Friday, 22 November 2019
“Nhớ em hạt bụi đời hư vô”
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 34 thường niên
năm C 24/11/2019
“Nhớ em hạt bụi đời
hư vô”
Còn tương tư hỏi sông núi cũ
Giữa mùa thu em nhớ gì
Giữa mùa thu em nhớ gì.”
(Thơ:
Du Tử Lê/Nhạc: Đăng Khánh – Lệ Buồn Nhớ
Mi )
(Lc
17: 5-6)
Nhớ
gì không nhớ, sao giòng “lệ buồn” chỉ nhớ mỗi “mi” cong chứ không phải con “mắt”?
Kể ra thì, người nghệ sĩ đôi lúc cũng chỉ nhớ những “cái” chứ nào nhớ những
“con”, như: con mắt, con ngươi, hoặc con người. Thật cũng buồn!
Thôi
thì, bạn và tôi đây có nhớ gì thì nhớ, nhiều lắm cũng chỉ mỗi câu hát trữ-tình ở
dưới, những bảo rằng:
“Cành xương tháng chín
ký ức âm u
Mưa mù tháng Giêng hồn
cây phong úa
Đâu nắng hôm xưa mưa buồn
cuối trời
Dấu chân nghìn dặm vàng
sau lưng
Vàng đôi môi mùa em thu
tím
Giữa quạnh hiu tôi cúi
chào
Giữa quạnh hiu tôi cúi
chào
Trăm năm đã thẹn biển
sông vực sâu
Bầy chim thương tích buồn
khâu áo người
Trăm năm vẫn đợi môi
nhơ' tàn phai
Bàn chân nhớ đất lệ buồn
nhớ mi
Rừng mưa tháng chín môi
tóc em đâu
Nỗi buồn sớm mai mùi
hương đã chết
Dấu tích năm xưa môi lạnh
tiếng cười
Nhớ em hạt bụi đời hư vô
Còn tương tư hỏi sông
núi cũ
Giữa mùa thu em nhớ gì
Giữa mùa thu em nhớ gì”.
(Du Tử Lê/Đăng Khánh – bđd)
Thật
ra thì, “Lệ buồn nhớ mi” và hoặc “Giữa mùa thu em nhớ gì”, là lời ca, câu
hát cũng rất buồn. Mà khi đã buồn rồi, thì hát thế nào mà chẳng được. Nhà Đạo mình
cũng thế, hễ đã buồn và mệt rồi ắt hẳn sẽ có tình-tự hoặc ý-nghĩ tương-tự những
điều mà người mình vẫn “trần tình” câu hỏi/đáp ở bên dưới:
“Hỏi và đáp, rất như
sau:
Thưa Cha,
Vừa
qua, đọc bài cha viết trên Tuần Báo Sydney hôm trước đề cấp đến “Tính cách của
Niềm Tin” con thấy rất hay, nên đã chuyển cho người bạn để đọc cho biết, anh
bèn bảo con: Tòa thánh vừa đưa ra một tài-liệu cũng bàn về chuyện này, cách đây
không lâu. Nếu điều anh nói là đúng, thì xin Cha viết thêm vài ba chi-tiết nữa để
con có được ý-niệm tốt về Tòa thánh La Mã. Mong Cha hồi-âm.” (Vấn nạn từ một độc giả trung-thành của
Tuần báo The Catholic Weekly không đề tên)
Có nhớ
đề tên hay không, thì cha/cố nhà mình cũng cứ nhanh chóng phản-hồi, rồi còn
thêm thắt những điều sau đây:
“Tài-liệu
anh/chị vừa nói, có tựa đề là “Sensus
fidei” vốn đề-cập đến đời sống Giáo-hội”
được Ủy ban Tín-Lý Giáo-Điều đưa ra hồi năm 2014. Hôm nay, tôi sử-dụng văn-bản này
để bàn về diễn-tiến lịch-sử vốn tác-thành văn-bản này; kỳ tới, tôi sẽ bàn kỹ
hơn, cũng một đề-tài như thế.
Một
trong các ý-tưởng làm nền cho đề-tài này, là rút từ Thư thứ Nhất của thánh
Gioan trong đó có viết: “Phần anh em, anh em nhận được dầu, do tự Đấng Thánh, và
tất cả anh em đều được ơn hiểu biết”; và ở đoạn khác lại thấy viết:
“Phần
anh em, dầu mà anh em lãnh nhận từ Đức Kitô ở lại trong anh em, và anh em chẳng
cần ai dạy dỗ nữa. Nhưng vì dầu của Ngài dạy dỗ anh em mọi sự -mà dầu ấy dạy sự
thật chứ không phải sự dối trá-, thì theo như dầu ấy đã dạy anh em, anh em hãy ở
lại trong Ngài.” (Thư thứ I thánh Gioan 2: 20, 27)
“Kết
cuộc là, mọi tín-hữu đều có khả-năng tin vào sự thật được ghi ở Tin Mừng khiến
họ hiểu biết và hỗ-trợ cho tín-điều và phần thực-hành giáo-lý của Đạo Chúa đồng
thời loại bỏ những gì sai trái. Văn-bản đây còn viết thêm: “Khả-năng
siêu-nhiên, nội-tại nối-kết với quà tặng niềm-tin được nhận qua việc thông phần
với Giáo-hội gọi là “Sensus fidei” có năng-quyền giúp đỡ Kitô-hữu làm tròn ơn gọi
trở thành tiên-tri.” (Sđd
đoạn 2)
Ngay
từ thế kỷ đầu đời, các Giáo phụ và thần-học-gia trong Hội thánh đã xem xét
toàn-bộ niềm tin của Giáo-Hội, tức: tin-tưởng một cách phổ-quát về điều gì đó ở
niềm tin, hầu nắm chắc đó là trọng-điểm phân-định nội-dung đích-thực của truyền-thống
có từ các tông-đồ. Các Giáo-phụ đã bác bỏ những sai lạc của bè nhóm sai lạc bằng
việc kêu gọi đi vào niềm tin và thực-hành của mọi Giáo-hội.
Khởi
từ Tertulliô đến Augustinô, rồi Vinh Sơn thành Lerins, vv. tất cả đều đề-nghị một
qui-luật chắc nịch qua việc kỳ-vọng vào niềm tin được mọi người duy-trì ở khắp chốn.
(X. Commonitorium đoạn II, câu 5).
Nhằm
giải-quyết các tranh-cãi trong vấn-đề này, các Giáo-phụ kêu gọi không chỉ nhắm
đến những gì được ta tin tưởng, mà cả đến những điều được mọi người thực-thi.
Thế nên, thánh Giêrônimô đã biện-minh cho việc cung kính các dấu-tích để lại ngang
qua việc qui về việc thực hành chung của các Giám-mục và giáo-dân. Thánh
Êpiphanô lại cũng biện-hộ cho tính-cách đồng trinh của Mẹ Maria bằng cách hỏi
xem xưa nay có ai từng kêu tên Mẹ mà không thêm chữ “Đức Nữ Trinh” ở trước
không?...
Tựu
trung, rõ ra có thể bảo rằng: “sensus
fidei” là niềm tin của toàn thể Giáo-hội
chứ không phải một dúm các kẻ tin mà thôi.” (X. Lm John Flader, The Faith of all, not a few The Catholic
Weekly, ngày 10/11/2019 tr.23)
Nói nào
ngay, các đấng bậc Đạo mình bao giờ cũng đặt vấn-đề thành chuyện trước/sau,
trên/dưới đâu ra đó. Còn, với người thường ở ngoài đời, thì: mọi chuyện “trên
trời/dưới biển” chỉ nên xem cho vui, rồi thôi. Đã mấy ai đem ra mà trấn-áp người
đọc hoặc người nghe, cho ra nhẽ.
Với
bạn đọc luôn theo dõi các trang “Phiếm” như ở đây, chuyện gì rồi thì cũng đâu vào
đó, sẽ được giải-quyết tốt đẹp, để mọi người còn sống. Sống vui, sống mạnh sống
oai hùng như con người ở mọi thời, mỗi thế thôi.
Con
người ở đời, lại vẫn xét chuyện trong/ngoài nhà Đạo bằng các truyện kể để đời
mà thôi. Truyện kể ở đây, là những truyện “đáng kể” như của Guy De Maupassant khiến ta phải lưu-tâm để
ý một lần rồi thôi, cũng không sao.
“Truyện rằng,
“Ngày
nọ ở Mônacô có một gã đàn ông, trong lúc nóng giận đã đánh chết vợ. Tội phạm bị
kết án tử hình. Phải hành quyết ngay, nhưng ngặt vì xứ này lại không có đao phủ
và máy chém. Làm sao bây giờ? Viên bộ trưởng Ngoại giao tâu lên Hoàng Thái Tử
nên nhờ Pháp hay Ý giúp. Chính phủ Pháp trả lời: “Số tiền thuê đao phủ và máy
chém là mười sáu ngàn quan”. Hoàng Thái Tử bảo tên tội phạm này không đáng phải
tiêu đến số tiền lớn như vậy.
Họ
bàn, chỉ cần một tên lính xoàng cũng có thể làm được việc này. Nhưng viên tướng
lại trả lời rằng: “Ông chưa từng dạy lính của mình chặt đầu người khác bao giờ.”
Do
vậy, ngài bộ trưởng đề-nghị chuyển từ án tử-hình xuống chung-thân. Khốn nỗi, ở
Mônacô không có nhà tù, nên lập tức phải xây một phòng giam và bổ nhiệm một
viên cai ngục.
Sáu
tháng sau mọi việc đều xong. Tên tù ngủ vùi suốt ngày trong buồng, còn viên cai
ngục bắc ghế ở cửa, ngồi ngắm khách bộ-hành.
Hoàng
Thái Tử là người biết tính toán: ngài thấy tên tù và viên cai ngục ngốn một khoản
không nhỏ trong ngân-sách quốc-gia. Ngài quyết định bãi-chức viên cai ngục, tạo
điều-kiện cho tên tù tẩu-thoát.
Viên
cai ngục đã bị thải, nên ngày hai bữa, anh đầu bếp trong cung đành phải đều đặn
mang cơm đến cho tên tù.
Rồi
một hôm, người ta quên mang đồ ăn, tên tù mò vào tận bếp và từ đó, hàng ngày hắn
đến ăn chung với những người phục-dịch trong cung.
Cơm
trưa xong, hắn làm cuộc dạo mát nho nhỏ rồi mới trở về phòng giam, tự khóa trái
cửa lại, rồi nghỉ.
Một hôm, người ta bảo thẳng
với hắn hãy rời khỏi Mônacô. Tên tù khước từ và nói:
-Tôi
không có gia đình. Tôi không có tiền. Tôi là kẻ phạm tội. Tôi bị kết án tử
hình. Các ông đã không xử tôi. Tôi chưa buồn nói. Hôm nay, các ông lại định đuổi
tôi khỏi xứ này. A! Đừng hòng. Tôi là thằng tù. Thằng tù của các ông. Chính các
ông đã xét xử và kết tội tôi. Tôi cứ ở đây.
Lúc
ấy, người ta phải thương-lượng với tên tử tù, bằng cách trợ cấp cho hắn sáu
trăm quan để ra sống ở nước ngoài.
Hắn
chấp-nhận. Hiện nay hắn sống trong một căn nhà nhỏ, có vườn tược, cách Mônacô
năm phút đi bộ, sinh-hoạt khá sung-túc trên mảnh đất do chính hắn canh-tác và
khinh thường vua chúa.” (Trần Xuân dịch từ Nguyên bản tiếng Pháp: “Le prisonnier de Monaco” trong Belles pages de la littérature francaise.)
Đấy
thấy không? Tên tử tù đã “sinh-hoạt sung-túc trên mảnh đất do chính hắn
canh-tác và (nhất là) dám “khinh thường” vua chúa. Những tưởng rằng, “khinh thường
vua chúa” mới là tội tày trời, đáng xử tử, cơ chứ! Cuối cùng, tất cả chỉ là
chuyện vòng vo tam quốc, cứ quay tròn mãi chẳng làm giải quyết cho phải đạo.
Đấy
thấy không? Cuộc đời người cũng có những điều oái oăm, trái khoáy khiến ta và
người nghĩ mãi không ra một giải-pháp. Thành thử, cứ thế ta đi vào vùng trời
truyện kể để thư-giãn cho những ngày tháng sắp tới, có thể còn “căng” hơn. Vào
đây rồi, mới thấy nhiều truyện kể còn phức-tạp hơn, khiến ta, một lần nữa, lại
suy-nghĩ cho lung đến độ cứ phải kể và kể những truyện như sau:
“Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…
Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi
viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự
xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không
rảnh để quan tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.
Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình
một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các
loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí
xung quanh cũng rất đẹp.
Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định
không đủ trả. Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng
không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để
dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì
mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn
chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.
Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu,
rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ
dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng
chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái.
Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là
ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá
sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy
bình.
Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu
nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy
phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi
cũng thấy phát rầu!
Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ,
một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một
bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích
lũy.
Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những
của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…
Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng
một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt
lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.
Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm
đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch
sử.
Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem
cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất
giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải
của họ!
Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút,
dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm
việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!
Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng,
nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu
lại chẳng dùng được bao nhiêu.
Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với
những bảo bối tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn
bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm
bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không
dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng: “Chỉ còn lại
trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!”
Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài
bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách
chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo
chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn
có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!
Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi! Tôi đi rồi,
từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này!
Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở
một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả
thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng
đều phải trả lại cho thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người
thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu
thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp. (Tuệ Tâm - theo tinhhoa. Net)
Nói
cho cùng, tất cả chỉ như thế. “Lệ buồn nhớ
mi” cũng chỉ như thế hoặc hơn thế, mà thôi. Bởi, trong cuộc đời, kẻ trước
người sau, rồi cũng theo đường mòn của người đi trước, rặt thế thôi.
Rặt
như thế, là những gì đấng thánh hiền nhà Đạo đã từng bảo ban thời buổi trước,
mà rằng:
“Các Tông Đồ thưa với
Chúa Giêsu rằng:
"Thưa Thầy, xin
thêm lòng tin cho chúng con."
Chúa đáp:
"Nếu anh em có lòng
tin lớn bằng hạt cải,
thì dù anh em có bảo cây
dâu này:
"Hãy bật rễ lên, xuống
dưới biển kia mà mọc",
nó cũng sẽ vâng lời anh
em.”
(Lc 17: 5-6)
Trần Ngọc Mười Hai
Nay nhận thấy:
có quyết tâm sống Lời
Chúa hay không
đều tùy mỗi người và mọi
người ở đời.
mỗi thế thôi.
mà thôi.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment