thời.

“Tác-giả Carmelo Cannarella là tín-đồ đa thần đã diễn-tả sự việc này một cách thành-thạo như sau: “Khói của hương/nhang bốc lên bầu trời trước nhất là sự dâng tiến chốn trên cao, một hành-động tỏ bày sự siêu-nghiệm, tức khoảnh-khắc nối-kết giữa con người phàm và các đấng thần thiêng trên cao vút: một hội-ngộ trùng phùng giữa Trái Đất và Trời Cao chốn ấy…

“Hình xoắn ốc nơi làn khói bốc từ nhang/đèn lan tỏa chốn không-gian bay bổng lên cao lên cao mãi “chốn mù xa tận trên trời. Làn khói bốc cao đây, tượng-trưng cho sự hòa-hợp với tầm cỡ Thánh Thiêng dành cho các hữu-thể sống-động và cả trong buổi lễ đầy tang chế nữa.

“Chính sự “bốc cao bốc cao mãi” này vẫn tượng-trưng cho “sự tự-do hoạt-động, cho việc giải-phóng vũ-trụ vật-chất, cho sự siêu-nghiệm của thế-giới gian-trần nữa…” (X. M. Sentia Figula, Neo Polytheist, http://romanpagan.blogspot.com.au)

Đi vào cuộc sống có truyện kể đầy những khói và lửa, để mua vui hết mọi người, có lẽ ta cũng nên kể lại câu chuyện sống chung hoà bình giữa đôi vợ chồng tình tứ tuy có khác biệt về tư-thế giao-dịch hoặc “giao-diện”, những kể rằng:

“Một nam nhân-viên đang tập trung tình-thần để làm việc ở sở, bèn nhận được cú điện-thoại từ người vợ cứ từ loan tin. Anh bèn hối thúc cô trẻ hãy nói nhanh cho được việc hỏi rằng:  

-Có chuyện gì thì cứ nói nhanh lên, anh đang bận lắm, công việc cứ bù đâu không thể chờ được!
-Em có một tin tốt và một tin xấu cần bào cho anh ngay lập tức.
-Được rồi, em chỉ nói tin tốt thôi, còn các chuyện khác thì để về nhà hãy nói sau.
Cô vợ im lặng trong giây lát, rồi từ từ nói:
-Tin tốt là: xe chữa lửa kịp thời đến nhà mình, cũng rất nhanh, anh ạ!
-Thế mà gọi là tin tốt à? Thôi được, 30 giây thôi anh sẽ có mặt tại nhà.”(Truyện kể ê hề trên mạng)

Truyện kể rút từ đâu chăng nữa, vẫn ê hề đầy ắp khắp nơi, rất nhiều nghĩa. Có truyện, kể ra nghe thấy cũng rất hay, lại thích hợp với sự sống của con người ở trong đời; như truyện kể về cuộc đời người đang cần phút thinh lặng/ngơi nghỉ trong sự sống đầy hình thức như được bàn ở truyện kể nghe được, bấy lâu nay, ở bên dưới:

Chúng ta thường nghĩ rằng một người thành công, hay là một người có ích cho đời là một người rất bận rộn. Người ta thường nói thì giờ là vàng bạc, vì vậy lúc nào ta cũng phải biết tận dụng thi giờ của mình, không được hoang phí.  Nhưng có một nhà văn Trung Hoa, ông Lâm Ngữ Đường, nói rằng, "Thì giờ có ích lợi nhất khi nó không bị bắt dùng vào một việc gì hết. Thì giờ cũng được ví như khoảng trống trong một căn phòng."  Khoảng trống ấy đâu có sử dụng cho việc gì đâu, nhưng nó rất là cần thiết.

Cũng như trong nghệ thuật cắm hoa. Một yếu tố quan trọng trong sự cắm hoa là khoảng không gian chung quanh những nhánh hoa, những cành lá. Chứ không phải hễ càng cắm cho nhiều hoa, chen chúc với nhau, là đẹp. Nhìn vào ta phải thấy nhẹ mát, phải cảm nhận được nơi ấy một không gian rộng.

Ta có thể ví dụ cuộc sống như là một bài nhạc. Trong một bài nhạc bao giờ cũng có những dấu lặng, và những khoảng cách giữa hai nốt nhạc với nhau. Thiếu những khoảng trống ấy, thì bản nhạc không thể là một bản nhạc, nó chỉ là một âm thanh kéo dài vô nghĩa mà thôi.

Một nhạc sĩ dương cầm tài danh, Artur Schnabel, chia sẻ về nghệ thuật chơi đàn của ông như sau, "Tôi không nghĩ là mình chơi đàn hay hơn bất cứ một nhạc sĩ nào khác, những nốt nhạc trong một bài nhạc đều giống y như nhau, chúng cũng chỉ có vậy thôi. Nhưng tôi biết cách sử dụng những khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Mà nghệ thuật nằm ở những nốt nghỉ đó. Chúng làm cho bản nhạc hay hơn."

Bạn biết không, mọi vật trên vũ trụ đều có một nhịp điệu riêng, từ sự chuyển động của một hạt nguyên tử nhỏ bé, cho đến trái đất, mặt trăng, và các dãy ngân hà xa xôi.  Tất cả đều có một nhịp riêng của nó.  Chung quanh ta, trời có mưa nắng, thiên nhiên cây lá có bốn mùa, thủy triều có lên xuống...

Sự sống của ta cũng vậy, cũng có những sự mất còn, đến đi, cần thiết của nó. Có những lúc ta bước tới, nhưng cũng có những lúc ta cần sự dừng lại. Nếu như ta chỉ biết đi tới mà không còn dừng nghỉ, thì sự sống này chỉ còn có một chiều duy nhất mà thôi, nó sẽ lạc mất nhịp điệu.

Bạn hãy làm cho cuộc sống mình được tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, trong sáng hơn, bằng cách chú ý và trân quý đến những khoảng trống, những dấu lặng trong đời mình.  Và bạn biết không, nghệ thuật sống đẹp của chúng ta nằm ở nơi những khoảng trống đó.”
(Nguyễn Duy Nhiên kể lại)

Kể truyện xong, nay mời bạn và tôi, ta lại sẽ hát những ca-từ ở trên để kết-luận mà rằng:

“Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu
Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?.”
(Lê Minh Bằng – bđd)


Trần Ngọc Mười Hai
Cũng đã trải-nghiệm
Những lúc và những lần
rất như thế.