Thursday, 17 October 2019

“Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người”

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 29 thường niên năm C 20/10/2019

Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người
Dù người không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài
Mặc người ai quen ai, hãy cho nhau một lời
Dù là nghe chua cay, dù là lời thoáng qua tai...
(Lê Hựu Hà – Yêu Người Yêu Đời)

(1Gioan 3: 18)
Đấy! Bạn và tôi, ta thấy đấy. Đâu phải cứ là đấng bậc giảng dạy mới được phán những câu đại loại như vậy! Ấy đấy, hỡi bạn và tôi, ta cứ vểnh tai ra mà nghe rồi cũng thấy được ý-tứ và ý-từ đúc kết thành bài chia sẻ rất không dài của giáo-dân, suốt một đời người.

Thế nhưng, hãy khoan. Xin cứ nghe tiếp các câu sau đã rồi trả lời, cũng tốt thôi. Câu sau đây, là câu hát những bảo rằng: 

Bạn thân ơi!
cố gắng thương yêu đời.
Dù đời không yêu ta,
hãy cứ thương yêu hoài.
Mặc đời ta không ai,
hãy vững tin yêu đời.
Dù đời chỉ yêu gian dối,
dù đời cay đắng như vôi...
(Lê Hựu Hà – bđd)

Và sau đó, là một nhận-định cũng không lạ và không sai, khi người nghệ sĩ đà hát tiếp:

Ngày nào bầu trời còn mây bay.
Lòng ta vẫn thấy thương người.
Dù đời còn gặp nhiều chông gai.
Trọn đời vẫn cứ đi đi hoài.”
(Lê Hựu Hà – bđd)

Và rồi, người lại hát tiếp:

“Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời.
Dù đời không yêu ta,
hãy cứ yêu thương hoài.
Mặc đời ta không ai,
hãy vững tin yêu đời.
Dù đời chỉ yêu gian dối,
dù đời cay đắng như vôi...
Bạn thân ơi tôi muốn nói.
Ngày mai đây không ai lẻ loi.
Chẳng còn cô đơn hay bóng tối.
Trước mắt ta là những ngày vui.
Người yêu ơi anh muốn nói.

Ngày nào còn tình yêu lứa đôi.         
Thì em ơi em hãy nhớ .
Phải sớt chia hạnh phúc cho đời!
(Lê Hựu Hà – bđd)

Thật ra thì, đây vẫn là lời khuyên/câu nhắn gồm các chữ hãy và hãy, thôi. Cũng hệt như cái-gọi-là “bài chia sẻ” của cha/cố nhà Đạo vẫn cứ giảng và giải chứ chẳng sẻ hoặc chia cho ai điều gì, dù là câu nói chứ không giảng hoặc giải.

Thật ra thì, trong đời đi Đạo, bạn và tôi, ta từng nghe cha/cố cứ dạy và cứ giảng cũng hơi nhiều, chứ có nghe hoặc thấy các đấng bậc thực-thi lời dạy ấy như một sự thực trong đời bao giờ đâu

Hẳn là điều không lạ, khi ta và người lâu nay nghe ca-từ của người-thường-ở-huyện, những sẻ san một đoan quyết, những hát rằng:

Mặc người ai quen ai,
hãy cho nhau một lời
Dù là lời nghe chua cay,
dù là lời thoáng qua tai...
(Lê Hựu Hà – bđd)

Hẳn là điều hơi lạ và ít thấy, mới “thoáng qua tai” hoặc ‘nghe tai này lọt qua tai khác về các sự việc xảy ra ở đâu đó, rất hiện-tượng như sau:

“Có đến phân nửa thiên niên kỷ trôi qua sau thời Phục Hưng, nay ta lại thấy người Đức đang tạo rối bời cho Giáo hội La Mã. Lần này thì, các Giám mục Công giáo ở Đức vừa tác tạo Hội thánh theo cung-cách phóng-khoáng của các ngài.

Tuần qua, hàng Giám mục Đức quốc lại đã thừa-nhận các qui-định tạo khung/sườn quản-cai cái-gọi-là Cuộc Họp Thượng Đỉnh của Giáo hội địa phương, trong đó lịch-trình bàn bạc bao gồm cả việc tái xét giáo-huấn của Hội thánh về đạo-đức tính-dục, vai-trò phụ nữ trong các ban ngành, ty/sở hoặc nội bộ, đời sống và vấn đề kỷ-luật đối với linh-mục, chuyện tách bạch quyền-bính trong việc quản-cai Giáo-hội, trang-bị đội ngũ hỗ-trợ việc phong-chức thánh cho phụ nữ, chấm-dứt tình-trạng độc-thân linh-mục và các nhân-nhượng khác đối với việc giải-phóng tình-dục.   

Ngay cả Đức Phanxicô, ngài cũng đã yêu cầu các Giám mục người Đức tốt nhất hãy tập-trung vào công-cuộc thừa-sai/rao giảng cho cuộc Họp Thượng Đỉnh của các ngài. Giám-mục-đoàn Đức quốc mô-tả việc tổ-chức nghị-trình thượng-đỉnh nói ở đây là không có ‘hiệu-năng’.

Và các đấng bậc chủ-quản chủ-trương theo truyền-thống tương-tự như Đức Hồng Y Raymond Bourke là đấng bậc sáng giá nay cũng sửa soạn ‘săn tay áo’ hầu đối-phó với tiến-trình tinh-giản của người Đức cũng như Thượng Hội Đồng Giám Mục trong toàn vùng Nam Mỹ.

Xem thế thì, điều gì đang ở trong tình-thế khá lâm nguy? Giáo hội hay Tin Mừng? Tôi có đặt câu hỏi này với Đức Hồng Y Raymond Leo Burke và câu trả lời, đại để như sau:

Hỏi: Phải chăng vấn-nạn của hàng Giám mục Đức có nối kết với Thượng Hội Đồng Giám mục toàn vùng Nam Mỹ, có đúng không?

Đáp: Đúng vậy! Có thể nói được như thề. Thật ra thì, một số vấn đề liên quan, lại cũng được coi như áp-lực đặt ra cho Thượng Hội Đồng Đức. Và một số Giám mục Đức cũng quan-tâm đến hoạt-động của Thượng Hội Đồng này, chẳng hạn như Giám mục Franz-Josef Overbeck of Essen là người từng bảo rằng: “Sau buổi này, sẽ chẳng có gì gọi là chuyện y như cũ, ngay Hội thánh Chúa cũng sẽ toàn bộ đổi thay, đó là theo tôi nhận xét.

Hỏi: “Lộ trình dẫn vào Thượng Hội Đồng Giám mục do các Giám-mục-đoàn người Đức đưa ra có chính-đáng và mang lại kết-quả nào đáng kể không?

Đáp: Việc các Giám mục Đức đang đề-nghị thực-hiện chẳng có gì là giá-trị hết... Trong thư gửi các đấng bậc này, Đức Hồng Y Marc Ouellet thuộc thánh bộ Giám mục La Mã có nói rằng: các ngài đang thiết-lập một tiến-trình tự bản-chất nó đã vượt phạm-vi của Giáo hội rồi.

Nói cách khác, các ngài làm như thế tức đã rắp ranh kiến-tạo một Giáo hội theo hình ảnh của Giám-mục đoàn người Đức hoặc tương tự như vậy. Theo tôi, cần chấm-dứt cuộc họp thượng-đỉnh ở Đức trước khi có sự cố xảy ra cho giáo-dân ở nơi khác. Nhưng, các vị này đã bắt tay làm việc rồi, thì không thể dừng lại được nữa. Nhưng, ta đang bàn về chuyện cứu rỗi các linh-hồn, có nghĩa là ta phải tận-dụng mọi biện-pháp nói chung là cần-thiết.

Hỏi: Đâu là động-lực khiến các Gíám-mục người Đức xử sự như vậy, cả trong nước cũng như trên toàn Nam Mỹ?      

Đáp: Các Giám mục người Đức nghĩ rằng: các ngài đang tái định-vị nền-tảng tín-lý trong Giáo-hội, điều này thật sai lầm. Nói cách khác, làm như thế rồi ra cũng kết thúc bằng việc thiết-lập nhiều nhóm giáo-hội địa-phương, mỗi nhóm đặt nặng sở thích của riêng mình đối với tín-lý và kỷ-luật. Tính Công-giáo của Hội-thánh chắc chắn đang gặp cơn nguy-khốn.

Giáo hội Công giáo là Hội thánh có duy nhất một niềm tin, một hệ-thống các phép bí-tích và mọi người cùng tuân theo kỷ-luật độc-nhất trên khắp thế-giới. Vì thế, ta không nên nghĩ rằng mỗi thành-phần riêng rẽ của thế-giới lại có thể định-vị Hội-thánh theo bản sắc tư riêng văn-hóa của mình được. Đó là những gì đang được đề-nghị trong tài-liệu hoạt-động của vùng Amazôn và Đức quốc.

Các vị đây chủ-trương rằng vùng Amazôn là suối nguồn mặc-khải của Thiên-Chúa, nên khi Giáo-hội đến đó thực-hiện sứ-vụ rao-giảng của mình, Giáo-hội sẽ học-hỏi được nhiều điều từ nền văn-hóa tư riêng của mỗi vùng. Việc này chối bỏ sự việc bảo rằng Giáo-hội đem đến tín-thư của Đức Kitô, chỉ mình Ngài mới là Đấng cứu-tinh nhân-loại và Ngài mặc-khải tín-thư này với nền văn-hóa của mỗi dân/nước, chứ không phải là con đường ngược lại.

Vâng. Dĩ nhiên, mỗi văn-hóa có nhiều yếu-tố tốt đẹp, khách-quan, giống hệt như lương-tâm cũng như yếu-điểm đem đến cho mặc-khải; có nhiều điều trong văn-hóa cũng đáp-ứng với giáo-huấn của Hội thánh ngay tức thì. Nhưng, có nhiều yếu-tố khác cần được tinh-luyện và nâng cao. Tại sao thế? Bởi, chỉ riêng Đức Kitô mới là Đấng cứu rỗi chúng ta. Ta không tự cứu rỗi chính mình, cả theo cách cá-nhân lẫn tập-thể xã-hội.

Hỏi: Nhưng các vị ủng-hộ tiến-trình Amazôn bảo là hiện có quá ít linh-mục trong vùng này thì sao?

Đáp: Chính vì thế, ta phải đào-tạo ra nhiều linh-mục cho sứ vụ này; và hai nữa, là ta phải nuôi trồng nhiều ơn gọi nơi dân-tộc bản-địa. Tháng 6/2017, tôi có dịp ghé thăm Brazil cùng với một Tổng Giám mục là Đức Giám mục quản cai toàn vùng Amazôn hơn một thập-niên. Tôi có trực-tiếp hỏi ngài câu hỏi này, bởi lúc đó nhiều người cũng đề-cập chuyện tương-đối-hóa giáo-huấn của Hội-thánh về vấn-đề độc-thân hầu ta có thể tuyển mộ nhiều linh-mục hơn nữa.

Nhưng, ngài có nói với tôi : trong lúc ngài làm Giám mục, chính ngài đã cống hiến đời mình cách đặc biệt cho việc phát-triển ơn gọi, và lâu nay ta vẫn có nhiều ơn gọi đấy chứ.

Cuối cùng, đấng bậc này có nói:
“Thật ra, ý-niệm bảo rằng dân-chúng trong vùng không thông-hiểu cách rõ ràng về lời khấn khiết-tịnh của linh mục, hoặc không đáp-ứng việc này cho tốt. Nói thế không đúng chút nào. Ngài bảo: “Giả như bạn giáo dục họ về sự khiết-tịnh của chính Đức Kitô thì muốn úng-phó tốt đẹp cho các linh mục của Chúa giống như thế linh-mục cũng phải sống độc-thân mới được, và nói như thế thì họ hiểu. Dân Nam Mỹ cũng là người như bạn và tôi, họ cũng biết cách sắp xếp cuộc sống của mình sao cho phù-hợp với sự giúp-đỡ từ ân-huệ của Chúa, chứ có gì khác đâu.

Hỏi: Phải chăng nền văn-hóa tình-dục thái-quá khiến mọi người khó lòng tuân-thủ giáo-huấn luân lý của Hội thánh? Nhiều lúc tôi nghĩ rằng các vị thánh thực-hiện sống như thế cũng dễ hơn người thường, bởi vì các ngài sống tách-biệt hoặc ẩn-dật, hoặc khi phải bước ra ngoài xã-hội các ngài không giáp mặt với bầu khí đầy dẫy những chuyện “tình dục” như  dâm-thư hoặc phim ảnh dậm dật...

Đáp: Cho dù thánh Antôn từng sống đơn độc một mình ở sa mạc đi nữa, thì ngài vẫn bị cám dỗ về đủ mọi thứ rất quyết-liệt. Ngài cũng thấy hình phụ nữ lõa lồ trong hang động. Một trong các khó khăn chúng ta gặp ở thời này, là: ta tự cho phép mình ngắm nhìn các chuyện tội lỗi dẫy đầy ở mọi nơi. Dâm thư, là thứ quỷ dữ rất vô vàn. Ta thấy các hình ảnh vẫn tồn đọng trong ta và đó là nguồn gốc mọi cám dỗ sau này.

Tuy nhiên, trong mọi chuyện tương-tự, Chúa vẫn ban cho ta nhiều ân-lộc để ta chống trả các cơn cám dỗ tương-tự như thế. Thánh Phao lô từng nói ngay trong các thư đầu ngài gửi cho giáo-đoán Côlôsê bảo rằng: “Tôi sung sướng đã hoàn tất trong cơ thể tôi những gì còn thiếu sót nơi cơn đau của Đức Kitô. Đó không là điều bảo rằng có nhiều thứ ta không thấy Đức Kitô phải chịu khổ đau, ngoại trừ ta biết kết hợp con người mình với những chuyện như thế...” (X. Phỏng vấn Đức Hồng Y người Mỹ là Raymond Leo Burke do ký giả Sohrab Ahmani thực hiện trên New York Post ngày 27/9/2019)

Và điều không lạ đối với mọi người, vẫn là câu hát nghe quen quen thời buổi trước, như sau:

Bạn thân ơi!
cố gắng thương yêu đời.
Dù đời không yêu ta,
hãy cứ yêu thương hoài.
Mặc đời ta không ai,
hãy vững tin yêu đời.
Dù đời chỉ yêu gian dối,
dù đời cay đắng như vôi...
(Lê Hựu Hà – bđd)

Chuyện lạ xảy ra ở nước Đức hay ở đâu đó, phải chăng là chuyện “thoáng qua tai”, hay “ít thấy” vẫn xảy đến dài dài ở nhiều chốn?

Thoáng qua tai và/hoặc ít thấy, phải chăng cỏn là lời nhủ khuyên từ đấng thánh hiền khi xưa vẫn khuyên và nhủ, mà rằng:

Hỡi anh em là những người con bé nhỏ,
chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi,
nhưng phải yêu thương cách chân thật
và bằng việc làm.
Căn cứ vào điều đó,
chúng ta sẽ biết rằng
chúng ta đứng về phía sự thật,
và chúng ta sẽ được an lòng
trước mặt Thiên Chúa.
(1Gioan 3: 18)

Thôi thì, bạn và tôi, ta hãy nghe và tìm hiểu dăm ba chuyện “thoáng qua tai” này/khác rất như sau:

Có ông trùm nọ sống rất thánh thiện và công chính. Một ngày nọ, có trận lụt lớn xảy ra trong vùng. Khi nước lụt tới nửa nhà, có người chèo thuyền qua thấy ông muốn cứu ông nhưng ông nói:
-Tôi có đức tin mãnh liệt nơi Chúa, thế nào Chúa cũng đến cứu tôi.
Thế rồi nước lụt tới nóc nhà, cha xứ chèo thuyền đi qua thấy vậy cũng xin cứu ông nhưng ông vẫn trả lời:
-Con có đức tin mãnh liệt nơi Chúa, Chúa không bỏ rơi con đâu.

Thế rồi khi nước lụt dâng cao vượt khỏi nóc nhà, ông đã chết và khi chết ông tức tưởi hỏi Chúa:
- Lạy Chúa, con đây có đức tin mãnh liệt như thế, mà sao Chúa lại bỏ rơi con? Sao Chúa không cứu vớt con?

Chúa đáp:
- Con ơi, Ta muốn cứu con lắm đấy chứ, thế nhưng đã hai lần Ta sai hai người đến cứu con, nhưng con không chịu. Ta đành bó tay.
Ông trùm: Ơ ơ ơ!!!...

Và một truyện khác, tuy không đáng kể, nhưng lại cũng bàn về chuyện sống lới Chúa ở thánh kinh, như sau:

“Có chàng trai trẻ nọ vừa được bầu làm chủ tịch cộng đoàn.
Cha xứ có dặn ông:

- Chúng ta phải sống Lời Kinh Thánh, có nghĩa là chúng ta nói gì cũng bắt đầu bằng Lời Chúa trong Thánh Kinh. Thí dụ như: hễ có ai đến tìm cha xứ mà cha chưa ra, thì ông hãy nói:

- Giờ cha chưa đến. Ông nhớ rõ chưa?

Một tuần sau, trong thánh lễ bổn mạng cộng đoàn bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng, cha xứ vì mệt nên ngủ quên. Cả cộng đoàn lần chuỗi đọc hết 150 kinh, cha mới lục đục bước ra khỏi phòng ngủ. Vừa thấy cha ở cuối nhà thờ, ông tân chủ tịch vội bước lên bục cầm microphone nói lớn tiếng:

- Giờ cha đã đến!
Cha xứ nghe thế cứ ớ người ra, không biết chuyện gì vừa xảy đến!...”

Nói cho cùng, đời người vẫn thường có nhiều chuyện, nhiều sự việc chỉ đáng để ta nghe ‘thoáng qua tai’ thôi, nhưng nếu nghe hoài/nghe mãi, rồi thì mọi người lại cứ tưởng đó là sự thật cũng rất phiền. Chuyện đó là chuyện gì? Phải chăng là chuyện linh mục đòi có vợ? Phải chăng là chuyện Hội thánh cho phụ nữ làm thày cả? Chị Sáu hoặc Cô Sáu?... Hỏi, tức đã trả lời phần nào, thật cũng hết chuyện.


            Trần Ngọc Mười Hai
            Và nhiều câu hỏi
vẫn cứ xảy đến dài dài,
mãi không thôi.

No comments: