Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông,
đôi cánh chim bâng khuân rã rời
cùng mấy xám về ngang lưng trời.”
(Nguyễn Văn Thương – Đêm đông)
(Galát 5: 22-23)
Rất nhiều người, sao vẫn rất sợ, màn đêm. Màn đêm, từng rơi xuống. Cùng mây xám về ngang lưng trời. Sợ nhất, là những đêm không trăng, có tiếng chuông, buông rơi. Lững lờ. Sợ nữa, là “màn đêm cuộc đời”. Lờ lững trôi. Sợ, như truyện hài được kể bên dưới, giữa hai cụ:
“Truyện rằng:
Có hai cụ Việt kiều, khá móm mém, nói chuyện với nhau, ra chiều ăn ý lắm:
-Ông nghĩ thế nào mà lại rước con bé chưa tròn hai mươi, về làm vợ?
-Nó thật thà lắm ông ạ. Chính vì tánh này, tôi mới cưới, đấy!
-Làm sao ông biết tánh nó thật thà?
-Chả là, trước khi lấy, tôi có hỏi: ‘Sao em chỉ bằng tuổi cháu nội qua, mà em lại chịu lấy qua? Nó nói, nhà nó nghèo quá, nên lấy tụi cho đỡ khổ. Lấy về, có thể nuôi được cả nhà, cũng hay.
-À thì ra, chỉ vì nó than nghèo, mà ông cho là nó thật thà sao?
-Tui cũng có thử lòng nó thêm, nên mới hỏi: Nếu đưa em qua bên bễn, lỡ em bỏ qua đi lấy đứa nào trẻ hơn, cỡ bằng tuổi em thì sao?
Nó trả lời vầy chứ:
-Em đợi được mà. Sức ông giỏi lắm chỉ sống chừng 6, 7 năm nữa là cùng.
Tui mới gặng hỏi: Lỡ 5 năm sau em vô quốc tịch, rồi thì không chịu đợi cho qua chết, em bỏ qua thì sao?
Nó suy nghĩ một hồi, rồi nói:
-Em nói ông đừng giận em nhe. Sức của ông ở một mình, thì còn sống thêm được 6, 7 năm. Chứ, sống chung với em, giỏi lắm ông cũng chỉ thọ thêm chừng một năm thôi, là nhiều….
Chừng như, ngày nay người ta hiểu quá sơ sài về hình dung từ “thật thà như đếm”. Cụ cao niên ở trên chỉ mới đếm được tới con số 6 hoặc 7 niên, đã vội gọi người vợ hiền mới cưới là “thật thà như đếm”, kể cũng lạ.
Một điều lạ không kém, là: năm nay, Năm Thánh Linh Mục, có nhiều vị cũng đã bàn rất nhiều. Nhưng hôm nay, có bàn thêm về bản chất hiền lành/thật thà, thật cũng nên. Nói cho vui, khi xưa các cụ nhà ta, thường có câu: “thật thà, là cha thiên hạ”. Linh mục nhà mình, lâu nay vẫn được gọi là cha. Không là cha bầy trẻ. Nhưng, vẫn được coi như các vị cha/bác, thiên hạ vẫn kính trọng.
Năm Thánh cho linh mục, có người sẽ hỏi: nên chăng, mạn đàm về tính thánh thiêng rất thật thà của các vị cha “thiên hạ”, như “thày cả” Gioan Vianney được cả Giáo hội coi là “thánh quan thầy” của các linh mục không? Như câu hỏi của ai đó trên The Catholic Weekly,ngày
“Đức giáo Hoàng Biển Đức thứ XVI đã chính thức tuyên bố: năm nay, 2009 được chọn là Năm Thánh Cho Linh Mục, nhân kỷ niệm lần thứ 150 ngày chết của thánh linh mục Gioan Vianney, họ Ars, xứ đạo nhỏ bên Pháp. Nói chuyện với bạn bè, tôi khám phá ra rằng, phần đông nhiều người chẳng biết thánh này là ai, mà sao Giáo hội lại tôn ngài làm quan thày các linh mục, các vị ngồi toà cáo giải? Có phải vì tính thật thà lành thánh, của ngài hay không? Xin linh mục cho biết đôi nét về tâm tánh của vị thánh này. Rất biết ơn.
Vốn là linh mục “triều”, lại được hỏi về đấng quan thày của mình, vẫn là chuyện quá thường ngày ở huyện. Nên chi, đức thày John Flader của ta nay có đôi giòng chảy giải đáp rất “thật thà”, như sau:
“Thánh Gioan Vianney, có tên cúng cơm rất thật đầy, là: Gioan Baotixita Maria Vianney. Ngài là linh mục thuộc giáo phận ở Pháp, sống vào thế kỷ thứ 19, rất nổi tiếng về lòng đạo hạnh. Thật thà. Chất phác. Đặc biệt, ngài đã để hết tâm trí vào Bí tích Giao Hoà, toà cáo giải. Nói nôm na, là bí tích giải tội.
Là con thứ ba của một gia đình gồm sáu người con, chuyên sống bằng nghề nông ở thôn vùng Dardilly gần Lyons, miền
Thoạt khi Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ, các linh mục ở vùng quê buộc phải lui vào chốn âm thầm đầy bóng tối, gia đình thánh Gioan Vianney vẫn tiếp tục tham dự thánh lễ ở nhà riêng. Dù biết làm như thế là không phải.
Bị đánh động bởi lòng thương yêu độ lượng của các linh mục dám liều mình hy sinh cuộc sống riêng tư, để phục vụ người dân trong cảnh nghèo túng, người trẻ Gioan Vianney nhìn các ngài như những anh hùng cái thế đích thực, của thời đại.
Ngày từ năm 19 tuổi, thánh nhân đã đạt ước nguyện được phép lên đường học tập sống đời đạo đức của người mục tử, tại nơi đào tạo do linh mục Balley, chánh xứ Ecully phụ trách thành lập. Ngặt một nỗi, tài trí kiến thức của Gioan Vianney thuộc loại bình thường bậc trung, lại mất đi căn bản giáo dục vào mấy năm loạn lạc, nên thánh nhân đã vất vả với các môn học khó như La Ngữ. May nhờ lòng khao khát quyết tâm làm linh mục của Chúa, cộng thêm sự cảm thông kiên nhẫn của linh mục Balley, nên cuối cùng, thánh nhân cũng bền đỗ, với ơn gọi.
Năm 1815, vừa tròn 29 tuổi, Gioan Vianney được thụ phong và trở thành linh mục phụ tá cho cha Balley, lúc bấy giờ. Và rồi, được chuyển về làm chánh xứ họ đạo nghèo, gồm 40 gia đình ở Ars. Đa số giáo dân ở đây, chỉ lo uống rượu và mải miết làm việc đồng áng cả vào ngày của Chúa. Nên cũng khó.
Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, cha xứ Vianney chỉ biết nguyện cầu cùng Chúa, với lời khấn: “Chúa cứ thêm sức cho con, để con cải tạo được giáo xứ, thì rồi có khổ cực đến mấy con cũng cam chịu, suốt đời!” Những ngày đầu đời linh mục, vị thánh trẻ suốt ngày nguyện cầu ở nhà thờ, nên ai tìm đến, cũng dễ gặp.
Nhờ chú tâm vào việc nguyện cầu không ngơi nghỉ, linh mục Vianney còn quyết tâm đền bù lỗi lầm của giáo dân, kể cả việc nhịn ăn bớt ngủ, sống phạt xác rất nhiệm nhặt. Nhiều khi, thánh nhân còn quyết chí: ra việc đền tội ít đi cho những người phạm lỗi; để thay vào đó, tự mình nhận lãnh khó khăn do lỗi phạm của họ đem đến.
Ngoài những quyết tâm như thế, thánh nhân đối xử tử tế với người nghèo, quyết không tiêu pha phung phí điều gì, cho bản thân. Thế nên, khi xứ đạo Ars đã đi vào ổn định, thánh nhân bèn thành lập nhà trú ẩn cho phụ nữ tuyệt vọng/đau khổ, mà ngài đặt tên nơi ấy thành “Chốn An bài” của Chúa. Kể từ đó, các nhà trú ẩn tương tự đã trở thành cơ ngơi cho người cùng khốn, trên khắp nước. Ở nơi đó, thánh nhân có cơ hội giáo huấn người tuyệt vọng/khổ đau có được niềm tin yêu, sống với Chúa.
Cũng từ đó, linh mục chánh xứ Ars đã nổi danh trong việc dẫn dắt linh hồn về với toà cáo giải. Từ khắp nơi, người người đổ dồn đến với thánh nhân xếp hàng trước toà cáo giải, mà thú lỗi với Chúa. Đến năm 1855, số người hành hương tìm đến xứ họ Ars đã lên đến 2 chục ngàn người. Vào cuối đời, thánh nhân còn bỏ ra mỗi ngày 16 đến 18 tiếng để giải hoà người phạm lỗi, đến từ khắp chốn.
Thánh Gioan Vianney qua đời ngày 4/8/1859, thọ 73 tuổi. Năm 1874, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã phong Chân Phước cho ngài. Và, năm 1925, Đức Giáo Hoàng Piô XI phong cho ngài làm hiển thánh, quan thầy các linh mục chánh xứ, giải tội.
Sử hạnh một linh mục nghèo, đơn giản chỉ bấy nhiêu. Nhưng, vấn đề là: ta học gì ở sử hạnh của vị thánh linh mục này? Tính thật thà/chân chất, sống nghèo với người nghèo chăng? Người sống ở chốn phồn hoa/đô hội, thì sao? Hoặc, lớp nghèo thành thị bây giờ, người là ai? Có cần bắt chước thánh Vianney không?
Ôi. Hỏi thì nhiều lắm. Có trả lời, cũng chẳng trả được nhiều …lời. Đó mới thành chuyện. Và, chuyện ở đây, hôm nay lại cũng giản đơn như nhận định của một linh mục thật thà, chân chất, rất như sau:
“Ngày hôm nay, người ta bỏ ra quá nhiều thì giờ hơn mình tưởng, để ngồi trước màn ảnh truyền thông/truyền hình, mà phung phí. Nếu tính thời gian trung bình mỗi người xem truyền hình là 3 tiếng/một ngày, thì đến năm tròn 40, thời gian ấy đã là 5 năm, trong đời. Chỉ ngồi chơi. Nếu người xem như thế sống đến 80 tuổi, thì thời gian xem truyền hình, đến 10 năm. Người xem ít, kẻ xem nhiều. Nhưng tựu trung là thế.” (Lm Patrick Kearney, CssR The Majellan Apr-Jun/09 t.19)
Gọi họ, là lớp nghèo thị thành ư? Việc ấy còn tuỳ. Tuỳ ý. Tuỳ hỷ. Nhưng, với vị linh mục hiền lành/chân chất, hôm nay ghi ở trên, thì vấn đề còn đi xa hơn. Linh mục bảo:
“Có lẽ, tôi hơi khó với truyền hình. Thế còn phim ảnh, sách báo, phim nhựa. băng diã DVD, thì sao? Vâng. Tất cả thứ ấy, nay gây ảnh hưởng quá nhiều lên người sống ở nơi nào có các phương tiên truyền thông ấy. Thông thường, với phương tiện này, người người đều có thể có chọn lựa nào thích hợp với quan điểm tư riêng của mình.
Truyền hình, nay có tiềm năng về toàn bộ mọi giải trí tốt xấu, cũng như giáo dục và làm giàu cho người xem nó. Kinh nghiệm riêng cho ta thấy, quả là chuyện thương tình khi ta nhận ra rằng, nay nó đã chễm chệ làm bớt đi giá trị và giảm sút trí tuệ người xem, và nhất là làm suy thoái khả năng định hướng/định hình cho xã hội, được tốt hơn.” (Lm Patrick Kearney, CssR bđd, tr.20)
Thật tình mà nói, xã hội hôm nay đã được định đoạt, cả về hướng lẫn hình. Định và đoạt, đến độ cách đây nhiều năm, nghệ sĩ Nguyễn Văn Thương đã phải kêu lên bằng tiếng hát:
“Thời gian như ngừng trong tê tái
cây trút lá cuốn theo chiều mây
mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu.” (Nguyễn Văn Thương – Đêm Đông)
Tiêu điều. Mưa giăng mắc. Tê tái. Ô! Đìu hiu. Không hẳn, đời người thị thành, là như vậy. Thế nhưng, nỗi sợ cho người thành thị hôm nay, là: tuy xem cũng nhiều đấy; nhưng nghe lại chẳng được là bao. Nhất thứ, là nghe lời thành thật/chân chất, rất yêu thương của Đấng Hiền Lành, như:
“Hãy thụ giáo với Tôi,
vì Tôi hiền lành
và khiêm hạ trong lòng.”
(Mt 11: 29)
Sống khiêm hạ và hiền lành, ở thị thành, không có nghĩa là sống tiêu cực. Buồn bực. Nhiều xa cách. Xa bạn bè. Cách chia cộng đoàn đầy tình thương yêu trìu mến, ở khắp chốn. Dù chẳng là linh mục, chỉ lèng quèn, dân con hạng thứ.
Sống hiền lành và khiêm hạ, ở mọi chốn, là hoà mình với Chúa, với mọi người. Cứ chân chất, rất thật tình như Thầy mình, xưa vẫn sống. Thầy sống với mọi người. Sống san sẻ mọi tình huống có hỉ nộ ái ố, đầy đủ cả.
Sống làm sao, để mọi người thấy được, dù mình là thầy cả, hoặc chỉ là giáo dân, vẫn cứ vui tươi, năng động. vẫn dấn thân về với người nghèo. Chân chất. Thật thà. Vào mọi tuổi. Ở mọi nơi. Bởi qua đó, mọi người sẽ thấy ta là hoa quả của Thần Khí Chúa, như thánh Phaolô từng quả quyết:
“Hoa quả của Thần Khí
là: mến yêu, vui mừng, bình an,
rộng rãi, tốt lành, tín trực, hiền từ, tiết độ.
Không có luật nào chống lại các điều ấy..
Sống bởi Thần Khí,
thì ta cũng cứ hướng theo Thần Khí mà tiến bước.”
(Galát 5: 22-23)
Nói cho cùng, là kẻ rao truyền Lời Chúa qua tư cách linh mục hoặc giáo dân, mà không diễn lộ được những đặc tính như trên, thì Đức Giáo Hoàng mình có lập nhiều năm thánh linh mục, hoặc năm thánh giáo dân, e rằng kết quả đạt được, chẳng là gì. cũng chỉ mất công. Và mất của, thôi.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cầu và cứ mong,
đời hồn nhiên, hiền lành và khiêm hạ.
Cho mọi người.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment