Thursday 20 December 2018

"Nàng ơi, tay đêm đương giăng mềm"


Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 5 thường niên năm C 10-02-2019

"Nàng ơi, tay đêm đương giăng mềm"
Trăng đan qua cành muôn tơ êm,
Mây nhung pha màu thu trên trời,
Sương lam phơi màu thu muôn nơi.”
(Nhạc: Phạm Duy: Tỳ Bà – Lời: Bích Khê)

(Rôma 16: 17-19)

Nhạc đàn “Tỳ Bà”, mà lại hát toàn lời thơ êm ái, kéo dài mãi được sao? Thơ/nhạc đây, lại là áng văn quí hiếm ít thấy ngày hôm nay. Vâng đúng thế. Hôm nay đây, người đọc và người kể lại hay liên tưởng đến những truyện vui ngăn ngắn, cũng đáng kể như bên dưới:

“Truyện bảo rằng:

Chuông cửa reo giữa đêm Giáng Sinh (hoặc đêm Giào thừa, tùy người kể) tại 1 ngôi nhà trong khu Harlem ở NewYork. Ông già Noel xuất hiện và bảo với chủ nhân ngôi nhà ấy rằng:
- Hãy nói 3 điều ước, ta sẽ đáp ứng ngay.
- 1 cỗ Roll-Royce đời 2008, 1 căn biệt thự có vườn giữa Hollywood và 1 triệu USD trong tài khoản ngân hàng.
- OK! Nhưng xin hỏi lại một câu: Ngươi được bao nhiêu tuổi rồi?
- Mới…42, thưa ông! - Chủ nhân hồ hởi đáp.
- Ngần ấy tuổi mà còn tin ông già Noel là có thật ư?...

Thêm nữa, là nhận-định về Ông Già Tuyết tóc trắng rất Noẽl, mà rằng:
“ Trong cuộc đời, người đàn ông thường trải qua 3 giai đoạn:
1- Tin vào ông già Noel.
2- Không tin có ông già Noel.
3- Thủ vai ông già Noel.

Lại cũng thêm một chuyện đời giữa đêm vui êm đềm, mà rằng:

Mẹ bảo con gái rượu trước kỳ nghỉ Giáng Sinh:
- Con hãy viết thư khẩn cho ông già Noel xin bộ quần áo ưa thích, rồi má đem ra bưu điện gửi cho.
- Con thích tất cả nên đã gửi trước đến ông ấy quyển catalogue mới ấn hành rồi.

Kể gì thì kể, kể truyện vui cười hoặc hát nhạc hay, mang nhiều ý thơ tình tang đầy tình tiết như câu hát ở bên dưới:

“Vàng sao im im trên hoa gầy
Tương tư ôi người thôi qua đây
Năm xưa ôi nàng quên câu thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê
Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
Cây đàn yêu đương run trong mơ
Hồn về trên môi kêu : Em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi vơi
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu, lên Cung Thương
Tôi không bao giờ quên yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang...
Nàng ơi tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm
Mây nhung pha mầu thu trên trời
Sương lam phơi mầu thu muôn nơi.”
(Phạm Duy/Bích Khê – bđd)

Vàng hay bạc, mà sao cứ rơi hoài, rơi mãi đến là thế? Rơi như thế, chỉ là vàng giả, bàng bạc hoặc bạc phơ bạc phếch, thôi. Thôi thì, ta cứ lặng im nghe câu thơ vui như thế rồi sẽ đi vào vườn hoa toàn những chuyện vui buồn để bàn bạc. Trước nhất, là chuyện bàn về tuổi tác rất cao niên,như sau:

Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với cha mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng.

Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.Câu chuyện xúc động về người đàn ông già Chếƫ cô đơn trong viện dưỡng lão này đã làm thức tỉnh trái ƫіm của hàng triệu người trên thế giới…

Tài sản duy nhất ông có, chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. 

Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, không có chút tiền làm “của để dành” lúc cuối đời, và con cái ông cũng quá bận rộn để thỉnh thoảng có thể ghé thăm ông.

Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.

Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ “Cranky Old Man” của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh:

Ông lão gàn dở
Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?

Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm

Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần
Người luôn mãi bỏ quên… một chiếc giày hay tất?

Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc

Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kỹ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình

Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực
Và chú rể đôi mươi, với trái ƫіm rực cháy

Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.
Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người Pʜụ пữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.
Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và ʂợ ʜãı
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn ɱấƫ đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa.”
(Truyện kể nhận được từ điện thư trên mạng mới đây thôi).

Kế đến, là truyện kể về con trẻ, có những chuyện trò, rồi cãi vã sau cùng lại đấm đá cũng đớn đau, như sau:

Ông nội và người cháu đích tôn 3 tuổi đang ngồi chơi trò bán hàng.
Cháu: – Đây tôi đưa bác 5.000 đồng, nhưng với một điều kiện.
Ông: – Điều kiện gì cũng được.
Cháu: – Thật không?
Ông: – Thật. Bác cứ nói đi.
Cháu: – Bác phải về dạy lại con bác đi nhé, con bác hay đánh tôi lắm đấy.

Kể truyện như thế rồi, tôi và bạn, ta hãy đi vào với bậc thánh hiền có những Lời Vàng, sau đây:

“Tôi khuyên nhủ anh em hãy coi chừng những kẻ gây chia rẽ
và làm cớ vấp ngã, vì đi ngược lại với đạo lý anh em đã học hỏi; anh em hãy xa lánh họ.
Hạng người đó chẳng phục vụ Đức Kitô, Chúa chúng ta,
mà phục vụ chính cái bụng của mình.
Họ dùng những lời ngọt ngào nịnh bợ mà quyến rũ những tâm hồn đơn sơ.
Thật vậy, ai ai cũng biết rằng anh em vâng phục Thiên Chúa; bởi thế tôi lấy làm vui vì anh em.
Nhưng tôi muốn cho anh em khôn ngoan làm điều tốt, trong sạch không làm điều xấu.
Thiên Chúa là nguồn bình an, chẳng bao lâu nữa sẽ đè bẹp Satan,
bắt nó phải ở dưới chân anh em.”
(Rôma 16: 17-20)

“Đi ngược đạo lý anh em đã học, là đạo lý gì? Phải chăng, là đạo yêu-thương, giùm giúp hết mọi người? Đạo lý ấy, chắc chắn là Đạo của tình yêu dàn trải với mọi người ở đời, như Đức Chúa từng răn dạy. Như, đấng bậc nọ ở nhà Đạo từng có giòng chảy nhận-thức sau đây:

“Đạo tình thương là Đạo yêu thương, phục vụ hết mọi người. Phục vụ, là hạnh phúc. Phục vụ, để san sẻ tình thương, lẫn hạnh phúc. Như: Lm Tony de Mello nọ từng biểu lộ: một khi đã phục vụ, ta sẽ thành-công trong tác-tạo những gì mình có. Cần, để tạo dựng nỗi niềm hạnh phúc ở đây, trong tay mình. Bởi, hạnh phúc và sự tràn đầy không ở bất cứ nơi nào khác, nhưng ngay tại đây và bây giờ.

Tuy nhiên, phục vụ không có nghĩa vô chừng mực. Đức Giêsu cũng thế. Ngài không là người tham công tiếc việc, vượt nhu cầu. Để rồi, cuối cùng cuộc đời, Ngài lại phải lên núi đồi, mà hồi hưu. KHông phải thế. Ngài lên chốn hoang vu, không để lẩn tránh áp lực của cuộc sống, nhưng tìm nơi vắng vẻ để tìm đến Cha, mà nguyện cầu. Tìm Cha, để tạo thêm công lực. Để được thêm ân huệ, rồi tiếp tục phục vụ tốt hơn. Bởi, có đi xa Ngài cũng không tài nào tránh khỏi các khuôn mặt đang kiếm tìm Ngài nhờ chữa lành. Ngài không là người phục vụ bất đắc dĩ; nhưng rất công tâm và tự nguyện.

Gặp môn-đệ, Ngài bác bỏ đề-nghị của các thánh yêu cầu Ngài trở về quê quán cũ, để gặt hái thành công. Ngài không tìm đến chốn thị thành nhiều người biết, lắm người hâm mộ. Ngài không màng trở thành trung-tâm thu hút mọi người. Cũng chẳng muốn đạt tiếng tăm, thành-quả. Nhưng, Ngài chỉ đến nơi nào dân chúng thực sự có nhu cầu. Và cứ thế, Ngài đi khắp nơi để phục vụ hết mọi người. Những ai được Ngài phục vụ, rồi cũng sẽ học được bài học ấy, mà phục vụ người khác,

Sống phục vụ, là sống có ý-nghĩa, Sống phục vụ, là có giờ để nguyện cầu, suy tư và đến gần Chúa. Trong cuộc sống như thế, mới có thì giờ sẻ san với người khác bằng lời nói và hành động. Sống như thế, mới bỏ giờ ra mà dựng xây, chữa lành và hòa giải.

Thực tế, không ai là không biết học hỏi cách sống đích-thực như thế. Sống đích thực, là sống như ông Gióp hay như Đức Giê-su? Và câu hỏi đặt ra cho mọi người, vẫn là: ta có giống như ông Gióp không? Có giống ông ta khi cuộc sống của mình trở nên ngán ngẫm, trì trệ, sống như cái máy…? Sống đích-thực, phải là sống giống như Đức Giê-su. Sống có ý-nghĩa, có định hướng. Sống, để rồi sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn đầy khi gia nhập làm thành-viên cộng-đoàn. Quyết tập-trung tạo cho cuộc sống nên tốt đẹp. Ở đây. Bây giờ.” (X. Lm Frank Doyle, sj, Suy niệm Lời Ngài.blogspot.com, Suy Niệm Tin Mừng CN 5 thường niên năm B 29/1/2012)

“Đạo lý anh em học được”, còn là tâm tình của các bậc cao niên từng diễn-tả trong truyện kể ở đây đó. Như truyện kể về viện dưỡng, đề tựa là: “Viện Dưỡng Lão, ngôi nhà cuối cùng của tôi” mà bần đạo vừa bắt chộp được trên mạng vi tính, rất như sau:

Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không rảnh để quan tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.

Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp.

Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả. Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.

Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình.

Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát rầu!

Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…

Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.

Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.

Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ!

Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!

Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu.

Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những bảo bối tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng: “Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!”

Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!

Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này!

Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt.”
(Xem Tuệ Tâm, theo SOH/tinhhoa.net)
 
“Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt.” Đó là nhận định dẫn đưa bạn và tôi đi vào đoạn kết của chuyện phiếm lai rai, hôm nay và mãi mãi những mai ngày.

Trần Ngọc Mười Hai
Và những phút giây
có phiếm luận lai rai dài dài
và mãi mãi
  

No comments: