Friday, 29 November 2019

Làm sao mà quên được


Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ I mùa Vọng năm A 01/12/2019

Làm sao mà quên được
Đời qua vút như tên
Dăm ba hạnh phúc ngắn
Sao quên được mà quên.”
(Nhạc: Phạm Duy/Thơ: Nguyễn Tấn Phát – Làm Sao Mà Quên Được)

(Lc 20: 36-38)

“Làm sao mà quên được”, một câu nói rắn chắc như đinh đóng cột, kể vể tình yêu. Tình yêu đây, tức tình-tự ban đầu khi đặt bút viết những chuyện ‘vớ vẩn’/‘vẩn vơ’ đầy vương vấn, mà thôi. Ấy, có gọi gì thì gọi, bần đạo/bầy tôi đây vẫn thử gọi một lần xem sao. Vậy thì, ta hướng về phía trước, kể một chuyện cũng ngồ-ngộ hầu mở đầu bài Phiếm, rất hôm nay:

Nhưng, trước khi phiếm xằng/phiếm bậy đôi ba chuyện, mời bạn/mời tôi ta hát tiếp mấy câu nữa: 

“Một căn nhà nho nhỏ
Một em gái ngây thơ
Xinh tươi và bỡ ngỡ
Như bông hoa đầu mùa
Người hay cười e thẹn
Miệng như trái mơ ngon
Đôi môi màu sắc pháo
Thơm như là quê hương
Mái tóc em nhẹ nhàng
Như làn sương thu sớm
Trong khu rừng êm ái
Chưa thoát cơn ngủ vùi
Tiếng nói em êm đềm
Êm như mùa thu đến
Vốn lá bay chập chờn
Trong khung trời thật bình yên
Làm sao mà quên được
Người em gái năm xưa
Sao quên được đôi mắt
Như ngôi sao trên trời .”
(Pham Duy/Nguyễn Tấn Phát – bđd)

“Làm sao quên được”, có thể là câu nói rất thực về nhà Đạo, khi bàn chuyện đứng đắn như sau:

“Là tác-giả người Ý từng ra trước toà án Vatican vì dám cho rò rỉ, in ấn một số tài-liệu nội-bộ cùng sách báo của Vatican về lề lối quản-trị yếu kém, về chuyện mờ ám trong đối đầu với những quà tặng mỗi ngày một cạn hiếm, khiến Tòa thánh không có chọn lựa nào khác ngoài việc bỏ mặc mọi chuyện. May mắn thay, nay được tòa án ở đây tha bổng, vào giờ cuối.

Và, tác giả Gianluigi Nuzzi nay viết lên cuốn sách dày 3000 trang với tựa đề là “Phán quyết toàn cầu” (Giudizio Universale) gồm nhiều tài-liệu mật do ông thu-thập từ năm 2013 đến nay.

Ngay chương đầu của sách, tác giả Nuzzi kể lại chi-tiết về buổi họp tổ-chức vào tháng 5/2018 trong đó nhân viên Thánh Bộ Kinh Tế của Tòa thánh  được bảo cho biết là tình-hình trong Bộ đang nguy kịch nếu không có biện-pháp chỉnh-sửa cấp-kỳ.”

Tác giả Nuzzi có nói: Nếu không có việc cải-tổ tận gốc, Tòa thánh La Mã sẽ đi đến tình-trạng vỡ nợ từ nay đến trước năm 2023 là hạn chót; và nhân-viên trong Bộ sẽ không còn được trả lương như trước.

Vào buổi giới thiệu sách hôm 21 tháng Mười 2019, tác giả Nuzzi có nói: Đây không phải là việc tấn-kích vào Giáo-hội Công-giáo mà chỉ chống lại sự mục-nát/thối rữa về thể-chế vốn liên-tục ngăn-trở Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải ra tay cải-tổ tài-chánh bên trong đất nước nhỏ bé nhất thế-giới.

Qua sách này, tác giả Nuzzi cho rằng: Tai-họa về tài-chánh gây ra cho Tòa thánh La Mã một phần là do việc quản-lý yếu kém trong đầu tư vốn liếng của Tòa thánh và cũng do việc quản-trị tài-sản của Giáo hội bên tiếng Ý gọi tắt là APSA.

Tác-giả Nuzzi còn cho rằng: các tài-liệu do nhóm ông nắm vững đã chứng-tỏ 800 cơ ngơi trong số gần 3000 bất-động-sản do APSA sở-hữu không có người ở. Trong khi đó, các cao ốc khác lại để cho ở miễn phí. Tác-giả lại cũng cho biết: việc quản-lý kém cỏi này dẫn đến hậu quả là Tòa thánh bị thua lỗ đến $22.6 triệu Eurô (tương-đương với $36.5 triệu đô Úc) vào năm 2018…

Cộng thêm vào các yếu kém về mặt tài chánh nói ở trên, tác-giả Nuzzi còn đổ lỗi: tình-trạng này bắt đầu kể từ khi xảy ra vụ tai tiếng về lạm-dụng tình-dục, các món quà tặng-dữ gửi về Vatican đã giảm còn $51 triệu Euro (tương đương với $82.2 triệu đô Úc), so với $101 triệu Euro (tương đương với $163 triệu đô Úc) hồi năm 2015.

Quả thật, Tòa thánh La Mã lâu nay có 2 nguồn tài-trợ đặc-biệt, một là các thu-nhập bạc cắc dành cho nguyện-đường thánh Phêrô, tức nguồn lợi-tức Đức Giáo Hoàng dùng vào các chương-trình từ-thiện và hỗ-trợ khẩn-cấp. Còn, nguồn lợi kia lấy từ đóng góp của toàn thể các giáo-phận trên thế-giới gửi về giúp Tòa Thánh thực-hiện công-trình trợ-giúp này khác.” (X. Junno Arocho Esteves, Vatican broke by 2023, The Catholic Weekly 10/11/2019)

Tác-giả Junno Esteves có viết về những sự và việc xảy ra bên trong Tòa thánh La Mã, thì người đọc cũng chỉ biết thế mà tin thôi. Có thể, ai đó cũng đều nhớ chi tiết tài-chánh của Tòa thánh La Mã. Chỉ mỗi tôi hoặc bạn đây, đôi khi chẳng nhớ chi tiết nào hết!
 
Có những sự việc người đời nghe được hoặc đã gặp một lần rồi, thì “làm sao mà quên được”. Thật sự, không thể nào quên như lời bài hát mà ai đó vẫn nghêu ngao ở nhiều nơi trên thế giới, như câu ca bên dưới, những hát rằng: 

“Làm sao mà quên được
Đời qua vút như tên
Dăm ba hạnh phúc ngắn
Sao quên được mà quên.
“Một căn nhà nho nhỏ
Một em gái ngây thơ
Xinh tươi và bỡ ngỡ
Như bông hoa đầu mùa
Người hay cười e thẹn
Miệng như trái mơ ngon
Đôi môi màu sắc pháo
Thơm như là quê hương
Mái tóc em nhẹ nhàng
Như làn sương thu sớm
Trong khu rừng êm ái
Chưa thoát cơn ngủ vùi
Tiếng nói em êm đềm
Êm như mùa thu đến
Vốn lá bay chập chờn
Trong khung trời thật bình yên
Làm sao mà quên được
Người em gái năm xưa
Sao quên được đôi mắt
Như ngôi sao trên trời .”
(Pham Duy/Nguyễn Tấn Phát – bđd)

Gì chứ, chuyện tiền bạc ‘nhiều như nước’ của Tòa thánh La Mã hoặc tiền bạc là những thứ ‘bạc như vôi’ ở đời, đều là chuyện mà bạn và tôi “làm sao mà quên được”. Càng không thể quên hoặc không thể làm ngơ trước những cảnh-giác ở đây đó nghe “quen quen” như truyện kể khó quên do người kể ở điện thư mới đây gửi về, như chuyện thường tình ở huyện.

“Truyện, là truyện kể có đầu đề là “Kiêng cũng chết, không kiêng cũng chết”, sau đây:
“Tiếng gọi từ trái tim của Richard Gere đã gây ra cơn bão trên mạng Internet! “Không ai trong chúng ta có thể tránh được cái chết...””:
Nam diễn viên từng đoạt giải Oscar "Richard Gere" luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ. Ông là thần tượng ở mọi nơi trên thế giới và về ông không cần tới bất kỳ một quảng cáo nào. Gần đây, một đoạn nhật ký của ông trong Facebook đã gây ra một cơn bão về cảm xúc. Hàng trăm ngàn người đã chia xẻ bài viết của ông, rất nhiều người trong số đó không phải là các fan hâm mộ của Richard. Tòa soạn của chúng tôi: Strength-Mind xin cung cấp cho các bạn một bản dịch của đoạn hồi ký tuyệt vời này:
1.- "Mẹ của một trong những người bạn của tôi luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh. Bà chỉ ăn những thức ăn sạch và bổ dưỡng, không uống rượu và không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục và rất sợ ra nắng mặt trời mà không có kem bảo vệ. Bà thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng theo quy định của họ. Có thể nói rằng bà luôn chăm chút cho sức khỏe của mình.
Bà bây giờ 76 tuổi, và bà được chẩn đoán là bị ung thư da và ung thư tủy xương. Hơn nữa, bà còn mắc thêm chứng loãng xương ở giai đoạn nghiêm trọng..."
2.- "Cha của bạn tôi không hề từ chối bất kỳ một điều gì đối với bản thân. Ông chưa bao giờ chơi thể thao và rất thích ăn ngon, ông thậm chí còn phết bơ trực tiếp lên những miếng thịt hun khói. Ông tự cho phép mình uống rượu và tắm nắng trên bãi biển cho đến khí da bắt đầu bong ra như bánh nướng.
Có thể nói rằng trong cả cuộc đời của mình, ông ấy không hề đếm xỉa đến những lời khuyên của các bác sĩ và sống tự do theo sở thích của mình. Hiện nay ông đang ở tuổi 81, và bác sĩ nói rằng nhiều người trẻ còn phải ghen tỵ với sức khỏe của ông".
Dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thoát khỏi chất độc bên trong mình. Sớm hay muộn nó sẽ quật ngã bạn. Nói như người mẹ bị bệnh nan y của bạn tôi: “Nếu như tôi biết trước cuộc sống của tôi sẽ kết thúc thế này, tôi sẽ không bao giờ nghe các bác sĩ, và sẽ sống hạnh phúc.”
Đó là cuộc sống, và không ai trong số chúng ta sẽ thoát khỏi định mệnh. Vì vậy, không nên coi bản thân mình như một cái gì đó thứ cấp. Trong khi có thời gian, hãy sống trong niềm vui của mình. Bởi vì ngày mai có thể sẽ quá muộn.
Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn. Hãy ăn ngon, hãy tắm nắng dưới ánh mặt trời, hãy lười biếng nếu muốn. Hãy là ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng là chính mình. Bởi vì, không ai trong chúng ta có đủ thời gian cho tất cả mọi thứ còn lại!"
Trong những lời đơn giản này ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Nếu những dòng này làm bạn có một cái nhìn mới về cuộc sống của bạn, hãy chia sẻ chúng với bạn bè của mình.
P/s : Cứ hồn nhiên như cô tiên và sống theo những gì trái tim bạn, cơ thể bạn mách bảo. Làm việc thiện tâm giúp người, giúp đời sống vui vẻ . Hãy luôn nhớ rằng khi chết chả ai mang theo được cái gì cả...  (Nguồn: Lê Hoài Anh)
“Làm sao mà quên được, cả những câu chuyện vui/buồn được người người kể đi kể lại cho nhau nghe, như sau:
Cha xứ nhà thờ nọ rất đau lòng khi thấy vào mỗi Chúa Nhật trong khi Ngài đang giảng lễ, có khá đông người ngủ gật, vào một Chúa Nhật nọ, muốn chặn đứng tình trạng này, đang giảng thình lình Cha cắt ngang bài giảng và la lớn:
- Lửa, lửa cháy!
Những người ngủ gật chợt thức giấc hốt hoảng hỏi :
- Cháy đâu, cháy đâu?
Cha xứ trả lời :
- Ở nhà chầu, chính nơi đây, lửa tình yêu Chúa đang bừng cháy.
Nghe thế, bọn người ấy lại gật gù ngủ tiếp.” (Truyện kể cũng rút từ điện thư riêng, trên mạng)

“Cha giảng buồn ngủ”, lại cũng là những chuyện “làm sao mà quên được”, không cần kể nhiều hoặc kể dài làm chi. Bạn và tôi, ta cứ tìm thêm truyện kể nào vui vui có đầu đề là CHA CÒN ĐI SAI ĐƯỜNG HUỐNG CHI LÀ.. như bên dưới:

“Một cha khách nọ được cha xứ nhờ đến dâng lễ. Cha khách đi lạc đường, chợt thấy mấy đứa trẻ đang chơi liền hỏi:
-Các con chỉ cho cha đường nào gần nhất để tới nhà thờ
Đám trẻ chỉ tay về hướng bên phải và cùng đi với ngài. Trong thánh lễ, cha khách bắt đầu bài giảng bằng câu hỏi:
-Anh chị em có biết con đường nào về nước trời gần nhất không.
Một đứa trẻ trong bọn giơ tay đáp:
-Thưa cha, cha còn đi lạc đường tới nhà thờ huống chi là chúng con làm sao biết được ạ.
Cha khách:
-Cũng đành chịu!” (Truyện kể cũng lấy từ điện thư, mà ra.) 

Làm sao mà quên được”, còn là khẳng định của ai đó sau khi suy-tư về giòng đời và người đời quanh quẩn bên mình. Khẳng-định ấy tóm tắt vào mỗi câu nói “Làm sao mà quên được”… Quên mọi thứ. Nhớ mọi chuyện, tất cả chỉ là những “phiếm” và/hoặc “luận bàn” hôm nay, và mai ngày như Đấng thánh hiền từng bảo ban trong Tin Mừng:

Quả thật, họ không thể chết nữa,
vì được ngang hàng với các thiên thần.
Họ là con cái Thiên Chúa,
vì là con cái sự sống lại.
Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy,
thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai,
khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham,
Thiên Chúa của tổ phụ Isaác,
và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp.
Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết,
nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống,
vì đối với Ngài, tất cả đều đang sống."
(Lc 20: 36-38)

Thế đó, là lời cuối bần đạo/bày tôi đây xin được gửi đến bạn bè/người thân đang đọc các giòng chữ này. Để rồi, ta cùng nhau hát lại những ca-từ mình từng hát ở đâu đó và rồi coi đó như quyết-tâm như một hiện-thực cho đời mình. Và đời người.

Hát, là hát thế này:

“Làm sao mà quên được
Đời qua vút như tên
Dăm ba hạnh phúc ngắn
Sao quên được mà quên.”
(Phạm Duy/Nguyễn Tấn Phát – bđd)

            Trần Ngọc Mười Hai
            Và những giòng chảy nhỏ rất khó quên.
            Như bao giờ.  

No comments: