Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 33 thường niên
năm C 17/11/2019
“Một ngày tình bỗng
khói sương”,
Tôi về gom chút tàn hương cuối trời
Hồn sầu mộng giấc chơi vơi
Tàn canh quạnh vắng trăng rời phố khuya.”
(Phạm Anh Dũng & Phạm Ngọc – Tình Bỗng Khói Sương)
(Lc
20 : 33-38)
Cứ như
tình-tự của bài hát viết ở trên, thì có lẽ chẳng còn ai muốn có được thứ
tình-tiết như thế. Thế nhưng, hãy để nghệ-sĩ nhà mình trải dài thêm vài ba
tâm-tư cùng tình tự như bên dưới, vẫn hát rằng:
“Một
ngày em đã xa tôi
Đường mây hướng gió xa xôi ngàn trùng
Quanh tôi là cõi thinh không
Tìm đâu lại áng mây hồng vụt bay
Một ngày em bỏ nơi này
Công viên ghế đá giăng đầy bụi mưa
Và Thu cũng sớm sang mùa
Hoang mang cành lá vàng úa trên đường.”
(Phạm
Anh Dũng & Phạm Ngọc – bđd)
Ở
ngoài đời, nghệ sĩ nhà mình thường hát thế. Vẫn cứ hát những điều nghe ra buồn
rười rượi thế nhưng có người lại vẫn thích thú. Còn nhà Đạo mình thì sao? Có
chăng bạn Đạo nào đó lại thích những chuyện ‘tréo cẳng ngỗng’, như thế không? Hỏi,
thì hỏi thế chứ cũng nên xem nhà Đạo mình ở đây đó nói thế nào về tình hình người
đi Đạo và giữ Đạo trên thế-giới với lời nhắn nhủ những bảo rằng:
“Mới đây Đức Phanxicô từng bảo rằng:
“Chuyện hàng giáo sĩ lạm dụng tình dục đang tẩy uế con người chúng ta; và nỗi
đau buồn về những tai tiếng trên toàn thế-giới giúp Giáo hội khởi đầu cải tổ
chính mình.
Trong
buổi nói chuyện với các linh-mục thuộc giáo-phận Rôma ngày 07/3/2019, Đức
Phanxicô lại cũng nói: “Chúng ta có thói quen hối hận một cách khiêm tốn các lầm
lỡ của mình, qua động-tác lặng thinh rồi khóc lóc khi đặt mình ở hai tình-huống;
một là, thấy rõ tầm mức lớn lao của lầm lỡ và sự cao cả khôn lường khi Chúa thứ
tha mọi lỗi lầm của ta. Hối-hận một cách khiêm nhượng khiến ta bắt đầu trở nên
thánh-thiện.
Trong
buổi gặp gỡ các linh mục vào ngày chay kiêng hôm 07/3/2019 Đức Phanxicô đã khởi
sự buổi nguyện-cầu ăn-năn hối-cải và xưng thú cá-nhân diễn ra tại nguyện đường
thánh Gioan Latêranô ở Rôma thuộc giáo-phận Rôma. Trong buổi nói chuyện khá dài
về chức linh-mục và sự tha thứ, Đức Giáo Hoàng ghi nhận là đang có khủng hoảng
lạm dụng tính-dục nơi hàng giáo sĩ và việc này tác-động lên các linh-mục một cách
đặc biệt.
Ngài
nói: “Tội làm ta biến dạng và bẽ mặt khi ta hoặc một người anh em linh-mục hoặc
giám mục của ta, thì tội ác đưa ta xuống đáy vực đồi bại, rữa nát hoặc tệ hơn nữa,
tàn phá sự sống của người khác tựa hồ chuyện lạm dụng tình dục con trẻ.
Đức
Giáo Hoàng còn tuyên bố ngài xác tín rằng các vụ lạm dụng tình dục cuối cùng
ra, vẫn là công việc của ác thần. Ngài nói rõ: “Dù sao đi nữa, anh chị em cũng
chớ nản lòng. Thiên-Chúa đang tẩy rửa hiền-thê của Ngài là Giáo-hội và Ngài
cũng đang hoán-cải ta đưa tất cả mọi người về lại với Ngài. Thiên-Chúa đưa ta
vào chốn thử-thách để ta hiểu ra rằng: không có Ngài, ta chỉ là cát bụi mà
thôi.
Đức
Phanxicô lại cũng cho biết: Thiên-Chúa đang tái-tạo nét kiều diễm nơi hiền thê
của Ngài đang ngỡ-ngàng trong cuộc tình đặc-biệt cách ngoại thường. Đức Giáo
Hoàng tập trung buổi nói chuyện của ngài vào truyện Xuất Hành qua đó Thiên-Chúa
đào luyện dân con của Ngài, giáo-dục họ, gọt giũa rồi đưa họ vào đất miền lành
thánh Ngài hứa ban cho họ. Đức Giáo Hoàng lại cũng nhấn mạnh rằng Thiên Chúa buộc
lòng phải dạy cho dân con của Ngài tính khiêm nhượng để họ biết Ngài là Thiên
Chúa rồi từ đó hoàn toàn phó thác nơi Ngài.
Đức
Phanxicô cũng nói: khi người Do-thái-giáo xưa đúc bò vàng để thờ, đã xảy ra tiến-trình
hóa-giải khá bền-bỉ và dân con mọi người được dạy cho biết Thiên Chúa là Đấng vừa
đe nẹt vừa ủi an hết mọi người để họ biết hậu quả của việc làm sai quấy và Ngài
quyết định quên đi mọi lỗi tội của họ rồi còn xoa dịu các vết thương do Ngài
giáng phạt.
Thiên
Chúa dọa bỏ rơi dân con của Ngài và Ngài để họ trải nghiệm những cực hình họ có
thể chịu để biết rằng không có Ngài giúp đỡ, thì mọi sự chẳng là gì cả. Đức
Phanxicô còn nói rõ: “Mọi người chúng ta đều cảm-nghiệm điều này, cả những khoảnh
khăc xấu xa, tồi tệ của tình-trạng âu sầu về tinh-thần nữa.”
Thế
nhưng, Thiên Chúa luôn quay về ban phép cho dân con của Ngài học biết kính sợ tình
trạng bất-lực của họ, tính tinh-quái của họ và cả đến cung-cách họ xử thế, tức
nói một đằng làm một nẻo.
Việc
xưng thú đối với hàng ngũ linh-mục cũng như bất cứ giáo-dân nào khác là khoảnh
khắc quay về đối diện với sự yếu đuối của chính mình mà trở nên lương thiện và
nói to cho mọi người biết con người đã lỗi phạm đến độ nào. Việc này tựa hồ cởi
bỏ mặt nạ che khuất diện mạo của chính mình hoặc những gì người đời thường tô vẽ
lên đó hoặc che kín nó để không ai thấy được sự xấu xa của mình.
Và
cuối cùng, Đức Phanxicô còn quả quyết với các linh-mục có mặt ở Rôma hôm ấy rằng:
các ngài đừng kỳ-vọng là mọi người hiểu mình, chấp nhận và cảm kích mình,
nhưng hãy tin tưởng vào sự dẫn dắt của
Thiên Chúa là Đấng đang làm rất nhiều sự vào thời này. Ngài đang mở rộng tâm
can của ta và đặt ta vào công cuộc phục vụ Lời nói mang tính giải hòa của Ngài.”
(X. Cindy Wooden, Abuse purifying us, The Catholic Weekly
13-10-2019).
Để
minh họa cho điều vừa định-vị, ta cũng nên thêm một truyện nữa cho “thấm” hơn,
mà rằng:
|
|
|
|
|
“Có thanh niên nọ lúc nào cũng tự trách mình không
gặp thời gặp thế, bởi vậy mặt mày cứ ủ rũ mãi thôi. Bỗng, có cụ già đi qua thấy
vậy bèn hỏi nhỏ:
-Này bạn trẻ, sao bạn lại không thấy mình hạnh phúc chứ?
Người trẻ đáp:
-Cháu cũng không biết tại sao cháu cứ nghèo/hèn mãi như thế này.
Cụ già thành thật nói:
-Nghèo ư? Cháu rất giàu thì có!
Cụ lại hỏi:
-Nếu ta chặt một cánh tay của cháu và rồi trả 50
triệu tiền bồi thường cháu có chịu không?
Người thanh niên đáp:
-Không đâu, thưa cụ.
Cụ già lại hỏi:
-Nếu ta lấy đi hai con mắt của cháu và trả 500 triệu, cháu vẫn không
chịu chứ?
-Không bao giờ thế đâu, thưa cụ.
Và rồi, cũ già lại hỏi tiếp:
-Nếu ta làm cho cháu trở-thành ông cụ già như ta và
trả 50 tỷ đền bù, cháu chịu không?
-Thưa, cũng không luôn.
-Giả như ta làm cho cháu chết đi và trả cháu 50 tỷ đền bù, cháu có chấp
nhận
không?
-Không. Cậu thanh niên vẫn quả quyết.
Cụ già ôn tồn nói:
-Như thế là, cháu có cả khối tài sản hơn 50 tỷ rồi,
sao cháu không vui chút nào hết vậy?
Người thanh niên bỗng lặng thinh, cậu hiểu ra được tất
cả... Cậu là người hạnh phúc và giàu có không kém ai.
Nếu một mai thức dậy, bạn được phép hít thở tự do,
đó là bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người từng rời bỏ thế gian trong tuần
này...
Giả như bạn chưa từng trải qua các mối hiểm nghèo của
chiến tranh, nỗi thống khổ của đói kém, cả đến cô độc của tù đày, thì bạn đã
hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế gian này!
Nếu bạn còn có đủ thức ăn, trên người lại có quần
áo mặc có nhà để ở, thì bạn đã giàu có hơn 70% số người hiện-hữu trên thế giới
này rồi còn gì nữa?
Nếu bạn được tự do, an toàn dự một lễ-hội mà không
bị ai quấy rầy, bức bách thì bạn đã hạnh-phúc hơn 7 tỷ người sống trên trái
đất...
Nếu bạn có thể mỉm cười, trong người lại tràn ngập đủ mọi tâm tư thì bạn đã
thực sự là người hạnh phúc nhất rồi. Bởi lẽ, mọi người sống trên thế giới đều
có thể làm thế, nhưng họ vẫn không làm.
Nếu bạn đọc được những giòng chữ viết nơi đây, thì
bạn đã hạnh phúc hơn 2 tỷ người không biết chữ trên thế giới...
Vậy, hãy thử nghĩ xem, có điều gì khiến bạn không thấy
hạnh phúc đây? (Nguồn: ST sưu tầm)
Thật
ra thì, có những điều được ST và bạn bè ở đây đó sưu tầm cho mình đọc, thì đó
cũng là một phúc hạnh không nhỏ, chứ chẳng chơi! Còn gì hạnh phúc bằng, luôn có
ai đó quan-tâm chăm sóc mình bằng nhiều cách. Cả đến phương-cách lý-luận, kể lể
những chuyện trong nhà ngoài ngõ suốt cuộc đời, hệt như câu chuyện về đấng bậc
nọ cũng luôn quan-tâm không đến những chuyện của bạn và của tôi, sau đây:
“Nếu
ta vẫn sống sót để đi đến Chúa, ở với Chúa và được Chúa chăm sóc cho mình sau
khi chết, điều này có nghĩa: Chúa đang thiết-lập một thế giới mới và ban cho ta
một hiện hữu theo kiểu mới nơi xác thể, ở thế giới này. Đây là thứ xác-thể có
uy-lực của Thánh-Linh, chứ không chỉ là sự sống còn theo nghĩa tinh thần, đâu.
Ta cũng không thể biết xác-thể mới này trông giống gì. Các câu hỏi như thế
không thích-hợp. Câu hỏi thực sự không mang tính vũ trụ quan mà có tính cách
chính-trị. Thế giới mới này sẽ khác hẳn và tốt đẹp hơn.
Thế
giới mới ấy sẽ là thế giới của tự do, công bằng, bình yên và thương yêu. Thế giới
đó, sẽ là thế giới trong đó người nghèo khó, thấp hèn không còn khó nghèo và
hèn kém nữa. Mà là, thế giới trong đó con người có uy-lực hiện thời sẽ không
còn và không thể hiện hữu để rồi có thể làm hại một ai nữa. Đám người như nhóm
bè Xađuxê và người La Mã sẽ không còn loanh quanh luẩn quẩn ở cạnh nữa, mà đây
lại là một cuộc xuất hành mới, theo đó, một lần nữa Chúa lại nghe tiếng vãn
than của dân con Ngài đang đau khổ và Ngài đến tiếp cứu.
Đây
là cuộc trở về mới từ nơi lưu lạc, theo đủ cách. Thiên Chúa là Chúa của tự do.
Là, Đấng cứu độ và là Chúa của mọi cách mạng qua đó Ngài đối đầu sự chết với
tin lành loan đi sẽ có thế giới mới trong đó sự chết không còn chỗ đứng. Thiên
Chúa giáp mặt với mọi người có uy-lực để lãnh nhận sự sống tràn đầy từ người
khác, cùng tin tức loan báo rằng mọi sự xấu sẽ được chỉnh sửa để nên tốt. Mọi đớn
đau được lành lặn và dân con mọi người sẽ ở đó. Thiên Chúa không là Chúa của bè
nhóm Xađuxê, cũng không là Chúa của đế quốc La Mã.
Chẳng
thế mà, người Xađuxê và La Mã không thể ở vào địa vị của Chúa để nói về Phục
sinh quang vinh. Họ vẫn muốn có uy quyền, để cai trị thế gian. Họ chẳng muốn mất
đi thế lực mình vẫn có. Nên Chúa nói: họ sẽ mất tất cả, bởi loại hình thế giới
của họ sẽ không bao giờ có nữa. Họ lại chọn loại hình sai trái về thế giới do
mình tạo mà thực tế lại khác hẳn. Thế giới mà người nghèo khó lâu nay vẫn đợi
chờ.
Phục
sinh không có nghĩa như một miêu tả sự thể xảy đến cho mỗi người sau khi chết.
Điều này không chỉ nói: Chúa đã sống lại, thế nên ta sẽ lên thiên đàng khi chết
đi sẽ về với Chúa. Mà là Chúa mang đến thế giới mới này bằng việc lật ngược/thay
đổi tận gốc rễ thế giới ta đang sống. Tin Mừng có ý nói: Chúa đã sống lại rồi,
thế nên tạo vật mới đã bắt đầu. Ý Tin Mừng nói: Chúa đã sống lại thật, nên ta
được ủy thác ra đi mà thiết lập thế giới mới đã khởi sự đến gần, ngay tại đây,
bây giờ, và có trước cho mọi người. Ta có bổn phận để cho sự thật về “sự sống lại”
biến ta trở thành những nhà cách mạng biết chối-từ nhượng-bộ những gì đã hiện-hữu.
Mọi
người, cả nam lẫn nữ, đã ở vào “cuộc chơi” cũng đủ để nói rằng: những gì là sai
quấy trong thế-giới của ta đã chết, và thế-giới mới của Chúa đã khởi-sự. Thế giới
mới này, không chỉ mang tính linh-thiêng, nhưng còn có nghĩa chính trị. Không
phải chỉ xảy ra trong tương lai/ mai ngày, nhưng đã xảy đến ngay lúc này rồi.” (X. Lm Kevin O’Shea, DCCT Suy tư Tin Mừng
CN 32 thường niên năm C, Lời Chúa Sẻ San)
Tất
cả, lại đã quay về với ý-nghĩa của phụng-vụ lời Chúa hôm nào đó vẫn cứ quay về
với ý-nghĩa đích thực về “Sống lại” và về sự sống rất mới, ở trần gian hôm nay.
Tất cả đã như lời nhắn nhủ của Đấng thánh hiền từng bảo ban trong thánh kinh,
mà phán rằng:
“Những ai được xét là đáng hưởng phúc đời
sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật,
họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái
Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì
chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức
Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham,Thiên Chúa của tổ phụ Isaác, và Thiên
Chúa của tổ phụ Giacóp. Mà Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là
Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Ngài, tất cả đều đang sống."
“Tất cả đều đang sống”. Không những thế, họ và ta vẫn đang
sống mạnh, sống vững chãi và hiên ngang như bao giờ. Đó là sự thật rõ như ban
ngày, ai cũng thấy. Thế mới lạ!
Và
điều lạ đây, cứ thấy xảy ra đều đều và mãi mãi trong đời mình, như câu truyện
kể có đầu đề “Xin
hãy cho nhau nụ cười” ở bên dưới vẫn chứng minh một điều hệt
như thế:
Truyện rằng:
“Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ
cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện.
Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống
mà không cần đến nụ cười của người khác.
Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu
cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có
khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.
Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười.
Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình.
Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái.
Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu.
Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó
không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà
nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người
không bao giờ biết cười..
Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là
phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm
tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười".. Không biết đây là một
tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện,
Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể
bị xử bắn như nhiều người khác.
Ông viết:
-Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố
gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng
chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù.
Tôi gọi:
-Xin lỗi, anh có lửa không?.
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào
mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn
làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một
đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim
con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải
mỉm cười đáp lại. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi
và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà
chỉ là một con người.
Anh ta hỏi tôi:
-Anh có con chứ?"
Tôi đáp:
-Có và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình.
Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa
con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhoà
lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta
cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi
buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự
do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ
cười".
Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên
dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn
còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng
còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau.
Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười,
thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món
quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra
lời khuyên chân thành: "Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng,
với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn
lớn lên trong tình yêu của nhau..." (ST sưu tầm)
Và, để minh họa cho
câu chuyện nói ở đây, tưởng cũng nên trở về với ca-từ những hát rằng:
“Một
ngày tình bỗng khói sương”,
Tôi về gom chút tàn hương cuối trời
Hồn sầu mộng giấc chơi vơi
Tàn canh quạnh vắng trăng rời phố khuya.
“Một
ngày em đã xa tôi
Đường mây hướng gió xa xôi ngàn trùng
Quanh tôi là cõi thinh không
Tìm đâu lại áng mây hồng vụt bay
Một ngày em bỏ nơi này
Công viên ghế đá giăng đầy bụi mưa
Và Thu cũng sớm sang mùa
Hoang mang cành lá vàng úa trên đường.”
(Phạm
Anh Dũng & Phạm Ngọc – bđd)
Và lời Kinh thánh làm bằng
cho việc ấy, lại đã thấy ở Tin Mừng sau đây, những bảo rằng:
"Con
cái đời này cưới vợ lấy chồng,
chứ
những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau
và
sống lại từ cõi chết,
thì
không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.
Quả
thật, họ không thể chết nữa,
vì
được ngang hàng với các thiên thần.
Họ
là con cái Thiên Chúa,
vì
là con cái sự sống lại.
Còn
về vấn đề kẻ chết trỗi dậy,
thì
chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai,
khi
ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham,
Thiên
Chúa của tổ phụ Isaác,
và
Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp.
Mà
Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết,
nhưng
là Thiên Chúa của kẻ sống,
vì
đối với Ngài,
tất
cả đều đang sống."
(Lc
20 : 33-38)
Lời Chúa
hôm ấy, thì như thế. Còn, lời của người đời hôm nay, sẽ như câu truyện sau đây:
“Hôm ấy, lễ xong có một nữ phụ đứng
đón cha xứ ở cuối nhà thờ và thưa với ngài:
-Chắc cha
không phiền khi thấy chồng con bước ra ngoài lúc cha đang giảng đấy chứ?
-Thật
tình thì tôi cũng hơi bị phân-tâm khi thấy ông ấy bỏ ra như vậy.
Người phụ nữ cố-gắng biện-minh
cho hành-động của chồng mình, rằng:
-Thưa
cha, thật ra thì …không phải là chồng con chê cha giảng dở mà bước ra đâu. Số
là chồng con có cái bệnh ‘mộng du’ bị từ nhỏ. Lần nào ngủ, ông cũng đều đi như
thế!
Tiện thể, bà già đạo đức lại cất tiếng kể thêm câu truyện khác cũng về
nhà thờ/nhà thánh như sau:
“Đức Giám Mục địa
phương thường có thói quen chào anh chị em giáo dân bằng câu “Peace be with
you” (Bình an ở cùng anh chị em) trước khi bắt đầu giảng.
Hôm ấy, ngài đến dâng lễ cho cộng đoàn Công Giáo
Việt Nam. Khi đến phần thuyết giảng, ngài tiến đến bục giảng và sửa cái
microphone cho cao hơn để vừa với thân hình cao lớn của ngài.
Dùng hết sức uốn nắn cái “microphone” cho nó cao lên nhưng nó
cứ nằm ì không chịu nhúc nhích, Đức Cha bèn nói: “Something wrong with the
microphone” (= có cái gì đó không ổn với máy vi-âm này).
Cộng đoàn theo thói quen, đồng thanh đáp: “And also with
you”. Đức Cha! (Và với ngài cũng thế.)
Với ngài hay với ai,
cũng vậy. Nhưng với giáo dân có “Chúa ở cùng” ngày hôm ấy, vẫn không vậy!
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng nghĩ vậy
Nên mới chết “một cửa tứ”
Đấy chứ.
No comments:
Post a Comment