Chuyện
phiếm đọc trong tuần thứ 30 thường niên năm C 27/10/2019
“Đàn hiu hắt tiếng buồn trầm ngân”
“Về đâu mái tóc xưa còn xanh
Bài tình ca mùa Thu xa vắng,
Ôi bóng thời gian, về giữa hoang tàn.”
(Trường Sa – Ru Giấc Tàn Phai )
(2 Corinthô 6: 9)
Giấc
tàn phai, sao ru mãi như thế? Thôi thì, có ru giấc mộng nào cũng đều được,
nhưng cũng nên tìm về thời thế nào đó, rất như sau:
“Tìm về một thời xưa
quên lãng,
quên giữa đời nhau, mộng
ước xuân xanh
Còn có nhau chăng?
là những bâng khuâng và
bước lang thang,
cũng đời hợp tan.
Người xưa với mắt buồn
nhìn nhau
Tình cũng héo bao mùa sầu
đau
Bài tình ca thuở em mắt
biếc ru giấc tàn phai,
ngày tháng xa vời
Lời nào đẹp người ơi
không nói thôi cũng đành thôi,
một tiếng thương ôi nhạt
nhẽo trên môi,
dù biết không vui thì
cũng mây trôi,
cũng tình cho người!
Xin trả lại người thôi
Trả lại mùa Thu,
vàng áo ngây thơ
Trả lại mùa Đông,
sầu tím môi hôn
Trả lại mùa Xuân,
Hè nhung nhớ mênh mông.
Tình yêu nếu không là niềm
đau
Thì xin hãy nuôi cho đời
sau
Bài tình ca nào em sẽ
hát?
yêu dấu về đâu, hạnh
phúc nơi nào?
Bài tình ca nào anh sẽ
hát?
năm tháng vùi quên,
một tiếng yêu em, một tiếng
yêu em,
dù có đau thêm thì cũng
vui lên,
dỗ ngọt môi mềm ...”
(Trường
Sa – bđd)
Công
giáo đạo mình, nay đã chết hoặc đang “giẫy giụa để rồi sẽ chết” sao? Phải chăng
đây là sự thật của vấn đề? Câu trả lời, sẽ là và mãi mãi là: không thể nào như
thế. Thế nhưng, ta cũng nên để mắt liếc nhìn vào giòng chảy suy tư của cây viết
chuyên về Đạo là George Weigel của tờ
The Catholic Weekly đã có những lời lẽ
như sau:
“Tháng
6/2019 vừa rồi, tôi có đi Munich phụ-trách giảng giải cho quần-chúng hiểu Tin Mừng
trong Đạo; và tiện thể tôi cũng trả lời nhiều vấn nạn được đặt ra trong buổi phỏng
vấn với báo/đài của Giáo hội về nhiều vấn-đề gay go trong Đạo. Cử-tọa của tôi hôm
đó, đã tỏ ra lịch-thiệp cách đặc-biệt, khiến tôi thấy rõ Giáo hội Công giáo ở nhiều
nơi trên nước Đức, đang trong tình-trạng đáng ta quan-ngại về hình-hài, và quân
số. Số người đi Đạo và giữ Đạo cho thấy nhiều điều tiêu biểu.
Xứ
đạo vùng tôi đển giảng giải gồm mươi ngàn giáo dân, tức có nghĩa: vị mục-tử
chăm lo việc Đạo trong vòng-đai ranh-giới của xứ mình là những người, khi đóng
thuế liên-bang, lại đã đánh dấu “x” chứng tỏ là họ cũng đóng “thuế cho Giáo-hội”.
Nhìn số thống-kê do Hội Đồng Giám mục Đức ghi lượng người tham-dự thánh-lễ
trong nhiều năm, tôi kỳ vọng là vị mục-tử nói đây sẽ trả lời câu tôi hỏi về số
người dự lễ sẽ tròm trèm từ 700 đến 1000 người. Nhưng, ông lại bảo: “Không phải
thế đâu bạn ạ! Bình quân số người dự thánh lễ mỗi tuần chỉ gồm 200 trong số 10
ngàn người ấy. Và ông có nói với nhiều người một cách lịch sự rằng ông hy vọng
sẽ gặp họ vào các lễ ngày Chúa nhật, thì ngay tức khắc ông nhận được câu trả lời
đại để bảo: “Ơ kìa, thưa ngài. Bọn tôi đều đóng thuế cho Giáo hội rồi, các ngài
còn muốn gì nữa đây!”
Thế
nên, khi nhìn vào bản giải thích mới đây của Hồng y của Munich là ngài Reinhard
Marx bảo tại sao ông và phần lớn các Giám mục người Đức vẫn đang thách thức
Vatican khi các ngài cứ phóng đại ở phía trước tiến-trình sâu xa cốt để tái-xét
các “vấn-đề” đại-loại như: luân-lý tình-dục của Giáo-hội, giáo-huấn về
hôn-nhân, và mẫu mã cổ xưa của các ngài chỉ cho phép nam-nhân phục-vụ qua tư-thế
linh-mục mà thôi, thì Hồng Y Marx có nói:
“Con
số người đi đạo không thể đếm được ở Đức quan-tâm về vấn-đề này cần được bàn lại.”
Thành
thử, đề-nghị tạo hiểu ngầm bảo rằng: các vấn-đề xưa nay tưởng như đã được
Giáo-hội giải quyết xong, thì trên thực tế nay được mở ngỏ.
Theo
kinh-nghiệm tôi có được trong Tổng Giáo phận, thì các vấn-đề quan-trọng đang đặt
ra là: Ai là kẻ tin “không thể đếm được”? Các vị ấy có tham-gia cộng-đoàn Tiệc
Thánh hoặc chỉ mỗi đóng thuế cho Giáo hội mà thôi sao?
Và
thêm nữa, có bao nhiêu vị được định-danh là “không thể đếm được” ấy chừng như vẫn
nghĩ rằng những gì mà các vị gọi là “đã giải-quyết xong” thật ra vẫn còn đó rối
tung. Có được bao nhiêu sự thật mà các ngài đặt thành vấn đề đã được giải thích
cho họ hiểu? Được bao nhiêu đạo binh thần-học-gia Công giáo gốc Đức và các nhà
lao-tác cho Giáo-hội xả thân cho những giảng giải như thế?
Tôi
được bảo cho biết rằng Tổng Giáo-phận Munich và Freising bao gồm 2000 nhân viên
tùy tùng. Có vị nào trong số đó sống ơn gọi giảng giải những gì được thách-thức
trong Tin Mừng và trong Giáo hội Công giáo rắp tâm thực hiện những điều như thế
chứ?
Hơn
nữa, các kẻ tin không thể đếm được sống thế nào trong sự sai lệch về thời-gian
đây? Trong 50 năm vừa qua, Giáo hội Công-giáo đã bỏ ra một số lượng thời gian
và năng-lực để bàn và cãi về các “đề tài” mà Hồng y Marx đề nghị được nằm trên
đầu danh sách các quan-ngại này?
Phải
chăng, sau những bàn và cãi như thế, giới có thẩm quyền giảng giải trong Giáo hội
Công-giáo lại đã giải quyết được các vấn đề nêu ở đây theo cách mà “những kẻ
tin không thể đếm được” đã và vẫn không chịu muốn thế, do câu đáp-trả của Giáo
hội Công giáo vẫn xung khắc với văn-hóa đạo-đức phóng khoáng của dân-gian đã thắng
thế trên toàn lục-địc châu Âu, đây.
Có
thể nói đa số các Giáo hội Công giáo ở Đức và các vùng nói tiếng Đức đang ở
trong tình trạng của ly-giáo như ‘sự đã rồi’. Bởi lẽ, giới lãnh-đạo và trí-thức
ở đấy không tin vào những gì mà Giáo hội Công giáo đang tin. Và vì thế, nên các
vị ấy mới không giảng dạy những điều mà Giáo hội Công giáo đang giảng và dạy.
Người
Công giáo sống trong môi trường nói tiếng Đức đang thực sự giẫy chết, chẳng phải
vì Tin Mừng khó được rao truyền và khó tin-tưởng, nhưng vì Tin mừng ấy không được
rao truyền một cách vui vẻ, đầy lòng tự tin và sự sốt mến. Tình bằng-hữu ta tỏ
ra với Đức Giêsu Kitô và sự hợp-nhất sống trong cộng-đoàn những người mục tử
đang thực-thi công cuộc mục-vụ là Giáo-hội, vẫn không được thăng-tiến.
Đó
là lý do khiến số lượng 2% những người tham-dự Tiệc Thánh tại các giáo xứ ở
Munich. Có thừa-nhận sự thật trớ trêu này, thì giới Công-giáo mới có thể lên đường
tiến vào với Giáo hội Công giáo Đức để có được đôi điều mà nói cho Giáo hội
Công giáo trên toàn thế giới được.” (X.
George Wiegel, Catholicism dying in
Germany”, The Catholic Weekly 13/10/2019, tr.27)
Xem
thế thì, ý nghĩa cuộc sống của người Công Giáo ở khắp nơi vẫn là trò chuyện,
trao đổi với nhau, vào mọi lúc. Giả như người Công giáo ở khắp nơi vẫn tiếp tục
làm thế, thì Đạo Chúa không thể “chết tiệt” hoặc đang giẫy chết được.
Lâu
nay, ở Sydney có đấng bậc vị vọng nọ từng nhận-chân được điều đó, nên đã viết lời
bàn ngang qua đoạn Tin Mừng chương 18 của tác giả Luca như sau:
“Tin
Mừng Luca chương 18 có giòng chảy ghi chép lời của vị chánh án từng phê phán
cũng rất thật. Sự thật ở dụ ngôn chương này vẫn đúng thực, vào mọi thời. Đặc biệt
thời ấy, lại thấy vị chánh án từng chán ngán cảnh tội nhân cứ đeo bám quấy rầy
như dịch tễ, để đòi cho được một phán quyết rất công minh. Ngôn ngữ đời thường
đều diễn-tả chuyện đeo bám như dịch-tễ là những phiền hà, thường khó tránh.
Tiếng
Do thái, trong tình-cảnh này lại đã mang ý-nghĩa của những quấy rầy/phiền-hà
khiến người trong cuộc ra như vô dụng. Quấy rầy/phiền hà, là chuyện mà người
trong cuộc cứ quấy rầy đòi mãi một chuyện mà chẳng ai muốn dính líu, giải quyết.
Sách Isaya ở Cựu Ước cũng có lời tương-tự:
“Nghe đây, hỡi nhà Đavít!
Các ngươi làm phiền thiên-hạ chưa đủ
sao,
mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa?” (Ys 7: 13)
Vấn
đề ở đây, là hỏi rằng: đối nghịch động-thái phiền hà và đeo bám là có ý gì?
Cũng
có thể, đối chọi chuyện phiền hà đeo bám, là: chuyện trò thân mật với ai đó,
cho đời vui. Và, điều đối chọi giữa “lải nhải” với “phiền hà” là “chuyện trò
thân mật”, rất thật tâm. Đúng thế, hình-thức đổi-trao giữa hai người bằng lời
nói, vẫn là chuyện vui/buồn thường ngày ở khắp chốn. Bởi, một khi đã nói năng,
nếu không là chuyện trò thân mật, thì chắc phải là động-thái lải nhải, quấy rầy
như dịch tễ thôi.
Về
chuyện trò thân mật, thánh Bênêđíchtô từng qui-định với anh em Dòng mình, là: bất
cứ anh em nào một khi đã tuyên hứa trước mặt Chúa và Bề trên rằng: mình quyết sống
ổn định, chuyện trò/trao đổi suốt đời với anh em và tuyệt đối tuân phục đấng
lãnh đạo nhà Dòng, cả ba điều này trở thành lời khấn hứa mang cùng ý nghĩa.
Là
thày dòng sống khắc khổ, là chấp-nhận sống trọn vẹn cuộc sống cộng-đoàn có đổi-trao.
Nói như thế, thì: đây không là lời tuyên-khấn giữ thinh lặng suốt đời; và, cũng
không là chọn lựa tồi đối với những ai sống đời tu trì bởi cộng-đoàn nhà Dòng
đã đồng ý như thế.
Luật
dòng Biển Đức viết bằng tiếng La-tinh lại đã thấy có cụm từ “hồi hướng trở về”
thay cho chủ trương “chuyện trò trao đổi”, như vừa nói. Thông thường thì, tiếng
La-tinh “cổ” này diễn-tả việc “hồi hướng trở về” như sinh-hoạt quay vòng tròn
có đổi thay, theo nghĩa luân-lý hoặc tu-đức.
Thế
nhưng, bản gốc luật này do chính thánh Bênêđíchtô lập ra, đã nhấn mạnh đến việc
cần thiết phải chuyện trò/trao đổi chứ không phải chỉ mỗi “hồi hướng trở về”, với
Đạo Chúa.
Bên
tiếng La-tinh, chuyện trò/trao đổi có nghĩa: năng lui tới nơi nào đó, cứ quẩn
quanh đến trò chuyện với những người hay đến nơi đó. Tự-vựng này, đi vào tiếng
Latinh của Kitô-hữu trước thời thánh Bênêđíchtô còn sống. Từ-vựng đây, diễn tả
lối sống thông thường có quan-hệ mật-thiết với mọi người, và còn hiệp-thông
giao dịch với mọi người khác nữa.
Điều
này, còn có nghĩa: chung sống với người khác hoặc có liên-hệ mật-thiết với mọi
người mà cung-cách sống không giống với kiểu của mình. Đây, còn là thay đổi lối
sống của minh cho giống với kiểu của người khác, nhiều hơn. Đây còn là: sự hiện-diện
ở nơi nào đó để hoà trộn với người khác theo cung-cách nói năng/chuyện trò rập
theo kiểu người khác, chứ không theo ý mình. Nói cho cùng, đây là yếu-tố chính
của đồng hành, có tương-tác.
Theo
nghĩa này, tốt hơn ta nên chuyện trò/đồng hành với nhau hơn là chỉ “hồi hướng
trở về’ với thánh-hội, mà thôi. Bởi, cộng-đoàn Hội thánh ở đâu cũng thế, vẫn
luôn đòi hỏi ta chuyện trò/đồng hành hơn chỉ quay trở về, mà thôi. Người tu
trì, đồng hành chuyện trò với nhau, vẫn có thể không là nhóm “hồi hướng” quay về
chốn cũ sinh sống thôi. Mà họ là người biết chuyện vãn, giao du rất tế-nhị. Xem
như thế, thì đồng hành trong chuyện trò mới là chuyện cần thiết cho đời
tu.
Kinh
thánh viết bằng tiếng Aram của Do thái, cũng có cụm-từ chỉ việc “hồi hướng trở
về” như tự-vựng “shub” có nghĩa đen, để chỉ sự việc quay đầu trở lại, thôi.
Thông thường, từ này là chỉ về cuộc sống quay vòng tròn nhưng lại có nghĩa gốc-gác
nói về chuyến trở về sau bao ngày lưu vong/lưu đày chốn đất khách quê người.
Việc
này, còn có nghĩa: trở về với đất miền được Chúa phú ban cho riêng mình và mình
quyết sẽ ở nơi đó mãi, chứ tuyệt nhiên không phải nơi nào khác. Nói theo tính
cách linh thiêng có tương-quan, ta đã đi vào chốn “lưu vong/lưu đày” rồi, vẫn cần
khám phá chốn miền thực thụ để mình sẽ về lại đó mà sinh sống.
Tân
Ước cũng có cụm từ “hồi hướng trở về” tương tự như tự-vựng “epistrophe” mà ta
có thói quen dịch là “hồi hướng”, cũng rất đúng. Thế nhưng, mỗi khi mô tả Chúa,
sách Tân Ước của ta thích sử-dụng cụm từ “metanoia”. Lại nữa, ngôn-ngữ của ta
cũng lại dịch cụm-từ này thành một “hồi hướng trở về”, giống như thế. Tuy
nhiên, “metanoia” thực ra không có nghĩa “trở về” hay “trở lại” theo cung cách
mà lâu nay ta vẫn tưởng.
“Metanoia”
là điều được Chúa đòi-hỏi những ai dấn bước theo chân Ngài, phải làm thế. Cụm từ
này, thường dịch thành động-thái “đổi mới tâm can”, nhưng không chỉ mỗi thế, mà
còn hơn thế nữa. Tiếp-vĩ-ngữ “noia” ở chữ “meta-noia” xuất tự tiếng “nous” của
Hy Lạp, mang ý-nghĩa: một hiểu biết thực-chất của những gì xảy đến và diễn biến
theo chiều-hướng sâu-sắc.
Suy
cho kỹ, nếu ta đặt tiếp-đầu-ngữ “meta” ở trước chữ “nous” bên tiếng Hy Lạp, ta
sẽ tạo ý-nghĩa: tư-thế của một người không biết được những gì đang diễn-tiến và
cũng không tìm ra được ý-nghĩa của nó cho đến khi có ai đó đến giúp cho mình và
mời mình học hỏi, lắng nghe cũng như đi vào một chuyện trò, còn tiếp-diễn.
Muốn
hiểu “Metanoia” cho đúng, thì không thể gọi đó là cuộc “hồi hướng trở về”, được.
Trao đổi với ai, như thế, phải hiểu như động-thái biết lắng-nghe, chuyện trò và
cứ thế để hiệp-thông tiến-triển, rồi ra mới thông-hiểu nhau hai chiều.
Trong
trao-đổi, luôn có đối-thoại tương-tác hầu tạo dựng bầu khí mới, tức: một giòng
chảy xuyên suốt đượm nhiều nghĩa. Tức: bất cứ ai chủ-trương cho đi chính mình
mình, trong trao-đổi/đối-thoại là mình tự cho chính mình cho người khác, dù
không biết gì về “người khác” ấy, để rồi tìm cách hiểu biết người khác, có khác
mình nhiều không, đó mới là đối thoại, đổi-trao…” (Xem thêm Lm Kevin O’Shea, DCCT, Lời Chúa Sẻ San, nxb Hồng Đức 2014, tr.219-223)
Đối-thoại/đổi
trao, là cung-cách nhận thức không biết trước sự việc sẽ diễn-tiến ra sao. Tuy
nhiên, làm thế tức giáp mặt trở lại cốt tạo tình thương-yêu thoải-mái và an
toàn cho ta. Nó đòi cho được sự thoải mái thích thú rất liên tục, không ràng buộc.
Bởi, có thoải mái trong đối thoại/đổi trao, thì con người mới không tìm về để quấy
rầy/phiền hà bất cứ ai.
Nói
cho cùng, thì: quấy rầy/phiền đã và đang trở nên thành-phần của cuộc sống, rất
con người. Để minh-họa cho những điều kể trên, nay mời bạn và mời tôi đi vào
vùng trời truyện kể rất đáng nể với giòng tự-sự sau đây:
“Tôi sống ở một miền quê nhỏ trong một gia đình
không mấy khá giả. Cuộc sống của tôi dần trở nên khó khăn khi mọi thứ ngày càng
đắt đỏ mà nhu cầu sinh hoạt của gia đình ngày càng tăng. Chúng tôi tìm mọi cách
để kiếm sống, và sau khi làm rất nhiều công việc, tích cóp được một số tiền kha
khá, vợ chồng tôi quyết định dùng hết vốn liếng mở một quán ăn, phục vụ thực
khách bữa trưa và bữa tối.
Quán ăn của chúng tôi chỉ là một quán nhỏ với
những loại đồ dùng không đắt tiền. Chúng tôi không có điều kiện để trang bị
những cơ sở vật chất như máy lạnh, tivi… hay làm biển hiệu quảng cáo, nên chúng
tôi tự nhủ sẽ đặt hết tâm trí vào việc làm món ăn và phục vụ khách hàng. Những
món ăn tươi ngon với giá cả phải chăng mà chúng tôi mang lại sẽ thay cho lời
quảng cáo chân thành nhất. Tuy nhiên, do dân cư vùng này còn thưa thớt, xung
quanh lại có rất nhiều quán ăn khác đã kinh doanh từ lâu nên quán ăn của chúng
tôi không có nhiều khách lui tới.
Hoạt động được hai năm, tiệm ăn của chúng tôi
vẫn trong tình trạng ế ẩm. Mỗi ngày chúng tôi chỉ có thể kiếm đủ số tiền để hòa
vốn dù rất vất vả, và đã có lúc tôi nghĩ đến việc đóng cửa. Nhưng chúng tôi
luôn tự khích lệ bản thân rằng sự kiên trì nỗ lực nào cũng nhất định sẽ mang
lại kết quả.
Một ngày, khi tôi vừa mở cửa hàng vào buổi trưa
thì thấy một người vô gia cư đang ngồi đối diện bên đường. Trong bộ trang phục
cũ rách với đôi giày đã hở mõm và khuôn mặt nhem nhuốc, buồn rầu, ông mệt mỏi
nhìn về phía cửa hàng chúng tôi. Những người đi đường đều nhìn ông với ánh mắt
lạ lẫm và thương hại, còn các chủ quán khác thì xua đuổi ông vì sợ ông sẽ mang
đến sự đen đủi, làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh đang khấm khá của họ.
Đoán rằng người lang thang đó có thể đã phải
chịu đói trong nhiều ngày, nên tôi đã mang cho ông ấy một phần ăn. Ông ấy không
nói gì, chỉ nhìn tôi với ánh mắt cảm kích. Kể từ đó, mỗi ngày ông đều tới quán
của tôi chờ lấy đồ ăn. Tôi cũng không nhớ rõ từ lúc nào tôi đã coi ông như một
thành viên trong gia đình, và mỗi bữa ăn tôi đều chuẩn bị riêng một phần cho
ông ấy. Những ngày ông không tới, tôi đều cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó,
và tôi không thể lý giải tại sao tôi lại mong ngóng ông đến vậy.
Cứ như thế, 5 năm trôi qua cũng là 5 năm ông đã
“gắn bó” với gia đình tôi. Tôi không biết ông lão ngủ ở đâu, chúng tôi cũng
chưa từng nói với nhau lời nào, nhưng có một điều chúng tôi đều hiểu: Tôi muốn
giúp đỡ ông ấy, còn ông ấy thì vui vẻ đón nhận và biết ơn sự giúp đỡ của tôi.
Bỗng một ngày, ông không xuất hiện tại quán ăn
của chúng tôi nữa, rồi những ngày tiếp đó tôi cũng không gặp lại ông. Tôi nghĩ
có thể ông đã đến một khu phố khác và trong lòng tôi trào lên một sự lưu luyến
khó tả…
Một ngày, khi vừa mở cửa chuẩn bị bán hàng, tôi
thấy một chiếc xe hơi đậu ở bên ngoài và đó là một chiếc xe đời mới đắt đỏ. Lúc
đó tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, có lẽ một vị khách giàu có nào đó có nhã hứng
tới ăn trưa tại cửa hàng. Nhưng ngay khi thấy tôi mở cửa, hai người ngồi trong
xe đã vội vã bước xuống và tiến về phía tôi.
Tôi chưa từng gặp họ, cũng không biết họ là ai, tôi
đứng bất động và có chút sợ hãi khi ánh mắt của cả hai người họ đổ dồn về phía
tôi. Chàng trai trẻ tuổi nhìn tôi, lễ phép hỏi: “Bác là David phải không ạ?”
Ngay sau khi tôi trả lời: “Đúng vậy”, cậu ấy vội quỳ xuống trước mặt tôi. Tôi
vừa ngỡ ngàng vừa hốt hoảng vội đỡ cậu ấy đứng dậy.
Cậu ấy nói, 5 năm trước, vì bệnh tật mà cha cậu đã
bỏ nhà đi, không để lại một chút tin tức. Gia đình cậu vô cùng đau lòng và đã
tìm kiếm ông suốt thời gian dài nhưng vẫn không thấy, thậm chí có lúc họ nghĩ
rằng ông đã bất hạnh qua đời ở một nơi nào đó. Thế nhưng phép màu đã xuất hiện
khi một ngày cha của cậu bỗng nhiên quay trở về.
Sau đó, ông nhanh chóng được đưa tới bệnh viện điều
trị, và bệnh tình đã thuyên giảm rất nhiều. Sau khi tỉnh táo lại, ông nói muốn
đến cảm tạ vị ân nhân đã giúp đỡ, cưu mang ông lúc khốn khó và vị ân nhân đó
chính là tôi. Lúc ấy tôi mới sững sờ nhận ra người đàn ông lang thang ngày
trước chính là cha của chàng trai này.
Chàng trai trẻ vô cùng xúc động khi kể cho tôi
nghe câu chuyện và nhìn tôi với ánh mắt của lòng biết ơn sâu sắc. Ngay sau đó,
một người đàn ông trung niên bước lại chỗ tôi. Tôi vô cùng kinh ngạc và không
thể nhận ra ông ấy chính là người vô gia cư lúc trước, diện mạo bên ngoài hoàn
toàn khác hẳn. Chúng tôi bắt tay nhau không phải như giữa người chủ quán ăn và
một người vô gia cư, mà là cái bắt tay của những người đã cùng nhau trải qua
khó khăn, và hiểu biết sâu sắc những gian khổ mà người kia đã trải qua.
Chàng trai nói họ muốn tặng tôi một số tiền như
lời cảm tạ và sẽ giới thiệu thực khách tới quán của tôi vì cậu ấy là một ông
chủ lớn có rất nhiều mối quan hệ. Nhưng tôi từ chối vì số tiền ấy quá lớn và
cảm thấy rằng mình không làm được điều gì lớn lao để nhận được sự đền đáp này.
Chàng trai nhìn tôi cười rồi nói:
-Sự giúp đỡ của bác là rất to lớn, bác không chỉ
giúp một người lang thang được no bụng, mà đã cứu rỗi cả một cuộc đời. Và bác
cũng đã mang lại hạnh phúc cho rất nhiều người khác. Nếu không có bác, có lẽ
cha cháu đã không thể sống sót, và sự mất mát ấy với gia đình cháu sẽ đau đớn
nhường nào… Cha cháu nói công việc kinh doanh của bác gặp nhiều khó khăn, nhưng
trong hoàn cảnh ấy, bác vẫn đưa bàn tay ra giúp đỡ ông, thậm chí đã coi ông như
một phần trong cuộc sống của bác. Cháu vô cùng khâm phục và trân trọng tấm
lòng, sự bao dung ấy…”
Từ đó, hai cha con trở thành khách hàng thân
thiết của quán ăn chúng tôi. Họ còn giới thiệu bạn bè và người thân đến quán ăn
và nói rằng: “Thức ăn ở tiệm này là giàu hương vị nhất, chúng tôi cả đời không
thể quên được tấm lòng chan chứa tình người đong đầy trong từng món ăn…”
Câu chuyện xúc động về ông chủ quán khiến mỗi
chúng ta thấy ấm áp và hạnh phúc hơn khi cuộc đời vẫn còn những tấm lòng cao
cả, biết giúp đỡ người khác. Mặc dù bản thân từng ngày vẫn phải đối diện với
khó khăn chồng chất khi công việc kinh doanh ế ẩm, có lúc tưởng chừng phải đóng
cửa, nhưng ông chủ quán tốt bụng vẫn dành tình thương và sự chia sẻ với những
người còn khó khăn hơn mình.
Ông hiểu rằng dẫu bản thân phải gồng gánh công việc
kinh doanh gian nan đến cỡ nào, phải mệt mỏi với chi phí và lợi nhuận ra sao,
thì ông vẫn may mắn hơn những người vô gia cư không đủ ăn đủ mặc, không có một
ngôi nhà để về. Do đó, ông đã luôn kiên trì chào đón, mỗi ngày đều dành một
phần thức ăn trong suốt 5 năm ròng rã cho người đàn ông bất hạnh với vẻ ngoài
nhếch nhác, rách rưới mà ai cũng xua đuổi kia. Cuối cùng, phép màu cũng đến với
người đàn ông tốt bụng, luôn chia sẻ và quan tâm tới người khác mà không mong
cầu được trả ơn.” (Truyện kể rút từ điện thư bay như bươm bướm gửi đến
cho nhau, cho mọi người)
Truyện kể rút từ điện thư cũng giống như truyện
thật ở đời người. Có khác nhau chăng, chỉ khang khác một vài chi-tiết khá
‘huê-dạng’ ở mỗ trường-hợp, mỗi một người.
Truyện kể ở đây, là nhằm để nói lên một chi-tiết
sống động của ai đó mà tôi và bạn vẫn bắt gặp trên đường đời ngắn ngủi, nhưng
không tệ. Hệt như câu chuyện về cộc sống của những người đi Đạo sống quanh ta,
mà ta không nhận ra người đó là ai, mỗi thế thôi. Nhận ra hay quên tiệt, vẫn là
trạng-thái sống của tôi, của bạn và của nhiều người, ở trong đời.
Chuyện của nhiều người, chí ít là người Công giáo, vẫn
được đấng thánh hiền trong Đạo, xác tín như sau:
“Bị coi là bịp bợm,
nhưng kỳ thực chúng tôi
chân thành;
bị
coi là vô danh tiểu tốt,
nhưng
kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến;
bị
coi là sắp chết,
nhưng
kỳ thực chúng tôi vẫn sống;
coi
như bị trừng phạt,
nhưng
kỳ thực không bị giết chết;
coi
như phải ưu phiền,
nhưng
kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ;
coi
như nghèo túng,
nhưng
kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có;
coi
như không có gì,
nhưng
kỳ thực chúng tôi có tất cả.”
(2 Corinthô 6: 9)
Trần
Ngọc Mười Hai
Và những bạn bè người thân
sống
gần cận ở đâu đó
rất
quanh ta.
No comments:
Post a Comment