Monday, 9 December 2019

“Người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này”


Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 4 mùa Vọng năm A 22/12/2019

“Người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này”
Người còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài.”
(Trịnh Công Sơn – Phúc Âm Buồn)
(11: 2-6)

Đã là “Phúc Âm” rồi, sao buồn được? Đã là “hạt lúa gieo trên ruộng đất này” sao lại “bơ vơ mắt chong đêm dài? Phải chăng lời lẽ vang vọng đâu đây, sẽ mang nhiều ý-nghĩa khác? Để trả lời, có lẽ bạn và tôi cũng nên nghe thêm vài ca-từ nữa, như:

“Người nằm co như loài thú khi mùa đông về,
Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình.
Từng tiếng người, nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm.
Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù,
Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần.
Một góc trời, người vẫn ngồi, một đời nhỏ nhen.

Người còn đứng như tượng đá trong rừng cây già,
Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ.
Từng đêm về, từng đêm về mang đời ngẩn ngơ.
Còn bao lâu cho thân thôi lưu đầy chốn đây?
Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này?
Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn ngườỉ?
Còn bao lâu tôi xa em, xa anh, xa tôi?

Người nhìn mãi theo từng chuyến xe ngựa qua rồi,
Người nhìn dấu xe lăn đi dấu lăn trên đời.
Ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây.
Người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này.
Người còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài,
Ngựa xa rồi, ngựa xa rồi, trên ngày tháng vơi.
Người còn đó, những lời noí rơi về chân đồi.
Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài.
Nhuộm đất này, nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay.”
(Trịnh Công Sơn – Phúc Âm Buồn)

Phúc Âm đạo Chúa, có là “Phúc Âm buồn” hay không, thì bạn và tôi cũng nên tiến về phía trước mà nghĩ cho tới. Nghĩ tới, là nghĩ thêm về những điều được đấng bậc ở nhà Đạo từng bàn bạc, như sau:

Hôm ấy, đấng bậc lại đã bàn rằng: 

Trình thuật ngày Chúa Giáng hạ, nay nhấn mạnh một điều quan trọng và mừng vui hơn những gì dân con Đạo Chúa đáng được hưởng. Đó, cũng là ý tưởng của thánh Gioan Tẩy Giả khuyên răn mọi người hãy để lòng mình trùng xuống, mà sám hối. Với thánh Gioan Tẩy Giả, sám hối là ăn-năn/hối-cải trong nguyện cầu, chưa có nụ cười nở trên môi. Đợi tới lúc Đức Giêsu đến, Ngài mới đem theo nụ cười, cả vào lúc loài người chủ trương sám hối, để ngóng chờ.

Nụ cười vui, Chúa đem đến cho kẻ đợi chờ Ngài, nay thấy rất rõ nơi tâm tình mừng kính Chúa Giáng Sinh, ở đời người. Tâm tình, thể hiện nơi cung cách lẫn ý nghĩa của mỗi hành xử. Trước nhất, là lẵng hoa có lá cành của cây trạng nguyên quấn vòng quanh 4 ngọn nến. Để thắp sáng suốt 4 tuần lễ mùa đợi chờ. Màu xanh của lá, là mầu truyền thống có từ thời xưa ở Yuletide, xứ Xcăng-đi-na-vi.

Người Na-Uy rất thích mầu xanh, cả trên băng tuyết. Người Ái Nhĩ Lan cũng làm thế, là để tỏ rõ một biểu tượng của lễ hội, dù người người đang ở vào mùa băng giá. Trong khi đó, cây thông Noel lại có gốc nguồn từ sử hạnh của thánh Bônifaxiô, ở bên Đức. Nến cháy ở lẵng hoa, lại xuất xứ từ Đức, vào thời Luther, người khởi xướng đạo Thệ Phản. Chí ít, là tập tục của đêm ca hát nhạc Giáng Sinh, rất linh đình như bài “Đêm Thánh Vô Cùng”, “O Tannebaum”, cũng xuất xứ từ các nền văn hoá rất đa dạng. Có khi còn kình chống nhau về chánh kiến, với thần học.

Tóm lại, lễ hội mừng ngày Chúa Giáng Hạ, được viết lên là để diễn tả tình tự hài hoà, bình an. Không cần biết người mừng lễ, có gốc nguồn từ đâu tới.

Truyện kể về Ông Già Noẽl mà mọi người ở trời Tây có thói quen gọi là “Santa Claus”, là truyện tích kể về sử hạnh thánh Nicholas, một đấng bậc người Hoà Lan nhưng lại có nguồn gốc phát xuất từ tập tục miền Nam nước Ý. Trong khi đó, nai gạc tuần lộc chuyên chở quà giúp ông Già Tuyết phân phối lộc thánh lại thuộc giống giòng chốn Nữu Ước, nhiều năm trước.

Tóm lại, mỗi khi mừng lễ hội Chúa Giáng Trần, đa phần người các nước đều tổ chức giữa mùa Đông rất băng giá, là lễ hội xuất từ người ngoài Đạo, chỉ muốn những điều vui tươi, hiền hoà gửi đến hết mọi người. Và, ngày 25 tháng Chạp, chưa hẳn là ngày Chúa chào đời. Nhưng, ngày ấy vẫn đánh dấu kỷ-niệm Giáo hội thời tiên khởi muốn chung vui hội-lễ mừng thần Satuya, được định-vị vào ngày 17 đến 19 tháng Chạp.

Tất cả mọi chi tiết dù khác biệt, chỉ muốn nói lên tính đa-dạng nơi văn-hoá của dân con Đạo Chúa, suốt từ lâu. Đa dạng, nhưng không đa tạp, cả vào lúc người Việt ở Nam Bán Cầu vẫn hát bài “Đêm Đông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Đời” của Hùng Lân. Dù, những ngày ấy thời tiết nóng cháy đến 38 độ. Hát gì thì hát. Mừng gì thì mừng. Ta vẫn cứ mừng bằng niềm tin ngày Con Thiên Chúa Giáng hạ làm người, để ở với chúng dân. Rất hài hoà. Bình an. (X. Lm Kevin O’Shea, DCCT Lời Chúa Sẻ San năm A, nxb Tôn giáo 2017)


“Văn hóa của dân con Đạo Chúa, rất đa dạng”, nhưng vẫn ấp-ủ và dàn-trải ra bên ngoài niềm vui muôn kiểu. Vui, trong tiếng hát. Vui, như các câu chuyện được người dịch hôm đó dịch từ một văn-bản bàn về sự tích “Ngày Chúa Giáng hạ” chuyền cho nhau đọc, nay kể lại ở bên dưới:
           

Bài “Silent Night” đã đưa người đọc đi dần vào cõi thinh-lặng ngày Chúa Giáng Hạ. Silent Night, không chỉ là phút giây thinh lặng trên bầu trời nào đó, ở khắp chốn. Nhưng, còn là tâm tình chan-hòa niềm vui ở mọi người.Niềm vui ngày Chúa Giáng hạ, chan-hòa khắp nơi cộng thêm vào đó nỗi niềm hớn hở tìm gặp ở câu truyện được kể ở bên dưới:


            “Truyện rằng:

Ông chủ tịch Hội đồng Giáo xứ đột ngột qua đời…4 ông trùm họ đều ngắm nghía để được bầu lên làm chủ tịch thế vào chỗ trống. Ông nào cũng đến thỏ thẻ, muốn lấy lòng với cha sở, khiến cho cha sở vừa bối rối vừa bực mình, “Người chết chưa chôn cất xong mà đã tranh nhau chỗ ngồi …đúng là tham danh tham vọng quá đi thôi!”

Đến hôm ra nghĩa trang, sắp sửa đến giờ lấp huyệt rồi mà ông trùm kia còn đến thủ
thỉ với cha:
– Cha đã nghĩ xong chưa? Nhớ để cho con thế chỗ cho ông chủ tịch cũ cha nhé!

Cha bực lắm, nhưng cố bình tĩnh đáp:
– Ừ…được thôi, nếu ông muốn thì tôi sẽ ráng kéo dài nghi thức thêm 2 phút nữa…để cho ông có đủ thời            giờ mà thế vào chỗ ông cựu chủ tịch đang nằm dưới huyệt kia kìa…quyết định lẹ lên trước khi người ta lấp đất đấy! (Truyện kể rút từ điện thư vi tính ở trên mạng)


Truyện kể ở trên khiến người đọc liên tưởng đề lời Đấng Thánh Hiền từng bảo ban, khi xưa rằng:

                        Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù,
nghe biết những việc Đức Ki-tô làm,
liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng:
"Thưa Thầy,
Thầy có thật là Đấng phải đến không,
hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?"
Đức Giêsu trả lời:
"Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan
những điều mắt thấy tai nghe:
Người mù xem thấy, kẻ què được đi,
người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe,
người chết sống lại,
kẻ nghèo được nghe Tin Mừng,
và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi."
(Mt 11: 2-6)


“Và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.” Lời Đấng Thánh Hiền, còn đó vẫn đưa ta về với ca-từ của bài hát trên còn ca mãi:

           
“Người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này,
Người còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài.

“Người nằm co như loài thú khi mùa đông về,
Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình.
Từng tiếng người, nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm.
Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù,
Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần.
Một góc trời, người vẫn ngồi, một đời nhỏ nhen.

Người còn đứng như tượng đá trong rừng cây già,
Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ.
Từng đêm về, từng đêm về mang đời ngẩn ngơ.
Còn bao lâu cho thân thôi lưu đầy chốn đây?
Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này?
Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn ngườỉ?
Còn bao lâu tôi xa em, xa anh, xa tôi?

Người nhìn mãi theo từng chuyến xe ngựa qua rồi,
Người nhìn dấu xe lăn đi dấu lăn trên đời.
Ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây.
Người còn đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này.
Người còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài,
Ngựa xa rồi, ngựa xa rồi, trên ngày tháng vơi.
Người còn đó, những lời noí rơi về chân đồi.
Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài.
Nhuộm đất này, nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay.”
(Trịnh Công Sơn – Phúc Âm Buồn)


Lời ca hay và vui như thế mà sao lại gọi là “Phúc Âm buồn” được? Và, đã là Phúc Âm thì làm sao có thể buồn được? Có chăng chỉ là lời của tôi, của bạn hay của ai đó vẫn rất buồn, mà thôi.


Thế đó, là lời của tôi (chứ không phải của bạn), xin được gửi đến tôi, đến bạn và ai đó, vẫn không buồn. Về đời mình.


            Trần Ngọc Mười Hai
            Có phiếm cho nhiều
            Cũng chỉ là những chuyện rất “Phiếm”
            Nhưng không buồn
cuộc đời người.

No comments: