Saturday 30 July 2016

“Chuyện tình tôi như muôn ngàn những chuyện tình xa xưa”



Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 19 mùa thường niên C 07/8/2016

Chuyện tình tôi
như muôn ngàn những chuyện tình xa xưa”
Lời thở than kia
như hình bóng của niềm mộng mơ.
Một ngày vui
trong bao ngày khóc thương,
Còn gần nhau đã nghe lòng nhớ mong.
được nhìn nhau trong giây nào khác…
(Nhạc Pháp: Histoire d’un amour –
Lời Việt: Nguyễn Đình Toàn: Tình Thiên Thu)

(Rôma 8: 20-23)


Đúng thế đấy, bạn ạ! Đã là tình, thì đương nhiên tình ấy phải là “Tình thiên thu”. Với những: “lời thở than”, “nhớ mong”, “được gần nhau”, “nhìn nhau”, “trong giây nào khác”...

Vâng. Quả như thế đấy, bạn của tôi ơi! Tình thiên thu, lại sẽ như “hình bóng của niềm mộng mơ”. Là, “ngày vui trong bao ngày khóc thương”, trong đó còn có lời lẽ như lửa đốt nóng ra, “chẳng làm ai bỏng”, hệt như ca-từ còn tiếp-tục những lời ca đầy ý-lực sau đây:

“Lửa tình-yêu ta nhưng lửa mát chẳng làm bỏng ai,
Tình là còn mơ khi còn thức chẳng cần ngủ say.
Tình là cây cao vươn mình đứng lên,
Nhựa đời căng trong da mềm ái ân.
Đợi ngày dâng về tới sau …này!”
(Lời Việt: Nguyễn Đình Toàn – Tình thiên thu)

Hễ nói đến “tình yêu”, “tình-tự và tình cảm dành cho nhau, đều là thứ tình thiên-thu đầy những lửa. Nhưng là thứ “lửa” làm mát rượi lòng người. Mát, cả hai người lẫn nhiều người người đang được lửa “tình yêu” thiêu-đốt nhưng không cháy bỏng. Chính thứ tình-thiên-thu này đã và đang giải-quyết được tình-trạng đau ốm, bệnh-tật như phát-giác mới đây của ngài David R. Hawkins vị tiến-sĩ y-khoa và tâm-lý-học từng bộc lộ như sau:

“Có thể bạn chưa tin nhưng nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất không phải là hóa trị hay bất kỳ loại thuốc trị ung thư nào.

Sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiều bệnh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới, Tiến sĩ David Hawkins - một bác sĩ rất nổi tiếng tại Mỹ cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”, thay vào đó là “khổ, hận, phiền muộn”.

Điều này có thể khiến nhiều người trong chúng ta không tin nhưng đây là kết luận hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.

Theo đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200.

Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn. Phát hiện mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất chính là "tình yêu". Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người. TS Hawkins đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau.

Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có:
-quan tâm đến người khác,
-giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện,
-bao dung, độ lượng, v.v.

Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.
-Mặt khác, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp. Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.

Lý giải cho điều này, tiến sĩ Hawkins cho biết những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Tiến sĩ Hawkins cho biết trong cuộc đời của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700. Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.
Nghiên cứu về chỉ số rung động của tiến sĩ David R.Hawkins.

Lấy ví dụ, như khi Mẹ Têrêsa Calcutta lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, thì không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực, không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi.

Một trường hợp cụ thể nhất về tác động của tình yêu với các tế bào ung thư chính là nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản. Khi bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn.

Cuối cùng, ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Kết quả hết sức bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. Đây chính là bản chất của cuộc sống: Tình Yêu.

Các nhà khoa học cho biết, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’. (Nhật Mỹ sưu tầm)

Nói như thế, tức bảo rằng: sống cuộc đời người nhiều lúc cứ tưởng rằng khó khăn, cần hiểu biết rất nhiều triết-thuyết mới làm nên; nhưng, thực sự thì chỉ cần “sống trước đã, triết-lý sau” là thành-công thôi.

Đàng khác, nếu đem tư-tưởng của Ts David R Dawkins vào thực-tế cuộc đời đi Đạo, hẳn là ta sẽ gặp sự trùng-hợp với lập-trường “cố hữu” của Đức Phanxicô, vừa qua, như sau:

“Sau ngày xảy ra vụ xe tải cán và bắn chết 84 người tham-dự ngày Quốc Khánh Pháp ở Nice, truyền-thông Âu Mỹ có chạy tít bài bình-luận thời-sự như sau:

Cuộc tấn-công ngày Quốc Khánh Pháp lại đã dấy lên cuộc tranh-luận về khủng-bố và tôn-giáo.

Các nhà lãnh-đạo tôn-giáo trên khắp thế-giới đều lên án cuộc khủng-bố này và bày-tỏ sự đoàn-kết liên-đới với Pháp sau khi số người chết vì bị xe tải xông vào đám đông cán và bắn chết 84 vào ngày Quốc Khánh Pháp 14/7/2016. Trong số các nhà lãnh đạo nói ở đây, có Đức Phanxicô của Đạo Công-giáo La Mã cùng với lãnh-tụ Hồi-giáo trong đó có Đạo-trưởng Shawqi Allarm đều quả-quyết đạo Hồi và Công-giáo đều bác-bỏ chủ-trương khủng-bố.

Đức Phanxicô đã bày-tỏ sự kinh-tởm đối với vụ tấn công trên. Ngài nói:
“Chúng tôi mạnh mẽ lên án bất cứ hành-động bạo-tàn, hờn-căm và mọi hình-thức khủng-bố cách rồ-dại chống lại nền hoà-bình. Phát-ngôn-viên Toà thánh là Lm Federico Lombardi có nói: Thay mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng tôi muốn bày-tỏ tình đoàn kết thắt chặt với các nạn-nhận đang đau-khổ và toàn thể dân chúng Pháp Quốc ngày hôm ấy lẽ đáng phải là ngày lễ lớn để mọi người được vui.”

Tổng Giám Mục Canterbury Justin Welby cũng nói với truyền-thông báo chí và phê-phán sự giết-hại tàn-bào này, khi ông nói: “Trong lúc toàn dân nước Pháp vui vẻ mừng ngày lễ trong tự-do, thì những con người đầy ác-tâm đã giết chết thường dân vô tội một cách dã man. Chúng ta hãy cùng khóc với các nạn-nhân của thảm-hoạ này và hãy cùng nhau đứng lên mà cầu nguyện cho Nice.

Trong khi đó, Tổng Giám Mục Westminster, Hồng y Vincent Nichols cũng viết trên trang Twitter, rằng: “Lời nguyện-cầu từ tâm can tôi xin được gửi đến tất cả các nạn-nhân đã bỏ mạng hoặc bị thương-tật trong vụ tấn-kích thảm-khốc ở Nice. Cũng xin cầu cho gia-đình nạn-nhân và toàn-thể dân-chúng Pháp vào giai-đoạn đau buồn và mất mát này.” (X. Bản tin National Catholic Review 15/7/2016)

Những tâm-tình của các lãnh-đạo trong Đạo/ngoài đời thì như thế. Nhưng, ở tư-thế bàn dân thiên-hạ ở dưới trướng, lại có câu hỏi bảo rằng: “phải chăng sự bình-an/hoà hoãn” chỉ xảy ra trên báo chí/sách vở hoặc trong đầu trong óc các vị lãnh-đạo mà thôi? Phải chăng các nhà lãnh-đạo chủ-trương cuộc sống lý-tưởng, chứ không sống thực-tế như bà con ở dưới trướng, không?

Để có câu trả lời thoả-đáng cho câu hỏi khá gay-go, xin mời bạn mời tôi, ta đi vào thực-tế cuộc đời mà người viết ở dưới nhận-định về cái-gọi-là “5 chuyện lạ ở Nhật-Bản, sau đây:               
     
“Dường như người Nhật-Bản rất thấm-nhuần và áp-dụng giáo-lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí-trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật-tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường-xuyên làm chuyện có lợi-ích cho người khác, cũng như không trộm cắp, hại người, để được nghiệp-quả tốt.

Chuyện thứ nhất: Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ-hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng-dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông-dân. Ban ngày họ vẫn đến công-sở, ngoài giờ làm họ trồng-trọt thêm. Sau khi thu-hoạch, họ đóng gói sản-phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm-yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ-nhàng và đơn-giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu-thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.

Quầy thanh-toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự-hào khẳng-định động-từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ-điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự-động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.                  

Chuyện thứ hai: Không ồn-ào chốn công-cộng

Nguyên-tắc không gây tiếng ồn được áp-dụng triệt-để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây-dựng hàng rào cách-âm, để nhà dân không bị ảnh-hưởng bởi xe lưu-thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân-tạo để làm sân-bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý-do đơn-giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến-mãi, cũng không cửa hàng nào được đặt máy phát tiếng ồn. Tuyệt-đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng-cáo và thu hút người mua thì cách duy-nhất là thuê một nhân-viên dùng loa tay, quảng-cáo với từng khách.                

Chuyện thứ ba: Nhân-bản

Vì sao trên các cánh-đồng ở Nhật, luôn còn một góc còn nguyên, không thu-hoạch? Không ai bảo ai, các nông-dân Nhật-Bản không bao giờ gặt hái toàn-bộ nông-sản nhưng họ luôn để phần 5 – 10% sản-lượng cho chim muông, loài thú sống tự nhiên.                 

Chuyện thứ tư: Bình-đẳng

Mọi trẻ đều được dạy về bình-đẳng. Không có tình-trạng phân-biệt giàu/nghèo ngay từ nhỏ, Tất cả trẻ em đều được khuyến-khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa, thì xe đưa đón của trường là chọn-lựa duy-nhất. Trường không chấp-nhận cho phụ-huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.                  

Việc mặc đồng phục “suit” màu đen từ người quét đường đến tất cả các nhân-viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng xoá nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, các công-dân Nhật trông như các chấm đen nhỏ di-chuyển nhanh trên đường. Tất cả là một nước Nhật chung ý-chí, chung tinh-thần lao-động.

Văn-hóa “xếp hàng” thấm đẫm vào nếp sinh-hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ ưu tiên nào dành cho ai hết. Sẽ không có gì ngạc-nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình lại chính là Thủ-tướng.

Chuyện thứ 5: Nội-trợ là một nghề.

Ở Nhật, hàng tháng chính-phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ-nữ ở nhà làm nội trợ, nhưng vẫn được hưởng các tiêu-chuẩn y như người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy-đủ lương-hưu.                 

Độc-đáo hơn nữa, là nhiều công-ty áp-dụng chính-sách: lương của chồng sẽ nhập thẳng vào tài-khoản của vợ. Vai-trò người phụ-nữ trong gia-đình, vì thế luôn được đề-cao, tôn-trọng.” (Trích điện-thư trên mạng bạn bè gửi cho nhau, rất nhiều lần).

Tình-yêu cao cả và bao-dung là như thế, tức: cũng đem lại hạnh-phúc đến độ thế. Vậy mà, con người đôi khi lại đã quên nên mới gây nhiều tang thương như cuộc khủng-bố xảy ra ở Nice, nước Pháp hôm 14/7/2016. Và, cũng do từ tình-yêu mà người Nhật đã lập nên những “chuyện lạ” kỷ-lục được nêu ra ở trên. Và, cũng là tình-yêu đã khẳng-định về cuộc sống hài-hoà.

Biết thế rồi, đến đây tưởng cũng nên đi vào vườn hoa Thượng-Uyển gồm những lời chân-phương, thân-tình của bậc thánh-hiền khi xưa từng khuyên-nhủ, rất như sau:

“Muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo,
không phải vì chúng muốn,
nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy;
tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy
là có ngày cũng sẽ được giải-thoát,
không phải lệ-thuộc vào cảnh hư nát,
mà được cùng với con cái Thiên-Chúa
chung hưởng tự-do và vinh-quang.”
(Rôma 8: 20-23)

Nói cho cùng, cuộc sống thực-tế của người đời trong đời người, nếu biết sống có tình-yêu chân-phương, giản-dị, không trèo cao, không tham-vọng, rồi ra cũng được hưởng vinh-quang, phúc-hạnh cho mình và cho người.

Nói cho cùng, nếu bạn và tôi đồng-thuận nguyên-tắc trên, ta hãy hiên-ngang hướng đầu về phía trước mà hát những câu ca tuyệt-vời, đầy yêu-thương, sau đây:

“Ai đã từng yêu nhau đều biết:
Có chi đâu, những âu-sầu,
Thế nhưng, lòng nhiều khi đã chết.

Lúc duyên may đã khởi-đầu,
với những giờ cuộn trong tình thắm thiết,
phút ly-biệt lời chưa đành nói:
với những chiều quạnh-hiu buồn chất-ngất.

Sớm xôn-xao nghe tim rạt-rào
Dù thời-gian trôi qua lòng
Mãi tình sầu chẳng nguôi.

Đời nào ai yêu ai chẳng có một lần đổi thay,
Lệ tình tuôn như song chẳng hết đâu.
Còn làm cho bao nhiêu người đớn đau.

Và thành muôn lời hát ru nhau.
Chuyện tình tôi xôn xao trong gió…”
(Lời Việt: Nguyễn Đình Toàn – Tình thiên thu)

Thế đó, là khẳng định về cuộc sống có tình-yêu rất chân-phương, chân-tình, ở mọi thời.


Trần Ngọc Mười Hai
Lại vẫn nghĩ
Về mối tình đẹp
rất thiên thu 
ở trong Đạo lẫn ngoài đời.





Saturday 23 July 2016

“Ta yêu em lầm lỡ!”



Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 18 mùa thường niên C 31/7/2016

“Ta yêu em lầm lỡ!”
Bây giờ đường nào đi!”
Em yêu ma quỷ dữ,
Đã đến gieo sầu bi
Em là cây cỏ úa,
Em đến gieo buồn thương!
(Trịnh Công Sơn – Ta Yêu Em Lầm Lỡ)

(Công Vụ 20: 7)

Đã yêu Em, sao còn nói chữ “lầm lỡ”? Đã lỡ-lầm, sao còn thấy mình vẫn cứ yêu? Yêu hay không, vẫn là nét diễm-kiều tràn đầy do tình-thương đem đến. Dù, tình đó có là tình người, tình bạn hoặc tình nhân-thế, rất dễ yêu.

Yêu lầm lỡ”, lại vẫn được nghệ-sĩ hát lên bằng cả hơi thở có những lời lẽ rất như sau:

“Ta cho em tất cả.
Hỡi nụ hôn tình đầu!
Bây giờ tình tan vỡ.
Ta còn lại thương đau.

Ta yêu em lầm lỡ.
Ôm vòng tay dại khờ.
Em là loài hoang thú
Ta vất vả tinh khôn.
(Trịnh Công Sơn – bđd)

Yêu lầm lỡ, cũng có thể lầm và lỡ thế nào đi nữa, hãy cùng nhau hát tiếp ca-từ tuyệt-vời, như sau:

“Loài phù hoa mắt mờ.
Bạc vàng phấn son mơ.
Nơi mộ hoang lạc thú.
Em bước hỏng lửng lơ.

Ôi! chông gai đầy lối,
Cất bước đi về đâu?
Một lần ta lầm lỡ,
Trăm đường còn sầu đau!
(Trịnh Công Sơn – bđd)

Ôi! Chông gai đầy lối, đó là tình-tự của người đời, ở với đời. Và, tình người đi Đạo có bao giờ “lầm lỡ” với Đức Chúa-là-Tình-Yêu theo kiểu-cách của nhà Đạo chứ? Và, một trong các kiểu cách mà người nhà Đạo vẫn diễn-tả bằng hình-thức/phong-cách được đấng bậc đưa ra, qua hỏi/đáp sau đây:

Thưa Cha, con không hiểu tại sao các Chủ-nhật là ngày của Chúa, mà lại được Giáo-hội cử-hành/mừng kính long-trọng vào Chủ-nhật, thay vì thứ Bẩy tức ngày Sabát, của người Do-thái vậy? Xin Cha cho con một giải-thích thoả-đáng để con còn biết được mà trả lời của bạn bè của con ở các nơi cứ hỏi hoài hỏi mãi mà chẳng biết nói làm sao, đây. Cảm ơn cha rất nhiều.”

Thế đó, là câu hỏi của nữ giáo-dân mộ-đạo chuyên-chăm chuyện nhà thờ/nhà thánh, mới hỏi han những điều như thế. Chứ, người thường làm gì có thì-giờ mà hỏi-han/vấn nạn, mất thời-gian.

Thế nhưng, có là thắc-mắc hay vấn-nạn từ đâu đó, ngắn gọn hay dài giòng, nay vẫn cứ mời bạn/mời tôi, ta đi vào giòng diễn-giải có lời lẽ đạo mạo và đạo-đức như sau:

“Câu hỏi anh/chị đưa ra, hẳn đã qui về điều thứ 3 trong 10 điều răn có ghi rõ ở sách Xuất-hành, cứ nói rằng:

Trong sáu ngày,
người ta sẽ làm việc,
nhưng ngày thứ bảy là một ngày sabát,
một ngày nghỉ hoàn toàn, dâng Đức Chúa:
kẻ nào làm việc trong ngày sabát
sẽ bị xử tử.”
(Xh 31: 15)

Điều thứ 3 lại đã ghi: “Nhớ tuân-giữ các ngày lễ buộc!” như đã dặn. Với người Do-thái-giáo, thì: ngày Sabát là ngày thứ bẩy trong tuần, tức: ngày dành riêng để ta nghỉ-ngơi, tĩnh-dưỡng như Giavê Thiên-Chúa đã giải thích rõ ở Cựu Ước.

Ngõ hầu nắm rõ lý-do của việc này, ta cũng nên trở về với công-cuộc tạo-dựng trời đất có ghi ở sách Sáng Thế Ký, như sau:

Ngày thứ bảy,
Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm.
Khi làm xong mọi công việc của Ngài,
ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.
Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó,
vì ngày đó Ngài đã nghỉ,
ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Ngài.”
(Sáng Thế Ký 2: 2-3)

Về câu hỏi: kể từ lúc nào Đạo Chúa của ta dời một ngày để nghỉ-ngơi phụng thờ Thiên-Chúa vào Chủ nhật, thế? Sự việc này, xảy ra gần như tức khắc, cách tự phát. Sách Công Vụ Tông Đồ được viết vào thập-niên 70 thế-kỷ đầu, có nói rõ, là:

“Ngày thứ nhất trong tuần,
chúng tôi họp nhau để bẻ bánh.
Ông Phaolô thảo-luận với các anh em,
và vì hôm sau ông ra đi,
nên ông đã kéo dài cuộc nói chuyện đến nửa đêm.”
(Cv 20: 7)

Nói cho cùng, thì: với thời xưa, ngày đầu tuần chính là ngày Chủ-nhật và việc cử-hành nghi-thức bẻ bánh, hay Tiệc Thánh-Thể hoặc lễ Misa, cũng đều thế. Sách Điđakê xuất-hiện khoảng cuối thế-kỷ thứ nhất, cũng có nói: “Vào các ngày của Chúa, hãy tụ-tập nhau lại mà bẻ bánh và cảm-tạ Chúa.” (Didache 14: 1a). Đó, là lần đầu tiên Giáo-hội dùng cụm từ “Ngày của Chúa” để chỉ về ngày Chúa-nhật.         

Kitô-hữu thời tiên-khởi, cũng đã tụ-tập vào các ngày Chúa-nhật để cử-hành Tiệc Thánh như thế. Nhưng lúc đầu, nhiều vị trong Giáo-hội cũng vẫn tiếp-tục đến với hội-đường Do-thái-giáo vào ngày thứ Bẩy như dạo trước. Tông-thư “Dies Domini” (tức: “Ngày của Chúa”) viết năm 1998, rõ rang thánh Gioan Phaolô đệ Nhị có nói: “Các thánh tông-đồ và đặc-biệt là thánh Phaolô lúc đầu cũng tiếp-tục đến hội-đường để rao-giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô bằng và bàn-luận ‘lời các ngôn-sứ đọc vào ngày Sabát’ (Cv 13: 27).

Một số cộng-đoàn khi trước cũng giữ ngày Sabát cùng với việc cử-hành thánh-lễ Chúa nhật. Tuy nhiên, không lâu sau đó, một số vị đã tách-bạch hai ngày này rõ ràng hơn, phần lớn là để phản-ứng với Kitô-hữu khi trước theo Do-thái-giáo, vẫn nhất-định duy-trì việc giữ luật buộc ở thời trước.” (Điđakê đoạn 23)

Lý-do chính khiến ta tụ-tập ngày Chúa-nhật và gọi đó là “Ngày của Chúa”, là vì: ngày ấy, Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết vào đầu tuần (Ga 20: 1). Cũng hệt thế, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày Ngũ Tuần lại cũng được mừng kính vào Chúa-nhật, rất trọng-thể. Tuy nhiên, tín-hữu thời tiên-khởi còn đi xa hơn bằng cách kết-hợp ngày đầu tuần vào với ngày thứ nhất khi Thiên-Chúa tạo dựng trời đất muôn vật.

Thánh Gioan Phaolô đệ Nhị lại cũng bảo: “Suy-nghĩ của Kitô hữu chúng ta luôn nối-kết cách hài-hoà với Phục Sinh xảy đến vào đầu tuần”, cùng với ngày thứ nhất trong chuỗi ngày Chúa tạo-dựng trời đất. (Stk 1: 2 - 2:4). Nối kết này, giúp ta hiểu Phục Sinh như một khởi-đầu tạo-dựng xem đó như hoa quả đầu mùa là Đức Kitô quang-vinh mà thánh Phaolô tông-đồ gọi Ngài là “Trưởng-tử sinh trước mọi loài thọ-tạo” (Côlôsê 1: 15) và “Trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại” (Côlôsê 1: 18; Điđakê 24). Điều đáng kể, là như thể ánh-sáng được tạo-thành ngay từ ngày đầu, và Đức Kitô là “ánh-sáng thế-gian” (Gioan 8: 12)…

Vào giữa thế-kỷ thứ hai, thánh Justinô đã sử-dụng chủ-đề này để luận-bình về ý-nghĩa ngày đầu trong tuần được định-danh theo sau mặt trời ở tiếng La-tinh, khi bảo rằng: “Chúng ta tụ-tập nơi đây vào ngày mặt trời, bởi lẽ đó là ngày đầu-tiên [tiếp theo sau ngày Sa-bát ở Do-thái-giáo, nhưng đây cũng là ngày đầu-tiên] khi ấy Giavê Thiên-Chúa phân-định sự vật khỏi tối-tăm bao trùm, tạo-thành vũ-trụ vạn-vật; và cũng vào ngày này Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu-Chuộc chúng ta khỏi cõi chết” (1 Apol. #67).

Tín-hữu thời tiên-khởi qui về Đức Kitô là “mặt trời công-chính” và vì thế mới ăn-khớp với những điều mà các vị ấy muốn vinh-danh Ngài vào ngày này hơn việc phụng-thờ mặt trời như dân ngoại vẫn làm.

Thế nhưng, Chúa-nhật lại cũng là ngày thứ tám và ta gọi được thế là để nhắc đến ngày tháng không có kết-thúc, tức cuộc sống miên-trường ở chốn vĩnh-cửu nghỉ-ngơi mãi với Chúa. Thánh Âu-tinh viết trong cuốn “Lời xưng-thú” có xin Chúa ban cho chúng ta “sự an-bình lặng-thinh, tức sự hài-hoà của ngày Sa-bát, một hài-hoà không có chiều tà nào hết” (Lời Xưng thú đoạn 13, câu 50).

Thánh Gioan Phaolô đệ Nhị trích lời thánh Basil có giải-thích rằng: “Chúa-nhật quả thật tượng-trưng cho ngày độc-nhất vốn dĩ theo sau thời hiện-tại, là ngày không có kết-đoạn cũng chẳng có buổi sáng hoặc buổi chiều gì hết, là thời bất-tử không bịết đến già-nua, lãi hoá bao giờ. Chúa-nhật là ngày báo trước không ngừng sự sống không có đoạn-kết vốn dĩ canh-tân niềm hy-vọng của các tín-hữu đi theo Đức Kitô và khích-lệ họ trên đường họ vẫn đang đi. (x. On the Holy Spirit đoạn 27 câu 66, Điđakê #26)     
        
Xem thế thì, Chúa-nhật là ngày ta cử-hành mừng-kính Phục-sinh vào mỗi tuần, tức “Ngày của mọi ngày” và như thế mới có ý-nghĩa quan-trọng với sự sống của mọi người.” (Lm John Flader, Why is the Lord’s Day celebrated on Sunday instead of Saturday, The Catholic Weekly 17/4/2016, Question Time, tr. 18)                     
   
Nói gì thì nói, tham-dự Tiệc Thánh Lòng Mến ngày Sabát hay đầu tuần, tức Chủ-nhật, được nhiều người hiểu: đây là thời-gian đẹp nhất để ta và mọi người cùng nhau nguyện-cầu cùng Chúa Cha. Bởi, Tiệc thánh Lòng Mến có nghi-thức để ta và người cùng đọc câu kinh “Lạy Cha” đầy ý-nghĩa do Đức Giêsu dạy.

Nguyện cầu ở Tiệc thánh, còn là và vẫn là cách nguyện và cầu như nhận-định của đấng bậc từng nói ở bài giảng bên dưới:

“Khi dạy dân con đồ đệ biết cách mà nguyện cầu cho đích đáng, Đức Kitô nhắc mọi người, một chân lý. Chân lý ấy, tóm gọn nơi lời khuyên: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.” Và: “Ai trong anh em là người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ư?” (Lc 9-10)

Thoạt nghe, tưởng chừng như có nghịch lý, khác thường ở lời Ngài. Nếu Thiên Chúa Cha trên trời chăm lo cho ta đủ mọi điều, thì tại sao ta lại cứ liên tục xin-xỏ mãi như thế? Cầu nguyện, như Đức Kitô dạy, không phải cứ lải-nhải như dân ngoại. Hẳn mọi người đều nắm vững được rằng: Cha chỉ phú-ban những gì ta cần, chứ không phải những gì ta muốn hoặc ưa-thích. Bởi, những gì mọi người ưa thích, chỉ là ưa và thích những là vật-chất tạm bợ, gồm tóm cho riêng mình, thôi.

Cách hay nhất để nguyện cầu, là: hãy tìm-hiểu xem mình đang ở vị-trí nào trong tương-quan với Chúa. Với mọi người và với thế-giới ở quanh ta. Liên lỉ nguyện cầu -nhưng không phải là cứ ê a sớm tối-  nhưng là giúp ta định ra được những gì mình cần có và cần làm.

Và, liên lỉ nguyện cầu, còn giúp ta biết lọc-lựa, cả lời kinh. Việc nguyện cầu, giúp ta làm sang-tỏ giá-trị nội-tại cũng như niềm hy-vọng mình đang có. Có nguyện-cầu như thế, ta mới chú-tâm đến những gì mình thật cần, để được cứu. Nguyện-cầu, là cầu và mong Chúa thực-hiện điều Ngài muốn ta làm theo ý Ngài.

Nói tóm lại, mục-đích tối-hậu của việc nguyện-cầu, là biết đầm mình trong tương-quan với Chúa, với mọi người quanh ta. Đi vào với tiệc long-mến hôm nay, ta sẽ cùng với người anh/người chị trong Hội thánh, cứ chung-vai sát-cánh mà nguyện-cầu cho mọi người sẽ mãi mãi ở lại trong tương-quan với Cha. Để rồi, cùng với Đức Kitô, ta sẽ thực-hiện thánh-ý Cha trong mọi hoàn-cảnh của đời thường.” (X. Lm Richard Leonard sj, Suy Tư Tin Mừng tuần thứ 17 thường niên năm c, www.suyniemloingai.blogspot.com 17/7/2016)

Nói gì thì nói, có tham-dự phụng-vụ Tiệc Thánh ngày Sabát hoặc ngày-của-Chúa tức Chủ-nhật, cũng là để cùng nhau tôn-dương cảm-tạ Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu quabằng hành-động cụ-thể biến yêu-thương thành hiện-thực.

Nói gì thì nói, nói chuyện tu-đức hoặc giáo-lý niềm-tin là nói như thế. Nói, về tình-thương-yêu đùm bọc trên thực-tế cuộc đời, còn là và mãi mãi là: nói theo truyện kể để dễ nhớ. Nói, như kể cho nhau nghe đôi ba câu truyện đại để cũng dễ nhớ, mà người kể truyện đã đặt tiêu-đề là “Không nên so-sánh”, như sau:

Trong cuộc sống không nên so sánh, một người lái chiếc xe Mercedes-Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn.

Một người đi chiếc xe Volkswagen 500 triệu, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng.

Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn.

Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn có được cuộc sống như người đi xe đạp điện.

Đây chính là thực tại trong xã hội, ai cũng có thể trở thành nô lệ của đồng tiền, nô lệ của cuộc sống!

Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi. Cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Thượng đế mang đến cho bạn rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không cho bạn dễ dàng đạt được nó.

Nhưng, cũng không thể cứ đổ máu thì kêu đau, sợ tối thì bật điện, nhớ nhung thì liên lạc, ngày hôm nay với bạn là chuyện lớn, nhưng có thể ngày hôm sau lại là chuyện nhỏ. Cuộc đời giống như cây bồ công anh, nhìn có vẻ tự do, nhưng kỳ thực lại là thân bất do kỷ.

Có những chuyện không phải là không thèm lưu tâm, mà là có lưu tâm cũng chẳng làm được gì. Chỉ biết dốc toàn lực của mình để ứng phó là được, cuộc đời không có nếu, chỉ có hậu quả và kết quả …

Đời là bể khổ, bây giờ bạn không khổ, sau này sẽ càng khổ!

Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt.

Chỉ khi biết thế nào là mệt mỏi, thì mới cảm nhận được thế nào là an nhàn; nếm qua cay đắng thì mới biết thế nào là ngọt bùi. Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.

Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng.

Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị. Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.

Nhìn thấy con bướm đang giãy-giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo-tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt-mạng.

Giãy-giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng-thành, lúc đó bạn giúp nó thoải-mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử-thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.

Nếu bạn muốn hóa-thân thành con bướm, thì bạn phải chịu-đựng được nỗi khổ của quá-trình giãy-giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.

Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn-trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn-trọng bạn.
Bạn tin-tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin-tưởng bạn.

Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành-công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành-công!
Trên thế-giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành-công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên-trì tiếp-tục bước đi.
(Nguồn: Sưu tầm)

Truyện kể trên, có thể không xứng với chủ-đề bạn và tôi, ta bàn chuyện nhà Đạo ở nhiều nơi dù nhiều người không đồng ý như thế. Nhưng, đã là truyện kể không để minh-hoạ cho điều mình cố ý nêu ra, đôi khi chỉ là cơ-hội để ta nhìn vào cuộc sống có nhiều ý-nghĩa; của những suy-tư vớ-vẩn chẳng ăn-nhập chuyện gì, nhưng dễ nhớ và dễ hiểu hơn chuyện nhà Đạo.

Nói gì thì nói, nói mọi chuyện bằng truyện kể và thơ/văn-âm/nhạc vẫn thích hơn là nói bằng những biện-luận có mở đề, phản-đề và tổng-đề, như một triết-thuyết không-kịp-sống thực trước đã, mà chỉ kịp nói lý và luận bàn cùng minh-định như thế rồi, nay ta cùng nhau quay về lại với nhạc-bản ở trên, mà hát những câu thêm-thắt, rất như sau:

Ta yêu em vất vả,
Ôi! lần cuối lần đầu.
Em là cành gai sắc,
Cho thịt nát xương đau.

Yêu em nên mất cả,
Vỡ nụ hôn tình đầu.
Yêu là sầu chất-chứa,
Yêu còn được là bao?

Người ngoảnh lưng giấu mặt,
Cuộc đời mới đi xây.
Đi van xin hạnh phúc,
Nô lệ nào rủi may.

Ta thương em nhỏ bé,
Với giấc mơ bạc vàng.
Em là cây cỏ úa,
Ta là loài ma hoang.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)

Nói gì thì nói, nói bằng thi-ca/âm-nhạc hoặc bằng luận-lý/biện-luận chi bằng ta đi vào vườn hoa Lời Vàng có những dặn dò như sau:

Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia.
Ngài cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Ngài:
‘Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu-nguyện,
cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông.’
Ngài bảo các ông:
‘Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:
‘Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến…”
(Lc 11: 1-4)

Và tiếp theo đó, Ngài còn dặn thêm:

“Thế nên Thầy bảo anh em:
anh em cứ xin thì sẽ được,
cứ tìm thì sẽ thấy,
cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.
Vì hễ ai xin thì nhận được,
ai tìm thì thấy,
ai gõ cửa thì sẽ mở cho.”
(Lc 11: 9-10)

Xem thế thì, có cầu-nguyện hay cầu xin điều gì đi nữa, cũng hãy cùng nhau làm việc ấy trong yêu-thương giùm giúp, hết mọi người.

Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc vẫn nhủ lòng mình
luôn phải như thế để còn thương.
Thương người, thương ta,
thương cả-và-thế-gian
hết mọi người.