Chuyện
Phiếm đọc trong tuần thứ 3 mùa Vọng năm A 15/12/2019
“Cho nhớ thương về quê xưa,"
“Mùa Xuân không còn nữa
Muôn cánh hoa đào phai úa
Lối cũ rơi hững hờ ...”
(Nguyễn Hiền - Hoa Bướm Ngày Xưa)
(Lc 20: 38)
“Hoa Bướm Ngày Xưa” sao gồm toàn những lời “buồn sụ” như: “Nhớ Thương về Quê Xưa”, hoặc: “Cánh Hoa Đào Phai Úa”, “Lối Cũ Rơi Hững
Hờ”, vv… Ối chà, ngày xanh ấy nay
đã qua với “Nắng Tơ Vàng Êm”, và “Tấm Lòng Thương Nhau”, rồi “Cười Nghiêng tà áo”, nghe cũng ngồ ngộ.
“Hoa Bướm Ngày Xưa”, nay lại phảng phất những lời được nghệ sĩ ghi
tiếp câu ca bảo rằng:
“Nơi ấy ngày xanh qua,
Hồn thơ mơ màng quá.
Yêu những khung trời hoa bướm ...
Với nắng tơ vàng êm.
Yêu sao ngày thơ ấu,
Đất nước chưa thay màu.
Những tấm lòng thương nhau.
Cười nghiêng nghiêng tà áo,
Năm tháng
theo làn mây trôi.
Ngày thơ xa dần mãi,
Nơi cũ dâng sầu tê tái.
Xác bướm hoa tàn phai,
Hồn bướm hoa xưa còn đâu?
Vườn cũ quê nhà yêu dấu,
Mầu nắng xưa còn lưu luyến.
Hương sắc ngừng trôi trước thềm.
Còn nhớ
hay chăng người ơi!
Chiều nào thầm nghe lá rơi,
Ta nắn cung đàn u sầu.
Thương ngàn cánh hoa phai mầu.
Cho nhớ thương về quê ... phai.
Tìm thấy đâu ngày thơ êm ái.”
(Nguyễn Hiễn
– bđd)
“Hoa
Bướm Ngày Xưa”, đẹp là thế. Vậy
còn, “Hoa Bướm” hôm rày ra sao? Nhất thứ, “hoa bướm nhà Đạo” ở trên cao có chứa
đầy “ý-hướng niềm tin” hay không mà sao đấng bậc nhà Đạo lại cứ viết những
giòng hỏi/đáp trên Tuần báo Công giáo Sydney như thế này:
“Thưa Cha, xin giải thích bọn con biết ý-nghĩa câu “Sensus
fidei” mà lâu nay Giáo hội sử-dụng rất nhiều lần rồi còn nối kết với Hội Nghị
Toàn Thể năm 2020 nữa. Như thế, nghĩa là thế nào? Xin Cha cho vài chữ.” (Lại thêm một câu hỏi gửi
đến đấng bậc nhà Đạo ở Sydney nhưng không ghi tên chép tuổi của người hỏi, bởi
thế nên ta cứ coi như thể người viết tự hỏi rồi tự trả lời, cũng không sao).
Đấng bậc ở Sydney, một lần nữa, lại lấy giấy bút ra trả
lời bạn đọc trên báo, rất như sau:
“Sensus fidei”
dịch từng chữ có nghĩa: “Ý-hướng Niềm Tin”, là câu nói được Giáo hội sử-dụng cũng
khá nhiều qua văn-bản khác nhau như sách Giáo-lý chẳng hạn. “Sensus fideli” hoặc
“Sensus fidelium” được diễn-tả như cảm-kích siêu-nhiên về niềm tin, đánh động lên
toàn-thể dân con Chúa” (X. sách Giáo lý Hội thánh Công giáo đoạn 92).
Trước đó, ở đoạn 91 sách này, cũng thấy nói: thánh
Gioan Tin Mừng viết trong đoạn 16 câu 13 lại đã bảo: “Các kẻ tin được san sẻ
mọi hiểu biết cũng như cảm-nhận được sự thật do Chúa mặc-khải. Hội thánh, lâu
nay lĩnh-nhận ơn lành từ Chúa Thánh Thần là Đấng chỉ-thị và dẫn đưa ta đi vào
sự thật. (Sách GLHTCG đoạn 91; Tin Mừng thánh Gioan 16: 13)
Nói đơn-giản, thì: khẳng-định này qui về sự-kiện dân
con trong Đạo được Thánh Thần Chúa hướng-dẫn nên có được ý-hướng về sự thật và việc
phải lẽ trong tin-yêu và luân lý.
Công Đồng Vatican 2 lâu nay vẫn bảo: mọi kẻ tin cùng
mục-tử hướng-dẫn, đều vô ngộ khi họ đồng-thuận với Hội thánh trong các vấn-đề
sự thật, khi bảo rằng: tất cả mọi kẻ tin đều cùng chi thể không bao giờ sai lầm
về tin-yêu. Đặc-trưng này hiện rõ trong cảm-nhận siêu-nhiên về niềm tin (“sensus fidei”) trên mọi cá-thể nói chung từ các vị Giám-mục
cho chí tín-hữu hạng chót hết, tất cả đều biểu-lộ sự đồng-thuận rộng-khắp về vấn-đề
niềm tin và lòng đạo.” (X. Hiến Chế Ánh
Sáng Muôn Dân đoạn 12 và sách GLHTCG đoạn 92)….
Nói rõ hơn, quả quyết như thế không có ý bảo: cá
nhân kẻ tin bao giờ cũng đúng trong những chuyện họ nghĩ; nói khác đi, tức là: tất
cả mọi kẻ tin được mục-tử họ dẫn dắt đều được Chúa Thánh Linh đưa về sự thật…” (X. Lm John Flader, Conditions for sensus fidei, The
Catholic Weekly 17/11/2019, tr. 23)
Để minh
hoạ sự việc này, thiết tưởng ta cũng nên đi vào vùng trời truyện kể để nhớ. Nhớ,
những chuyện làm bạn và tôi, ta vẫn được đấng bậc nhà Đạo diễn tả qua suy-tư ở
bên dưới:
Suy
rằng,
“Tin
Mừng Luca có đoạn kể cuộc tranh-luận về sự sống lại giữa Đức Giêsu và Bè Xađuxê
cho thấy những người này không nghĩ rằng Thiên Chúa có thể và sẽ làm được mọi
thứ hầu biến đổi thế giới ta đang sống cho ra khác. Họ cứ tưởng, chỉ mình họ mới
làm được thế, nên không muốn “chuyện đời sau” xảy ra với chính mình. Họ muốn thế
giới ở yên như xưa vì nay họ đã có đủ mọi quyền “ăn trên ngồi chốc” hơn mọi người.
Hôm nay, những người như bè Xađuxê thấy rất nhiều ở quanh ta.
Họ
là những người muốn Chúa cứ ở trên cao, chốn thiên đường ấy và để mặc họ quản
cai thế trần theo ý họ mà chẳng bị Chúa Mẹ quấy rầy. Họ muốn niềm tin của mọi
người ra ngoài mà sống tự nhiên, riêng tư. Và, họ chỉ muốn quyền bính chính trị
để khống chế cuộc sống của mọi người. Phục sinh, đối với họ, chỉ là biểu tượng
sự việc phải có, có thể có và cần có theo cách khác. Họ chẳng muốn mua lấy ý tưởng
của Chúa, làm gì cho bận tâm, để rồi lại gây tranh luận.
Tranh
luận với Chúa, họ vẫn tìm cách riễu cợt ý-tưởng về Phục sinh, cứ muốn coi đó
như chuyện “ngồi lê đôi mách” chẳng có ý-nghĩa hoặc giá trị gì đối với họ. Họ
nói nhiều, về luật lệ của Lêvi chuyên bảo rằng: Nữ-phụ nào đã lập gia đình mà lại
không có con, đến khi chồng chết thì người em kế phải lấy chị dâu mình để sinh
con mà nối dõi.
Và
đám người theo nhóm bè Xađuxê lại đã phác-hoạ một trường hợp tưởng tượng bảo rằng:
nếu người chị dâu kia sau khi ở với 7 người mà vẫn không có con, rồi cũng chết.
Vậy khi “sống lại”, thì ai là chồng chính thức của chị?
Hỏi
thế có nghĩa: nhóm người này tưởng rằng sự sống lại lúc đó cũng giống như hiện
tại, thôi.
Và
Chúa cho biết: đời sống đã phục sinh lại sẽ khác hẳn cuộc sống hiện tại rất nhiều.
Phục sinh, không phải là quay trở về với lối sống giống như ta đang có bây giờ.
Đó là: ngang qua sự chết và những gì xảy đến ngay sau cái chết, ngang qua đó, để
đi vào một hiện hữu nhập xác rất mới mà sự chết không tài nào sờ chạm được.
Và
như thế, lúc đó, việc có con là chuyện không thích đáng, và thể thức hôn nhân
cũng chẳng thích hợp, tức không thể nào lại có chuyện ăn nằm xác thịt, hết.” (X. Lm Kevin O’Shea, CSsR Lời Chúa Sẻ San, Suy niệm Tin Mừng CN 32 TN năm C, nxb Hồng
Đức 2015)
Chúa
nói: Ngài không tin rằng những người đã quá vãng mới chỉ “chết”: nhưng họ lại sống
sót theo cung cách thực thụ, bởi khi ấy họ đã thực sự thuộc về Chúa, mà Chúa lại
là Thiên Chúa của kẻ sống, nên họ vẫn còn sống, đối với Chúa.
Ở
đây, ta có thể nói về trường hợp của Simôn con ông Giôna mà bảo: một khi anh đã
chết, ta không gọi anh là Simôn con của Chúa, bởi vì anh có cuộc sống mới, trực
tiếp có từ Thiên Chúa của kẻ sống. Và điều đó có nghĩa: mình vẫn thực sự còn sống.
Thế
nên, người Công giáo chúng ta không cầu nguyện cho người chết của họ mà là cầu
cho, cầu với và cầu nguyện ngang qua người thân yêu của mình đang còn sống sót
giống như thế.
Nếu
ta sống sót để đến với Chúa, ở với Ngài và được Ngài chăm sóc cho sau khi chết,
điều này có nghĩa: Chúa vẫn thiết-lập một thế giới mới để ta được hiện hữu-theo
kiểu mới qua xác thể, ở nơi đây. Đó là xác-thể có Thánh-Linh trợ-lực, chứ không
chỉ sống còn theo nghĩa tinh thần, mà thôi. Ta cũng không biết xác-thể mới
trông giống gì.
Hỏi
như thế cũng không mấy thích-hợp. Hỏi như thế không theo nghĩa vũ-trụ-quan nhưng
theo cách chính-trị. Thế giới mới, rày sẽ khác và tốt hơn.
Thế
giới mới, là thế giới của tự do, công bằng đầy yêu thương. Thế giới mới, là thế
giới trong đó người nghèo khó, thấp hèn sẽ không nghèo và cũng chẳng còn khó.
Mà là, thế giới trong đó con người có uy-lực thực sẽ không tồn-tại và không hiện-hữu
để làm hại bất cứ ai.
Nhóm
Xađuxê và người La Mã không còn luẩn quẩn ở bên cạnh nữa, nhưng sẽ lại xuất
hành nữa, để rồi, một lần nữa, Chúa lại nghe tiếng vãn-than từ dân con Ngài
đang đau khổ và Ngài đến cứu ngay tức thì.
Đây
là cuộc trở về khác rất mới từ nơi lưu lạc, theo nhiều cách. Thiên Chúa, là Đức
Chúa của tự do. Là, Đấng cứu độ và là Chúa của mọi cách mạng qua đó Ngài đối đầu
sự chết với tin lành loan đi sẽ có thế giới mới trong đó sự chết không còn chỗ
đứng. Thiên Chúa giáp mặt với mọi người có uy-lực để lãnh nhận sự sống tràn đầy
từ người khác, cùng tin tức loan báo rằng mọi sự xấu sẽ đuợc chỉnh sửa để nên tốt.
Mọi đớn đau được lành lặn và dân con mọi người sẽ ở đó. Thiên Chúa không là
Chúa của bè nhóm Xađuxê, cũng không là Chúa của đế quốc La Mã.
Chẳng
thế mà, người Xađuxê và La Mã không thể ở vào địa vị của Chúa để nói về Phục
sinh quang vinh. Họ vẫn muốn có uy quyền, để cai trị thế gian. Họ chẳng muốn mất
đi thế lực mình vẫn có. Nên Chúa nói: họ sẽ mất tất cả, bởi loại hình thế giới
của họ sẽ không bao giờ có nữa. Họ lại chọn loại hình sai trái về thế giới do
mình tạo mà thực tế lại khác hẳn. Thế giới mà người nghèo khó lâu nay vẫn đợi
chờ.
Phục
sinh không có nghĩa như một miêu tả sự thể xảy đến cho mỗi người sau khi chết.
Điều này không chỉ nói: Chúa đã sống lại, thế nên ta sẽ lên thiên đàng khi chết
đi sẽ về với Chúa. Mà là Chúa mang đến thế giới mới này bằng việc lật ngược/thay
đổi tận gốc rễ thế giới ta đang sống. Tin Mừng có ý nói: Chúa đã sống lại rồi,
thế nên tạo vật mới đã bắt đầu.
Ý
Tin Mừng nói: Chúa đã sống lại thật, nên ta được ủy thác ra đi mà thiết lập thế
giới mới đã khởi sự đến gần, ngay tại đây, bây giờ, và có trước cho mọi người.
Ta có bổn phận để cho sự sống lại biến ta trở thành những nhà cách mạng biết chối
từ nhượng bộ những gì đã hiện hữu.
Mọi
người, cả nam lẫn nữ, đã ở vào “cuộc chơi” cũng đủ để nói rằng: những gì là sai
quấy trong thế giới của ta đã chết, và thế giới mới của Chúa đã khởi sự. Thế giới
mới này không chỉ mang tính linh thiêng, nhưng là chính trị. Không phải xảy ra
trong tương lai, mai ngày, mà đã có ngay lúc này rồi.
Thông
điệp của Chúa về sự sống lại phải là niềm khích lệ và hy vọng to lớn đối với
ta. Thông điệp ấy nói cho ta biết những gì đang xảy ra ở đâu, khi nào. Thông điệp
còn nói cho ta biết rằng: cả cái chết lẫn mọi kỳ thị và rào cản không thể chặn
đứng bước tiến của ta đi vào thế giới mới.
Đi dần vào phần kết, tưởng cũng nên trích lại câu
nói của Đấng Thánh Hiền ở Tin Mừng như sau:
“Quả thật, họ không thể
chết nữa,
vì được ngang hàng với các thiên thần.
Họ là con cái Thiên Chúa,
vì là con cái sự sống lại.
Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy,
thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy
trong đoạn văn nói về bụi gai,
khi ông gọi Đức Chúa
là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham,
Thiên Chúa của tổ phụ Isaác,
và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp.
Và Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết,
nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống,
vì đối với Ngài,
tất cả đều đang sống."
(Lc 20: 36-38)
Quả thật rất đúng. Tất cả đều đang sống. Sống hùng,
sống mạnh, sống vững chãi suốt đời người.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng
muốn sống đẹp,
sống
oai-hùng
thật
như thế.
No comments:
Post a Comment