Saturday 30 June 2012

"Có những niềm riêng, làm sao nói hết”

Chuyện phiếm đọc trong tuần Thứ 14 Thường niên Năm B 08.7.2012

"Có những niềm riêng, làm sao nói hết”
“Như mây như mưa, như cát biển khơi.”
(Lê Tín Hương – Có Những Niềm Riêng)
(Ga 10: 17-18)
            Niềm riêng ấy, nếu em lại coi như mây mưa/cát biển rồi giữ nó trong lòng chẳng nói ra thì có ma nào dám biết. Niềm riêng này, phải là niềm rất chung của anh/của chị, là niềm gì đó vẫn muốn tỏ cho mọi người khắp nơi biết mà thông cảm. Có thế mới là tình đồng Đạo, vẫn rất vui. Phải thế không bạn? Phải thế không tôi? Tôi hay bạn, vẫn là dân con nhà đạo cứ ê hề, ngoài phố chợ. Đó có là nỗi niềm riêng tây chung đụng, mà  báo/đài vừa  đưa vào thị trường chữ nghĩa, rất mê ly, ly kỳ, nhiều cuốn hút?
            Niềm riêng hay chung ở đời, chả biết có cuốn hút không, mà sao nghệ sĩ vẫn bày tỏ thật rất rõ:

“Có những niềm riêng, làm sao ai biết
Như trăng trên cao, cách xa vời vợi.
Có những niềm riêng, lệ vương khóe mắt
Như cây sau mưa, long lanh giọt sầu
Có những niềm riêng, làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh, héo hon nụ cười”
(Lê Tín Hương – bđd)

Hôm nay đây, bần đạo muốn mời bạn/mời tôi, ta thử đi một vòng xâm nhập địa hạt nhà đạo xem thử sự thể về “những niềm riêng” ra sao mà báo đài nói nhiều thế. Nói, như nhận định bên dưới:

“Vừa qua, tôi được yêu cầu thuyết trình một bài về ngôn ngữ truyền thông đại chúng cũng như suy tư phẩm bình về tầm nhìn của ngành truyền thanh/truyền hình ngày nay. Đây là đề tài mà tôi chưa hề nghĩ tới, nhưng thấy khá hấp dẫn nên không thể bỏ lỡ cơ hội mà không bàn.

Theo thiển ý, thì nhiều người vẫn cứ để tình cảm của họ chuyển mình theo gió đong đưa từ các khuynh hướng rất khác biệt. Những khuynh hướng có ngoại hình khuynh loát như các buổi diễn trên truyền hình đại để trình bày về: quần áo, cảnh trí, nhạc điệu hoặc cảm giác mơn trớn lẫn nhau do hai nhân vật mà khán giả ưa thích cứ gọi là ở bên nhau làm chuyện lạ. Thật ra thì, khán giả bị đánh động cũng không nhiều về chủ đích của buổi diễn. Cũng chẳng được bao người bỗng nhiên dừng lại mà xét xem những chuyện như thế nếu xảy đến với mình, thì thực tình mình thấy thế nào.      

Thực tình mà nói, bên trong và đằng sau các buổi diễn như thế, vẫn có cái-gọi-là bẫy cạm mở ra cho con mồi là người thưởng lãm ở chỗ: khi tự cho phép mình ngồi xuống thưởng thức mà lại không để mắt xâm nhập tình huống dễ kích bốc như thế. Thưởng thức buổi diễn như thế lại chẳng màng tự hỏi lòng mình xem có bao giờ mình lại học đòi bắt chước các nhân vật ấy mà xử sự trong đời?” (x. Katie Hinderer, TV and the manipulation of emotions, MercatoNet 19/5/12)

            Hỏi như người viết ở trên, cũng là hỏi và nói như nghệ sĩ nhà mình vẫn từng hát:

Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
Đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời
Ôi nỗi sầu đong chất ngất
Như một ngày như mọi ngày
Như vạn ngày không thấy đổi thay.”
(Lê Tín Hương -  bđd)

            Niềm riêng người thưởng lãm, nếu có hỏi, chắc cũng chẳng bao giờ có được câu trả lời, cho đúng cách. Bởi, như người nghệ sĩ đã diễn bày, thì niềm riêng của mỗi người, dù người ấy có là nghệ sĩ hay giáo chức, thuyết trình viên, niềm rất riêng của họ vẫn cứ là “nỗi sầu đong chất ngất”, hoặc “đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời.”
Và, nhà thuyết giảng, thấy không có người ứng đáp vấn đề mình đặt ra, lại diễn tả thêm lần nữa, mà rằng:

“Mỗi năm, tôi thường có một số các buổi thuyết trình về truyền thông xã hội. Người dự thường đa dạng, đủ loại hình. Nhưng, mục đích của buổi thuyết vẫn là một. Một ưu tư/trăn trở để thuyết phục mà nói rằng: Truyền thông xã hội là công cụ rất có uy lực nếu ta biết sử dụng nó đúng cách, sẽ thấy tốt.

Cử toạ của tôi, thường là giáo chức trung học, cùng giới trẻ tuổi “teen”, các bậc cha mẹ, cũng như nữ giới sinh hoạt ở trường lớp. Tức, thế hệ trẻ ngày nay đang sử dụng hệ truyền thông rất đại chúng. Mỗi người mỗi cách, đều tiếp cận buổi diễn theo cung cách riêng tư, khác ý. Bậc cha mẹ hoặc giáo chức thường gióng lên quan niệm phản đối. Các vị này, thường coi truyền thông đại chúng như những tổ chức cứ mất thì giờ đeo đuổi những chuyện vô bổ, rất hỡi ôi. Các vị lại còn tin rằng truyền thông đại chúng nói chung phá hoại tình bằng hữu khi họ nhất quyết đòi định nghĩa lại chữ tương quan theo cung cách tệ hại. Và cứ thế lại cứ thế.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quý vị về chuyện này, nhưng với tôi, thì truyền thông đại chúng cũng có điểm son của nó đấy chứ. Nói cho cùng, thì dù có là Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn hay gì gì đi nữa, chúng vẫn chỉ là công cụ mà thôi. Mà, đã là công cụ, thì tốt hay xấu cũng tuỳ cách ta đặt nặng lên đó, chứ không do bản chất của chính nó. Sự hiện diện của truyền thông xã hội tự nó không có nghĩa xấu/tốt hoặc dữ/lành mà chỉ tuỳ cung cách ta dùng nó để làm gì, có thế thôi.” (x. Katie Hinderer, Social media for the good – it’s a decision, MercatorNet 20/5/2012)

            Nói gì thì nói, vấn đề là bạn và tôi, ta có “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với lập trường của thuyết trình viên Katie Hinderer mà thôi, không? Đồng thanh hay đồng khí hay không, cũng nên nghe thêm một ý kiến phản hồi do một người mang tên Alex ở Mỹ đã có lời bàn như sau:

“Theo tôi nghĩ, điều dễ thấy nhất ở xã hội ta sống hôm nay là: càng ngày thiên hạ càng có những cách thức để trao đổi/đả thông với nhau bằng nhiều cách. Người cao niên chẳng hạn, lâu nay cũng quen dần với lối ấy. Cũng tựa như thời kỳ xuất hiện điện thoại phổ biến rộng rãi để thay thế cho điện tín. Nói cách khác, điện thoại là một thứ điện tín có phát tiếng những hai chiều. Dĩ nhiên là, khi sử dụng điện thoại, thiên hạ mất nhiều thì giờ và lời nói hơn là chỉ viết vài giòng chữ để thông tin. Có điều hay, là: Twitter đã giúp con người quay trở về với thời đại điện tín biết nói. Vâng, đúng thế. Ở đây nữa, bạn có thể sử dụng phương tiện truyền thông này thường xuyên hay không là tuỳ bạn. Cũng tựa như mọi thứ trong đời, bạn vẫn có thể mất thì giờ nhiều ít với nó, cũng như có thể tìm thấy cái hay ở trong đó. Có người dùng nó để học hỏi nhiều thứ, như một số vị đã và đang hưởng lợi từ truyền thông đại chúng, giống như vậy. Đó là thiển ý của tôi. Bạn vẫn có quyền suy nghĩ và nhận định một cách khác.” (x. bđd)

            Đó là ý kiến/lập trường của người đời, sống ngoài đời. Tức, những người có tự do chọn lựa lối sống cũ/mới, hay/dở ở mọi nơi. Có những nơi, như nhà Đạo mình, nay cũng thấy được “niềm riêng” ấy, như lời than thở ở nhạc bản mình vừa nghe:

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
Có những niềm riêng gần như hơi thở
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ.”
(Lê Tín Hương – bđd)

            Vâng. Ý kiến là ý kiến của riêng ai. Lập trường là lập trường của một người. Dù bạn/dù tôi, ta có đồng ý hay không với lập trường và ý kiến khác là “niềm riêng” ấy, cũng vẫn thấy nó nảy sinh khắp chốn. Như chốn nhà Đạo ở Sydney, nay cũng có đấng bậc vị vọng từng đặt vấn đề, như sau:

“Vừa qua, mục “Thần Học Qua Bia Bọt” trên tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney có đăng tải đề nghị của Đức ông Paul Tighe, Thư ký Ủy Ban Giáo hoàng Phụ Trách Truyền thông Xã hội, đã nhắn nhủ giới trẻ tụ tập hôm ấy, ngày 3/5/2012 ở câu lạc bộ Công giáo Sydney, rằng: ‘Các bạn nên phụ với chúng tôi giúp đem niềm tin từ thế giới của chúng tôi đến thế-giới son trẻ của các bạn.

Sau khi khuyến khích giới trẻ hãy bắt chước gương lành của thánh Gioan Tẩy Giả trong sinh hoạt mục vụ. Bởi, thánh Gioan Tẩy Giả là vị thánh luôn dẫn dắt mọi người đến với Đức Kitô vì Chúa là người bạn đích thực của mọi người trong đời, già hay trẻ.

Đức ông Paul Tighe nói: “Tôi nghĩ ta nên sử dụng ngành truyền thông mới mẻ hiện nay không phải để nó dìu dắt ta trong cuộc sống, mà là để ta đến với những gì thiết thực hầu đem đến cho ta hy vọng và sức sống, đó là Đức Kitô Giêsu. Ta sử dụng ngành truyền-thông xã-hội về lâu về dài, nhưng cũng nên đề cao cảnh giác vì những chuyện như thế cũng rất hạn chế. Phải quan niệm truyền thông là nơi để ta liên hệ mà thôi, vì ta không thể mãi đi sâu vào đó được.” (x. Jessica Langrell, Mons Paul Tighe and New Media, The Catholic Weekly 20/5/12 tr. 28)

            Truyền thông đại chúng rúng động cả xã hội có là “niềm riêng” hay không, cũng chẳng rõ. Chỉ rõ có một điều, là: ngày nay truyền thông đại chúng đã và đang sử dụng các phương tiện rất thời thượng. Nó lôi cuốn con người đến độ, người bàng quan như tôi hoặc như ba, ta vẫn không thể nào đứng ngoài để phê phán, hoặc phản bác. Nó vẫn ăn sâu vào tận thâm căn của mọi người, như lời nghệ sĩ còn muốn nói:

Có những niềm riêng một đời giấu kín
Như rêu như rong đắm trong bể khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi.
(Lê Tín Hương – bđd)

            Với truyền thông hôm nay, “niềm riêng một đời giấu kín”, cũng như “rong rêu đắm trong bể khơi”. Đắm và chìm, rồi lại câm nín. Thế nên “khi xuôi tay, còn chút ngậm ngùi”, rất buồn và cũng tủi. Buồn hay tủi, vẫn là những niềm rất riêng tây của nhiều người, trong cuộc đời.
Nỗi niềm ấy, có buồn và có tủi, cũng chỉ là niềm riêng trong chốc lát, rất ngắn hạn. Bởi, dù có là niềm rất riêng tây, chắc cũng ngắn. Bởi, đời người, đâu chỉ có thế và mỗi thế. Càng không thể như thế, nếu người người biết định hướng nỗi niềm rất riêng của mình chung cùng niềm với vui của Đấng Thánh Hiền từng kinh qua nhiều giai đoạn ở đời người, vẫn rất “người”.
Về những niềm riêng mà chung/chung mà riêng của ai đó, bần đạo nhớ về ý tưởng của đấng bậc nọ ở Úc, từng tưởng nhớ về “niềm riêng” của một người đã cùng chung thân phận của Đức Kitô chịu đựng sự buồn tủi của cuộc sống giống như Chúa. Đấng bậc ở Úc, là bậc vị vọng từng dấn thân rất nhiều năm trong công tác điểm phim và sắp hạng các loại phim trình chiếu ở hiện truờng, là: Lm Richard Leonard sj có giòng chảy suy niệm Tin Mừng về niềm Thống Khổ rất riêng của Đức Chúa, như sau:

Mấy năm về trước, tôi có dịp xem nghệ sĩ bi hài Dòng Tên, là Michael Moynahan trình diễn vở kịch câm mang tựa đề “Bi hài và nỗi niềm thống khổ rất riêng tây”, kể về giờ phút cuối của Đức Kitô ở trần thế. Vào kịch, là sự xuất hiện của một anh hề với nụ cười quên tắt trên môi. Anh biểu diễn các màn tung bóng ngay trước mặt khán giả, rất đẹp mắt. Tiếp đó, là cảnh đám quân binh bước đến, dẫn Đức Kitô ra trình diện bá quan thiên hạ; để rồi, bọn họ đóng đinh Ngài lên khổ giá hình chữ thập. Tay hề chứng kiến cảnh tượng đầy kịch tính ấy với nỗi niềm xao xuyến, rất hãi sợ. Khi thấy Đức Kitô thực sự đã chết, đám quân binh ra về, không đợi gì. Nhưng, tay hề vẫn nán lại, ngồi bệt dưới chân khổ giá. Anh ta bắt đầu gỡ bỏ các dấu đinh còn sót nơi tay và chân Chúa. Xong đâu đấy, anh đặt thi hài của Chúa nằm sõng lên đùi anh, hệt như bức tranh “La Pietà” nổi tiếng của nhà điêu khắc Michel Angelo.
Tay hề xót xa, rơi nước mắt khi phải chứng kiến cảnh tượng Đấng Chí Công bị đóng đinh trên khổ giá, hình chữ thập. Cùng lúc ấy, đám quân binh quay trở lại, thấy tay hề còn ngồi đó thẫn thờ khóc cho thân phận của Đức-Chúa-làm-người. Chúng vực xốc anh dậy, đóng đinh anh lên cây thập tự thay cho Chúa. Tay hề rất đau đớn, chịu đựng được một lúc, rồi cũng trút hơi cuối cùng trên cây thập tự bằng gỗ cứng, sần sùi nhiều chỗ. Khi đoàn quân binh đi rồi, Đức Chúa trỗi dậy, Ngài về lại với sự sống khác thường, cũng rất mới. Ngài hướng mắt nhìn anh hề đã từng chịu chung cùng một thân phận khổ ải như Ngài, bèn đến gỡ bỏ các đinh khoen đóng xác anh, rồi đỡ anh xuống. Ngài ôm gọn anh vào lòng và để như thế mãi.
Xem trình diễn vở kịch câm hôm ấy, tôi thấy như có tiếng thở dài rớm lệ, ở đâu đó nơi người dự khán. Chẳng ai trong họ, lại cứng lòng đến độ trơ như đá; không nhỏ đến một giọt lệ ướt mi, trước bi hài kịch đầy xót thương, ai oán đến như thế. 
Thật ra, chữ “xót thương” là cụm từ lấy từ tiếng “Compati” bên La ngữ, mang ý nghĩa chịu đựng, khổ ải. Tuyệt nhiên, cụm từ này không mang ý nghĩa thương hại, đồng cảm; hoặc san sớt nỗi buồn bực, nào hết. Cũng thế, cụm từ “xót xa”, “buồn tủi” bên tiếng Việt lại bao hàm lập trường xa cách, đứng ngoài, chẳng mảy may dính dự đến kinh nghiệm bản thân; hoặc, chỉ là cảm xúc rất riêng tây hướng vào trong. Cụm từ ‘xót thương’, mang nặng một ‘cảm xúc’ của người đồng cam đồng chịu, cùng một thân phận. Thân phận, mà Vị Mục Tử Nhân Hiền đã gánh lấy cho Ngài. Và, đây cũng là ý nghĩa đích thực của mùa Phục Sinh, vào mọi ngày.
Giả như, ta xứng đáng để trở thành người dấn bước theo chân Chúa, hẳn ta cũng sẻ san cùng một tâm trạng ngày Thứ Sáu Chịu nạn, như thế. Tuy nhiên, Phục Sinh trong cuộc sống không mang ý nghĩa riêng tư, nhưng thật rõ nét. Ý nghĩa đó, là: Chúa Cha đã trung tín với Con Một của Ngài thế nào, thì Ngài cũng một lòng chung thủy đối với ta, hệt như thế.
Những năm tháng gần đây, nhiều đấng bậc chủ quản ở địa phương cũng bị chĩa mũi , nhìn soi mói vào khía cạnh đời sống có nỗi niềm riêng tư của các mục tử dưới trướng, mà người đời có thói quen gọi là đời sống tu đức của các ngài. Sự việc người đời quan tâm nhìn soi mói như thế, cũng chẳng có gì lạ. Vì, đời sống con người ngày nay, chẳng còn gì là nỗi niềm riêng tư nữa. Nói cách khác, với cuộc cách mạng truyền hình/phim ảnh, nói chung là truyền thông, cuộc sống “riêng tư” của mỗi người đã bị xâm phạm, soi mói.
Bởi thế nên, với người thời đại hôm nay, dấn bước theo Chúa là âm thầm nhận trách nhiệm về những gì mình đã làm và những gì mình đã không chịu làm. Dấn bước theo Chúa, là biết rõ nỗi niềm dù rất riêng tây của mình, vẫn có thể bị người đời dòm ngó, xét nét và phẩm bình không thương tiếc. Dấn bước theo Chúa, là cảm thông với nỗi niềm của Chúa khi Ngài tỏ bày với đồ đệ, rằng: “Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được." (Ga 10: 17-18) (Xem Lm Richard Leonard sj, Suy niệm Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh Năm B, Bản tin Giáo xứ Fairfield, Sydney 29/4/2012)

            Đó là quan niệm của đấng bậc nhà Đạo ở Sydney về “nỗi niềm” rất riêng và cũng rất chung của con dân Đạo Chúa. Bới, nếu ta công nhận Kitô-hữu là cành nho tháp chung vào cùng cây nho là Đức Chúa, thì nỗi niềm của Chúa sẽ là niềm riêng của mỗi người và mọi người, thôi.
            Hiểu thế rồi, nay mời bạn/mời tôi, ta tiếp tục hát ca từ rất là “niềm riêng” ở nhạc bản ở trên:
Có những niềm riêng, làm sao nói hết”
“Như mây như mưa, như cát biển khơi.”
Hát rồi, ta sẽ lại cứ thế mà vui sống, suốt cuộc đời. Của một người, giống như tôi.

            Trần Ngọc Mười Hai  
                        Cũng có niềm riêng
mọi người biết đấy.
                        Là, niềm tin-yêu Chúa dạy
sống trọn đời người, đầy chất “người”.

Saturday 23 June 2012

"Em đến bên tôi, một chiều khi nắng phai rồi,”

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4

Chuyện phiếm đọc trong tuần Thứ 13 Thường niên Năm B 01.7.2012

"Em đến bên tôi, một chiều khi nắng phai rồi,”
“Nắng ngừng bên, chiếc cầu biên giới.”
(Phạm Duy -  Bên Cầu Biên Giới)
(1Ti 3: 12)
            Trong cuộc đời, rất nhiều lần, cũng có người “em” hoặc cháu chắt vẫn đến bên tôi ngỏ đôi lời. Đến, không chỉ mỗi “chiều khi nắng phai rồi”. Đến, cả vào lúc tôi buồn/chán (không như con gián) rất cần người hỗ trợ, ủi an và đỡ nâng. Nâng và đỡ, cùng giùm giúp những thứ mà cái tôi là đầy tớ Chúa cần đến, như thế đó. Thế đó, còn là tình tự của nhiều người, giống như tôi/như bạn. Chứ đâu chỉ, như ai đó vẫn cứ hát những lời nghe rất quen, ở bên dưới:

“Bên cầu biên giới
Tôi lặng nghe giòng đời từ từ trôi
Sông nước xa xôi,
Mây núi khắp nơi.
Không tỏ một đôi lời ...
(Phạm Duy –bđd)

            Vâng. Quả có thế. Một khi “giòng đời (đã) từ từ trôi”, rồi thấy những là “sông nước xa xôi”, “Mây núi khắp nơi”, thì thật ra có ma nào dám “tỏ một đôi lời”. Dù, lời đó có là lời âu yếm, thiết tha, và nóng bỏng?
            Thế nhưng, với Nước Trời nhà Đạo, thì lại khác. Khác, ở chỗ: mỗi khi có người “em” tôi hay “em” của ai đó, đến với tôi và với bạn, mà ngỏ rất nhiều lời, những lời và lẽ như ở đây, bên dưới:

“Nhưng đường quá xa vời
Hương trời vẫn mê mài
Lòng tôi sao vẫn còn biên giới!
Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây?
Ôi giòng tóc êm đềm!Ôi bể mắt đắm chìm!
Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ
Mộng bền năm xưa, Chỉ là mơ qua!”
(Phạm Duy – bđd)

            Thật đúng thế. Rất đúng, cả những lời lẽ nói lên được sự thể “đường quá xa vời”, rồi lại bảo: “lòng tôi sao vẫn còn biên giới”, và: “lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây” hay nơi đó, ở xó xỉnh nhà thờ, ở Đạo Chúa hay giữa đời, cũng rất ư là tơi bời hoa lá.

            Hôm nay đây, nói giông dài lai rai chỉ để nói rằng: giữa lòng đời lẫn nơi nhà Đạo, lại cũng có những “đời phong sương cũ”, “chỉ là thương nhớ”, “chỉ là mơ qua” thôi. Mơ, là mơ những chuyện mà bạn và tôi, ta vẫn gặp ở khắp chốn, vốn chuyện của ta và của người. Những chuyện hiện đang xảy đến với thế giới của ta và của người, như lời hỏi han của người nào đó ở Sydney, như bên dưới:

“Xin đức ngài giải thích cho bọn tôi biết, tại sao: cũng vẫn là đấng bậc thờ chung một Chúa, mà sao tôi thấy Giáo hội Công giáo theo nghi thức Đông Phương và nhóm bạn đạo bên Chính Thống Giáo lại cho phép linh mục lấy vợ sống đàng hoàng, rất ngang nhiên, bề thế? Còn linh mục Công giáo La Mã thì lại không? Sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng, trông giống như chuyện kỳ thị ở xã hội trời Tây vậy?” (Một người có hỏi nhưng không đề tên)   

            Thời xưa, ở một số nơi, hễ ai dám hỏi han/vấn nạn kiểu như trên đều được coi như hỗn láo hoặc phạm thượng, dám thách thức đấng bậc vị vọng bắt các “đức ngài” giải đáp những chuyện không cần thiết. Nhưng, hôm nay, đó vẫn là chuyện thường ngày ở huyện, rất Sydney tính khí rất Âu Úc. Sở nhắc đến Úc mình, là vì ở đây vẫn có nhiều vị không ngại chuyện kỳ thị hoặc phân biệt chủng tộc hoặc chủng gì đi nữa, vẫn cứ nhẹ nhàng trả lời theo cung cách vô tư, không hoành tráng, vẫn xứng đáng để nguời đọc để thì giờ ra nghe cho phải lẽ.  

Tuy thế, trước khi để đấng bậc trả lời, tưởng cũng nên nghe thêm lời ca/tiếng hát rất như sau:

“Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ
Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa
Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ.”
(Phạm Duy – bđd)

            Hát rồi, nay ta về với ý/lời nhà Đạo có lập trường “lý đoán” rất chánh đạo như sau:

“Tôi có thể nói mà không sợ sai lầm, rằng: từ thế kỷ đầu đời của Hội thánh ai cũng rõ là: các linh mục, phó tế đều có thể lập gia đình được hết. Bằng chứng là: ngay như thánh Phêrô vốn là cột trụ của Hội thánh lúc theo Chúa và sau vẫn có vợ ở gần bên, nên Phúc Âm mới có câu viết: bà gia của ngài lâm bệnh (x. Mt 8: 14-15). Và, thánh Phaolô lại cũng viết cho đồ đệ mình là Timôthê để bảo: các vị phó tế và linh mục phải là nam nhân có một vợ (x. Ti 3: 12; Titô 1: 6)

Tuy thế, thánh Phaolô lại là thừa tác viên độc thân như Đức Giêsu thày của ông là Đấng vẫn tán dương giá trị của việc ở độc thân, không lập gia đình (x. Cr 7: 25-27)

Đức Hồng Y Alfons Stickler, vốn là quản thủ thư viện và cũng là người chịu trách nhiệm lưu giữ nhu liệu trong thời gian từ năm 1985 đến 1988 và là tác giả cuốn “Trường độc thân của hàng Giáo sĩ” (nhà xuất bản Ignatius Press 1995), cho thấy dù rằng hàng giáo sĩ được phép lập gia đình vào thời Hội thánh tiên khởi, nhưng cả giáo hội Đông Phương lẫn Tây Phương đều kỳ vọng là các ngài vẫn hạn chế chuyện gần gũi với vợ mình.

Văn bản đầu tiên viết về chuyện giáo sĩ sống đời độc thân là các bản văn của Công Nghị tỉnh Elvira, miền Nam Tây Ban Nha đã đứng ra tổ chức vào năm 305. Công đồng này cấm cản toàn thể giáo sĩ tận hiến cho sứ vụ thánh thiêng trên bàn thờ -đại để như các Giám mục, linh mục và phó tế- không được gần gũi tính dục với vợ mình và không nên có con cái. Những ai vi phạm điều luật này sẽ bị cất chức ngay lập tức.

Luật này đặt ra là để hỗ trợ tập tục vẫn có từ thời trước đó, chứ không phải là qui định gì mới mẻ, nên cũng chẳng thấy ai dấy lên làn sóng phản kháng hết.

Điều luật số 3 do Công đồng đại kết Ni-xê ban hành vào năm 325 cũng đã đưa ra tiêu chuẩn hệt như thế, nhằm cấm cản hàng giáo sĩ không được cho bất cứ phụ nữ nào được gần gũi sống chung bị nghi như thế, tức những vị như: mẹ, chị hoặc em gái, cô dì, thím mợ, vv… Mọi người lúc ấy đều hiểu là các ngài có thể có vợ nhưng phải sống thanh khiết với người vợ ấy.

Nhiều Công đồng tổ chức tại Carthage vào cuối thế kỷ thứ tư cũng như đầu thế kỷ thứ năm đều khẳng định là hàng giáo sĩ nên giữ mình thanh khiết.

Giáo hội ở Phi Châu có điều khoản về giáo luật dựa trên quyết định của các đấng Nghị phụ Công đồng Carthage nhóm họp năm 419 cũng đồng thuận bảo rằng: “Một điều khiến tất cả chúng tôi, các giám mục, linh mục cũng như phó tế là ta nên giữ lòng thanh sạch, không quan hệ thể xác giữa vợ chồng để giúp các đấng bậc phục vụ bàn thánh có thể giữ được lòng khiết tịnh cách toàn hảo.” Điều này còn áp dụng cả với các tông đồ, như có nói: “điều mà các thánh tông đồ từng khuyên dạy và chính các đấng bậc khi xưa cũng từng tuân thủ, là mọi người chúng ta cũng nên hăng say tuân giữ.”

Giáo huấn của các đức giáo hoàng, như Đức Siricius viết vào năm 385 cho các giám mục thành Tarragona, nước Tây Ban Nha rõ ràng đã khẳng định việc cấm đoán các linh mục và phó tế không được có con cái, như nguồn gốc Giáo hội từng tuân giữ.

Đức Hồng Y Stickler đã trích dẫn tuyên ngôn của nhiều vị Giáo hoàng cùng các thánh và Công đồng từng đồng thuận rằng ngay từ đầu, hàng giáo sĩ đều sống độc thân, hiểu theo nghĩa không gần gũi với phụ nữ, việc này có nguồn gốc từ các thánh tông đồ, thời tiên khởi.             
Mãi sau thời Công đồng Triđentinô nhóm họp vào thế kỷ thứ 16, việc sống đời độc thân đã trở thành chuyện thông thường cần tuân thủ. Và, hội thánh chỉ phong chức linh mục cho nam nhân không có gia đình mà thôi. Từ đó trở đi, đời linh mục độc thân đã trở thành điều kiện tiên quyết như ngày nay. Điều kiện rõ ràng là: muốn trở thành linh mục, phải sống đời độc thân không có vợ. 

Thế nhưng, làm sao hàng giáo sĩ bên giáo hội Đông Phương lại được phép có gia đình và có quan hệ gần gũi với vợ mình như thế?

Trả lời câu hỏi này, cũng nên viện đến một số lý lẽ có tính lịch sử, trong đó phải kể đến các biện pháp kỷ luật được định đoạt ở cấp địa phương. Đàng khác, các đức giáo hoàng thuộc giáo hội phương Tây đều nhất loạt tỏ bày rằng các ngài không hỗ trợ mạnh cho việc này như Giáo hội Đông Phương.   

Ngoài ra, một trong các lý do khác không kém phần quan trọng là các giáo luật được Công đồng Trullo thứ hai ban hành vào năm 691-692 tại Constantinople. Công đồng này là do Hoàng đế Justinian II triệu tập các Giám mục ở Phương Đông không đếm xỉa gì đến lập trường của Giáo hội Phương Tây. Khi ấy, Công đồng Trullo đã trích dẫn sai lầm điều khoản 13 của Công đồng Carthage (năm 390), chỉ ngăn cấm các giáo sĩ có quan hệ xác thể với vợ mình khi phải lên bàn thánh mà tế lễ, tức lúc đó chỉ một tuần một lần mà thôi.

Dù các đức giáo hoàng chẳng bao giờ công nhận quyết định của công đồng này, người anh em bên Giáo hội Đông Phương lại coi đó như Công đồng Đại Kết và vì thế, Giáo hội Chính thống cho đến hôm nay vẫn cho phép hàng giáo sĩ được lập gia đình và có quan hệ thể xác với với mình.

Các giáo sĩ Công giáo Phương Đông cũng được phép theo thông lệ này. “ (x. Lm John Flader, Question Time, Tuần Báo The Catholic Weekly 20/5/2012 tr. 10)    

            Nếu là nghệ sĩ sống ngoài đời lại biết chút ít về chuyện đạo, chí ít là chuyện linh mục trong Đạo sống đời độc thân không lấy vợ, thì chắc nghệ sĩ ấy sẽ viết nhạc và hát những lời như sau:

“Ôi giấc mơ qua
Mộng đời phiêu lãng giang hồ
Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên bờ sông
Danube
Những đêm sáng sao.”
(Phạm Duy – bđd)

            Có thể, nghệ sĩ hát những lời lẽ rất “huề vốn” ở trên là để mọi chuyện ở đời sao cho thoải mái, vô tư chứ không có tính chỉ trích, diễu cợt hoặc giúp giải quyết vấn đề. Bởi, làm sao giải quyết được vấn đề của người khác, trong khi chính mình vẫn “Ôi giấc mơ qua”, rồi cứ “mộng đời phiêu lãng giang hồ”, rồi thì “sống trong lòng người đẹp Tô Châu” hay “chết bên bờ sông Danube” rất ư là tình tứ. Tình và tứ, như nghệ sĩ ở mọi thời và mọi nơi. 

            Điều đáng sợ, ở đây là: nhiều đấng bậc vị vọng vẫn cứ sống đời nghệ sĩ trong lúc làm mục vụ, thế mới khổ. Và vì lối sống quá ư thực tế với đời người, ở đời nên mới thành chuyện. Có lẽ vì thế nên, nghệ sĩ lại sẽ khuyên:

Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ.
Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu.
Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời.
Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa.”
(Phạm Duy – bđd)

            Nói cho cùng, thì có là nghệ sĩ hay giáo sĩ, cũng nên sống thực cõi lòng mình, trước khi chọn lựa. Bởi, khi đã chọn đời độc thân linh mục rồi, mà cứ mơ/cứ mộng như nghệ sĩ, dù giấc mơ ấy đơn thuần chỉ là mơ một đời sống vô tư trầm lắng kiểu Phương Đông rất chính thống, cũng bất tiện. Chẳng thế mà, nhiều vị đã thất bại cả trong sống Đạo lẫn cuộc đời ở ngoài đời.

Chẳng thế mà, nhiều đấng bậc bề trên vẫn cứ khuyên giới trẻ nên đắn đo suy nghĩ trước khi có chọn lựa. Chí ít là chọn và lựa một cuộc sống ở đời, rất để đời. Để cho đời người biết người đời cũng có nhiều bậc, nhiều đấng sống khác mình. 

Tuy nhiên, nếu có vị nào đó vừa sống đời linh mục nhưng có vợ theo kiểu Giáo hội Đông Phương, thì cũng nên trao cho nhau những kinh nghiệm “để đời” về cuộc sống không-còn-độc-thân nhưng vẫn mang dáng dấp rất thanh và khiết như đời linh mục. Chuyện ấy có thật chăng? Đã xảy ra ở nơi đâu? Khi nào? Phải chăng, đó chỉ là tiếu lâm chay, rất “huề vốn”.

Bần đạo đây chưa có kinh nghiệm về cuộc sống giống như thế. Nhưng cũng nghe biết khá nhiều truyện kể, nay đồng thuận kể lại cho bầu bạn nghe để thư giãn hay minh hoạ, hoặc sao đó, chỉ như một đề tài để phiếm. Phiếm lai rai, phiếm dài dài với những truyện về má vợ má chồng, hoặc bố chồng, bố vợ, rất giản đơn như sau:

“Thư gởi má vợ   
Thưa má, trước hết con xin ngỏ lời cám ơn má vì đã sinh ra và dày công nuôi nấng đằng đẵng hai mươi mấy năm trời con gái của má, để rồi sau đó ưng thuận gả cho chàng rể hiền lành là con đây.
Nhớ ngày bước chân lên xe hoa, vợ con khóc rấm rứt khiến phấn son nhòe nhoẹt. Y chang với câu thành ngữ “Khóc như thiếu nữ ngày vu quy”, khiến nhiều người đưa dâu cũng mủi lòng “rưng rưng ngấn lệ” ăn theo. Thời gian đầu, sau khi mới về nhà chồng, vợ con ra vẻ “mèo nhỏ” nhu mì, ngây thơ tựa như “con nai vàng ngơ ngác”. Nhưng má ơi! niềm vui và hạnh phúc ấy chưa tày gang, thì “bão” đã ập tới, để rồi cái vụ rơi lệ sau đám cưới đã chuyển hệ sang cho con.
Má đâu có biết rằng, “con mèo nhỏ” giờ đây đã đột biến gien hóa thành “gấu mẹ vĩ đại”. “Con nai vàng ngơ ngác” ngày nào đã không còn nữa, mà hiện hình thành “sư tử Hà Đông” cực kỳ đáng sợ. Lúc nhỏ, má đẻ của con dạy: “Phải luôn thành thật với mọi người”, con đã tuân giữ điều ấy cho đến khi lớn khôn. Nhưng má vợ ôi, sau khi cưới vợ rồi, con không thể thực hành lời dạy ấy được, vì vợ con không bao giờ biết chấp nhận “sự thật mất lòng”.
Lần gần đây nhất, vợ con hỏi ý kiến về bộ đồ mới mua về. Con dại mồm dại miệng nhận xét: “Trông không hợp với dáng em, màu sắc cũng quá lòe loẹt”. Ngay lập tức nhận được “ánh mắt mang hình viên đạn” cùng lời đáp trả: “Đúng là người không có óc thẩm mỹ!”. Những khi muốn mua bất cứ món đồ gì, con cũng chỉ dám nói một nửa giá mà thôi, nếu không muốn bị chê “khôn nhà dại chợ”. Do vậy, để “thần khẩu không hại xác phàm”, con phải thường xuyên nói dối.
Tiếng là chủ hộ, nhưng thực tế trớ trêu là toàn quyền quyết định lại nằm trong tay vợ con má ạ! Tiền lương mang về không được thiếu 1 xu. Đi đâu ngoài giờ làm phải báo cáo nơi đến và giờ về. Đi nhậu thì “cấm không được say”; điện thoại lúc nào cũng phải mở, để... nhận chỉ đạo từ xa.
Nhà thơ họ Đỗ đã khẳng định: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi...”, hình như ông ấy hơi bị lầm rồi, vì hiện tại con có tới 3 bà má lận! 1 là má đẻ, 2 là má vợ và 3 là... “vợ má”. Với má và má đẻ của con thì con có sai sót cũng không bị chấp trách. Nhưng với bà “vợ má” chỉ cần trái ý, lỡ lời là xem như “xong phim”, không bị bầm giập mới là chuyện lạ.
Túm lại, con viết thư này nhằm mục đích kêu gọi sự giúp đỡ, ý kiến tư vấn từ nơi má. Má có cách nào để hạn chế bớt sự “tăng trưởng” quá nhanh của vợ con không? Có giải pháp gì để “hoàn nguyên” cô vợ nhu mì như thuở mới về nhà chồng không? Rất mong má kịp thời đưa ra giải pháp, nếu không, rể của má khó sống sót qua hết con trăng này...
                        Thư hồi âm cho con rể 
Con à,
Trước hết má cũng xin ngỏ lời cám ơn con đã chịu khó viết thư vấn kế má về vấn đề con vợ của con tức con gái của má. Con hỏi bao nhiêu thì má đây trả lời bấy nhiêu. Trước khi trả lời chi tiết những vấn đề con đưa ra, má xin đưa ra một sự kiện tổng quát,  thời đại bây giờ là thế kỷ thứ 21, dù ở phương đông hay tây,  những chuyện của thế kỷ 19, 20 đã Xưa Như Diễm rồi con ạ.
Nếu con nhớ được điểm quan trọng này thì con sẽ thấy những câu trả lời của má chí  lý  để rồi con vui vẻ chấp nhân cuộc sống an phận thủ kỷ của một đấng nam nhi với con vợ của con.
                        Thôi má trả lời từng điểm một cho con nhé.
            Cùng là “khóc như thiếu nữ ngày vu quy” nhưng  thời nay khác hẳn thời xưa con ạ.  Tuy cùng nhạt nhòa phấn son , nhưng ý nghĩa trái ngược hẳn nhau. Ngày xưa người con gái đau lòng nhỏ lệ ….vì xa cha mẹ, không còn sớm chiều hầu hạ cha mẹ mình. Còn thời nay má biết vợ con rơi lệ …vì phập phồng  lo sợ chuyện tương lai với con…. Phận gái mười hai bên nước con có phải là người chồng tốt chăm lo cho nó như má đã suốt hai mươi mấy năm đằng đẵng lo cho nó hay không…?
Nếu con vẫn chiều chuộng nó, nghe lời nó… như thời gian con theo đuổi xin cầm bàn tay nó cùng con đi vào cuộc đời đầy rẫy chông gai thì đương nhiên nó vẫn ngây thơ tựa như con nai vàng ngơ ngác, làm gì có chuyện bão táp ập tới hả con ?
Chính con đây mới  là người thay đổi, sống thật con người của con, thì vụ rơi lệ chuyển hệ sang con, con mèo nhỏ  đổi Gene  thành gấu mẹ vĩ đại , con nai vàng thành sư tử Hà đông  là chuyện phải đến thôi. Tiên trách kỷ hậu trách nhân nhe con.
Má đẻ con dậy phải luôn thành thật với mọi người , theo má nghĩ con đã làm sai lời má con dậy, thần khẩu hại xác phàm,  từ lúc con theo tán tỉnh nó chứ không phải sau khi con cưới nó về con mới thành chuyên viên nói dối hơn cuội, như con than đâu.
                        Con nhớ lại xem….
            Thời kỳ lãng mạn chưa cưới, có bao giờ con nhớ lời mẹ con dậy, thật thà đưa nhận xét về mầu sắc quần áo vóc dáng của  nó  không ? Hay là con say đắm nhìn nó, nói cứ như thật, khen tưới hột sen … để rồi chính con ruột gan phèo phổi gì cũng lâng lâng sung sướng khi được nó nhìn con với  ánh mắt lung linh không hằn dấu vết một viên đạn nào, và khen con là người có óc thẩm mỹ….hợp Gout với nó ?
Nếu con chịu khó tìm hiểu giá cả những món đồ con muốn mua thì sẽ không bị mua hớ  thì đâu phải nói dối. Hay là con mê mẩn nhan sắc của các cô bán hàng nên ra tay hào phóng, chi tiền rộng rãi, tình nguyện bị cắt cổ …? Nó không chê con là khôn nhà dại chợ mới là chuyện lạ.
Nó là vợ con nên mới lo lắng tiền bạc cho con, giữ kỹ tiền hộ con…đó là trách nhiệm của người vợ, phải giúp con.. Con gửi người khác khi con cần đến liệu có lấy lại được dễ dàng như con xin lại tiền từ vợ con không ? Với vợ thì đương nhiên cũng dễ hơn một chút đó con ạ. Con không có tiền nhiều trong túi thì không bị sa chân lỡ bước với đàn bà con gái. Đi chơi với bạn không phải móc túi ra trả mà lòng vẫn bình an cho người dưới thế. Má bảo đảm nếu con cứ để vợ con quản lý chặt chẽ tiền bạc của con như vậy thì khi về già con có gia tài để lại tốt hơn là lâu lâu được đưa tay ra nhận tiền báo hiếu của con cái .
Chuyện báo cáo với vợ đi đâu, mấy giờ về, điện thoại lúc nào cũng phải mở để lãnh chỉ thị thực hành công tác…  là chuyện lịch sự với vợ  . Người chồng yêu vợ, ga lăng nào chẳng làm vậy sao con lại cảm thấy bị gò bó ?. Con có muốn vợ con tự tung tự tác đi đâu cũng không nói cho con biết không ? Cuộc đời vốn đã không Fair, thì chuyện con bị vợ bầm giập vì lỡ lời là chuyện nhỏ thôi con, đừng quan trọng hóa vấn đề mà tổn hại thần kinh chết sớm.  
Má đồng ý với nhà thơ họ Đỗ  “Mỗi người chỉ một mẹ “, con gọi má đẻ con và má là má thật đấy, đấy chỉ là danh xưng thôi. Trong cuộc sống hàng ngày trong bao nhiêu năm trời, trước khi hai con đóng dấu ấn chung thân, trên thực tế các con mới thực là cha là mẹ của hai bà má này. Một chứng cớ rõ ràng nhất là cuộc hôn nhân của tụi con, các con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Vậy là đời con trước sau thuận theo tự nhiên, chỉ có một bà mẹ thôi, đó là  “Vợ Má “. Quê hương là chùm khế ngọt, Vợ Má cũng là chùm khế chỉ khác là còn xanh nên chua thôi
Tóm lại lời con khẩn cầu xin má giúp con hạn chế bớt sự tăng trưởng quá nhanh của vợ con, trả lại con cô vợ nhu mì như thời gian mới cưới , má đã thao thức bao đêm trường mới nghĩ ra được một cách . Đó là con phải hoàn nguyên lại một anh chàng thanh niên yêu si khờ, lời giả dối lúc nào cũng sẵn trên môi, nàng bảo chàng nghe….em là nhất trên đời với anh….con sẽ có một gia đình trong ấm ngoài êm..
Còn nếu con cứ nhất định sống thật thà  phô  “Cái Tôi “ của con với vợ con thì má cũng chịu thua, chỉ biết cầu nguyện cho con , trông vào phước đức bao nhiêu đời của con để con được  sống sót dài dài, thêm nhiều con trăng nữa.” (x. Trần Cẩm Tú, viết trên báo điện tử năm 2011)

            Nói gì thì nói. Viết gì thì viết. Dù, bài viết của bạn có là lá thứ cho má vợ hoặc con rể, cũng vẫn đề cập đến những vấn đề thiết thực của đời người. Mà, chỉ người trong cuộc mới cảm nghiệm và chấp nhận những điều ấy mà thôi.

            Hôm nay ngồi một mình, nghĩ lại chuyện đời sống độc thân hay gia đình, đều có cái vui và nỗi bận tâm của nó. Còn lại vẫn là chọn lựa của bạn và của tôi. Mà, một khi đã chọn và lựa rồi, cũng nên đi hết quãng dài còn lại của quyết tâm. Và, chọn lựa nào mà chẳng có những qui luật riêng của nó. Có như thế mới là người nghiêm túc, đứng đắn. Và đúng đắn. 

Nói, là nói thế chứ bản thân bần đạo cũng chẳng dám có ý kiến gì, mà chỉ mơ ước sống trong đời, phải nói được như một Nguyễn Công Trứ từng ngâm nga: “Trai nam nhi sống trong trời đất, phải có danh gì với núi sông.”“Sông đây, là cuộc sống của thế gian. Rất nhiêu khê. Nhiều vấn đề.

            Và, vấn đề còn lại cũng rất tiên quyết là: ta hãy về lại với lời Kinh Sách thánh nhân từng khuyên nhủ, như sau:

            “Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ,
biết điều khiển con cái và gia đình cho tốt.
Những ai thi hành chức vụ trợ tá cách tốt đẹp,
thì được một chỗ danh dự,
và được mạnh dạn nhiều nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su.”
(1 Tim 3: 12-13)

Được khuyên dạy thế rồi, nay hỡi bạn và tôi, ta hãy ra đi mà chọn lựa một cuộc đời. Dù đời đó có khó khăn hoặc giản đơn như cuộc sống độc thân. Hoặc như cuộc sống lứa đôi có vợ có chồng.

            Trần Ngọc Mười Hai  
            Vẫn nhủ mình
            nhủ người
            những điều vui như thế.
           
           


 

Friday 15 June 2012

“Tôi muốn mời em về,”

Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4
Chuyện phiếm đọc trong tuần Thứ 12 Thường niên Năm B 24.6.2012

“Tôi muốn mời em về,”
“Thăm lại phố phường xưa.
Những chiều trời mưa phủ ,
Lời yêu nói sao vừa.”
 (Việt Dzũng – Mời Em Về)
(1P 1: 6-7)
Mời Em Về”, hôm nay hay ngày mai, không phải để em thăm lại phố phường thời xưa cũ. Mà, còn để nói với em và với tôi, đôi điều vẫn chưa nói cho hết. Hoặc, có nói em cũng chưa kịp nhận ra.
Với bần đạo, lâu nay khá nhiều bầu bạn vẫn cứ thư về gợi nhớ lời người xưa khuyên nhủ, chỉ đôi câu. Câu ấy nghe khá giống ca từ người xưa, vẫn cứ hát:

“Tôi muốn mời em về
Thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đâu đó
Sợi tóc bạc đong đưa.”
(Việt Dzũng – bđd)

Hát thế rồi, bầu bạn lại còn bảo:

“Bạn ra đi lâu ngày quá, cũng nên về thăm quê một lần cho biết để thấy là quê mình giờ này đã đổi thay, cũng khá nhiều. Đổi, về ngoại hình. Thay, cả về tâm tính lẫn tình hình và chính kiến. Bạn về đi, bọn tôi đây bảo đảm là bạn sẽ thấy vui như ngày Tết, để rồi mai ngày lại cứ đòi về mãi, không biết mệt. Duy, có điều là: khi về, bạn đừng để quên người bạn đời ở đâu đó rất khó tìm. Bởi, rất nhiều người khi về rồi đà thấy vui, bèn chẳng muốn trở lại chốn cũ những quần quật chuyện cày bừa, đâu đấy nhé…”

Nghe rủ, bần đạo thấy cũng mê nhưng hơi mệt, bèn quay về nhạc bản có ca từ nghệ sĩ  hát:

“Tôi muốn mời em về
Thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng
Uống môi nồng hương xưa.”
(Việt Dzũng – bđd)

            Vâng. Quả là, có về thăm nơi nào rồi cũng thế. Thăm Hà Nội hoặc Sàigòn xưa, vẫn hằn ghi dấu vết của bước chân âm thầm thời son trẻ. Về lại quê mình, bần đạo đây cũng rất muốn, nhưng đôi lúc ngồi nghĩ quẩn lại đã nhận ra rằng: “thân này há xẻ làm đôi, nửa bên nước Úc, nửa quê dặm buồn?”
            Có thể là, bần đạo buồn, vì không thực hiện được điều mình vẫn ước và vẫn muốn. Buồn nhiều hơn, khi lại nghe thêm ca từ vừa mới hát:

“Tôi muốn mời em về,
Nhưng quê hương tôi quá xa.
Bên kia bờ Thái Bình bao la.
Tôi muốn mời em về,
Nhưng chim đã gãy cánh.
Nhưng mây đã ngừng bay.
Cho tôi còn lại nơi này.”
(Việt Dzũng – bđd)

            Tản mạn đôi lời thơ/ý nhạc xong, nay bần đạo mời bạn và tôi, ta đi vào giòng chảy rất phiếm có những truyện kể về nhiều thứ. Những thứ, vẫn đánh động cuộc sống của bạn và của tôi như sau:

“Có một thời, khi mọi vật trên đời đều biết nói, thì hôm đó, hai con sóng lớn nhỏ ở giòng sông đã cùng nhau thủ thỉ những lời trần tình như sau:   
-Kể ra cũng bực. Sao con sóng kia cứ to lớn, còn mình đây vẫn bé nhỏ có thế này?
Sóng to nghe vậy bèn đáp:
-Đơn giản chỉ vì bạn không nhận ra gốc gác của mình nên mới bực, thế thôi!
-Thế tôi không là sóng, thì là cái quái gì đây cơ chứ?
-Không! Sóng chỉ là hình thức tạm bợ nơi bản chất của bạn thôi. Kỳ thực, bản chất của bạn chính là nước. Một khi đã nhận ra bản chất của mình là nước rồi, thì lúc đó bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ là sóng vỗ bên ngoài và từ đó sẽ không còn bực bõ gì nữa hết.
Lúc ấy, con sóng nhỏ mới nhận ra được chân lý, bèn vui vẻ nói:
-À thì ra, giờ này tôi mới hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một, không có gì khác hết phải không? Có khác chăng, chỉ mỗi điều là: dù to/nhỏ, ai làm nên chuyện kỳ lạ mới là người đáng ta nể vì, mà thôi!”

Đúng thế. Cuộc đời bạn và bản thân tôi, tuy là hai nhưng lại giống như một. Một nguyên lý. Một tình tự của người con Đức Chúa. Của quê hương, nước Trời.
Hôm nay đây, ở Nước Trời quê tạm này lại vẫn có những vấn đề của nó, rất thời thượng. Vấn đề, là vấn nạn về đề tài muôn thuở thời hôm nay. Bởi thế nên, nay mời bạn mời cả tôi, ta gia nhập đoàn người vẫn thích “phiếm”. Phiếm nhè nhẹ. Sương sương, như mọi lúc. Phiếm, là phiếm thế này:
Vừa qua, ở trời Tây nước bạn, có vị đã nêu ra nhiều vấn nạn về nhiều chuyện như nhật báo có tên “Science Daily” vừa đưa ra một phát giác “kinh khủng” mà báo ấy cho là vẫn rất mới, như sau:

“Nghiên cứu mới nhất cho thấy: nhiều cải thiện về khả năng xem xét sở thích của mọi người là tuỳ độ tuổi. Nói khác đi, thì sở thích con người là tuỳ sự chín chắn/trưởng thành ở trung khu thần kinh có liên quan đến việc tự kềm chế.
Khám phá trên, do cơ quan được gọi là “Cell Press” phát hiện và đưa ra cho công chúng nhận thức hôm 8 tháng 3 năm 2012 qua nhật ký biên khảo mang tên “Neuron” nhằm giải thích lý do khiến trẻ nhỏ phải phấn đấu tự chế để chống lại những thôi thúc vị kỷ, cả vào khi chúng biết rõ điều tốt đẹp hơn. Điều này, đánh mạnh lên chính sách giáo dục nhằm thăng tiến cung cách hành xử lành mạnh, trong xã hội.
Khám phá, cho thấy đã có tiến bộ khá quan trong nhằm tìm hiểu rõ nguyên nhân phát triển hành xử xã hội hàm ngụ chính sách giáo dục nói chung, hầu nhấn mạnh tầm quan trọng mà giúp con trẻ hành xử theo cách quen thuộc chúng hiểu biết. Các chính sách như thế sẽ tạo nền tảng cho hành xử của người biết nghĩ đến kẻ khác, trong mai ngày.” (x.Mariette Ulrich, MercatorNet 26/3/2012) 

Thật ra, theo Mariette Ulrich thì: khám phá trên chỉ muốn nói lên điều này: sở dĩ trẻ bé thường ích kỷ vì chúng không chín chắn đủ, để có thể hành xử cho phải phép. Nhưng biết được điều này, đâu cần khoa học phải bỏ công ra mà tìm tòi/khảo sát khá kỹ mới biết được. Điều nực cười, là: Khoa học vẫn tự nhận là mình đã khám phá ra điều mới mẻ trong tương quan giữa tính ích kỷ với sự trưởng thành, lại đề nghị chính phủ nên có giải pháp mình đề nghị chẳng liên quan đến khoa học gì hết.
Nói tóm lại, kế hoạch giáo dục dù đã cải thiện tuổi ấu thơ/măng sữa đi nữa, cuối cùng rồi cũng đào tạo được đám trẻ nay biết thực thi động thái vô-vị-lợi hầu trở thành công dân tốt, có đạo đức/chức năng hợp lẽ đạo. Nhưng vấn đề, là: nếu con trẻ được giáo dục theo cách nào đó để thành người cao sang/quyền quý và độ lượng vẫn phải có sự hỗ trợ của các gia đình sang trọng/khá giả. Có làm thế, chúng sẽ khá hơn, rất trăm bề.
Cuối cùng, là câu hỏi: về thể lý, trẻ bé thuộc tuổi ấu thơ, khi não bộ thần kinh của chúng chưa phát triển đúng cách, đã thấy phát sinh ra tính vị kỷ rồi, còn đám trẻ ở tuổi “teen” lâu nay chỉ tập trung mọi sự vào chính mình, thì động thái này ta đổ lỗi cho ai đây?” (xem thêm Mariette Ulrich, bđd)
            Và, tuổi trẻ ở nhà Đạo thì sao? Có gì cải thiện được cung cách giữ đạo và hành đạo không? Để trả lời, tưởng cũng nên quay về với đấng bậc vị vọng ở Úc, từng bộc bạch như sau:

Sống phù hợp Đạo Chúa, người Công giáo ta vẫn hay hát. Hát cả vào lúc vui, lẫn khi buồn. Bởi, “Hát là cầu nguyện, những hai lần” mà! Và, người nhà Đạo cũng hát rất chăm. Suy tư cũng rất nhiều. Vẫn có các bài ca làm tỉnh giấc mơ hoa, như bài “How Great Thou Art”, nghe không được chuẩn cho lắm. Chí ít, là ở tiểu khúc 3. Như tác giả dẫn ý:

“Hân hoan tình Chúa rất bao la,
chẳng ngại hồn đau vẫn cứ là.
Là, Con Một Hiền lành theo cõi chết,
Ôm trọn tội người, trọn ý Cha.”

Vâng, tiểu khúc trên, dù mang cả một truyền thống đầy ý nghĩa, vẫn coi cái chết của Đức Kitô, như một hành động chuộc tội, do Cha muốn. Nhận định như thế, tức bảo rằng: khổ đau, sự chết của Chúa là giá chuộc mạng mà Ngài đã thanh trả cho bọn xấu, để ta có thể san sẻ sự sống với Chúa Cha. Như một chọn lựa, cái chết của Đức Giêsu phải được coi như hành động duy nhất để Cha nguôi giận về tội lỗi của con người. Vì thế nên, Cha vẫn tiếp tục thương yêu loài người như khi trước.
Nghe điệu nhạc ướt át đầy cảm tính như thế, đôi lúc cũng làm ta hãi sợ. Có lẽ, ta cũng nên kiểm tra lại lời ca ý nhạc, xem nó có thích hợp với nền thần học ta được dạy bảo, hay không. Một đằng, nền thần học của ta vẫn khẳng định: tình thương yêu đặc biệt Chúa ban, rất cao sang, vời vợi. Tình yêu Ngài, vẫn kinh qua mọi thăng trầm cuộc sống, cả lúc vui cũng như khi buồn. Đằng khác, nếu khi hát, ta cứ hay kể nhiều về nỗi khó khăn, buồn phiền Chúa gánh chịu. Là thế, tức là ta chủ trương: Đấng Hoá Công đầy lòng bao dung, vẫn đẩy Người Con Thân Yêu của Ngài vào chỗ chết, có tủi nhục? Phải chăng ta coi đây như phương cách duy nhất làm Ngài hài lòng, sao?        
Áp dụng chuyện xử án, đôi lúc cũng nên hỏi: quan án có để cho đương can vô tội chết lặng lẽ trong lỗi phạm không? Và như thế, Chúa là vị Quan Án Tối Cao, Ngài có quyền lực gì trên sự dữ/ác thần, không? Đây là cách duy nhất để Ngài kiểm nghiệm sự hy sinh cao cả nơi Người Con Yêu Dấu của Ngài, ư? Các vấn nạn trên, gây ảnh hưởng lên đời sống đức tin của người đi Đạo. Đôi lúc, điều này lại làm ta xa vời niềm tin đích thực, lâu nay ta thường được nhắc nhớ, rằng: Đức Chúa trên cao vẫn thương mọi người, dù con người có lầm lỡ, lỗi phạm rất nhiều sự.
Ngày nay, ta nghe nhiều về các nạn nhân, không còn chọn lựa nào khác, đã rơi vào bẫy cạm của tội lỗi. Thật ra, trong nhiều trường hợp, việc ấy không do họ làm. Mà, do người khác đối xử không được tử tế theo lẽ Đạo. Người khác, là người có tự do trong đối xử một cách “khác người”, rất lạ kỳ, và buồn bã. Người khác, vẫn là người biết nhiều, hiểu nhiều. Nhưng, đứng ở góc cạnh nào đó, ta sẽ cùng với họ biểu đồng tình mà cho rằng: Đức Kitô là nạn nhân của thánh ý Cha, khi Ngài chấp nhận khổ đau, và nỗi chết. Hiểu thế, tức cho rằng: Cha vẫn muốn Ngài hy sinh, chuộc mạng để đổi chác chuộc lấy tội của con người, mà thứ tha? Hiểu như thế, sẽ kéo theo ngộ nhận bảo rằng: mình là nạn nhân của Chúa, cũng không chừng. Nếu ý Cha muốn Đức Kitô phải chịu khổ và chết nhục, thì sao ta lại buồn khi lĩnh nhận thánh giá tưởng-chừng-như-quá-nặng?
Suy tư theo hướng này, ta sẽ càng thêm ngờ vực, rằng: sự Thương khó của Đức kitô có thể đã quá đặt nặng vào điểm nhấn trên tính miễn cưỡng của Chúa khi chấp nhận khổ ải. Quả thật, các thánh sử có nhắc đến việc Chúa ngồi cùng bàn với phường giá áo, túi cơm. Kết bạn với bọn phản phé. Làm thầy kẻ chối bỏ sự thật, bỏ của chạy lấy người…
Nhưng không nên hiểu Kinh thánh theo khuynh hướng này. Bởi, nếu không, sẽ có người ngờ rằng: thánh Mác-cô ám chỉ Chúa hoảng sợ trước cái chết khổ nhục, vẫn gần kề. Và, trong chiều hướng ấy, lại sẽ nghĩ: khi Ngài cất tiếng kêu “Lạy Cha”, tức Ngài kêu lên lời ai oán để tự cứu mình khỏi cơn buồn phiền, phải thế không? Cuối cùng, hiểu theo hướng này, sẽ có người lại cứ nghĩ: Đức Kitô nhận “theo ý Cha”, nhưng phút cuối, vẫn thấy như mình bị bỏ rơi trên thập giá? Quả thật, đó không phải là thần học đích thực. Suy cho cùng, hiểu theo hướng này, chắc chắn có sai sót. Bởi đọc kỹ chương đoạn nói rõ Chúa chấp nhận thánh ý của Cha ở Vườn Cây Dầu, thay vì hiểu theo hướng xấu, lại đổ riệt mọi lỗi tội cho Chúa Cha, có lẽ nên coi đây như một khẳng định, bảo rằng: Đức Kitô đã một lòng chung thuỷ với đường lối Ngài tuân theo, trong hành xử với Cha và loài người. Ngài vẫn một mực tuân phục Cha cho đến chết. Vẫn thương yêu con người đến hơi thở cuối cùng.
Có như thế, Đức Kitô mới trấn át giới chức đạo-đời, thời bấy giờ. Ngài khẳng định việc chấp nhận cái chết trong tuân phục, đến phút cuối. Ngõ hầu chứng tỏ cho mọi người thấy:Ngài thương yêu loài người đến tận cùng. Điều này cho thấy: Chúa sống đích thực tư cách rất “người” của Ngài. Chính vì thế, Ngài mới bị quyền lực đen tối dẫn đến cái chết. Và là, cái chết rất nhục. Hôm nay, suy tư về sự thống khổ của thập giá và chết cho chính mình, ta nhận ra được cái giá phải trả, khi giáp mặt với thực trạng của người phạm lỗi, trái luật. Và có thế, mới sống đúng yêu cầu của Vương Quốc Nước Trời có bình an, công chính.
Suy tư như thế, ta mới dõi bước được chân mềm của Chúa. Biết rập khuôn bắt chước lối sống thuỷ chung, trong hành xử giữa Cha và Con. Bởi, sự việc có xảy ra đến thế nào, đi nữa. Hoặc, đường đời còn lắm gian nan, khổ ải đi nữa, thì Đức Kitô là mẫu mực cho sự thủy chung, tuân phục, sẽ giúp ta cứ đầu cao mắt sáng, hiên ngang mà chúc tụng Ngài, cả vào lúc cộng đoàn còn đang sầu buồn, than khóc. Và, với những người dõi bước theo chân Chúa, sẽ chẳng có gì là tang tóc, khóc than hết. Tất cả, vẫn là yêu thương, đồng cảm. Xem như thế, chẳng có gì để ta cứ phải ỉ ôi than vãn cả khi nguyện cầu và hát lễ.” (x. Lm Richard Leonards sj, Suy niệm CN Lễ Lá năm B 01/4/2012)

            Suy niệm về lề lối nguyện cầu theo cách ỉ ôi, sầu não lại sẽ dẫn ta về với câu hát, khá ý nghĩa:

Tôi muốn mời em về
Thăm lại Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá
Trong mưa buồn lưa thưa.”
(Việt Dzũng, bđd)

            Dĩ nhiên, nghệ sĩ trên không cố ý mời bạn và mời tôi về với cố đô hay thành cổ có nỗi buồn lưa thưa, nhiều lá đổ. Mà, chỉ nói với mọi người: hãy về với người xưa chốn cũ, dù họ có tình tự không dễ ưa, để người người sẽ nhận ra rằng: tính tình của mỗi người dù có vị kỷ hoặc sống riêng tư, như khoa học gia nói trên đổ rền cho tuổi nhỏ, vẫn nên hiểu theo cách khác.
Nói và hiểu theo cách trên, bần đạo nghĩ: chắc nhiều người cũng tự hỏi: có nhất thiết phải nhấn mạnh nhiều như thế không? Và, sao ta cứ lập đi lập lại đến day dứt nỗi thống khổ ở Tuần Thánh? Mà quên rằng điểm nhấn chính yếu vẫn là Phục sinh quang vinh của Chúa. Đó chính là truyền thống chắc nịch để thánh hội của ta cần duy trì.
Nói và hiểu, theo kiểu ỉ ôi, lôi thôi theo cảm tính và cảm tình của nhiều người, lại cũng đưa ta về với nhận định rất chân chính, như sau:

“Tính ích kỷ làm ta mù, không thấy nhu cầu của tha nhân.
Tính vô cảm làm ta mù, không thấy những việc ta đã làm đau lòng tha nhân.
Tính tự phụ làm ta mù, không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình.
Tính kiêu căng làm ta mù, không thấy khuyết điểm của mình.
Những thành kiến làm ta mù, không thấy sự thật.
Sự hối hả làm ta mù, không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh.
Khuynh hướng duy vật làm ta mù, không thấy những giá trị thiêng liêng.
Sự hời hợt làm ta mù, không thấy giá trị thật của con người
và khiến ta hay lên án.”

            Nói cho cùng, thì giá trị đích thật nơi tâm tính mỗi người, không ai có thể “lên án” hoặc dèm pha rồi đổ vấy cho người khác, chí ít là người trẻ hoặc ấu thơ. Hơn nữa, hãy cùng với thánh nhân nhà Đạo, ta cũng nên có nhận định thật rất khác. Khác, như sau:

            “Anh em sẽ được hân hoan vui mừng,
mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu
giữa trăm chiều thử thách.
Những thử thách đó
nhằm tinh luyện đức tin của anh em
là thứ quý hơn vàng gấp bội”
(1P 1:6-7)

            Lập trường của thánh nhân nhà Đạo trích ở trên, không hẳn đã diễn tả: sự thật ở đời, là như thế. Như thế và như thể, mọi người trong Đạo cùng hoàn cảnh mang nhiều thử thách, giống thánh nhân. Nhưng, sống ở đời theo lẽ đạo cho đúng đạo lý làm người, đôi khi còn có tâm tình như tình thư bố mẹ gửi người con dấu yêu, như sau:

“Các con thân yêu,
“Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
-Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
-Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
-Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ: lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
-Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
-Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
-Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tành con trẻ những bước đi đầu đời.
-Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
-Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".
-Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
-Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
                        Thương con thật nhiều...
            Bố mẹ.”
                        (Tác giả thư trên là của Pierre Antoine, một Việt kiều ở Pháp)

            Thư tâm tình bố mẹ gửi người con thân yêu của chính mình khi gần tới cõi, trích ra đây là để phô diễn tình tự rất “trần” về cuộc sống ở đời có những điều mà đàn con chưa thể hiểu, nhưng vẫn biết nghĩ suy.  Suy, về đời thường. Nghĩ, về đạo làm người có lý lẽ tuy không khó hiểu, nhưng diễn biến theo thời gian và không gian. Tựa hồ như suy tư/nhận định của Thiền sư Nan In như sau:
           
            “Có giáo sư đại học nọ đến gặp thiền sư Nan In để học hỏi thêm về “Thiền”. Thiền sư Nan In mời ông vừa uống trà vừa đàm đạo. Nan In rót đầy chén trà rồi vẫn cứ thế rót thêm. Vị giáo chức đại học thấy thế bèn nhắc nhở:
            -Bạch thày! Kìa, chung trà đã tràn đầy rồi mà sao thày vẫn rót mãi?
            -Cũng như chung trà này, đầu óc của ông cũng đầy ắp những quan niệm tư riêng của ông thôi. Nếu như việc trước tiên ông không cạn chén trà này đi đã, thì tôi đây làm sao bày tỏ cho ông biết về Thiên được?”

Chuyện về “Thiền” cộng thêm lời bình của người kể, có thể diễn nghĩa như sau: những người chứa đầy những kiến thức trong đầu đều có động thái tương tự kẻ tham gia cuộc tranh luận trong đó có người hay đưa nhận thức của riêng mình vào cuộc biện tranh, rất lý luận. Thế nên, rút cục chỉ nghe mỗi tiếng của mình mà không học được gì thêm cho mình hết.
Về tính vị kỷ hay tật xấu/thói quen của cá nhân hoặc nhóm hội nào đi nữa, vẫn chỉ là tâm tính hoặc tâm tình cụ thể của một người, ở vào hoàn cảnh nào đó, thế thôi. Dù người kia, nhóm nọ có ra thế nào đi nữa, ta vẫn hy vọng rằng ngày nào đó người ấy sẽ đổi thay. Giả như họ vẫn chưa thay đổi được, chẳng qua cũng chỉ vì họ chưa gặp thời hoặc gặp được bạn hiền nào chỉ cho mình cách thức để cải thiện hoặc sửa đổi chính mình, thế thôi. Ngay như câu truyện ở trên, vị giáo sư đại-học kia kiến thức đầy mình là thế, nhưng vẫn cần đến ý kiến của thiền-sư với kiến thức cũng như học vị chẳng bằng ai. Thế nhưng, kiến thức văn hoá về con người và về sự biến hoá của vũ trụ, thì chưa chắc là ai bằng người thày ấy.
Và, đó cũng là ao ước của nghệ sĩ lâu nay vẫn thường hát:

Tôi muốn mời em về,”
“Thăm lại phố phường xưa.
Những chiều trời mưa phủ ,
Lời yêu nói sao vừa.”
            (Việt Dzũng – bđd)

            Mời em hay mời tôi, ta vẫn cứ mời. Mời, là để tôi và em, ta không chỉ thăm lại phố phường xưa, thôi. Nhưng, còn để bảo rằng: “lời yêu, nói sao vừa?” Sao vừa được, bởi lời ấy không là lời yêu thương mỗi chính mình, khá vị kỷ. Mà là, lời thương yêu hết mọi người dù ở trong Đạo hay ngoài đời. Khắp muôn nơi.

            Trần Ngọc Mười Hai
            Vẫn cứ mời bạn và tôi
            ta về với người xưa, chốn cũ
            có sự thật rất không phai và không cũ.
Như tình yêu vô vị kỷ,
ở Nước Trời.