Tuesday 8 October 2019

“Lòng buồn sầu ước,”


Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 28 thường niên năm C 13/10/2019

“Lòng buồn sầu ước,”
Như lũ chim quyết tung trời mây
Bao nhiêu going tố hề chi
Bao nhiêu mưa gió biệt ly
Thề quyết ra đi từ đây.”
(Lâm Tuyền – Khúc Nhạc Ly Hương)

(Mt 28: 19-20)

“Khúc Nhạc Ly Hương”, phải chăng là nhạc-khúc vang vọng buổi hôm ấy, có lời đấng thánh hiền những khuyến dụ rằng:

            Vậy anh em hãy ra đi
làm cho muôn dân trở thành môn đệ,
làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha,
Chúa Con và Chúa Thánh Thần,
dạy bảo họ tuân giữ mọi điều
Thầy đã truyền cho anh em.
Và đây,
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
(Mt 28: 19-20)


“Thề quyết ra đi” ở đây, là chuyến ra đi về khung trời nào đó, rất xa quê. Xa quê, mà lại có thơ có nhạc ai đó đưa về vùng đất lạ, kể ra cũng hơi buồn. Thế nhưng, không gì buồn cho bằng lời ca/tiếng hát, cứ vang vẳng rất như sau:


Chiều chiều ngùi trông xa khơi mờ sóng.
Tưng đàn chim bay trong ánh hoàng hôn.
Chơi vơi hồn ai tới chốn xa xôi!
Khuất bóng Kim-Ô chiều tàn lâm ly
mây trời bao la

Lòng buồn sầu ước, như lũ chim quyết tung trời mây?
Bao nhiêu giông tố hề chi.
Bao nhiêu mưa gió biệt ly.
Thề quyết ra đi từ đâ.
 
Mặc đời giông tố muốn phũ-phàng.
Dàn chim Âu cứ tiến mơ màng
dưới chớp xanh.
Biển gầm mênh mông không nơi ngừng cánh
tránh gió táp.
Gióng cười the thé với sóng gào!
Đời ta như cánh gió theo tàu đi bốn phương
Rồi một hoàng hôn.

Rồi một hoàng hôn ta sẽ hồi hương.
Trở về quê xưa thêm bao tình thương.
Bao con buồm xưa đến đón cố nhân.
Với bóng thân yêu ngàn đời chờ mong.
Mây trời bao la.

Lòng càng thổn thức.
Quên hêt bao mối hận mà đi.
yêu đương say đắm mà chi.
Xa xôi đem thú biệt ly.
Sầu nhớ đau thương làm chi.”
(Lâm Tuyền – bđd)


Nắm chắc một điều, là: ở đời thường, chẳng ai lại “sầu nhớ đau thương” mãi vì mỗi chuyện gọi là “xa xôi đem thú biệt ly” bao giờ hết.   Với nhà Đạo, thì sầu nhớ đau thương, nhiều lúc, chỉ vì một chuyện không ra làm sao ở đời linh mục, như câu chuyện vặt dưới đây từng được đưa lên báo/đài truyền thông sau đây:  


“Nhật báo The New York Times là một tờ báo lâu đời ở Mỹ, nổi tiếng là chống đạo Công giáo một cách có hệ thống. Báo này khai thác, quá nhiều và không công bằng, một vài vụ linh mục ấu dâm ở Mỹ và nơi khác, trong khi không hề đưa tin về tuyệt đại đa số linh mục có tâm huyết với Giáo Hội, hy sinh cuộc đời vì Chúa và vì tha nhân.

Do đó linh mục Martín Lasarte, người Uruguay, Dòng Don Bosco (SDB), một nhà truyền giáo ở Angola từ 20 năm qua, đã viết bài dưới đây gửi nhật báo The New York Times. Dễ hiểu là nhật báo không hề trả lời lá thư của cha.

Vài ngày sau, lá thư được đăng trên trang mạng Enfoques Positivos ở Argentina, và phát tán nhanh trên các trang mạng bằng tiếng Tây Ban Nha. Sau đó, bản dịch tiếng Anh được phổ biến ở nhiều nước nói tiếng Anh.

Anh bạn phóng viên thân mến.

Tôi chỉ là một linh mục Công giáo bình thường. Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào về ơn gọi của mình. Trong 20 năm qua, tôi đã sống ở Angola với tư cách là một nhà truyền giáo.

Tôi đọc trong nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là tờ báo của bạn, sự phóng đại của chủ đề linh mục ấu dâm, nhưng trong một cách bệnh hoạn, vì chỉ tìm kiếm chi tiết trong đời sống các linh mục, các sai lầm trong quá khứ.

Có một trường hợp linh mục ấu dâm, trong một thành phố của Mỹ, trong những năm 1970, một trường hợp ở Úc trong thập niên 1980, và cứ như thế, có trường hợp mới đây hơn.... Chắc chắn rằng tất cả các trường hợp này đáng bị khiển trách!

Có các bài báo được cân nhắc và cân bằng, có các bài khác lại phóng đại, đầy thành kiến và thậm chí hận thù nữa. Tôi tự cảm thấy đau đớn nhiều về sự dữ lớn lao rằng các người đáng lẽ là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, lại là con dao găm trong cuộc sống của các người vô tội.

Không có từ ngữ nào để biện minh cho các hành vi như vậy. Không có nghi ngờ rằng Giáo Hội phải là đứng về phia kẻ yếu, và người nghèo. Vì lý do này, tất cả các biện pháp mà người ta có thể dùng để ngăn ngừa và bảo vệ nhân phẩm của trẻ em sẽ luôn luôn là một ưu tiên.

Nhưng sẽ là kỳ cục hết sức khi có ít tin tức và sự thiếu quan tâm đến hàng ngàn các linh mục khác, đã hiến đời mình và phục vụ hàng triệu trẻ em, thanh thiếu niên và các người bất hạnh nhất ở bốn phương trời của thế giới.

Tôi nghĩ rằng đối với tờ báo của bạn, các điều sau đây không hề được quan tâm đề nói tới:

1) Tôi phải di chuyển qua các con đường đầy mìn do chiến tranh trong năm 2002, để giúp đỡ các em nhỏ đang chết đói từ Cangumbe đến Lwena (Angola), bởi vì cả chính quyền không thể làm được và cả các tổ chức phi chính phủ không được phép làm;

2) Tôi đã chôn cất hàng chục trẻ em chết do việc dời chỗ vì chiến tranh;

3) Chúng tôi đã cứu sống hàng ngàn người dân ở Mexico, nhờ một trung tâm y tế duy nhất hiện hữu trong một vùng có diện tích 90.000 km2, với việc phân phát thực phẩm và các loại giống cây trồng;

4) Chúng tôi đã có thể cung cấp giáo dục và trường học trong mười năm qua cho hơn 110.000 trẻ em;

5) Cùng với các linh mục khác, chúng tôi đã cứu trợ cho gần 15.000 người ở các trại du kích quân, sau khi họ đã đầu hàng và giao nạp vũ khí, bởi vì thực phẩm của chính phủ và của Liên Hiệp Quốc không thể đến được với họ;

6) Không phải là tin tức thú vị khi một linh mục 75 tuổi, Cha Roberto, rảo qua thành phố Luanda ban đêm, chăm sóc các trẻ em đường phố, dẫn họ đến một nơi trú ngụ, để cho họ không bị ngộ độc bởi xăng dầu mà họ hít để kiếm sống, như là người ném lửa;

7) Việc xoá nạn mù chữ cho hàng trăm tù nhân cũng không phải là tin hay;

Các linh mục, như cha Stéphane, tổ chức các nhà tạm trú cho các thanh thiếu niên bị ngược đãi, đánh đập, hãm hiếp, để họ tạm lánh;

9) Linh mục Maiato, 80 tuổi, đến thăm từng ngôi nhà một của người nghèo, an ủi người bệnh và người tuyệt vọng;

10) Không phải là tin hấp dẫn khi hơn 60.000 trong số 400.000 linh mục và tu sĩ hiện nay đã rời đất nước và gia đình của họ để phục vụ anh em mình tại các quốc gia khác trong các trại phong, bệnh viện, trại tị nạn, cô nhi viện cho trẻ em bị cáo buộc là phù thủy, hoặc cho trẻ em mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS, trong các trường học dành cho người nghèo nhất, trung tâm dạy nghề, trung tâm tiếp nhận người nhiễm HIV......

11) Nhất là các linh mục dành đời mình trong các giáo xứ và cứ điểm truyền giáo, động viên mọi người sống tốt hơn và nhất là thương mến người khác;

12) Không phải là tin hấp dẫn khi bạn tôi, Cha Marcos Aurelio, để giải cứu trẻ em trong cuộc chiến ở Angola, đã đưa các em từ Kalulo đến Dondo và khi trên đường trở về, cha bị bắn chết; và một tu sĩ tên là Phanxicô và năm nữ giáo lý viên, bị chết trong một tai nạn, khi họ đi giúp đỡ các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước;

13) Hàng chục các nhà truyền giáo tại Angola đã chết vì thiếu các phương tiện y tế, chỉ vì bệnh sốt rét đơn giản;

14) Nhiều người khác đã bị tung xác lên trời do mìn nổ, khi đi thăm các tín hữu; quả vậy, trong nghĩa trang ở Kalulo, có mộ các linh mục đầu tiên đến khu vực ấy... không ai sống hơn
40 tuổi cả....;

15) Không phải là tin hấp dẫn, khi một linh mục "bình thường" sống công việc hàng ngày của mình, trong các khó khăn và niềm vui của mình, sống âm thầm cả đời vì lợi ích của cộng đoàn mình phục vụ;

Sự thật, là linh mục chúng tôi không cố gắng để có tên trong tin tức, nhưng chỉ mang "Tin Mừng", và Tin Mừng này, không ồn ào, đã bắt đầu vào buổi sáng Phục Sinh. Một cây ngã gây tiếng ồn nhiều hơn cả cánh rừng đang mọc và phát triển.

Người ta gây nhiều tiếng ồn cho một linh mục phạm một lỗi lầm, hơn là gây tiếng ồn cho hàng ngàn linh mục hiến đời mình cho hàng chục ngàn trẻ em và người nghèo khó.

Tôi không muốn làm một biện hộ cho Giáo Hội và các linh mục.

Một linh mục không phải là một anh hùng, cũng không phải là một người rối loạn thần kinh. Linh mục chỉ là một con người bình thường, và với bản tính con người của mình, tìm cách theo Chúa và phục vụ Ngài trong anh chị em của mình.

Linh mục có nhiều khổ đau, nghèo đói và sự mỏng giòn như các người khác; nhưng linh mục cũng có vẻ đẹp và hùng vĩ như mọi thụ tạo khác.... Việc nhấn mạnh một cách ám ảnh bẩm sinh và phá hoại về một đề tài đau đớn, trong khi mất tầm nhìn chung của công việc, tạo ra thật sự các biếm họa tấn công vào hàng linh mục Công Giáo, do đó tôi cảm thấy bị xúc phạm.

Tôi chỉ yêu cầu anh, người bạn phóng viên thân mến, hãy tìm kiếm Chân, Thiện, Mỹ. Điều này sẽ làm lớn mạnh nghề nghiệp của bạn.

Chào anh trong Đức Kitô,

Linh mục Martin Lasarte, SDB

"Quá khứ của con, Lạy Chúa, con phó thác cho lòng Thương xót của Chúa; hiện tại của con, cho Tình yêu Chúa; và tương lai của con, cho sự Quan Phòng của Chúa”.
(St. Padre Pio)

Xin hãy cầu nguyện cho giáo hội, xin cầu nguyện và nâng đỡ cho các linh mục, tu sĩ…”
(trích truyện kể do bạn bè tải lên mạng)


Còn gì thú bằng đời linh mục!. Chưa làm cha thiên-hạ, cũng được Giáo hội nhắc nhở chuyện nguyện cầu cho cha ra linh mục. Ra linh mục rồi, các ngài lại cũng được giáo dân nguyện-cầu cho được yên ổn một bề đời tận-hiến, đến khi “có chuyện” lại cũng được mọi người không riêng gì giáo dân hay giáo-gian cầu cho “cha” được sống trọn kiếp linh-mục, thật tốt đẹp. Làm như thể, chỉ mỗi linh-mục mới là đấng bậc cần sống và đáng sống (?)


Thôi thì, cầu gì thì cầu, miễn là đừng cầu cho các đấng bậc ở đây đó hoặc đâu đó, sống cho ra hồn vị mục tử, dù rằng vị ấy có linh-hồn nay nát mục rồi, cũng không sao (!)…. Thôi thì, cầu sao thì cầu miễn là đừng cầu cho thế gian này thiếu linh mục tốt-lành, hồn không mục, là tốt thôi.


Cầu thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ “ta bà” vùng trời đầy dẫy những câu truyện ly-kỳ/là lạ để ta suy nghĩ. Suy và nghĩ, như những người thấy hồn mình không bị mục, những vẫn tốt. Truyện ly-kỳ, là câu truyện không kỳ kỳ, nhưng được nhiều ý-nghĩa đã nhủ rằng:


Luận văn tốt nghiệp của một nữ tu tại Đại Học Giáo Hoàng Gregorian đề cập đến nạn nữ tu bị linh mục sách nhiễu.

Một nữ tu Togo đã bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp tại một đại học của Toà Thánh ở Rome đề cập đến nạn nữ tu bị linh mục sách nhiễu. Điều này chứng tỏ đó là một vấn nạn nghiêm trọng mà Giáo Hội Công Giáo đang phải đương đầu trong bối cảnh của phong trào #MeToo.

Luận văn tốt nghiệp của Sơ Makamatine Lembo đã được hội đồng giám khảo của Đại Học Gíao Hoàng Pontifical Gregorian University đánh giá cao với “summa cum laude” và ca ngợi là một sự chọn lựa can đảm một đề tài “cấm kỵ”.

Luận văn của Sơ Lembo đã khai thác những động lực đằng sau tệ nạn này, chú tâm vào 9 nạn nhân tại 5 quốc gia ở Vùng Hạ Sahara. Luận văn khám phá là các vụ lạm dụng đã xảy trong bối cảnh mất quân bình quyền lực, từ đó không thể có sự đồng tình với tiến trình “mồi chài” kéo dài cả năm trời và đôi khi tiền bạc được xử dụng để trao đổi tình dục.

Một gíam khảo là nữ tu Brenda Dolphin đã cám ơn Sơ Lemba là “đã nhân danh các phụ nữ tận hiến trên toàn thế giới can đảm đào sâu những vấn đề như đồng tình và sự vô tình đồng loã của các bề trên không giúp đỡ các nạn nhân khi sự việc được báo cáo”. Sơ Brenda nhấn mạnh đến “lề thói lặng thinh” của Giáo Hội khi đề cập đến tệ nạn này.

Trong khi đó, Toà Thánh đã bắt buộc phải đối diện với tệ nạn nữ tu bị sách nhiễu sau khi một tạp chí của các nữ tu phanh phui tệ nạn này và đòi công lý. Hồi đầu năm, chính ĐTC Phanxicô đã công khai cam kết sẽ nỗ lực đối phó với tệ nạn, tuy nhiên nữ giám khảo Karlijn Demasure ghi nhận trong buổi trình luận án rằng hiện Toà Thánh đang giữ trong tay 2 bản báo cáo quan trọng kể từ thập niên 1990, thế nhưng cho đến nay chưa có một nỗ lực đối phó nào đáng kể.

Bà Demasure, trước đây từng dạy tại Đại Học Gregorian, nay đang điều hành một trung tâm bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương tại Viện Đại Học St Paul ở Ottawa, cho rằng nghiên cứu của Sơ Lembo là “mới mẻ và rốt ráo. Đó là một bước quan trọng trong việc phòng ngừa”.   

Về phần Sơ Lembo nói với thông tấn xã AP rằng chị lấy cảm hứng từ các nạn nhân khi cho biết về mối quan hệ bất chính giữa họ và các linh mục mà họ vô phương trốn tránh. Sơ Lembo nhận ra là họ đã bị lạm dụng chứ không có sự đồng tình và làm cho họ đau khổ cả về thể xác lẫn phần thiêng liêng.

Sơ Lembo còn cho biết các nạn nhân sau khi tâm sự với chị đã nhìn nhận rằng “lúc này họ tuy còn sống, thế nhưng như đã chết”. Chính vì thế mà Sơ Lembo quyết tâm “Chúng ta có bổn phận phải giúp họ có can đảm nói lời từ chối”. (Vũ Nhuận chuyển ngữ Nguồn sports.yahoo.com https://sports.yahoo.com/pontifical-university-takes-sex-abuse-181617247.html)


Sơ cha hay giáo dân hạng thứ, người người đều một lòng/một dạ, hết mình cho Giáo hội được triển nở ở khắp nơi. Sơ cha hay Giám mục, tất cả đều là người của Chúa thân-thương một bề, vẫn giúp ta và người cứ thế mà sống mãi. Sống đời hoan-lạc, có Chúa có ta, có cả mọi người ở chốn gian-trần nhiều gian-truân, luân lạc cứ ly hương như nhạc tình bình thản vẫn ca và hát những câu như:


Chiều chiều ngùi trông xa khơi mờ sóng.
Tưng đàn chim bay trong ánh hoàng hôn.
Chơi vơi hồn ai tới chốn xa xôi!
Khuất bóng Kim-Ô chiều tàn lâm ly mây trời bao la.
Lòng buồn sâù ước, như lũ chim quyết tung trời mây?
Bao nhiêu giông tố hề chi.
Bao nhiêu mưa gió biệt ly.
Thề quyết ra đi từ đây.
Mặc đời giông tố muốn phũ phàng.
Dàn chim Âu cứ tiến mơ màng
dưới chớp xanh.
Biển gầm mênh mông không nơi ngừng cánh
tránh gió táp
Gióng cười the thé với sóng gào!
Đời ta như cánh gió theo tàu đi bốn phương.
Rồi một hoàng hôn.

Rồi một hoàng hôn ta sẽ hồi hương.
Trở về quê xưa thêm bao tình thương.
Bao con buồm xưa đến đón cố nhân.
Với bóng thân yêu ngàn đời chờ mong.
Mây trời bao la lòng càng thổn thức.
Quên hêt bao mối hận mà đi.
yêu đương say đắm mà chi.
Xa xôi đem thú biệt ly
Sầu nhớ đau thương làm chi.”
(Lâm Tuyền – bđd)

 
Và rồi, “khúc nhạc ly hương” vẫn là và sẽ là lời ca nhắc ta về ý-nghĩa của đời người nhiều hội ngộ, nhưng vẫn “ly hương” nhạc tình, đời bình lặng. Mỗi thế thôi.


            Trân Ngọc Mười Hai
            Và nhạc khúc ly hương
            Vẫn trải dài
            Cả một đời người
đầy vương vấn.





No comments: